Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Chín 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30            
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 25530045

 
Khoa học kỹ thuật 20.09.2024 16:03
CSVN trung thành với Nga, TQ cho đến muôn đời để trả ơn đã giúp thắng các cuộc chiến dành được chính quyền
15.04.2022 11:28

Việt Nam “tự bắn vào chân mình” với lá phiếu chống tại Liên Hiệp Quốcđể tỏ lòng trung thành với Nga, TQ

Chuyên gia cho rằng với lá phiếu chống lại nghị quyết trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã tự bắn vào chân mình.


Share o­n WhatsApp
Việt Nam “tự bắn vào chân mình” với lá phiếu chống tại Liên Hiệp Quốc
 Reuters/RFA edited

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 7 tháng 4 thông qua nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền đối với Nga, nhằm phản ứng lại các báo cáo gần đây về việc lính Nga thực hiện các cuộc thảm sát dân thường ở Ukraine.  

Điều đáng chú ý là Việt Nam cùng với Trung Quốc, Bắc Hàn... nằm trong số 24 nước bỏ phiếu chống lại nghị quyết này, dù trước đó quốc gia Cộng Sản đã hai lần bỏ phiếu trắng nhằm thể hiện sự trung lập trong vấn đề Nga-Ukraine. 

Theo chuyên gia thì với lá phiếu này, Việt Nam đã tự làm khó mình trong việc kêu gọi sự ủng hộ từ các nước Phương Tây, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang tranh cử để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.  

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, giáo sư Carlyle Thayer từ trường đại học New South Wales, nước Úc, cho biết quan điểm của ông về sự kiện này: 

“Tôi có thể nói rằng Việt Nam đã tự bắn vào chân mình. Việt Nam vẫn luôn tự hào với vị thế của mình trên trường quốc tế, vì là một nhân tố quan trọng, nhưng nay bất cứ quốc gia nào phản đối hành vi của Nga thì cũng sẽ không ủng hộ Việt Nam. 

Việt Nam đã từng rất thành công trong việc được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an hai lần, và được khối các nước châu Á đồng thuận ủng hộ, nhưng bây giờ thì e rằng sự thuận lợi đó sẽ không còn nữa. 

Và nếu Việt Nam tiếp tục có những lá phiếu như lần này thì họ sẽ mất thêm sự ủng hộ, bởi vì Hoa Kỳ và toàn bộ thế giới Phương Tây chắc chắn sẽ không hài lòng, và họ sẽ ủng hộ nước khác thay vì Việt Nam, hay nói cách khác, tại sao họ phải ủng hộ Việt Nam khi Việt Nam về phe Nga.”

Theo vị giáo sư này thì đáng nhẽ ra Việt Nam nên tiếp tục bỏ phiếu trắng, nhưng ông cũng cho rằng có thể lá phiếu chống lần này nhằm thể hiện nguyên tắc của Việt Nam trong việc ủng hộ các nỗ lực đối thoại, thay vì cô lập. 

Ngoài ra thì có lẽ chính quyền Việt Nam cũng sợ tạo ra tiền lệ và chính mình sẽ rơi vào hoàn cảnh của Nga sau này. 

Trước cuộc bỏ phiếu cho nghị quyết loại Nga, nước này đã cảnh báo những nước bỏ phiếu thuận và bỏ phiếu trắng sẽ bị coi là một "cử chỉ không thân thiện" và gây ra hậu quả cho quan hệ song phương.

Hệ luỵ của lá phiếu chống lần này vượt ra khỏi khuôn khổ của việc chạy đua vào Hội đồng Nhân quyền, theo vị giáo sư người Úc:

“Tôi cho rằng trong hoàn cảnh này thì không lãnh đạo cấp cao nào của Việt Nam có thể thực hiện một chuyến đi đến Châu Âu, dù là vì vấn đề thương mại hay gì đi nữa, bởi vì chuyện này sẽ được lôi ra, nếu không bởi một thành viên của nghị viện Châu Âu thì cũng bởi một nước nào đó. Với hành động lần này Việt Nam đã khiến mình bị sơ hở rất nghiêm trọng.”

Đường lối đối ngọai của Việt Nam trước giờ được cho là duy trì mối quan hệ chiến lược với tất cả các nước lớn, để tạo ra một môi trường đa cực, nhằm tránh bị ảnh hưởng quá nhiều bởi một bên nào. 

Nhưng giáo sư Carlyle Thayer cho rằng môi trường quốc tế hiện nay đang khiến Việt Nam không thể tiếp tục đường lối ngoại giao đu dây nữa, vì sự chia rẽ giữa các nước lớn đang ngày càng trở nên sâu sắc. 

Và ông cũng cho rằng Việt Nam không nên trông chờ gì vào nước Nga, bởi nước này giờ đây giống như chất độc phóng xạ - thứ không nên dính vào. 

“Quan điểm của tôi là trong những năm sắp tới thì nước Nga sẽ không bao giờ có thể đóng vai trò gì đáng kể đối với Việt Nam. 

Ngày nào mà Putin còn nắm quyền thì Nga sẽ còn suy yếu về mặt kinh tế và bị cô lập. 

Nước này giờ đây giống như như chất độc phóng xạ, nếu ta chạm vào thì sẽ bị bệnh. Và đây sẽ là vấn đề rất lớn vì Việt Nam với Nga có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.”

Tuy bỏ phiếu chống cho nghị quyết được Mỹ đề cử, nhưng trước đó ông Đặng Hoàng Giang - Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc lên án về các báo cáo cho rằng, đã có thảm sát thường dân tại Ukraine, và yêu cầu cần có cuộc điều tra minh bạch với sự tham gia của các bên liên quan. Theo RFA


Nga-Ukraine: 'Phiếu của Việt Nam lộ quan điểm gần với Trung Quốc hơn Asean'

  • TS Bill Hayton
  • Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ London
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Một trái đạn pháo chưa nổ còn sót lại trên cánh đồng ở Ukraine

Cuộc xâm lược Ukraine đã cho thấy trong các khía cạnh chính, chính sách đối ngoại của Việt Nam gần với Trung Quốc hơn là với các thành viên khác trong khối ASEAN.

Trong cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã làm giống Trung Quốc khi từ chối chỉ trích các hành động của Nga, khác với hầu hết các thành viên khác của ASEAN.

Đã có ba cuộc bỏ phiếu lớn về Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) kể từ khi Nga tiến hành xâm lược.

Lần đầu tiên là nhằm lên án cuộc xâm lược; Việt Nam đã bỏ phiếu trắng. Lần thứ hai là yêu cầu bảo vệ dân thường; Việt Nam lại bỏ phiếu trắng. Lần thứ ba, vào ngày 7/4, là trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc; Việt Nam bỏ phiếu chống.

Quan điểm của Việt Nam trong mỗi lần biểu quyết này giống hệt như Trung Quốc và Lào. Ngược lại, các thành viên ASEAN khác là Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, đều đã biểu quyết khác với Việt Nam và Lào trong cả ba lần. (Lá phiếu của Myanmar tại Liên Hiệp Quốc vẫn do chính phủ trước đó đưa ra, cho nên không được tính ở đây.)

Duy trì sự cân bằng

Các quốc gia bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc thể hiện nhiều thái độ đối với cuộc xâm lược của Nga.

Có một nhóm gồm bốn quốc gia 'chơi rắn', là Belarus, Eritrea, Bắc Hàn và Syria.

Các nước này ủng hộ Moscow trong cả ba cuộc bỏ phiếu của LHQ. Cả bốn nước đều không có nhu cầu phải giữ cân bằng giữa việc ủng hộ Nga với những tính toán khác. Họ đã phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây vì phổ biến vũ khí, vi phạm nhân quyền và đe dọa các quốc gia láng giềng. Nói cách khác, họ không có gì để mất khi ủng hộ Nga.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Người biểu tình tại Anh phản đối việc lính Nga có những hành động tàn bạo với dân thường tại Ukraine

Thế nhưng Việt Nam có những thứ để mất khi công khai ủng hộ Nga theo cách tương tự.

Giới lãnh đạo Việt Nam đã có mối liên hệ chặt chẽ với Nga ngay từ những ngày đầu tiên của phong trào cộng sản, thời thập niên 1920, trong suốt những năm chiến tranh và tiếp tục cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, sự thịnh vượng kinh tế của Việt Nam cũng phụ thuộc vào mối quan hệ tốt đẹp với Châu Âu và Hoa Kỳ. Do đó, việc bỏ phiếu của nước này đối với Ukraine khá khác biệt so với các nước 'thân Nga'.

Thay vào đó, cách Việt Nam biểu quyết về ba Nghị quyết Ukraine tại UNGA đã cố gắng đi theo một đường lối ôn hòa hơn. Các phiếu bầu của Hà Nội giống hệt với 15 quốc gia khác, gồm 6 ở châu Phi (Algeria, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Congo, Mali và Zimbabwe), 6 ở châu Á (Trung Quốc, Iran, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào và Tajikistan), và 3 ở châu Mỹ (Bolivia, Cuba và Nicaragua). Các nước này không phải là một nhóm có phối hợp với nhau về đường lối ngoại giao, nhưng có một số điểm chung.

Cả 16 quốc gia này thân thiện với Nga nhưng bị hạn chế bởi các yếu tố khác. Tất cả đều tránh né việc chỉ trích trực tiếp Moscow. Trong cuộc bỏ phiếu lần thứ hai của UNGA về Ukraine, tất cả đều bỏ phiếu trắng.

Mặc dù Nghị quyết đó chỉ nói về việc bảo vệ dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự, nhưng nó đã chỉ đích danh Nga là kẻ xâm lược Ukraine. Đó là mức lên án mà Việt Nam và các nước khác thấy là quá mạnh. Tuy nhiên, thay vì phản đối hoàn toàn, họ bỏ phiếu trắng.

Điều thú vị là, trong cùng phiên họp đó, UNGA cũng đã bỏ phiếu về một phiên bản khác của nghị quyết, trong đó hoàn toàn không nêu tên Nga.

Phiên bản đó đã được hỗ trợ bởi 50 quốc gia, bao gồm Nga, Trung Quốc, Lào và Cuba. Lẽ ra về mặt chính trị, Việt Nam dễ dàng ủng hộ nghị quyết này, nhưng kỳ lạ thay, phái đoàn Việt Nam tại LHQ lại không hề biểu quyết, thậm chí không hề bỏ phiếu trắng.

Không rõ đây là một sự nhầm lẫn, hay là phái đoàn cố tình rời khỏi phòng để tránh phải đưa ra lựa chọn của mình.

Trong số 16 quốc gia "thân thiện với Nga", trên thực tế hầu hết đều là các quốc gia độc đảng. Tất cả các nước này đều bị quốc tế chỉ trích về hồ sơ nhân quyền trong nước và đều bác bỏ sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của họ. Việt Nam cũng không khác gì.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Trong cuộc bỏ phiếu thứ ba, Việt Nam là một trong 24 nước biểu quyết phản đối việc đình chỉ tư cách thành viên của Nga trong Hội đồng Nhân quyền LHQ

Cuộc bỏ phiếu thứ ba tại UNGA, về việc đình chỉ Nga khỏi tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, có kết quả sát sao hơn nhiều so với các cuộc bỏ phiếu trước đó.

Chỉ 93 trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc ủng hộ nghị quyết. Việt Nam là một trong 24 quốc gia bỏ phiếu chống, bên cạnh bốn quốc gia "ủng hộ Nga" và 16 quốc gia "thân thiện với Nga".

Đại sứ Việt Nam Đặng Hoàng Giang phát biểu phản đối nghị quyết này, khẳng định rằng thông tin gần đây về thương vong dân sự ở Ukraine "cần được xác nhận một cách minh bạch với các bên liên quan." Theo quan điểm của Việt Nam thì "cách duy nhất để tiến về phía trước là tiếp tục đối thoại nhằm đạt các giải pháp lâu dài", ông nói.

Other

NGUỒN HÌNH ẢNH,OTHER

Chụp lại hình ảnh,

Danh sách đầy đủ kết quả biểu quyết của các nước trong lần bỏ phiếu thứ ba tại ĐHĐ LHQ về việc đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền. Xanh: đồng ý, Đỏ: phản đối, Vàng: bỏ phiếu trắng

Các nước phi dân chủ như Việt Nam và Trung Quốc từ lâu đã tìm cách làm giảm hiệu quả của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Trong quá khứ, Hội đồng đã nêu lên tình trạng lạm dụng mà chính phủ các nước này áp dụng để đàn áp trong nước.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số quốc gia độc tài đã được bầu vào Hội đồng.

Vào năm 2020, có Trung Quốc, Nga và Cuba được bầu. Venezuela được bầu vào năm 2019. Việt Nam đã tuyên bố ứng cử vào Hội đồng vào năm tới. Có vẻ hợp lý khi Việt Nam sẽ phản đối nguyên tắc các quốc gia có thể bị đình chỉ khỏi Hội đồng dựa theo kết quả bỏ phiếu tại UNGA.

Một phần khác của bức tranh là tình hình kinh tế.

Tuy thương mại của Việt Nam với Nga ít hơn nhiều so với thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ hoặc Liên minh Châu Âu, nhưng nó lại tập trung vào các lĩnh vực chiến lược.

Nga cung cấp phần lớn lượng vũ khí nhập khẩu của Việt Nam và các nhà đầu tư Nga đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực dầu khí của Việt Nam. An ninh của Việt Nam phụ thuộc vào cả nguồn cung cấp vũ khí liên tục của Nga và dòng dầu liên tục được bơm bởi các công ty Nga.

Việt Nam và các thành viên khác 'thân thiện với Nga' trong Liên Hiệp Quốc phải cân bằng quan hệ với nhiều quốc gia đồng thời bảo vệ lợi ích của chính họ - hoặc ít nhất là lợi ích của các cấp lãnh đạo chính trị của họ.

Giới lãnh đạo Việt Nam biết rằng nếu họ phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng chính trị nào đó trong tương lai, Nga sẽ ủng hộ họ trước áp lực dân chủ hóa của phương Tây.

Sự trung thành đó từ Moscow cần phải được đánh đổi bằng sự trung thành to lớn từ Hà Nội.



Cá mè một lứa, nếu lên án Nga là tự lên án CSVN vì họ dã man hơn nhẫn tâm tàn sát đồng bào trong khi Nga chỉ tàn sát người nước khác

Thảm sát Mậu Thân Huế qua lời một nhân chứng sống

Thảm sát Mậu Thân Huế qua lời một nhân chứng sống

Phỏng vấn ông Tuấn. Nam Dao thực hiện.

www.Tâm thức Việt Nam 15/02/2008.

