Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Hôm qua tôi nghe người bạn nói qua điện thoại rằng: “Tại hải ngoại, Đức Đầu Bạc: Lập hội con cháu bác Hồ”. Nghe vậy, tôi cảm thấy buồn cười, vì sao có người làm một việc lố bịch như vậy, rồi cũng quên đi. Sáng nay, tôi đang uống cà phê thì hiền thê của tôi gọi: “Anh ơi, tại hải ngoại có người: Lập hội con cháu bác Hồ nè!” Nghe vậy, tôi đến ghé mắt vào computer xem thử việc này thế nào? Tôi thấy YouTube Phố Bolsa TV do anh Vũ Hoàng Lân tổ chức cuộc hội luận giữa ông Nguyễn Trọng Đức và ông Ngô Doãn Tiên. Nghe ông Đức trình bày sai trái, tôi không thể bỏ qua được nên xin nói sự thực về Hồ Chí Minh.
Khái quát tiểu sử Hồ Chí Minh (HCM): Hồ Chí Minh (1890-1969), tên thật là Nguyễn Sinh Cung hay Nguyễn Tất Thành. Năm 1911, ông ta 21 tuổi, lấy tên là Văn Ba, xin làm bồi bếp cho tàu buôn của Đô đốc Pháp là Latouche Tréville để được đến nước Pháp. Vào ngày 15-9-1911, tại Marseilles, Nguyễn Tất Thành viết thư gửi tổng thống Pháp xin vào học Trường Thuộc Địa “École Coloniale”, trường này chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho thực dân Pháp nhưng bị từ chối. Giả sử, ông ta được học để làm tay sai Pháp thì ông ta không theo Cộng sản, nước Việt và đồng bào không bị Cộng sản gây tang tóc. Nguyễn Tất Thành ở Pháp, đến tháng 2 năm 1919 thì gia nhập Đảng Xã hội Pháp với tên mới là Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1920, ông ta đọc lý thuyết Cộng sản của Karl Marx và Vladimir Ilyich Lenin, ông ta say mê chủ nghĩa Cộng sản. Năm 1924, ông ta đến thành phố Moskva ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc viết về nội tình nước Việt Nam, rồi dâng nộp bản tường trình này cho Đệ Tam Quốc tế Cộng sản để Cộng sản quốc tế làm tài liệu nguyên cứu và hướng dẫn ông ta trở về hoạt động tại Việt Nam. Cuối năm 1924, ông ta lấy tên là Lý Thụy, đi theo phái đoàn chính phủ Liên Xô, trưởng phái đoàn là Mikhail Markovich Borodin đến Quảng Châu. Năm 1925, tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc lập “Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng Chí Hội”.
Tại Quảng Châu, Lý Thụy sau này là HCM và Lâm Đức Thụ tên thật là Nguyễn Công Viễn, Thụ có nhiều quan hệ với mật thám Pháp. Lý Thụy và Thụ liên lạc và thỏa thuận điều kiện với mật thám Pháp, rồi điện tín mời nhà cách mạng chống Pháp là Phan Bội Châu về Quảng Châu để dự lễ thành lập phân hội “Á Tế Á”. Ngày 30-6-1925, lúc 12 giờ trưa, Phan Bội Châu vừa xuống xe lửa ở Quảng Châu thì bị 3 nhân viên mật thám Pháp bắt đẩy lên xe hơi của Pháp đang nổ máy chờ sẵn, liền cho xe chạy về tô giới Pháp ở Thượng Hải. Lý Thụy và Thụ đã lãnh một số tiền thưởng rất lớn của Pháp là 100.000 đồng quan lúc ấy, cả hai dùng số tiền này cưới 2 chị em ruột người Tàu làm vợ. Vợ Lý Thụy tên là Tăng Tuyết Minh (Zeng Xuewming), sinh năm 1905, ở Quảng Châu. Tăng Tuyết Minh đã có một đứa con gái với Lý Thụy.