LGT: 40 năm sau cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 68 ở Huế, có nhiều bài viết khác nhau về vụ này. Người Việt sống ở miền Nam nhớ lại với những căm phẫn. Lãnh đạo Hà nội ăn mừng và triển lãm chiến thắng vĩ đại Mậu Thân. Người ngoại quốc viết về những nói dối (của truyền thông) về Mậu Thân. Còn cựu đại tá bộ đội CSVN Bùi Tín, nguyên phó tổng biên t ập hiện đang sống tại Pháp, biện hộ cho cuộc thảm sát tại Huế trong một cuộc phỏng vấn trên đài BBC ngày 24/1/08 với những lời lẽ như sau: ”Lúc bấy giờ tôi không biết quy mô nó lớn đến vậy, chỉ biết là có những cuộc thảm sát nhưng tôi nghĩ nó chỉ xảy ra ít thôi… chứ tôi không nghĩ về sau này người ta nói tới hàng nghìn… Khi quân Mỹ đổ bộ lại từ Phủ Bài trở ra để lấy lại Huế thì anh em họ trói, di chuyển đi hàng mấy trăm tới hàng nghìn người… Do vướng chân, mệt, rồi bị pháo bắn ở ngoài biển vào dữ dội cho nên do phần lớn do tự động các chỉ huy trung đội tới trung đoàn đồng lõa với nhau để thủ tiêu không cho cấp trên biết.” Ông Bùi Tín giải thích sở dĩ họ phải làm như vậy là để tuân theo lệnh ”không được để tù binh trốn thoát” nhằm giữ bí mật. ”Theo tôi biết thì không có mệnh lệnh cấp trên là tiêu diệt và giết tù binh.’

Ông Tuấn sinh tại thành nội Huế. Khi CS chiếm đóng Huế ông vừa hơn 16 tuổi và đang theo học trường tư thục Nguyễn Du. Ông chứng kiến tận mắt vụ ám sát tập thể 5 người ngay ngày đầu cộng quân vào Huế. Sau đó, ông và hơn chục thiếu niên khác bị cộng quân bắt đem đi đào hố, chôn sống đồng bào ở Gia Hội. Nhờ một phép nhiệm màu, ông và 2 em khác thoát thân, còn những em còn lại thì bị cộng quân giết chết.

Sau đây là lời ghi lại phần đầu của cuộc phỏng vấn. Đối với những quý vị muốn nghe trực tiếp câu chuyện của ông Tuấn trong tất cả sự kinh hoàng của tội ác và sự nức nở của con tim, xin mời quý vị nghe trực tiếp từ mạng www.tamthucviet.com, mục Tạp chí Truyền thanh ngày 8/2/08 bằng cách gõ vào đây .

Việt Cộng đầy đường

Nam Dao (ND): Nam Dao xin kính chào anh Tuấn

Ông Tuấn (T): Kính chào chị ND

ND: Thưa anh, quân CSVN tới chiếm Huế vào ngày nào và giờ nào, và lúc đó khi CS đã bắt đầu chiếm Huế rồi thì quang cảnh thành phố Huế và dân tình ở đó ra sao trong suốt thời gian 28 ngày mà CS chiếm đóng? Và nhất là tâm trạng của anh lúc đó như thế nào khi lần đầu tiên CS bước vào cố đô Huế?

T: Vào ngày Tết Mậu Thân 1968, chúng tôi ăn được ngày mồng một, thì đến đêm mồng một rạng mồng 2 Tết thì súng bắt đầu nổ. Súng bắt đầu nổ từ phía bên kia chỗ gọi là chợ Đông Ba vọng qua chợ Sép, tức là cái cửa phía bên chúng tôi đang ở tại đường Nguyễn Thành và đường Mai Thúc Loan. Súng nổ rất nhiều, lúc đầu tưởng là pháo nổ mừng xuân, tại vì chúng tôi cũng biết có 48 tiếng đồng hồ hưu chiến mà chính phủ VNCH và chính phủ miền Bắc VN thoả thuận với nhau để cho đồng bào hai miền Nam Bắc ăn Tết. Chúng tôi cứ nghĩ đó là tiếng pháo hòa lẫn với tiếng súng của các anh lính VNCH mừng xuân. Nhưng mà thưa không phải. Người ta bắt đầu bỏ chạy. Họ chạy dồn từ phía bên chỗ cửa Đông Ba họ chạy vô. Đến khuya chúng tôi mới lục đục được báo là những người đó rất sợ hãi, và Việt Cộng về tới bên ngoài kia rồi, tức là phía ngoài cửa Đông Ba chỗ tôi đang ở.

Người ta bắt đầu chạy thì gia đình chúng tôi rất sợ. Tất cả mọi người đều chui xuống những cái sập, divan để núp. Súng nổ. Nhưng khi sáng sớm ngủ dậy hôm mồng 2 Tết, thì… Việt Cộng đầy đường. Việt Cộng là những thằng mặc bộ đồ đen, quần đen, áo đen, tay ngắn, quần ngắn, vác những khẩu súng AK, và chúng mang những đôi dép râu và nón tai bèo.

Trong những đám lộn xộn đó có những thằng VC mặc bộ đồ bộ đội VC, như hôm nay chúng mặc ở VN, mà chúng tôi được thấy ở trong tù những thằng quản giáo mặc, đó là những thằng cán bộ. Rồi trong những đám đó, tôi thấy có những người quen. Một đám những người quen chúng tôi, bạn của tôi, thầy của tôi, những người mà tôi quen biết trong thành phố Huế đang có mặt trong những đoàn người đội nón tai bèo, mặc áo bộ đội của VC đang tràn ngập các đường phố. Đường phố tôi nói ở đây là đường Nguyễn Thành – tôi chứng kiến – và góc đường Mai Thúc Loan lúc sáng mồng 2 Tết Mậu Thân năm 1968.

Thủ tiêu dân chúng ngay ngày đầu

ND: Thế thì quang cảnh đường phố trong những ngày kế tiếp như thế nào, nhất là trong suốt 28 ngày đó?

T: Nói về 28 ngày mà VC chiếm Huế thì tôi không có mặt tại Huế 28 ngày. Tôi xin kể với chị Nam Dao nghe là đến ngày mồng 2 Tết, mở mắt ra thì thấy VC đi vòng vòng. Người đầu tiên tôi thấy là ông thầy tôi, ông Tôn Thất Dương Tiềm. Ông dạy môn Việt văn cho lớp đệ tam chúng tôi, mà bây giờ gọi là lớp 10. Tôi đang học lớp đệ tam thì khi đó ông dạy tôi Việt văn. Thầy dạy tôi thế nào là thương đồng bào, yêu tổ quốc, yêu quê hương. Ông Tiềm là người mở cho tôi con đường thấy rõ được bổn phận của thanh niên là phải làm gì cho quê hương. Nhưng quý vị biết không, trời đất ơi, chính ông Tiềm lại là người dạy cho tôi thế nào là tàn ác của VC! Ông Tiềm là người vác súng K54, dưới thì ông mặc quần xanh xanh của cán bộ chính quy, trên thì ông mặc áo màu trắng, áo sơ mi.

Tôi thấy ông Tiềm lúc đó đang chỉ huy những người cũng mặc áo trắng, mặc quần bộ đội, tức là cán bộ, đeo súng K54 làm làm gì đó, nói sầm nói sì gì đó, sau đó mấy người đó mới chỉ trỏ cho mấy người mặc bộ đồ đen, tức là mấy thằng du kích VC. Trong đám đó tôi còn thấy anh Hoàng Văn Giàu nữa. Anh Hoàng Văn Giàu là một sinh viên học ở Huế.

Tôi phải sống mà chứng kiến những sự tàn sát theo lệnh của thầy Tôn Thất Dương Tiềm tại thành phố Huế, tại ngã tư Nguyễn Thành và Mai Thúc Loan tại khu thượng thành đó.

Sáng ngày mồng 2 Tết khi VC xuất hiện, nó bắt đầu xách ra… nó bắt ở đâu không biết, nó bắt ra được 5 người, nó trói tay sau lưng, một số còn mặc áo quần ngủ, một số mặc áo quần bình thường, mặc áo pijama, bộ đồ ngủ – đang ngủ ở nhà nó xách ra. Đến trưa trưa 11, 12 giờ ngày mồng 2 Tết, tôi thấy mấy thằng du kích nó dắt ra, dắt ra. Có mấy thằng loong toong VC nằm vùng cỡ như Hoàng Văn Giàu chạy theo đít, chạy theo, chạy theo, ra tới ngay chỗ cửa Đông Ba. Người ta trói cả rồi, bắt đầu đứng sắp hàng, xoay lưng vô thượng thành – thành cao lắm. Tôi thấy ông Tiềm sắp đủ 5 người, sắp lần lần 1, 2 ,3 ,4, bắt đầu 5 người. Tôi thấy đông, chạy tới tôi coi. Tôi cũng núp núp mà tôi coi. Tôi thấy ông Tiềm ra lệnh cho thằng cán bộ VC nói tiếng Bắc. Thằng đó mới ra lệnh cho thằng VC mặc bộ đồ quần đùi đen, bắt đầu giương súng bắn.

Trong đó tôi thấy có ông Quế ở tại đường Nguyễn Thành. Ông này hồi trước làm cảnh sát gì đó, ổng cũng về già rồi, ông đâu làm gì nữa đâu. Rồi trong đó tôi cũng thấy một số người cũng lạ, rồi người dân, một số người mà tôi biết mặt ở trong thành phố mà đâu có làm nghề gì đâu. Còn nói lính thì chưa thấy một người lính nào bị bắt và bị bắn tại đó cả. Những người lính VNCH và các công chức mà tôi biết, chưa bị bắt và chưa bị bắn trong trận đó.

Bắt đầu ông Tiềm ổng gật đầu, ổng gật đầu. Thằng cán bộ VC mới ra lệnh cho thằng kia bắn, nó dùng chữ ‘bắn!’. Tụi kia mới bắn, bắn không biết bao nhiêu viên AK, tôi thấy người cuối cùng gục xuống, sụm xuống. Cuối cùng chết rồi, thân nhân của một số người bị bắn, họ bu quanh, họ chồm tới họ khóc, họ chồm tới họ khóc, thì mấy thằng mặc bộ đồ đen, nó đá, nó dọng, nó kêu ‘đi, cút, cút’. Một số mấy thằng đó cứ la, không cho thân nhân người ta tới. Để đó, phơi đó.

Quý vi có biết không, nắng, máu, ruồi, máu, ruồi, cứ nằm đó, cứ nằm đó. Mấy hôm sau, người ta mới lén lén, riết rồi làm lơ cho thân nhân người ta đem xác về chôn. Đó là cuộc bắn đầu tiên, và người đầu tiên tôi thấy ra lệnh bắn đồng bào vô tội của tôi là một người giáo sư khả kính của trường tư thục trung học Nguyễn Du tại Huế, ông thầy kính mến của tôi, Tôn Thất Dương Tiềm.

15, 16 tuổi bị VC bắt trong khi chạy trốn đạn

ND: Ở trong hoàn cảnh nào mà những người CS bắt được anh?

T: Chúng tôi phải ở lại tại góc đường khu chợ Sép cho đến không biết mấy ngày, tôi cũng chẳng nhớ mấy ngày. Quanh quẩn ở đó từ ngày mồng 2 Tết cho đến khi chúng tôi bắt đầu thấy sự xuất hiện của những chiếc máy bay của quân lực VNCH bắn xuống cửa Đông Ba. Phi cơ trực thăng của VNCH với đồng minh khi đó xuất hiện trên bầu trời bắn xuống. Ba tôi nói, thôi bây giờ ở đây cũng chết, phải chạy thôi. Chạy. Chúng tôi bắt đầu bỏ chạy, chạy về hướng Mang Cá, từ Nguyễn Thành, Mai Thúc Loan mà chạy ngược về phiá Mang Cá. Chạy qua một xóm được, hai xóm được, qua đến xóm thứ ba thì bị mấy thằng du kích chặn lại. Nó không cho chạy, nó bắt tôi đứng lại, nó kêu tôi đứng lại đi khiêng đồ.

Nó dắt tôi đi một hồi tôi thấy tập trung có 5 thằng cùng xóm. Đợi đến đêm, nó dắt tụi tôi đi qua phía bên chỗ cửa Đông Ba về phía bên chùa Diệu Đế. Ngó lui ngó tới, đến khi bị bắt đầy đủ thì tôi đếm cũng khoảng mười mấy người, bằng tuổi tôi khoảng 15, 16 tuổi. Sau khi tập trung ở chùa Diệu Đế, VC sai tụi tôi đi khiêng ba cái đồ gạo cơm hay là súng đạn gì đó. Nó bắt sai cái gì thì làm nấy thôi, nhưng con mắt thì khi nào cũng ngó đường để trốn.

Đào hố chôn đồng bào

Sau chùa Diệu Đế, chúng nó đưa về phiá Gia Hội, sống xung quanh mấy nhà dân. Chúng bắt chúng tôi đi khiêng vác trong vòng mấy ngày sau, thì bắt đầu tôi thấy phía bên chỗ Đông Ba, máy bay bắn xuống dữ lắm. Tụi tôi thấy chắc là phản công rồi, lính VNCH mình phản công chúng nó rồi. Tôi cũng cầu nguyện, cầu nguyện, nhưng không phải là đi dân công đâu quý vị ơi. Đến tối đó, nó phát cho mấy cái cuốc, nó nói bây giờ đi đào mấy cái hào, cái hầm. Tại vì máy bay bắn xuống quá, tôi nghĩ chắc nó sai tụi tôi đi đào mấy cái hầm để cho tụi nó núp, giống như công sự, núp để tránh đạn tránh bom. Tụi tôi mười mấy thằng còn xác vác cuốc đi đào, cũng đào, đào, nghĩa là tối xuống đi đào, đào. Cái hố bề sâu xuống là một thước, bề ngang bằng một sải tay, một sải tay ngang, cứ đi tới, đi tới, một thằng một khúc, cứ đào. Đào cứ nối liền nhau, nối liền nhau. Đào xong cái này rồi bắt đầu đi đào cái khác, như là đào tuyến công sự đó mà.

Nhưng quý vị biết không, sau khi đào xong lúc 3 giờ sáng, lần đầu tiên tôi thấy nó dẫn ra một đám người từ xa trong bóng tối. Những người này khi tiến tới gần, bấy giờ tôi mới thấy là tay trói về phía sau, cột trùm, cột dính vào với nhau bằng sợi dây điện thoại màu đen đen. Nó cột trùm, người ta dắt ra , dắt ra. Mỗi toán nó dắt ra như vậy là khoảng 14, 15 người. Những cái hố chúng tôi đào cũng vừa cái khoảng đó. Nó mới bắt những người đó đứng xoay lưng về cái hố. Còn nhiệm vụ chúng tôi thì chúng tôi đang đứng, đang đào đất, tay chúng tôi đang cầm cuốc. Nó mới sắp hàng những người kia, những người mà nó bắt, bị cột sợi dây điện thoại, dính trùm với nhau.

Số người này, một số mặc đồ ngủ hoặc mặc bộ đồ thường, có người mang dép, có người đi chưn, kể cả những người mặc quần xà loỏng. Nó sắp người ta xoay lưng về cái hố mà chúng tôi đào [ông T thở mạnh như bị ngộp thở, khóc thút thít], rồi cái thằng cán bộ VC mặc áo trắng và quần cán bộ chính quy, đội nón cối, nó đọc, nó đọc bản án tội ác của những người đó. Nó nói những người đó có tội với nhân dân, có tội với cách mạng. Nó vừa đọc xong bản án thì thằng du kích VC, thằng đứng đầu mặc quần xà loỏng, quần đen áo đen, nó lấy súng AK bắn người đầu tiên, nó bắn rào, nó bắn rafale. Ông này bị trúng, ông lật ngược ra, đằng sau đâu có cái gì đâu, là cái hố!

Ổng té xuống, quý vị biết không, mấy người sau đâu có trúng đạn gì đâu, cũng lăn xuống. Lăn và lộn, lộn vòng xuống, lật ngửa ra. [Ông T khóc rống lên] Nó bắt tôi lấp! Nó kêu lấp, lấp, lấp lẹ! [vẫn khóc] Tôi không lấp, nó đánh tôi. Tôi nhìn mấy người đó, tôi khóc, tôi khóc, khóc, khóc! Không! Người ta còn sống mà lấp đi! Không! Thôi nó dọng báng súng tôi, súng AK nó dọng, nó dọng đằng sau xương sống tôi [vừa thở như bị ngộp, vừa khóc].

Chưa được, nó quay mũi lưỡi lê nó đâm tôi, nó đâm ba sườn tôi. Trời ơi, máu me nó đâm! Mấy thằng, thằng nào cũng khóc, nó đánh, nó đánh. Tôi phải lấp, phải lấp. Tôi lấp đồng bào tôi [khóc nức nở]. Trời ơi, trời ơi, Thượng Đế coi này! Bây giờ tôi nhớ tôi có tội quá. Tôi nhớ mấy con mắt đồng bào, mấy người dưới hố ngó tôi. Trời, trời, trời, trời ơi VC ơi là VC! Không lấp thì nó đánh! Lấp thí bà con tôi chết! Thôi, thôi, lạy Phật, lạy trời, lạy Thượng Đế. Chưa có thằng nào nó tàn ác như vậy… [tiếp tục khóc]

Mười mấy cái hố, mười mấy lần chôn

ND: [cũng khóc theo] Anh không phải là người giết đâu. Tội đó là mấy thằng cộng sản [cả hai người đều khóc]

T: Có hiểu thấu lòng tôi? Mấy người chết tội nghiệp ơi là tội nghiệp. Trời ơi, con mắt người ta, miệng toàn đất! Con mắt người ta ngó, tại bị cột chân ở dưới hố rồi, có người nằm ngửa nằm ngang. Trời ơi, mẹ ơi, con nằm con cứ thấy mấy người ta hoài, tội quá! Sao con cứ bị ác mộng hoài, mẹ ơi mẹ!

ND: Thưa anh, họ bắt anh đào hố ban đêm, và sau đó nó lấy người từ dân ra đó, thì tất cả những người đào cái hố đó là toàn người dân chứ có nó dính ở trong đó không thưa anh?

T: Những người đào hố là thanh niên tụi tôi đó, thanh niên thành phố Huế đó, khoảng 14, 15 ,16 tuổi như tụi tôi, nó bắt đi dân công, bắt đi đào hố. Đào hố xong tưởng là để nó núp đạn, cuối cùng nó bắt chôn, không phải một lần đâu quý vị ơi, mười mấy lần lận! [khóc lớn] Mười mấy lần, bắt chôn mười mấy đám! Mỗi lần nó bắt mình đi chôn, trời ơi tôi sợ! Không chôn thì nó đánh, hỡi ơi Việt Nam ơi, Việt Nam ơi! Lấp, lấp, lẹ, lẹ [ông T nói ngọng theo giọng Bắc] ĐM, ĐM, tao bắn mày! Không lấp thì nó đánh, không lấp thì nó đâm. Giọng người miền Bắc đó chị, là cái giọng người miền Bắc, nó bận dồ chính quy…

Người bị chôn sống, người bị đập vỡ sọ

ND: Nhưng thưa anh, trước khi nó lấp thì nó đều có bản án tử hình mấy người đó hay sao ạ?

T: Khi nó dàn người ra, dàn hàng ngang ra, xoay lưng vào hố, lúc đầu thì khi nào cũng đọc hết, đọc lệnh cách mạng, nói rằng có tội với nhân dân, có tội với tổ quốc. Nó đọc xong lúc đầu nó bắn, bắn là có phước lắm, bắn người nào trúng đạn AK là có phước lắm, tại vì trúng là chết, còn không chết mới tội. Không chết ngột lắm, ngột, bây giờ tôi bị ngột! Chị biết không, mấy đợt sau, nó đâu có bắn, không chôn ban đêm mà cũng không bắn chị ạ, tại vì nó sợ máy bay quan sát, bắn ra xẹt lửa, người ta sẽ bắn xuống, thành ra nó lấy AK dọng người đứng đầu. Nó đập xong rồi cái thằng VC quần đen áo đen đánh vào đầu người đó, đánh một cái là té ngửa thôi.

Sau quý vị biết không, mấy người kia té lăn xuống. Té lăn xuống thì nằm đâu có gọn, không gọn thì nó xách cuốc, nó bắt tụi tôi lấp. Còn số cuốc dư thì nó lấy cuốc nó nện đầu người ta xuống. Đầu người ta ngoi lên, nó đập người ta xuống. Lý do tại sao mà sau này đào lên, thấy cái dấu bể sọ, là bể vì cuốc đó. Là tại vì người ta không chịu chết, người ta muốn sống, mà nó bắt tôi lấp, người ta muốn mgoi lên, nó lấy cuốc đập. Những cái nhát cuốc lên đầu người ta đó, mấy thằng VC đập vào đầu dân cho đầu người ta không ngoi lên được, để đất lấp qua đầu,… thành ra quý vị nhớ dùm cho, có những cái hố không có đạn, không có AK, không có một viên đạn. Những cái hố chôn sau không có đạn, toàn là AK nó dọng vô đầu người ta, xong rồi những người nào nằm lăn xuống mà cái đầu còn lên cao, là nó vác cuốc nó đánh.

Trời ơi, cái cuốc mà nó xoay ngược đánh trúng cái đầu người ta là phải bể thôi. Máu ra chết từ từ, tội lắm. Chẳng thà nó bắn lúc đầu. Lúc đầu nó xử bắn thượng tứ ở chỗ Đông Ba bắn 5 người đó, tôi thích lắm, tôi thích bắn như vậy đi, bắn một phát cho người ta chết, chết xong nó khỏe đi, chứ đâu có chôn sống kiểu đó được.

Tôi thấy Hitler giết người Do Thái, ổng xả hơi ngạt đó chị, đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, họ chết với nhau, ôm trùm chết với nhau mà còn sướng. Chết vậy còn sướng, vì hơi ngạt chết nhanh hơn là lấp đất. Đất dưới đó đâu có chết liền đâu, nó chết từ từ, nó chết từ từ, đồng bào chết từ từ [bật khóc].

Ngột lắm chị, ngột lắm, bây giờ tôi nghe ngột…

Hôm nay chúng ăn mừng chiến thắng

T: Tôi không muốn nói nữa thưa chị à, mỗi lần nghĩ tới tôi bị trauma chị à. Chỉ có giấu vợ tôi, giấu con tôi. Vợ tôi bây giờ nó biết tôi rồi, vợ tôi hiểu tôi, vợ trước nó không hiểu tôi đâu. Bà này bả hiểu, tại vì sau khi nói chuyện với chị, tôi ngồi tôi khóc… Tết này tôi nhớ, nhớ Mậu Thân [bật khóc], nhớ bà con, nhớ đồng bào mình, nhớ cái ác ôn của VC.

Nó ác quá, nó ác quá, tôi đi lính mà tôi đâu có ác vậy đâu. Hồi tôi đi lính tôi bắt nó, tôi cho nó ăn, cho nó hút thuốc, giao cho an ninh quân đội, đưa nó ra Phú Quốc, đi đâu thì đi, đâu đập đánh gì đâu. Đồng bào tôi, ông Tiềm ơi, ông còn sống hay chết?

Hôm nay chị biết không, Huế nó ăn 40 năm, thằng Nguyễn Công Ước, tướng VC, 40 năm ‘tổng nổi dậy’, huy hoàng, chiến thắng, anh hùng… Trời ơi, 40 năm vẫn không có lời xin lỗi! Và chúng nó vẫn rêu rao giết đồng bào theo lệnh cái thằng cha Nguyễn Sinh Cung sinh quán tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, thằng khốn nạn sau này nó lấy cái bí danh đầu trộn đưa cướp trôi sông dạt chợ đá cá lăn đưa, là cái thằng Hồ Chí Minh đó. Nó theo lệnh thằng khốn nạn đó chị. Ngày mồng một, đêm 30 giao thừa, Hồ Chí Minh đọc thông điệp trên đài phát thanh Hà Nội, nhắn gởi đồng bào miền Nam ‘tổng nổi dậy, tiến lên toàn thắng ắt về ta’…

Tôi muốn chết chị ạ, để tôi về dưới kia tôi gặp nó, tôi muốn hỏi nó một câu thôi. Nó người Bắc, tôi ngưòi Trung, nó đẻ trước tôi, gần 60 năm rồi, tôi chỉ hỏi nó một câu thôi, tại sao nó ác vậy? Đồng bào Huế tôi có tội gì đâu. Tết người ta đang ăn Tết, nó kêu ngưng bắn, người ta ngưng bắn, nó lợi dụng ngưng bắn, nó đưa lính vô, bắt đồng bào đi bắn, là làm sao vậy?…


Đại Lộ Kinh Hoàng Ở Quảng Trị Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Highway Of Horror In Vietnam War

Cha đẻ của ‘Đại Lộ Kinh Hoàng’

Sau khi đánh được thành, phá được địch và chiếm được đất, mặc dù chưa thắng được lòng dân, nhưng vào năm 1999, Bộ Quốc Phòng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã xuất bản cuốn “55 năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam” trong đó, ở phần đề cập đến chiến dịch tiến công Trị Thiên vào thời điểm Mùa Hè Đỏ Lửa ở Quảng Trị từ 30 tháng 3 đến 27 tháng 6, 1972, Viện Lịch Sử Quân Sự chỉ viết ngắn gọn ở trang 324, với 219 chữ:

“Tư lệnh: Thiếu Tướng Lê Trọng Tấn. Chính ủy: Thiếu Tướng Lê Quang Đạo. Lực lượng tham gia chiến dịch: ba sư đoàn bộ binh (304, 308, 324) và hai trung đoàn độc lập, hai sư đoàn phòng không hỗn hợp (366, 377) gồm tám trung đoàn pháo cao xạ, hai trung đoàn tên lửa, chín trung đoàn pháo mặt đất, hai trung đoàn xe tăng thiết giáp, hai trung đoàn công binh và 16 tiểu đoàn đặc công, thông tin, vận tải.

Từ 30 tháng 3 đến 5 tháng 4, ta phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài, giải phóng hai huyện Gio Linh, Cam Lộ, buộc địch phải rút khỏi tuyến phòng thủ đường số 9. Từ 10 tháng 4 đến 2 tháng 5, bộ đội ta tiếp tục thọc sâu, chia cắt, diệt từng tập đoàn quân địch phòng ngự ở Đông Hà, Ái Tử, La Vang, giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị.Từ 3 tháng 5 đến 27 tháng 6, các đơn vị củng cố vùng mới giải phóng, đánh địch phản kích.

Sau gần ba tháng chiến đấu liên tục, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 27,000 tên dịch, phá hủy 636 xe tăng thiết giáp, 1,870 xe quân sự, 419 khẩu pháo, bắn rơi và phá hủy 340 máy bay…, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị và ba xã thuộc huyện Hương Điền (Thừa Thiên).”

Quay lại khúc phim hãi hùng

Tác phẩm mới nhất có đề cập tới 4 từ “Đại Lộ Kinh Hoàng,” là cuốn “Phóng Viên Chiến Trường” của 2 tác giả Dương Phục & Vũ Thanh Thủy, do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương vừa trình làng lần đầu hôm 15 tháng 5, 2016 tại Houston. Là phóng viên chiến trường vào sinh ra tử, kinh nghiệm trận mạc, Dương Phục là một trong ba sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) (cùng với Thiếu Tá Đinh Công Chất và Thiếu Tá Phạm Huấn), được vinh dự đại diện chính phủ và nhân dân miền Nam bay trên chiếc C-130 ra Hà Nội vào đầu năm 1973, trong tư cách Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên [Four-Party Joint Military Commission; ghi chú của NgyThanh], để giám sát thủ tục trao trả tù binh Hoa Kỳ từ phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong hồi ký của mình, ở phần nhắc lại “Đại lộ Kinh hoàng,” ký giả Dương Phục viết:

“Cuộc di tản hàng chục ngàn người tạo nên một đoàn rồng rắn suốt đoạn đường dài trên quốc lộ 1, và không ngờ đã biến họ thành mục tiêu dễ nhắm của bom đạn Việt Cộng

Không điều gì gây phản tác dụng cho một chiến thắng hơn là cảnh dân chúng lũ lượt quang gánh, bồng bế nhau liều chết chạy trốn đoàn quân chiến thắng. Cộng Sản điên cuồng trước chuyện dân chúng bỏ đi nên không ngần ngại làm bất cứ gì để ngăn cản. Với thói quen chỉ biết dùng bạo lực như phương cách duy nhất để áp chế người dân, họ đã dùng đạn pháo như mưa sa để đe dọa, hy vọng níu kéo người dân Quảng Trị ở lại…

… Hành động bỏ phiếu bằng chân đó đã như cái tát vào mặt đoàn quân Cộng Sản ở bất cứ cửa ngõ thành phố nào họ đặt chân tới. Cộng quân do đó đã không ngần ngại xả đạn pháo kích thẳng vào đoàn người di tản, từ đoạn Cầu Dài, Diên Sanh, kéo dài đến tận gần cầu Mỹ Chánh. Quân nhân chỉ là thiếu số hướng dẫn đoàn di tản, còn lại đa số là người dân thường, ông già, bà cả, phụ nữ, trẻ em và thương bệnh binh đang nằm điều trị tại các quân y viện.