Kể từ ngày 13-8-1942, ông ta lấy tên Hồ Chí Minh (HCM), qua nước Tàu hoạt động dù HCM trá hình nhưng chính quyền Trung Hoa Dân Quốc vẫn biết HCM là cán bộ Cộng sản nên bắt HCM ngày 29-8-1942, đến tháng 9-1943 thì thả HCM ra. Để biết rõ việc này, mời xem thêm bài viết “Bác Hồ ám ảnh”, link: http://danlambaovn.blogspot.com/2013/09/bac-ho-am-anh.html
Ông Đức nói rằng: “Không có bác Hồ làm sao thoát được Pháp thuộc” Có lẽ ông Đức muốn nói theo luận điệu của VC (Việt cộng: Việt Nam Cộng Sản, English: Vietnamese Communists), rằng: “Sau trận Điện Biên Phủ, Pháp trả độc lập cho Việt Nam và ảnh hưởng tốt đến các nước thuộc địa” là sai sự thật vì trận Điện Biên Phủ kết thúc vào chiều ngày 7-5-1954, thì hôm sau là ngày 8-5-1954, khai mạc Hội nghị Genève, không thể chuẩn bị và đồng thuận giờ khai mạc Hội nghị các quốc gia trên Thế giới chỉ trước sau một ngày. Ngoài ra, chủ nghĩa thực dân lúc ấy đã bắt đầu suy tàn, vào năm 1919, tổng thống Hoa Kỳ là Woodrow Wilson đề xướng quyền “Dân tộc tự quyết” kêu gọi các Đế quốc Tây phương như: Anh, Pháp... hay Âu-Mỹ nên trao trả tự trị và độc lập cho các nước thuộc địa tại châu Á và châu Phi. Từ năm 1946 đến 1949, các Đế quốc Tây phương là Âu-Mỹ, đã lần lượt trao trả độc lập cho các quốc gia bị trị trên khắp thế giới, gồm có:
a- Năm l946, Pháp trả độc lập cho Syrie và Liban, Hoa Kỳ trả độc lập cho Phi Luật Tân.
c- Năm 1948, Anh quốc trả độc lập cho Miến Điện, Tích Lan, Palestine.
d- Năm l949, Pháp trả Độc lập cho Việt Nam, Ai Lao, Cao Miên.
Thế nên, có nhiều sử gia và học giả nghiên cứu về chính trị và lịch sử, đã nhận định chính xác: “Không cần cuộc kháng chiến gian khổ 9 năm (1945-1954) do Việt Minh chủ trương và phát động, đã gây cho người dân bị điêu đứng, đất nước bị tang thương, nên cái chiến thắng trận Điện Biên Phủ vô nghĩa, vì rõ ràng thực dân Pháp đang trao trả độc lập Việt Nam cho cựu hoàng Bảo Đại.”
Cộng sản Việt Nam tiến chiếm miền Nam Việt Nam vào năm 1975, gây biết bao tang thương, khiến cho đông đảo đồng bào đành đoạn bỏ nước ra đi vào ngày 30-4-1975, và sau đấy cả triệu người vượt biên khiến cho mấy trăm ngàn người chết tức tưởi trên biển cả mênh mông!
Ông Đức nói: “Mong muốn lập hội duy trì tiếng Việt”. Tôi nghĩ người Việt đều muốn duy trì và phát triển tiếng Việt, thế nhưng lợi dụng sự duy trì và phát triển tiếng Việt để lồng vào đấy “Lập hội con cháu bác Hồ” là trơ tráo thì không thể chấp nhận được. Vì chế độ cộng sản không có tự do, không có nhân quyền và “Tam vô” tức là vô tổ quốc, vô gia đình và vô tôn giáo. Hồ Chí Minh và Việt cộng đã gây cho dân tộc, cho quê hương điêu đứng. Ngoài ra, các trường dạy Việt ngữ tại hải ngoại đã có nhiều nơi: TRUNG TÂM VIỆT NGỮ VĂN LANG: 2470 Ulric Street, San Diego 92111. TRƯỜNG VIỆT NGỮ VĂN LANG: 1630 SE 92nd Ave.Portland, OR 97216. TRƯỜNG VIỆT NGỮ HỒNG BÀNG: 1101 Hoquiam Avenue NE, Renton, WA 98059...