… Khi Thủy và tôi đến được khu vực này, xác người đã nằm phơi sương dãi nắng gần hai tháng trời. Mùi tử khí vẫn nồng nặc trong cơn gió nóng hổi của vùng đất khô cằn như sa mạc. Chúng tôi ngỡ ngàng không hiểu tại sao quá đông người có thể chết gục cùng một lúc khắp nơi như thế. Quan sát kỹ, tôi nhận ra đa số thi thể nạn nhân đều bị hàng ngàn mảnh vụn li ti như đinh vụn từ đầu đạn pháo của Cộng quân. Một viên đạn pháo kích bắn ra, những mẩu đinh vụn sắt lẻm nầy tung bay mọi phía với tốc độ tàn khốc và xuyên thủng cả những thành xe bằng sắt của đoàn quân xa miền Nam. Loại vũ khí nầy đã hạ gục ngay lập tức mọi người, chết sững trong cùng động tác mà họ đang hành xử đúng lúc đạn pháo bay tới.

Đại Lộ Kinh Hoàng do thiếu tá cố vấn Robert Sheridan chụp tháng 7, 1972. (Hình: Tác giả cung cấp)
Đại Lộ Kinh Hoàng do Thiếu Tá cố vấn Robert Sheridan chụp tháng 7, 1972. (Hình: Tác giả cung cấp)

Chưa bao giờ trong đời chúng tôi thấy nhiều người cùng chết một nơi như vậy… Trái tim tôi quặn thắt trong lòng và Thủy vội làm dấu thánh giá rồi quay mặt sang một bên nôn ọe. Gần chỗ tôi đứng là thi thể một người mẹ tay ôm chặt đứa con trong lòng, đứa nhỏ vẫn đang ngậm bầu vú mẹ. Cả hai mẹ con nằm bất động bên bờ đường quốc lộ như hai hình nộm xám đen của một sân khấu quái đản.

Nếu không tận mắt chứng kiến, khó ai có thể tưởng tượng được quang cảnh kinh khủng như thế nào. Xác người nằm vất vưởng khắp nơi. Đồ đạc và quần áo tung tóe phủ kín mặt đường. Xe hơi, gắn máy, xe đạp, kể cả xe đò, nằm ngổn ngang, lăn lóc. Gồng gánh, bao túi, tan nát tung tóe phơi bày hết mọi thứ bên trong. Tất cả mọi xe cộ, từ quân xa, xe jeep, xe hồng thập tự, đến xe đò, xe tư nhân, đều lởm chởm vết đạn xuyên lủng khắp trên các thành xe.

Có những đoạn không còn một chỗ nào trống cho nhóm báo chí chúng tôi đặt chân bước qua. Thủy, vừa gạt nước mắt ứa ra trên má, vừa thận trọng lò mò dò từng bước chân trên mỗi khúc đường. Chúng tôi phải tìm những cành cây làm gậy chống và nhẹ gạt các mảnh quần áo còng queo sang một bên, để biết chắc là mình đã không giẫm lên các xác người khô khốc sau cả tháng phơi bày sương gió.

Đa số xác người đã rữa nát thịt vì nắng mưa, chỉ còn da bọc lấy xương khô lép kẹp đen sậm như những hình nộm ma quái trong các loại phim kinh dị. Sâu bọ và côn trùng bay túa ra khi gậy của chúng tôi lia trúng những xác người ngổn ngang trên đường đi. Có cả một chiếc xe buýt bị pháo bắn nát đầy lỗ đạn li ti khắp thành xe. Mọi hành khách dường như đều tử thương tức khắc vì mọi người vẫn ngồi gục trong từng vị trí trên băng ghế.

Trách nhiệm về cuộc thảm sát

Trước khi miền Nam Việt Nam thất thủ năm 1975, do sự tan rã của Sư Đoàn 3 Bộ Binh, dẫn đến biến cố mất toàn bộ tỉnh Quảng Trị vào ngày đầu tháng 5, 1972, dư luận và báo chí Sài Gòn có khuynh hướng về hùa nhau, chê trách tài lãnh đạo của tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh sư đoàn xấu số này, và trút hết trách nhiệm, kể cả về nhiều ngàn thường dân bị giết trên đường tản cư, cho ông ấy.

Những ngày sau khi mất Quảng Trị, toàn dân rúng động, dân chúng Huế cũng nhanh chân ùa vào Đà Nẵng, Sài Gòn, kéo theo tâm lý sa sút, và tinh thần chiến đấu khủng hoảng nơi thân nhân họ. Vào thời điểm ấy, việc cứu vãn các tỉnh miền Trung không thể tựa vào các sư đoàn trừ bị thiện chiến như Nhảy Dù, TQLC hay các liên đoàn Biệt Động Quân – vì thực sự các quân số này đang vướng tay ở các chiến trường khác trên khắp nước. Tổng tư lệnh quân đội VNCH chỉ còn một thế cờ chót trước khi đầu hàng: một tên tuổi đủ tài thao lược và sạch sẽ để dùng làm liều thuốc cuối cùng. Thật may, ông đã tìm ra, và đã quyết định kịp thời. Ngày 4 tháng 5, 1972, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, đang là tư lệnh Quân Đoàn 4 ở miền đồng bằng sông Cửu Long, nhận lệnh bay ra Đà Nẵng nhận chức tư lệnh Quân Đoàn 1, thay tướng Hoàng Xuân Lãm.

Ảnh bìa “Mùa Hè Cháy” của đại tá CSVN Quý Hải, người chỉ huy các họng pháo bắn vào đoạn Quốc Lộ 1 phía bắc cầu Bến Đá, Quảng Trị. (Hình: Tác giả cung cấp)
Ảnh bìa “Mùa Hè Cháy” của đại tá CSVN Quý Hải, người chỉ huy các họng pháo bắn vào đoạn Quốc Lộ 1 phía bắc cầu Bến Đá, Quảng Trị. (Hình: Tác giả cung cấp)

Tướng Trưởng là người thanh liêm, ít nói, dám làm. Bằng chứng là ông đã cứu nguy được tình hình, và còn chỉ huy tái chiếm được cổ thành Đinh Công Tráng, và tất cả lãnh thổ tỉnh Quảng Trị nằm ở phía Nam sông Thạch Hãn, rồi lầm lì im lặng. Mãi đến sau khi di tản sang Mỹ, vào thời gian được ban quân sử Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ mời, năm 1980 ông mới viết quyển “The Easter Offensive of 1972,” sau đó được Kiều Công Cự chuyển ngữ thành “Trận Chiến Trong Mùa Phục Sinh Năm 1972” ấn hành vào năm 2007, sau khi ông Trưởng đã qua đời.

Chính Tướng Trưởng lên tiếng bạch hóa vai trò của Tướng Giai trong các diễn tiến mất Quảng Trị, dẫn đến dân chết thảm trên ĐLKH. Trong cuốn sách kể trên, tác giả viết:

“… Tướng Lãm đã không quan tâm đến những khó khăn mà tướng Giai gặp phải. Thái độ của ông hoàn toàn lạc quan… Thái độ lạc quan của tướng Lãm lại được thể hiện rõ nét qua biến cố ngày 9 tháng 4… Ở thời điểm nầy, trách nhiệm và quyền hạn của Tướng Giai đã vượt xa hơn vị trí của một vị tư lệnh sư đoàn. Ông đã chỉ huy 2 trung đoàn BB Cơ hữu (TrĐ 2 và 57), điều động hành quân 2 LĐ/TQLC, 3 LĐ/BĐQ, 1 LĐ/Kỵ binh và những lực lượng diện địa của tỉnh Q. Trị. Như vậy ông ta có đủ quyền hạn trên 9 LĐ bao gồm khoảng 23 tiểu đoàn và những lực lượng diện địa… Nhưng có một điều cần lưu ý ở đây là tướng Lãm không tự cảm thấy vội vàng đến thăm viếng những vị chỉ huy dưới quyền của ông ở tại mặt trận hay những đơn vị tuyến đầu của Quân Đoàn 1. Ông chỉ nghe thuyết trình về những diễn biến của trận đánh qua các bản báo cáo và ban hành những chỉ thị, những huấn lịnh cho ban tham mưu của ông. Tự bản thân ông không bao giờ đi thị sát tuyến phòng thủ của SĐ3 để hiểu rõ những trở ngại mà các đơn vị trưởng phải đối mặt…

… Căn cứ Ái Tử, phía bắc sông Thạch Hãn, là một chọn lựa không thích hợp về mặt chiến thuật. Trong suốt tháng 4, đây là điểm mà pháo địch gửi đến hàng ngày đêm với một mức độ dữ dội. Cho nên Tư Lệnh Sư Đoàn 3 đã quyết định dời bộ tham mưu về phía Nam của con sông Thạch Hãn, trong cỗ thành Quảng Trị. Ông ta chỉ hỏi ý kiến của vị cố vấn sư đoàn. Tướng Giai sợ rằng những cấp chỉ huy dưới quyền của ông biết được kế hoạch nầy, họ sẽ tìm cách phá hỏng bằng những hành động vội vàng nào đó. Ông ta cũng không thông báo kế hoạch nầy cho vị tư lệnh Quân Đoàn 1. Đơn giản là ông ta muốn cẩn thận, muốn đặt mọi việc trước một sự đã rồi. Nhưng đó là một hành động gây tức giận cho Tướng Lãm và sự bất tin cậy bắt đầu lớn dần giữa họ, khoảng cách càng lúc càng lớn cho đến những biến cố dồn dập xảy ra dẫn đến sự thất thủ của thành phố Quảng Trị…

… Trong vòng 4 giờ sau đó [ngày 1 tháng 5, 1972, ghi chú của NgyThanh] những phòng tuyến của quân đội miền Nam đã đổ vỡ hoàn toàn… Sau cùng khi biết được những gì đã xảy ra, Tướng Giai đã cùng ban tham mưu lên 3 chiếc M113 trong cố gắng bắt kịp đoàn người phía trước. Lúc đó những chiếc trực thăng Mỹ đã đến để di tản những toán cố vấn và những nhân viên người Việt Nam của họ. Tư lệnh SĐ3 muốn nhập vào đoàn người phía trước nhưng thất bại. Quốc lộ 1 đầy cứng những người dân chạy loạn và những toán quân ô hợp và mọi loại xe cộ, quân đội và dân sự. Tất cả hốt hoảng tìm đường về Huế dưới những bức tường lửa dã man hung bạo của các loại pháo địch. Tướng Giai bị bắt buộc phải quay lại cỗ thành và sau đó ông ta và ban tham mưu được trực thăng Mỹ bốc đi…

Trên quốc lộ 1, cả một dòng thác người chạy loạn, dân sự và binh lính tiếp tục xuôi nam. Con đường đã diễn ra một cảnh tượng tàn sát không thể nào tưởng tượng nổi. Những chiếc xe đủ các loại bốc cháy dữ dội. Những chiếc thiết giáp, GMC, xe nhỏ của quân đội và dân sự đầy cứng cả con đường không tài nào lưu thông được. Trong khi đó pháo binh địch mở ra một cuộc tàn sát đẫm máu không nương tay. Cho đến xế trưa hôm sau, cuộc thảm sát mới chấm dứt. Hàng nhiều ngàn người vô tội đã được tìm thấy trên đoạn đường dài của quốc lộ 1 và sau đó báo chí đã đặt cho cái tên là “Đại Lộ Kinh Hoàng.” Sự khích động và sự thảm thương của cảnh nầy, cũng giống như cuộc tàn sát tập thể tại Huế hồi Tết Mậu Thân 1968 đã ám ảnh người dân phía bắc của Vùng 1 Chiến thuật một khoảng thời gian lâu dài.”

Người Mỹ biết gì về cuộc thảm sát?

Đào bới núi sách báo viết về chiến tranh Việt Nam để tìm hiểu thêm về số người từ Quảng Trị chạy về Huế vào ngày 1 tháng 5, 1972, chúng tôi may mắn bắt gặp được tấm ảnh duy nhất do Thiếu Tá Robert Sheridan, TQLC Mỹ chứng kiến và thu vào ống kính. Trong ảnh đăng kèm bài này, độc giả thấy máy ảnh được đặt ở góc tây bắc của cầu Bến Đá, ống kính hướng ra phía quận lỵ Hải Lăng, nơi đặt bản doanh Lữ đoàn 369TQLC trong cuộc hành quân tái chiếm QT vào tháng 7 và tháng 8, 1972.