Ông Đức luôn ca ngợi “Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh”, thật ra “Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam” cố tạo ra “Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh” để lường gạt đảng viên Cộng sản và dân chúng Việt Nam. Chính ông Hồ đã thành khẩn trả lời một đảng viên Cộng sản kỳ cựu là ông Nguyễn Văn Trấn rằng: “Tôi chẳng có tư tưởng gì, ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê. Tôi chỉ có phương pháp để giải quyết thỏa đáng từng vấn đề của ta. Chớ còn tư tưởng là quan niệm về vũ trụ, về thế giới và xã hội con người thì tôi là học trò của Mác, Ăng ghen, Lênin, chớ làm gì có tư tưởng ngoài triết học Mác.”
Thật vậy, Hồ Chí Minh chẳng có tư tưởng gì cả! Hồ Chí Minh là kẻ đạo văn tức là ăn cắp văn thơ của tác giả khác, như: Quản Tử tức Quản Trọng sinh năm 725 mất năm 645 trước Công nguyên, làm tướng quốc cho Tề Hoàn Công thời Xuân Thu Chiến quốc ở nước Tàu. Quản Tử là tác giả về quốc sách “Trồng người”, Quản Trọng có câu nói nổi tiếng: "Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc; thập niên chi kế mạc như thụ mộc; chung thân chi kế mạc như thụ nhân” Nghĩa là: “Kế sách một năm không gì hơn trồng lúa; kế sách mười năm không gì hơn trồng cây; kế sách một đời (trăm năm) không gì hơn trồng người.” Hồ Chí Minh ăn cắp ý câu ấy, rồi nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.”
Trong truyện Kiều có câu:
Thương vui bởi tại lòng này (Kiều, câu 3209)
Hay là khổ tận đến ngày cam lai? (Kiều, câu 3210)
Hồ Chí Minh làm bài thơ "Cảm ơn người tặng cam" đã ăn cắp câu ca dao cho câu 3 và Kiều (câu 3210) cho câu 4:
1- Cảm ơn bà biếu gói cam,
2- Nhận thì không đáng, từ làm sao đây!
3- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, (ca dao)
4- Phải chăng khổ tận, đến ngày cam lai. (Kiều, câu 3210)
Hồ Chí Minh có tài ăn cắp câu nói hay sách vở của nước Tàu, còn ăn cắp các câu nói hay sách vở của Tây phương:
Hồ Chí Minh nói: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người." Câu này, ông Hồ đạo văn trong tiểu thuyết "Les trois mousquetaires” tức là: “Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ” của nhà văn Pháp. Câu này tiếng Pháp viết: “Un pour tous et tous pour un.” Tiếng Anh viết: “One for all, all for one."
Ngoài ra, HCM là kẻ vô đạo đức “trâu già gặm cỏ non” rồi ám hại tình nhân rất dã man: Vào đầu thập niên 1940, HCM dan díu với Nông Thị Ngác là người Tày có nhan sắc ở hang Pắc Bó; hai người quấn quýt bên nhau, người địa phương xầm xì về “Chú Thu” tức HCM dan díu với “Cháu Trưng” tức Ngác. Khi HCM ở Hà Nội, cô Nông Thị Xuân vốn người Nùng, có nhan sắc, ở làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Năm 1955, cán bộ Việt Minh đưa cô Xuân về ở nhà số 66 phố Hàng Bông, tại Hà Nội để “Điều hòa tâm sinh lý cho Chủ tịch nước.” Lúc đó, HCM 65 tuổi, cô Xuân 22 tuổi. Bộ trưởng Bộ Công an Hà Nội là Trần Quốc Hoàn chở cô Xuân vô phủ Chủ tịch cho HCM làm tình xong thì chở về. Năm 1956, bà Xuân sinh đứa con trai là Nguyễn Tất Trung cho HCM. Dù vậy, HCM vẫn không làm lễ cưới hay để bà Xuân ở trong phủ Chủ tịch với HCM. Rạng sáng mùa xuân năm 1957, xác bà Xuân nằm ở dốc Cổ Ngư, ngụy trang bị xe ô tô đụng. Lúc ấy, ông Nguyễn Minh Cần làm Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết: “Trần Quốc Hoàn, từ ngày 6-2-1957 đã nhiều lần đến nhà bà Xuân, hãm hiếp bà ta. Đến ngày 11-2-1957, cho người dùng búa đập vào đầu bà Xuân cho đến chết (theo khám nghiệm bác sĩ), rồi quăng xác ở dốc Cổ Ngư?!”