Ảnh lấy từ trang 195 trong cuốn “The Easter Offensive” (Trận Công kích Mùa Phục Sinh) của tác giả Gerald Turley được nhà xuất bản Presidio in vào năm 1985. Ở chương 18, ông đại tá nhân chứng trong tư cách cố vấn trưởng của SĐ3BB tường thuật:

“Lúc 12 giờ trưa [ngày 1 tháng 5, ghi chú của NgyThanh] Tướng Giai tuyên bố tình hình kể như tuyệt vọng; thành phố không thể cầm cự dù bất cứ tình huống nào. Ngay sau đó, hai chiếc thiết vận xa chạy vào thành cỗ. Tức khắc, Giai cùng khoảng 25 sĩ quan cao cấp của ông trèo vào, hoặc ngồi bên trên các xe ấy để mở màn nỗ lực tẩu thoát về phía sông Mỹ Chánh. Hành động nầy bỗng dưng làm khoảng 18 quân nhân Mỹ bị bỏ rơi, phải trông chờ trực thăng đến di tản một cách vô vọng. Dave Brookbank và Glen Golden đã phải dùng kỹ năng của mình để lên kế hoạch chia nhau tử thủ cỗ thành. Đến 2 giờ, hai chiếc thiết vận xa chở Giai và đoàn tùy tùng quay lại cỗ thành. Hóa ra khi vừa ra khỏi thành phố mới chỉ được lối 1.5 km, xe của họ bị đối phương phác giác và tấn công. Đường thoát bị khóa, họ chỉ còn nước quay ngược về thành. Về tới, Giai tức thì gọi xin trực thăng để di tản ban tham mưu của mình… Bên trong cỗ thành, việc chuẩn bị di tản tiếp tục với tốc độ chớp nhoáng trong khi các cố vấn Mỹ đốt bỏ tài liệu mật càng nhiều càng tốt song song với phá hủy tối đa các đồ quân cụ. Lúc 3 giờ 20, máy phát điện nổ. Vẫn chưa biết liệu có được di tản kịp không, nhưng các cố vấn đã bắt đầu nghe thấy tiếng súng nhỏ ngay phía ngoài tường thành, mỗi lúc mỗi nhiều, và khu vực cũ ngoài phố bắt đầu bốc cháy. Đến 4 giờ 30, chuyến trực thăng đầu tiên sà xuống. Ông Giai và các sĩ quan thân cận nhảy vội lên. 4 giờ 32, máy bay rướn lên, chở theo 37 hành khách. Chiếc thứ nhì nhào xuống, trong vòng hai hoặc ba phút, đã mang đi 47 người. Chiếc thứ ba xuống, bốc 45 người còn lại, với Đại Tá Murdock và Thiếu Tá Golden, là 2 người sau cùng. Đến lượt chiếc thứ tư xuống, nhưng chỉ sau 30 giây, đã cất tàu trống lên khi các phi công biết là tất cả mọi người đã được cứu thoát. Cuộc di tản 129 quân nhân về Đà Nẵng đã kết thúc thành công. Thành phố bị cô lập và bỏ ngõ…

Báo Sóng Thần đề ngày 3 tháng 7, 1972, với tường thuật của 2 phái viên NgyThanh và Đoàn Kế Tường về Đại Lộ Kinh Hoàng. (Hình: Tác giả cung cấp)
Báo Sóng Thần đề ngày 3 tháng 7, 1972, với tường thuật của 2 phái viên NgyThanh và Đoàn Kế Tường về Đại Lộ Kinh Hoàng. (Hình: Tác giả cung cấp)

Trước đó, giữa sáng 29 tháng 4, hai đại úy George Philips và Bob Redlin lái xe Jeep tới bộ chỉ huy Lữ đoàn 369TQLC để bốc thiếu tá Sheridan. Philips nói, “Chúa Mẹ ơi, ông có thấy gì ngoài quốc lộ không? Cả mấy ngàn người dân đang chạy, bỏ Quảng Trị lại sau lưng. Ngoài đó, nhìn vào phía Nam hay ngược ra Bắc đều thấy dầy kín dân tỵ nạn.”

Đoàn người cứ thế tiếp tục trong nhiều tiếng đồng hồ. Khoảng giữa trưa 29 tháng 4, pháo binh Bắc quân lại bắt đầu ào ào nhả đạn vào đoàn người ấy. Khi đêm xuống, người tỵ nạn băng qua các vị trí bố phòng của TQLC. Đột nhiên, lúc 9 giờ đúng, trừ những người chậm chân bị tụt hậu lại đàng sau, đoàn ngươi bỗng dưng đứt đoạn. Đại Tá mũ xanh Phạm Văn Chung không lâu sau đó đã nhận được tin nguyên nhân sự đứt đoạn là bởi Bắc quân đã thành công trong việc cắt đứt quốc lộ 1 ở phía Nam thành phố. Vậy rõ ràng là họ đã chiếm được cây cầu qua sông Nhung [cầu Dài, hoặc cầu Trường Phước, ghi chú của NgyThanh] do một cánh quân Biệt Động trấn giữ. Và như thế, nhiều bộ phận của Sư Đoàn 3BB đã bị nhốt cứng cách phòng tuyến Mỹ chánh độ 8 km về phía Bắc.”

Phóng viên Arnold Issacs của tờ Baltimore Sun có dịp đi qua đại lộ kinh hoàng, trông thấy tấn thảm kịch và ghi lại trong cuốn “Without Honor: Defeat in Vietnam and Cambodia” (Chẳng danh giá gì: Chiến bại ở Việt Nam và Cambodia):

“Ở phần mở màn của trận phản công, binh sĩ nhảy dù VNCH đã chứng kiến một trong những cảnh tượng khủng khiếp nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh: những tàn dư của một đoàn công voa gồm vừa lính tráng vừa thường dân bị đốt cháy và bị xé banh xác do bị kẹt lại ở phía bên kia của cây cầu đã bị giật sập [cầu Bến Đá, ghi chú của NgyThanh] để rồi bị tiêu diệt trên hành trình trốn chạy khỏi tỉnh. Trên chiều dài của nhiều dặm đường, xe cộ bị xé toạc thành từng miếng nằm nối đuôi nhau thành một hàng dài hầu như không đứt lìa dọc cả hai bên lề đường. Trên chuyến xe Jeep nhồi nhét đầy ắp nhà báo chạy về hương bắc một vài ngày sau khi lính nhảy dù qua sông, tôi đếm được hơn 400 xác xe trong 3 cây số đầu tiên, và tôi thôi không đếm nữa trước khi tới hết cái đuôi của sự tàn phá. Quân xa thì bạt che mui bị đốt cháy hay đã bay mất, chỉ còn trơ các thanh đỡ mui trông giống các que xương sườn của một bầy khủng long. Xen kẽ giữa chúng là các xác xe tư nhân nằm lộn xuôi lộn ngược: xe đò thì bên hông lăm dăm các lỗ thủng do mảnh lựu đạn hay đạn súng trường, xe đạp xe gắn máy bị vặn cong hoặc gãy gọng từng khúc, xe lam thì chiếc cháy chiếc bị xé từng mảnh, xe hơi cháy đen, đèn pha bị hất tung ra ngoài chỉ còn các lỗ trống như các hố mắt trên đầu lâu con người.”

Phần riêng Thiếu Tá Sheridan, ông ghi nhận những gì mà ông quan sát cảnh tượng vô bờ bến của tấn thảm kịch và sự tàn phá: “Đoàn người chạy giặc kéo dài hàng giờ và tôi nghĩ không đời nào còn có thể chứng kiến một hình ảnh tệ hại hơn khi mà vào sau giờ Ngọ, các pháo thủ của miền Bắc, vì lý do gì thì tôi sẽ không bao giờ hiểu thấu, đã khai hỏa các họng đại pháo trút đạn xuống đầu đoàn người. Hàng trăm người bị giết và bị thương, nhưng cái khối lúc nhúc người ấy tiếp tục ùn về phía Nam. Chúng tôi không thể bắn trả vì tầm bắn của pháo binh địch xa hơn pháo của chúng tôi. Tất cả sự kính trọng tôi vẫn dành cho bộ đội Bắc Việt đã đánh mất từ hôm ấy. Các tiền sát viên của họ, những người chấm tọa độ và chỉnh bắn trận mưa pháo đã đến đủ gần để khẳng định rằng đa phần là dân thường và không thể là một lực lượng quân sự.”

Vòng tròn khép kín

44 năm trước, trong tuần lễ này, quốc lộ tử thần giữa cầu Bến Đá và cầu Trường Phước bốc mùi tử khí. Thật là một trùng hợp lịch sử: Tháng 7 năm nay, cuốn nhật ký chiến tranh Mùa Hè Cháy của tác giả Quý Hải, nguyên là một đại tá của Quân Đội Nhân Dân, được tái bản.

Sáng 1 tháng 7, 1972, khi tôi từ Huế theo chân phóng viên chiến trường Đoàn Kế Tường đến cầu Bến Đá nằm ở phía Bắc phòng tuyến Mỹ Chánh, thì cầu xe đã bị giật sập như các nhân chứng khác đã tường thuật. Thấy khu vực hai đầu cầu vắng lặng, không có lính nhảy dù phòng ngự trong các hố cá nhân và giao thông hào, chúng tôi phán đoán là phía VNCH đã đẩy được đối phương lùi lại một khoảng, nên rủ nhau bò qua chiếc cầu sắt xe lửa cũng đã gãy gục thành hình chữ V xuống nước, nhưng vẫn có thể bò qua được, nếu may mắn trên thành cầu không bị cài mìn hay lựu đạn.

Với một chút liều lĩnh và hiếu thắng của tuổi trẻ, chúng tôi đã bò qua dễ dàng. Ngay đầu cầu phía bên kia của quốc lộ, là một bãi mìn dày đặc, do công binh VNCH cài một cách công khai, ngụ ý đe dọa để ngăn chặn đối phương hơn là nhằm sát thương. Bắt đầu từ bãi mìn hướng ra phía bắc, là dãy xe nhà binh, xe dân sự, xe đạp, xe gắn máy và la liệt xác người như trong tấm hình duy nhất mà tôi còn giữ lại được cho những sử gia nghiên cứu về sau.

Sau nhiều năm tìm tòi, tôi thấy cần bảo lưu tấm hình không đạt yêu cầu nghệ thuật của mình, vì ngoài một tấm thứ nhì do Thiếu Tá Cố Vấn Robert Sheridan thuộc TQLC Mỹ chụp, tất cả các hình ảnh “đại lộ kinh hoàng” còn lại đều được chụp sau khi công binh chiến đấu của Trung Tá Trần Đức Vạn đã bắt xong cầu dã chiến qua sông Bến Đá, để mang xe ủi qua sông, cào một dải khá rộng giữa lòng đường làm tuyến tiếp viện binh sĩ, súng đạn và thực phẩm cho tiền quân. Nhờ có cầu dã chiến, các phóng viên khác đến sau chúng tôi không phải bò qua cầu sắt, nhưng họ lỡ dịp may ghi vào ống kính tình trạng nguyên vẹn của cảnh tượng mà tôi đặt tên là “đại lộ kinh hoàng” trong cú điện thoại gọi về tòa soạn Sóng Thần từ bưu điện Huế trong đêm 1 tháng 7, 1972.

Nhưng Tường và tôi vẫn là những kẻ đến muộn những 2 tháng sau khi xảy ra cảnh tượng kinh hoàng. Người biết về cảnh tượng rùng rợn này trước chúng tôi chính là vị sĩ quan chỉ huy Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 38 Pháo Binh Bông Lau của miền Bắc, người ra lệnh từ đài quan sát ở cao điểm 132, và chịu trách nhiệm trên từng viên đạn pháo tầm xa, trong cuộc chiến nhằm “giải phóng nhân dân khỏi sự kềm kẹp của Mỹ Ngụy.”

***

Trong cuốn Mùa Hè Cháy, tác giả Quý Hải, bây giờ mang quân hàm đại tá, đã chỉ viết đúng một câu ngắn: “Dọc đường số 1 hàng trăm xe ngổn ngang, địch bỏ chạy. Máy bay địch thâm độc thả bom vào những đoàn xe để phi tang, bất kể lính của chúng bị thương còn ngổn ngang. Xe cháy nghi ngút.”

Là một trong hai nhà báo đầu tiên đặt chân đến và đặt cho địa ngục trần gian ấy cái tên “đại lộ kinh hoàng,” tôi thấy cái vòng tròn bao quanh cánh đồng chết giữa 2 cây cầu Bến Đá và Trường Phước nay đã có thể khép kín, nếu người đặt tên là tôi, và cha đẻ của tác phẩm vấy máu chấp nhận ngồi đối diện nhau, cũng như đối diện với các oan hồn đã bị thảm sát.

Khi ngồi trước mặt nhau, tôi, một quân nhân mang cấp bậc Binh Nhất của miền Nam, chỉ xin phép thưa với Thiếu Tá Pháo Binh Nguyễn Quý Hải vài điều thật giản dị.

Thứ nhất, hố bom do máy bay thả xuống và hố đạn pháo binh sau khi bị kích hỏa, tôi nghĩ là không thể trộn lẫn với nhau. Nhưng kiến thức của một Binh Nhất miền Nam có thể rất hạn hẹp, hay lầm lẫn; đề nghị thiếu tá hỏi lại thủ trưởng của mình, trung đoàn trưởng Cao Sơn. Là người đi suốt chiều dài tử lộ từ sông Bến Đá đến sông Nhung, tôi khẳng định với người anh hùng Bông Lau [dám tấn phong liệt sĩ cho khẩu đội trưởng Nhúng, Trọng và đồng đội đã hy sinh tại trận địa ngày 22 tháng 4, 1972 mà không cần chờ chính phủ ban hành nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 1 tháng 6, 2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp Lệnh Ưu Đãi người có công với cách mạng] – rằng, trên mặt đường nhựa ấy, chỉ có xác chết và xác xe, không có một hố bom, dù là loại bom nhỏ nhất.

Thứ nhì, cây kim trong đống rơm còn có lúc phải thò ra ánh sáng, nữa là đoạn từ lộ dài trên 5km, xác xe đan vào nhau từ vệ đường bên nầy sang bên kia, bề ngang còn lớn hơn cả đoạn Bát Đạt Lĩnh của Vạn Lý Trường Thành, hà tất từ quỹ đạo địa cầu cũng có thể thấy đại lộ kinh hoàng. Hay là ông đại tá Bắc Việt chưa có đủ thông tin, hoặc giả thông tin chưa chuẩn xác về những nạn nhân của Bông Lau, chủ yếu là dân thường?

Đại Lộ Kinh Hoàng - do NgyThanh đặt tên - trên màn ảnh định vị của điện thoại thông minh ngày nay. (Hình: Tác giả cung cấp)
Đại Lộ Kinh Hoàng – do NgyThanh đặt tên – trên màn ảnh định vị của điện thoại thông minh ngày nay. (Hình: Tác giả cung cấp)

Tôi xin kể một mẩu tin ngắn để mua vui cho người hùng Bông Lau: mới đây thôi ngày 31 tháng 5, 2016, tại giao lộ Briardale và Brook Canyon trong thành phố Charlotte, bang Bắc Carolina, một chị tài xế, để tránh khỏi cán một con mèo trên đường, đã làm chiếc xe buýt chở học sinh của chị lạc tay lái, húc văng một xe hơi đang đổ bên đường, rồi lao vào một căn nhà, gây thương tích cho 14 học sinh và bản thân chị. Chuyện này nhỏ như chuyện xe cán chó chó cán xe bên mình, chẳng ai buồn nhớ lại sau khi đọc cái tin, vì tránh không sát hại thú vật đã trở thành nếp sống văn minh của con người.

Thành thử, đoạn văn mà nhà văn đại tá dùng để kết án “Mỹ ngụy thâm độc” dùng máy bay thả bom vào những đoàn xe để phi tang, tôi không nghĩ là có cơ sở, sẽ có ai tin, mà tự nó vạch trần cho người đọc thấy được một nỗ lực lấp liếm, tráo trở kém trình độ. Muốn có người tin, e rằng trước tiến cần thu hồi toàn bộ sách Mùa Hè Cháy đã in, để hiệu đính vô số lỗi văn phạm, lỗi cú pháp và cách hành văn tối nghĩa như mõm chó, cũng như phải sửa lại đoạn vừa trích dẫn, vì chỉ vỏn vẹn có 40 từ, mà nhà văn lớn đã vấp phải lỗi điệp ngữ vĩ đại.

Thưa Đại Tá Quý Hải:

Chiến tranh lùi lại sau lưng chúng ta đã 41 năm. Chuyện chết chóc và đau thương đã trở thành quá khứ. Nay người dân đang cần những tác phẩm mang tính chính sử, chứ không là ngụy sử. Nếu những trách nhiệm mà Tướng Thân Trọng Một gây cho người dân Huế có thân nhân bị chôn sống hồi Mậu Thân đến nay vẫn trong diện ưu tiên cần né tránh, thì chắc chắn việc đại tá ra lệnh và xử bắn, làm chết ít ra 1,841 người mà chính tay chúng tôi lượm được xác ba tháng sau đó – cũng chưa cần phải đưa đại tá ra trước vành móng ngựa của Tòa An Hình Sự Quốc Tế ở Hà Lan, để trả lời về tội ác chiến tranh, hay tội ác chống lại loài người. Mặc dù Thiếu Tá Robert Sheridan viết: “Tất cả sự kính trọng tôi vẫn dành cho bộ đội Bắc Việt đã đánh mất từ hôm ấy,” nhưng là người Việt Nam với nhau, tôi sẽ sẵn sàng bày tỏ lòng kính trọng của mình dành cho tập thể Quân Đội Nhân Dân, trong đó có đại tá – với điều kiện đại tá nhận lời mời gọi kính cẩn của tôi, để mang vòng hoa trắng, đến thăm đài tưởng niệm các nạn nhân đã bị giết oan, và cầu cho oan hồn họ tiêu diêu cõi vĩnh hằng. Nếu dám đến, với sự hối tiếc chân thành, và với tư cách là người gây ra biến cố “Đại Lộ Kinh Hoàng,” tôi cho rằng Đại Tá Nguyễn Quý Hải xứng đáng được tha bổng.

NgyThanh


Click image for larger version  Name:     image_11540.jpg Views:     6 Size:     41.9 KB ID:     47804
Mùa Hè đỏ lửa năm xưa
Vùng hỏa tuyến đầy trời mây xám
Nhiều đơn vị tan hàng
Quân và dân chạy giặc xuôi Nam
Địch pháo từng cơn chận đường quốc lộ
Ngăn đoàn người di tản
Xác người ngỗn ngang trên Đại lộ kinh hoàng
Một người lính thất trận đi ngang
Tìm về đơn vị
Thấy bà mẹ trẻ nằm chết ven đường
Con bé bốn tháng còn ôm bú mẹ
Nước mắt rưng rưng
Anh vuốt mắt người đàn bà xấu số
Đựng con bé vào chiếc nón lá rách
Nằm kề bên hố
Rồi tất tả chạy theo đoàn người
Vượt cầu Mỹ Chánh
Mong thoát khỏi vùng giao tranh
Pháo địch vẫn nổ cầm canh
Gieo rắc kinh hoàng cho đoàn người tay không di tản
Tới Phong Điền
Gặp Bộ chỉ huy hành quân
Anh giao con bé cho ban xã hội lữ đoàn
Ký tên nhận là con mình
Mang họ cha
Đặt tên là Trần thị Ngọc Bích
Rồi quay lại vùng hành quân
Đối đầu với địch
Vài tháng sau anh bị bắt làm tù binh
Lãnh án sáu năm trại tù cải tạo
Em bé được giao về cô nhi viện Thánh Tâm
Tuy là trẻ mồ côi nhưng có người thừa nhận
Hai tháng sau
Có người lính Mỹ đóng ở Chu Lai
Sắp đến ngày về nước
Đến viện mồ côi
Xin em bé nầy làm con nuôi
Mang bé Kimberly về tổ quốc
Em bé mồ côi lớn lên trong trang trại nhỏ
Được cha mẹ nuôi trìu mến yêu thương
Lớn lên cô tình nguyện vào học viện Hải quân
Thăng cấp từ từ thành trung tá
Người cha nuôi trước khi từ giã cỏi đời
Kể lại cho cô cội nguồn dân tộc
Bây giờ cô mới biết mình là người Việt nam
Sau tang lễ cha
Cô bay về Đà Nẳng
Tìm đến cô nhi viện Thánh Tâm
Bà sơ già lục lại tập hồ sơ vàng ố
Hơn bốn mươi năm xưa nét chữ mờ mờ
Có cả hình con bé bốn tháng mọc hai răng sữa
Và tên họ người đã nhận là cha
Một sĩ quan trẻ độc thân
Lượm đứa con rơi trên Đại lộ kinh hoàng
Một chiều xưa mùa Hè đỏ lửa
Cô trung tá nước mắt trào ràn rụa
Cố hỏi thêm nhiều câu nữa
Nhưng bà sơ già chỉ biết bấy nhiêu thôi
Cô bay trở về lòng dạ rối bời
Suốt hai năm tìm hiểu khắp nơi
Lục lọi nhiều nguồn trên mạng
Liên lạc từng cộng đồng người Việt các tiểu bang
Kể cả mọi đồng hương trên phố
Rồi cũng được ơn trên chiếu cố
Không phụ lòng người có thủy có chung
Cô tìm được người thiếu úy độc thân ngày xưa
Lươm đứa con rơi trên đường di tản
Bây giờ thành ông già tị nạn
Sau sáu năm tù đày
Họ tổ chức ngày hội ngộ
Giữa người cha nuôi và con bé mồ côi
Trên Đại lộ kinh hoàng năm xưa
Sau hơn bốn mươi năm
Điêu tàn cuộc chiến
Cô trung tá ôm chặt người cha nuôi
Lần đầu tiên biết mặt
Mà ân tình ràng buột bốn mươi năm
Tiếng lơ lớ gọi :” Ba “ bằng tiếng Việt chưa rành
Hai cha con nước mắt ròng ròng
Trên mặt hai người một già một trẻ
Cả một trời hạnh phúc yêu thương….

Click image for larger version  Name:     !!cmed.jpg Views:     4 Size:     20.6 KB ID:     47808

Đại lộ kinh hoàng mùa Hè đỏ lửa năm 1972

Click image for larger version  Name:     image_11541.jpg Views:     5 Size:     16.2 KB ID:     47805
Đại lộ kinh hoàng -Quãng Trị , mùa Hè đỏ lửa năm 1972

Đại lộ kinh hoàng ở đâu?

Đại lộ kinh hoàng là tên không chánh thức cho một đoạn đường dài khoảng 9 km tại tỉnh Quãng Trị. Đoạn đường nầy nằm trên Quốc lộ 1, phía Nam thị xã Quãng Trị, thuộc quận Hải Lăng. Vào mùa Hè năm 1972 , quân đội Cộng sản Bắc Việt với quân số hơn 3 Sư Đoàn đã đồng loạt vượt sông Bến Hải đánh chiếm hàng loạt các căn cứ đóng quân của nhiều đơn vị Quân lực Việt Nam Cộng Hòa . Hàng ngàn người vừa lính vừa dân đã bị Bắc quân thảm sát trên đoạn đường oan nghiệt nầy .

Ngày 30 tháng 3 năm 1972 , với lực lượng chánh qui hùng hậu , khoảng 45 ngàn cộng quân đã đồng loạt vượt sông Bến Hải , tràn qua vùng phi quân sự tấn công vào lực lượng quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa , trấn đóng vùng giới tuyến Quãng Trị .

Click image for larger version  Name:     image_11542.jpg Views:     5 Size:     19.9 KB ID:     47806


Để mỡ đường qua sông , Cộng quân đã pháo kích dử dội vào các căn cứ của Sư Đoàn 3 Bộ binh vùng giới tuyến bằng đại pháo 130 ly và hỏa tiển 122 ly .Cuộc pháo kích và bao vây tấn công nầy gây tổn thất nghiêm trọng cho 2 Trung đoàn 2 và 56 thuộc Sư đoàn 3 bộ binh .Trung đoàn 56 đóng ở căn cứ Caroll do Trung tá Phạm Văn Đính làm Trung đoàn trưỡng phải kéo cờ trắng đầu hàng .Tác giả có người bạn cùng khóa Thiết giáp là Trung úy Phạm Hữu Phước , lúc đó là chi đoàn trưỡng chi đoàn 1/11 chiến xa đang đóng quân chung với Trung đoàn 56 trong căn cứ Carroll . Khi anh Phước lên Trung đoàn họp thì biết Trung Tá Phạm Văn Đính sắp sửa đầu hàng Bắc quân . Anh Phước quay lưng liền về vị trí Chi đoàn , định dẫn chi đoàn phá vòng vây qua quận Hương Hóa với Lữ đoàn 147 Thủy quân lục chiến . Thời may lúc đó có chiếc trực thăng Chinook CH47 đang bay rà xuống bên kia hàng rào , định bốc 2 cố vấn Mỹ . Trung úy Phước xin 2 người Mỹ nầy cho anh và các binh sĩ thiết giáp cùng đi .Thế là anh Phước cùng 10 lính Thiết giáp thoát nạn , bay về phi trường Quãng Trị . Thật là hú hồn ! Khi trực thăng cất lên thì bị bắn theo trúng nhiều vết đạn và khi lên cao độ thì thấy bên dưới căn cứ Carroll đã kéo cờ trắng đầu hàng Bắc quân .Lúc đó là 4 giờ chiều ngày 2 tháng 4 năm 1972 , một ngày dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của trung úy Thiết giáp Phạm Hữu Phước . Trước đó một ngày , căn cứ hỏa lực của Tiểu đoàn 4 Thủy quân lục chiến ở núi Ba Hô và Sarge cũng bị tràn ngập . Do sự tấn công mạnh mẻ của Bắc quân , lần lượt các căn cứ A1 , À2 , Ả3 và A4 của Sư Đoàn 3 Bộ binh đều bị lấn chiếm . Còn căn cứ Fuller và Khe Gió phải di tản chiến thuật . Kế đó căn cứ Holcom của Thủy quân lục chiến cũng bị tràn ngập vào đêm 2 tháng 4 năm 1972 .

Bởi tình hình chiến sự càng ngày càng thêm bi thảm mà quân tăng viện lại không có, nên Tư lịnh chiến trường lúc đó là chuẩn tướng Vũ Văn Giai quyết định lui về giữ Cổ thành Quãng Trị và bỏ căn cứ Ái Tử , nơi đặt bản doanh của Sư đoàn 3 Bộ binh . Do đó trong cuộc lui quân của gần 2 ngàn lính hậu cứ với các cơ giới nặng các loại qua cầu sông Thạch Hản , thì cầu bị sập , xe cộ còn kẹt lại bên kia cầu phải bỏ lại .

Cùng với dòng lính đang rút thì dân chúng cư ngụ vùng đó cũng chạy theo , tạo nên tình trạng giao thông ùn tắc , hổn loạn . Lúc đó vài đơn vị tiền tiêu của Cộng quân cũng vừa đến . Họ bắn xối xả vào đoàn người vừa lính vừa dân Kế đó pháo binh của Bắc quân từ trên núi cũng bắn đại pháo xuống , chận đoàn người di tản .

Do đó đoàn người chạy loạn trên Quốc lộ 1 về phía Nam càng hổn loạn thêm với đủ các loại người , từ mọi sắc lính đồn trú trong tiểu khu Quãng Trị đến dân chúng từ già đến trẻ cùng với mọi phương tiện di chuyển như xe hơi , xe máy , xe đạp ,xe bò , quang gánh ..Tình trạng nầy càng làm cho Quốc lộ nghẹt cứng . Trong khi đó thì pháo địch cứ rót thẳng vào quốc lộ , ngăn chận dòng người di tản . Số người chết trên khúc đường khoảng 9 km nầy không ai đếm xuể nhưng có thể ước lượng khoảng cả ngàn người ,bỏ sình thối đến cả tuần sau thân nhân mới thu nhặt về mai táng được .Đoạn đường quốc lộ 1 nầy nằm về phía Nam thị xã Quãng Trị , gần Quận Hải Lăng , cách cầu Bến Đá chừng 5 km , là nơi hàng ngàn oan hồn vất vơ vất vưởng trong gió núi chiều hôm Vài . năm sau dân chúng địa phương đã lập miếu thờ hàng ngàn oan hồn uổng tử . Về sau người ta đặt tên cho đoạn đường nầy cái tên bi thảm là Đại lộ kinh hoàng .


Sơ đồ Đại lộ kinh hoàng mùa Hè năm 1972 .





Click image for larger version  Name:     !!cinh-Hoang-09.jpg Views:     4 Size:     33.5 KB ID:     47807



Hồ Thanh Nhã

Tội ác diệt chủng đối với dân tộc Việt của CSVN

Nguyễn Lương Tuyền (Danlambao) – Đối diện với Trung cộng, Việt Nam đang bị tứ bề thọ địch. Tập đoàn cộng sản Hà Nội biểu lộ một sự thần phục, vâng lời cực kỳ hèn hạ. CSVN đã và đang hiến VN cho Tàu để trở thành 1 Khu Tự Trị trong 1 nước Đại Hán. TC, với sự tiếp tay của CSVN, đang tiến hành một cuộc diệt chủng đối với dân tộc Việt. Không còn nghi ngờ gì nữa, dân Việt đang ở bên bờ của vực thẳm DIỆT CHỦNG mà kẻ nối giáo cho giặc là những người Cộng Sản Việt Nam.

Nữ nghệ sĩ Kim Chi rất nổi tiếng trong những năm chiến tranh, trong 1 cuộc phỏng vấn mới đây khi bà sang thăm Mỹ, đã tuyên bố thẳng thừng: “Họ đã bán nước cho tàu rồi!!!”

*

Dẫn nhập

Diệt chủng được hiểu là sự phá hủy, tiêu diệt có chủ ý, có hệ thống:

– một dân tộc, một nhóm thiểu số, những người theo một tôn giáo, hay cùng niềm tin về một triết lý (thí dụ Pháp Luân Công ở Trung Hoa).

– một hệ thống tư tưởng tương phản (thí dụ giữa Tư Bản và Cộng Sản).

– một sắc tộc (groupe ethnique) khác. (thí dụ chiến tranh giữa 2 nhóm sắc tộc Tutsi và Hutu ở Rwanda (Phi Châu) cách nay khoảng 20 năm).

Các cuộc giết người hàng loạt của CSVN kể từ khi Hồ Chí Minh và đồng bọn du nhập bằng võ lực, bằng giết chóc vô tội vạ (deliberated killing) chế độ bất nhân CS vào quê hương Việt Nam. Điều này đã phù hợp với định nghĩa kể trên.

CSVN đã tận diệt hầu hết những người khác chánh kiến, khác tư duy; tiêu diệt hết các thành phần khác trong xã hội vì không cùng “giai cấp vô sản, bần cố nông”, là thành phần cốt cán, là “raison d’être”‘ của Chủ Nghĩa Duy Vật CS, một chủ nghĩa điên loạn trong lịch sử loài người.

Hồ Chí Minh và đảng CSVN, theo lệnh của CS Quốc Tế trong tiến trình cộng sản hóa nhân loại, xâm nhập vào Việt Nam từ những năm trước năm 1930 với mục đích “nhuộm đỏ” VN, rồi “nhuộm đỏ” toàn vùng Đông Nam Á.

Hồ Chí Minh & đảng CSVN: tội ác diệt chủng

Sau khi đã loại trừ tất cả các đảng phái Quốc Gia bằng bạo lực, tàn sát, giết chóc, Hồ Chí Minh và đồng bọn, núp dưới danh nghĩa ”chống Pháp, dành độc lập cho quê hương”, đã dành được độc quyền chống Pháp cũng như độc quyền tiêu diệt các Người Việt Quốc Gia, chưa kể những lần CSVN mượn tay Quân Pháp để hủy diệt Người Việt Quốc Gia. Với viện trợ người và vũ khí của Nga, Tàu và của Khối CS Quốc Tế, Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã gây ra 2 cuộc chiến tranh Đông Dương (1946-1954 và 1954-1975). Hơn 3 triệu người Việt đã bị chết trong 2 cuộc chiến này. Nhiều cuộc giết người hàng loạt,các cuộc “diệt chủng” nhắm vào chính dân Việt bởi những người CS Việt Nam, những người cùng nòi giống. Hiện tại CSVN đang tiếp tay cho TC để tiếp tục cuộc diệt chủng trong tiến trình bán nước của đảng CSVN.

Tờ Thời Báo Ba Lan (Polaska Times) số xuất bản ngày 5/3/2013, đã xếp hạng 13 nhà độc tài “đẫm máu nhất (blood thirsty dictator)” của thế kỷ thứ 20, trong nhóm “được chọn” đó có Hồ Chí Minh. Trong 24 năm ở vị trí đầy quyền lực (từ 1945 đến 1969), họ Hồ là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp đưa đến cái chết của gần 2 triệu người Việt. Trong 2 cuộc Chiến tranh Đông Dương I & II, do đảng CSVN của Hồ và các đồng chí gây ra, đã là nguyên nhân gây ra cái chết của từ 3,5 đến 5 triệu người Việt. Những năm mà người CS thống trị quê hương (từ năm 1954 đến nay tại Miền Bắc; từ 1975 tới nay trên toàn cõi VN, từ Nam ra Bắc) là những năm đầy “máu và nước mắt” cho giòng giống Việt.

Sau khi đã thành công, áp đặt được chế độ CS lên quê hương bằng giết chóc, bằng việc phá tan nền văn hóa cổ truyền của dân tộc…, CSVN đang tiếp tục hiến dâng quê hương cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc: CSVN đang tiếp tay với kẻ thù để tận diệt dân tộc Việt bằng mọi phương cách hiểm độc như: di dân Tàu, rất đông dân Tàu, sang lập nghiệp từ Nam chí Bắc trên quê hương ta, đầu độc dân Việt bằng các sản phẩm độc hại… Vụ Formosa chỉ là một mặt nổi (tip of the iceberg) trong trăm phương ngàn kế của “người anh em môi hở răng lạnh” để tận diệt dòng giống Lạc Hồng.

Trong cuộc “trường kỳ chém giết” dân Việt do Đảng CSVN và Hồ Chí Minh chủ trương trong hơn 30 năm của cái gọi là “Chiến tranh Đông Dương 1 và 2” cũng như trong suốt những năm mà CSVN cầm quyền sinh sát trên số phận của mọi con dân đất Việt cho tới tận bây giờ, Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã phạm muôn vàn tội ác đối với dân tộc. Chúng tôi chỉ đơn cử vài trường hợp tội ác mang tính cách diệt chủng của người Bolcheviks gốc Việt Nam.

Từ năm 1954 đến năm 1975 tại Miền Bắc Việt Nam

Năm 1954, Hồ Chí Minh cùng những người CSVN, từ chiến khu Việt Bắc về tiếp thu Hà Nội – tiếp thu một nửa nước Việt, từ Ải Nam Quan cho đến vĩ tuyến 17 – theo đúng qui định của Hiệp Định Genève, ký ngày 20 tháng 7 năm 1954.. Trên thực tế, CSVN và ông Hồ đã bắt đầu hành động diệt chủng từ vài năm trước khi Hội Nghị Genève ra đời. Chúng tôi chỉ đơn cử vài “thành quả giết người không gớm tay” của những người Bolchevick gốc Việt:

– Ám sát một cách rất man rợ các người quốc gia, các thành viên của các đảng phái quốc gia. Thủ tiêu “vô tội vạ” các viên chức ở xã ấp… là sở trường tàn bạo của những người CSVN,. Thí dụ trước khi phát động cuộc xâm lăng miền Nam vào năm 1959 ngay sau trận Trãng Sụp ở Tây Ninh, CSVN đã gieo rắc bạo lực ở các hạ tầng cơ sở. Thí dụ trong 2 năm 1957-1958 đã có hơn 3000 viên chức của Miền Nam ở các xã ấp bị CS nằm vùng giết hại.

– Trước khi có Hiệp Định đình chiến ký tại Genève sau chiến tranh Đông Dương lần 1, những người CSVN và Hồ Chí Minh đã bắt đầu xuống tay tiêu diệt tát cả các thành phần chống đối lại Đảng CS trong đó có các đảng phái quốc gia, các tôn giáo chống Cộng Sản như Cao Đài, Hòa Hảo ở Miền Nam. Theo CS: Tôn Giáo là thuốc phiện.

Các công cuộc khủng bố tàn bạo, khốc liệt và đẫm máu như cải tạo công thương nghiệp, các kế hoạch rèn cán chỉnh quân, phong trào ”tam phản ” nhằm loại bỏ ra khỏi hàng ngũ Quân Đội Nhân Dân các thành phần tiểu tư sản, thành phần trí thức không đầu hàng giai cấp vô sản. Tàn bạo nhất phải nói là cuộc cải cách ruộng đất. Đó là một số chiến dịch chết người, với hàng trăm ngàn người bị giết. Chúng tôi không bàn đến “những cuộc giết người ở mức độ nhỏ: một vài trăm, một vài ngàn người”.

Một số chiến dịch của CSVN chỉ nhắm vào một nhóm, một giai cấp trong xã hội như Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm, nhắm tiêu diệt giới văn nghệ sĩ chưa chịu phục tùng Đảng, chưa chịu qui hàng giai cấp vô sản. Nhân văn giai phẩm được các người CS phát động sau khi đã “nhử mồi” để các các văn nghệ sĩ rơi vào cái bẫy “trăm hoa đua nở”. CS giả bộ cởi mở với nhóm này, cho họ tự do viết lách trong một thời gian ngắn. Các người có ý tưởng chống đối lộ diện. Nhà cầm quyền CS ở Hà Nội bèn mở chiến dịch đàn áp, bỏ tù những người chống đối. Các văn nghệ sĩ đã “bé cái lầm”, quá tin tưởng vào độ lương của Bác và Đảng nên mắc mưu.

Cải cách ruộng đất

Rập theo “khuôn vàng thước ngọc” của “đảng CS anh em” Trung cộng, năm 1953 Hồ Chí Minh và đảng CSVN phát động Cuộc Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) trên toàn Miền Bắc, tức là trước cả Hiệp Định Genève ký ngày 20/7/1954, qua Sắc Luật 42/SL được ban hành ngày 1/7/1951. CSVN cho chỉ tiêu là 5% dân làng là thành phần địa chủ cần phải tiêu diệt bởi Ủy Ban Cải Cách mà sức mạnh hành động là các Đội Cải Cách đã được ví von: “nhất đội, nhì trời”.

Các Đội Cải Cách và những người dân “bị xúi dục” học tập với đội này để đứng ra đấu tố, hài tội (đại đa số là các tội do CS bịa đặt ra) các địa chủ. Họ đã giết nhiều người theo đúng khẩu hiệu: trí, phú, địa, hào.. đào tận gốc, trốc tận rễ.

CCRĐ tạm thời bị giảm cường độ năm 1954-1955 vì CS Hà Nội phải lo định cư những thành phần tập kết từ Miền Nam ra định cư ở Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa theo đúng Hiệp Định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954. Năm 1956, Hồ Chí Minh và các đồng chí cho ngưng chiến dịch CCRĐ vì dân chúng oán thán mạnh mẽ “quốc sách (?) CCRĐ” của CSVN. Hồ Chí Minh làm bộ hối hận, giọt ngắn giọt dài, vì những sai lầm chết người của cuộc CCRD và xin lỗi nhân dân. Võ Nguyên Giáp – người hùng Điện Biên Phủ dưới mắt nhân dân lúc bấy giờ – cũng được đưa ra, phụ họa với ông Hồ để xin lỗi nhân dân. Một số nhân vật trách nhiệm như Trường Chinh, Lê Văn Lương, Hồ Viết Thắng… tạm thời bị chuyển chức vụ. Mọi sự lại êm xuôi trở lại – Bác đã xin lỗi rồi mà! tội lỗi giết người của Bác và của các cộng sự được xí xóa, “huề cả làng”.

Người ta đưa ra con số hơn 172,008 người bị đem ra đấu trường. Nhưng sự thực con số những người bị đấu tố còn cao hơn con số này rất nhiều. Chỉ cần một con tính nhỏ, ta biết ngay điều đó. Năm 1954, dân số của Miền Bắc là 20 triệu người. 5% của số đó, tức là chỉ tiêu của CS đưa cho Đội Cải Cách tuân theo (tức là số người bị đấu tố) là 1 triệu, cao hơn con số 172,000 gấp bội. 172,000 người bị đấu tố trong đó có 165,000 bị oan (đúng tiêu lệnh của Hà Nội: thà giết lầm còn hơn tha lầm). Đó là nhưng con số do nhà cầm quyền Hà Nội đưa ra. Hồ đã tuyên bố không mảy may hối hận: “sai thì sửa sai, theo đúng tinh thần của người Bolchevik.” Để xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng, CS tại Hà Nội cho thả 12,000 tù nhân bị bắt giam trong chiến dịch CCRĐ.

Theo thống kê chính thức của Viện Thống Kê ở Hà Nội, có 172,008 người bị chết nhưng theo Nhà báo Bùi Tín, số người chết trong cuộc CCRD có thể lên đến trên dưới 1/2 triệu người.

Tội ác trong vụ nổi dậy ở Quỳnh Lưu

Việc tạm lùi bước của CSVN và Hồ Chí Minh đã như một chất xúc tác trong vụ nổi dậy ở Quỳnh Lưu (Nghệ An). Cuộc nổi dậy được khởi đầu vào những ngày đầu tháng 11 năm 1956. Đây là một cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại sự cai trị dã man của CSVN. Chính sách CCRĐ đã là nguyên nhân chánh làm bùng nổ sự phẫn nộ của người dân. Ngày 10 tháng 11 năm 1956,, khoảng trên 10,000 dân đã mở Đại Hội. CS đưa đến một lực lượng Công An để đàn áp. Đồng bào đã bao vây Đại Đội Công An. CS bèn đưa nguyên cả 2 Trung Đoàn Bộ Đội đến hiện trường để đàn áp nhưng lập tức 2 Trung Đoàn này đã bị khoảng 30,000 người dân bao vây. Văn Tiến Dũng được lệnh dùng cả Sư Đoàn 304 nhập trận. Ngày 14 tháng 11, Văn Tiến Dũng điều động thêm Sư Đoàn 312 vào tăng cường đàn áp. Có hàng ngàn người bị giết (con số chính xác không bao giờ được nhà cầm quyền Hà Nội tiết lộ). Hơn 6000 người bị bắt. Cuộc nổi dậy của đồng bào Quỳnh Lưu bị CSVN dập tắt.

Các vụ thảm sát trong cuộc xâm lăng Miền Nam của CSVN

Hội Nghị Genève chấm dứt chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954), được ký ngày 20 tháng 7 năm 1954. Quân dân Người Việt không Cộng Sản, kéo nhau về cố thủ ở giải đất trải dài từ phía Nam vĩ tuyến 17 cho đến tận mũi Cà Mâu. Ngay khi các chữ ký trên các văn kiện của Hội Nghị Genève chưa khô mực, Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đã bắt bắt đầu bàn ngay kế hoạch cho cuộc chiến xâm lăng Miền Nam. Các cán binh CS không tập kết hết để ra Bắc theo đúng tinh thần của Hội Nghị Genève.Phần lớn đã ở lại nằm vùng ở phía Nam của Vĩ Tuyến 17. Họ chôn dấu vũ khí, đợi lệnh nổi dậy đến từ Miền Bắc hay từ Trung Ương Cục Miền Nam. Lê Duẩn, Xứ Ủy Nam Kỳ đã trốn tập kết, ở lại Miền Nam. Bản “Đề cương Cách Mạng ở Miền Nam” của Lê Duẩn, ra đời vào cuối thập niên 50’s, đã quả quyết chỉ có đấu tranh võ lực mới “giải phóng” được Miền Nam. Các cán binh nằm vùng đang chịu áp lực rất mạnh, có thể đi đến tan rã, bởi Chính Phủ Quốc Gia của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên cuộc nổi dậy của các cán binh CS nằm vùng phải được phát động càng sớm càng tốt.

Cuộc “cộng sản hóa Miền Nam” được khởi đi bằng các cuộc chiến tranh du kích, phá hoại, khủng bố. CS đã giết hại hàng ngàn, ngàn viên chức, nhất là các viên chức tại các xã, ấp. CS đã đưa chiến cuộc khủng bố vào các thành phố lớn. Các cuộc nổ bom, pháo kích bừa bãi vào các đô thị đã làm nhiều người bị chết. CS khủng bố, pháo kích bừa bãi vào các nơi công cộng như chợ búa, trường học… khiến nhiều người bị tử thương.

CSVN đã chiếm thành phố Huế suốt 26 ngày trong Tết Mậu Thân 1968. Trong những ngày đó, đồng bào ở Huế đã sống trong địa ngục của khủng bố, của chết chóc, những cái chết cực kỳ dã man ngoài sức tưởng tượng của mọi người. CS đã cho hành quyết hàng loạt hơn 6000 người dân Huế.

Cuộc chiến xâm lăng toàn Miền Nam chưa chấm dứt với sự thắng trận thật bất ngờ của CSVN vào năm 1975. Cuộc chiến “Quốc-Cộng” bước qua một hình thái mới.

Khủng bố, tàn sát do CSVN gây ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, CSVN chiếm được toàn cõi VN do sự xếp đặt của các thế lực quốc tế. Tiếng súng đã hầu như im tiếng nhưng một giai đoạn mới của chết chóc, cực kỳ khổ ải lại đến với dân Miền Nam. Mặt khác, chiến tran đã khiến triệu, triệu người chết ở cả 2 phía Quốc Gia, Cộng Sản.

Hơn 1 triệu Quân, Cán, Chính của Miền Nam bị CS lùa vào hơn 150 trại tù khổ sai ở rải rác trên toàn quốc. CS gọi các trại tù này bằng một cái tên mỹ miều là Trại Học Tập Cải Tạo. Các người bị CS giam giữ không hề được đưa ra Tòa Án. Thời gian trung bình trong các trại giam là từ 5 tới 7 năm. Người bị tù lâu nhứt là 17-18 năm. Một số bị CS giam suốt đời như các Biệt Kích nhảy toán ra Bắc. Không kể hàng ngàn người ngắc ngoải sau một thời gian tù đầy, khổ sai được CS tha về với gia đình để được chết bên các người thân thương, hơn 165 000 người đã bỏ mình trong các trại tù của CS. Theo Tổ Chức Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (The Victims of Communist Memorial Foundation): con số nạn nhân chết trong các Trại Cải Tạo xấp xỉ 850 000 người. CSVN chưa bao giờ nói thật, đưa ra một con số chính xác.

Việc giam giữ, tù đầy man rợ các Quân, Cán, Chánh của Miền Nam đã vi phạm 5 trong số 11 tội chống nhân loại (Crimes agaist Humanity) theo Luật Pháp Quốc Tế được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome (Article 7 of The Rome Statute)

– Tội ác thứ nhất: Tội cầm tù hay tước đoạt tự do thân thể (Imprisonnement or other severe deprivation of physical liberty in violation of fundamental rules of international law)

– Tội ác thứ hai: Tội tra tấn, hành hạ (torture). Hành hạ bằng cách bỏ đói triền miên. Vì quá đói, người tù dễ dàng đánh mất phẩm giá (dignity). Bỏ đói là một hình thức tra tấn. Nhiều người bị chết vì suy dinh dưỡng, thiếu thuốc men. Hành hạ bằng cách bắt tù nhân lao động kiệt lực (lao động là vinh quang). Tra tấn về tinh thần bằng các buổi tuyên truyền, học tập làm thu hoạch, dự các phiên Tòa của CS, chứng kiến những cuộc xử bắn tù nhân… Đó là những hình thức hành hạ về tinh thần. Nhồi sọ chánh trị (Political indoctrination). Tự phê, tự kiểm (confession)

– Tội ác thứ ba: Tội giết người (murder). Một số lớn các tù nhân trốn trại bị CS tử hình ngay tại chỗ sau khi bị chúng xét xử qua loa.

– Tội thứ tư: Tội bắt làm nô lệ (enslavement). CSVN bắt người tù phải làm việc như người nô lệ.

– Tội thứ năm: Tội thủ tiêu mất tích (Enforce disappearance of persons). Thủ tiêu người là sở trường của CSVN

Đó là sơ lược 5 tội ác chống lại con (crimes contre l’humanité) người của CSVN.

Hơn 500000 người đã bỏ mình trên đường vượt biên để chạy trốn Thiên Đường Cộng Sản. Trong lịch sử hơn 4000 năm của dân Việt, chưa bao giờ một số rất lớn người dân Việt lại bỏ nước ra đi như trong triều đại Cộng Sản. Hiện nay, rải rác trên các nước tự do của thế giới, hơn 3 triệu người Việt đang lập nghiệp. Họ chính là nguồn hy vọng cho Văn Hóa Việt được mãi mãi trường tồn.

Mối nguy mất nước về tay Đại Hán và sự biến mất của giòng giống Lạc Hồng dưới ách đô hộ của người Tàu

Với dân số hơn 1 tỷ rưỡi người, người Tàu cần đất sống như Tướng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền (Chi Haotian) đã tuyên bố vào đầu thập kỷ 80’s trong bài nói chuyện: “Chiến tranh không xa chúng ta và là Bà Mụ của kỷ nguyên người Tàu.” Chiến tranh với Hoa Kỳ là điều Trung Cộng không thể tránh được. Theo họ Trì, việc chiếm nước Mỹ, làm đất cho người Tàu đến định cư là một lối thoát, giải quyết vấn đề dân số quá đông của nước Trung Hoa. Bài nói chuyện này được đăng năm 2005. nhưng khi nói bài này, họ Trì là Bộ Trưởng Quốc Phòng của TC. Chiếm đoạt các nước khác là truyền thống của người Tàu. Sau khi Tàu đô hộ, dân Tàu sẽ kéo qua nước đó lập nghiệp. Tàu sẽ tiến hành diệt chủng. Vài thí dụ điển hình về tội ác diệt chủng của Đại Hán:

Tân Cương: Tên chính là Khu Tự Trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương với diện tích 1,6 km2. Năm 1826, Tàu chiếm cứ Tân Cương, đặt tên mới là Khu Tự Trị Tân Cương. Dân số của cả Tân Cương là 21 triệu 8. Sắc dân Ngô Duy Nhĩ chỉ còn 8, 3 triệu người – 46% dân số, phần lớn theo đạo Hồi. 38% là người Hán, số còn lại là các sắc dân thiểu số khác.

Nội Mông: Là Khu Tự Trị thuộc Tàu từ năm 1947. Dân số là 21,7 triệu nhưng người Mông Cổ chỉ còn lại có 3,7 triệu người.

Tây Tạng: Trung cộng chiếm Tây Tạng năm 1952, biến nước này thành 1 khu tự trị thuộc Tàu. Nền văn minh cũng như các đền đài, di tích bàng bạc không khí Phật Giáo đã bị TC phá hủy. Khi bạn đọc được đọc những giòng này, Học Viện Larung Gar nổi tiếng thế giới ở Tây Tạng, đã bị TC phá hủy. Nền văn minh Tây Tạng đã và đang bị TC tiêu diệt. Một vài thế kỷ tới, văn minh Tây Tạng chỉ còn là chuyện của quá khứ. Dân số Tây Tạng độ 3 triệu người, nhưng rất nhiều người Hán đã sang đây định cư, lập nghiệp. Số người Hán ở Tây Tạng chiếm đa số, người Tây Tạng trở nên thiểu số.

Tóm lại tại các Khu tự trị, người Hán chiếm đa số. Hàng triệu, triệu dân bản địa đã biến mất do chánh sách diệt chủng của Trung Hoa Cộng Sản.

Việt Nam: Việt Nam đã và đang biến thành một khu tự trị như các khu tự trị kể trên. Thảm họa diệt chủng do Trung Cộng chủ mưu với sự cấu kết của đảng CSVN. Khoảng thập niên 90’s, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh và Phạm Văn Đồng đã sang Tàu để ký kết Hiệp Ước Thành Đô. CSVN dấu kín, không cho dân Việt biết nội dung của Hiệp Ước này. Nhưng các “rò rỉ ” đã tiết lộ nội dung bán nước của Hiệp Ước: VN sẽ trở thành 1 Khu Tự Trị của Trung Hoa như các Khu tự trị Nội Mông, Tân Cương VV… Tất cả sẽ được bắt đầu vào năm 2020.

TC đã xâm chiếm VN, biến VN thành 1 Khu Tự Trị thuộc Đại Hán TH mà không cần một phát súng:

– Người Tàu đã sang sinh sống ở VN. Các Đặc Khu Trung Hoa mọc lên như nấm suốt từ Bắc Chí Nam. Miền Tây Nguyên đã hoàn toàn thành khu của người Tàu.

– Tàu đã tung các loại thực phẩm, các gia vị có chứa chất độc sang VN. Thậm chí cá đồ dùng hàng ngày trong nhà như đũa, chén bát, ly tách… đều có thể có chứa thuốc độc, chất gây ra ung thư. Tỷ lệ những người bị ung thư ở VN trở nên cao nhất thế giới.

Vì quá dư thừa – khoảng hơn 200 triệu đàn ông Tàu không lấy được vợ Tàu vì số đàn bà Tàu ít hơn số đàn ông Tàu – đàn ông Tàu sẽ sang VN kiếm vợ rồi ở lại lập nghiệp ở VN – Sau vài chục năm dưới ách đô hộ của người Hán, dân số hơn 90 triệu người VN sẽ dần biến mất vài chục triệu người. Dân số sẽ chỉ còn 10, 20 triệu là con số dự phóng khả tín nhất.

– TC hủy diệt Châu thổ sông Cửu Long ở Miền Nam, hủy diệt Châu thổ sông Hồng Hà ở Miền Bắc bằng rất nhiều Đập nước thiết lập ở Thượng lưu của các con sông này.

Chẳng bao lâu nữa, VN sẽ bị thiếu thực phẩm trầm trọng. Nạn đói đang đe dọa hàng chục triệu người Việt. TC lại dùng nhiều thủ đoạn độc hại như xây các nhà máy để thải chất độc ra sông ngòi của VN (như sông Đồng Nai ở Miền Nam đang bị các chất thải từ các nhà máy bauxite tràn ngập), thả ốc bươu vàng nhằm phá hoại hoa mầu và thủy sản của VN.

– TC đã hủy diệt hệ thống sông ngòi ở Miền Trung cũng như hủy diệt đất đai trồng trọt ở đây bằng bauxit, bằng cách thu mua hết giun đất trong ý đồ phá hoại đất đai trồng trọt của nước ta.

– Ngăn cản ngư dân Việt đánh cá ở Biển Đông bằng khủng bố, bắn giết ngư dân, đánh đắm thuyền đánh cá. Nhà cầm quyền CSVN không có 1 kế hoạch nào để bảo vệ ngư dân VN. Thậm chí CSVN còn không dám nêu thẳng “tàu của TC là thủ phạm mà chỉ dám gọi là “tàu lạ”. Nhìn sang nước láng giềng như Nam Dương, ta cảm thấy đau xót cho ngư dân VN. Nam Dương, sau vài lần cảnh cáo, đã không ngần ngại đánh đắm các tầu của TC vào vùng biển của Nam Dương để bắt cá trái phép.

Thải chất độc ra biển, làm ô nhiễm vùng biển rộng cả ngàn cây số vuông. Các chất độc thải ra biển đã làm cá chết hàng loạt. Chưa biết thảm họa môi trường ở vùng biển Hà Tĩnh, Nghệ An… sẽ kéo dài bao lâu? 5, 10 năm hay hàng trăm năm? Nghề cá tại vùng biển này bị hoàn toàn tê liệt, không hoạt động.

Về phương diện Quân Sự, TC đã và đang bao vây VN trên 4 hướng:

– Về phía Đông, Hải Quân TC đã chiếm 85% diện tích Biển Đông. Họ đã xây dựng 1 căn cứ Quân Sự rất lớn ở Đảo Hải Nam, nhìn sang các yếu khu ở Miền Trung của VN. Nếu chiến tranh xảy ra, từ căn cứ ở đảo Hải Nam TC sẽ tiến chiếm Miền Trung để cắt ngang dễ dàng, chia đôi nước Việt làm 2. Chỉ cần một đơn vị nhỏ cỡ 1 Đại Đội “chốt” ở Đèo Ngang (chỗ hẹp nhất của VN, chỉ độ 52km) là VN bị cắt ra làm 2.

– Về phía Tây, TC chỉ cần đóng các đập ở thượng nguồn sông Cửu Long, đóng các đập ở thượng nguồn sông Hồng Hà, sông Đà là VN sẽ bị nguy khốn ngay, hàng triệu người sẽ chết đói.

– Ngay tại VN, người Tàu đã có mặt khắp nơi. Các đặc khu Tàu mọc lên như nấm, từ Nam chí Bắc. Khi hữu sự, các người Tàu này sẽ trở thành đạo quân thứ 5 ngay.

Tóm lại, đối diện với TC, VN đang bị tứ bề thọ địch. Đối với TC, tập đoàn cộng sản Hà Nội biểu lộ một sự thần phục, vâng lời cực kỳ hèn hạ. CSVN đã và đang hiến VN cho Tàu để trở thành 1 khu tự trị trong 1 nước Đại Hán.

TC, với sự tiếp tay của CSVN, đang tiến hành một cuộc diệt chủng đối với dân tộc Việt. Không còn nghi ngờ gì nữa, dân Việt đang ở bên bờ của vực thẳm DIỆT CHỦNG mà kẻ nối giáo cho giặc là những người Cộng Sản Việt Nam.

Nữ nghệ sĩ Kim Chi rất nổi tiếng trong những năm chiến tranh, trong 1 cuộc phỏng vấn mới đây khi bà sang thăm Mỹ, đã tuyên bố thẳng thừng: “Họ đã bán nước cho tàu rồi!!!”

Hỡi những người CSVN, lịch sử của dân tộc sẽ không tha thứ tội bán nước, tội diệt chủng của chúng bay. Người Việt sẽ đời đời nguyền rủa những kẻ đã gây nên cuộc chiến diệt chủng, nay họ lại bán quê hương cho người Tàu, kẻ thù truyền kiếp của giống nòi. Công cuộc diệt chủng tộc Việt đã bắt đầu và đang được CSVN tiếp tục tại quê nhà.




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ
5 người Việt bị bạn hùn hạp gốc Mỹ gốc Hoa đầu độc cyanure rồi tự sát trên quê hương hải tặc để xóa nợ

     Đọc nhiều nhất 
[Đã đọc: 346 lần]
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ [Đã đọc: 321 lần]
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư [Đã đọc: 307 lần]
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên. [Đã đọc: 287 lần]
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui [Đã đọc: 249 lần]
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80 [Đã đọc: 244 lần]
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm [Đã đọc: 188 lần]
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng! [Đã đọc: 187 lần]
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi [Đã đọc: 143 lần]
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 78 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.