Nhìn chung, Hồ Chí Minh là kẻ vô đạo đức, đã gây cho đất nước tang thương, giống nòi tang tóc; nếu “Lập hội con cháu bác Hồ” là đưa đẩy những người nông cạn chui vào đường hầm đen tối.
Ghi chú:
Copy: “Lập hội con cháu bác Hồ”, click vào Google để xem.
Anh nhận định lính Nga xuống tinh thần sau 6 tháng chiến sự
Bộ Quốc phòng Anh đánh giá lực lượng Nga "xuống cấp đáng kể" và tinh thần tại nhiều đơn vị đi xuống sau 6 tháng tham chiến tại Ukraine.
"Tinh thần ở nhiều đơn vị trong quân đội Nga kém đi và lực lượng của họ xuống cấp đáng kể", Bộ Quốc phòng Anh nhận định trong báo cáo ngày 24/8, khi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine bước sang tháng thứ 6.
"Sức mạnh ngoại giao của Nga suy giảm và triển vọng kinh tế của họ ảm đạm. 6 tháng chiến dịch của Nga đã rất tốn kém và gây tổn hại về chiến lược", báo cáo có đoạn.
Cơ quan này nhận định lãnh đạo Nga hồi tháng 4 "nhận thấy thất bại" của mục tiêu "lật đổ chính phủ Ukraine và kiểm soát phần lớn nước này", do đó chuyển sang các mục tiêu khiêm tốn hơn ở miền đông và miền nam Ukraine.
"Đợt tiến công ở Donbass đang chỉ đạt được tiến bộ tối thiểu và Nga nguy cơ đối mặt với đợt phản công lớn của Ukraine. Nga đang bị thiếu vũ khí, phương tiện và nhân lực", Bộ Quốc phòng Anh đánh giá.X
Nga chưa bình luận về báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh.
Sau 6 tháng chiến sự, lực lượng Nga kiểm soát hoàn toàn tỉnh Lugansk và phần lớn tỉnh Donetsk ở miền đông Ukraine, cũng như khai thông hành lang trên bộ từ biên giới tới bán đảo Crimea.
Giới chuyên gia phương Tây đánh giá chiến sự đã chuyển sang giai đoạn tiêu hao ở vùng miền đông Donbass và tỉnh Kherson, nơi hai bên đều đang trong tình thế giằng co và không đạt được lợi thế đáng kể.
Theo Viện nghiên cứu Chiến tranh (ISW) của Mỹ, lực lượng Nga gần như không tiến thêm ở miền đông và miền nam Ukraine trong những tuần qua, dường như chuyển sang thế phòng ngự sau khi Ukraine thể hiện khả năng tiến công sâu vào phía sau chiến tuyến.
Cảm xúc lẫn lộn của người Nga sau 6 tháng chiến sự Ukraine
Nhiều người Nga cảm thấy cay đắng khi đất nước bị cô lập vì chiến sự, trong khi số khác cho rằng cuộc chiến ở Ukraine là "cần thiết".
Sau khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự vào nước láng giềng Ukraine ngày 24/2, phương Tây đã áp hàng loạt lệnh trừng phạt chưa từng có với Nga để đáp trả, như cấm nhập dầu thô cùng một số hàng hóa khác từ nước này, chặn Moskva tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu, đóng băng dự trữ vàng và ngoại hối của ngân hàng trung ương Nga.
Nửa năm sau khi xung đột bắt đầu, kinh tế Nga dường như đang vận động tốt hơn so với dự báo về tác động của lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, nhiều người Nga vẫn chịu ảnh hưởng đáng kể. Họ cảm thấy bị cô lập, bởi ngày càng nhiều công ty quốc tế rút khỏi Nga, trong khi các quốc gia phương Tây muốn cấm người Nga nhập cảnh.
Một đại lý Lamborghini ở Kutuzovsky Prospekt, một tuyến đường chính ở Moskva, vẫn treo băng rôn mừng Ngày Chiến thắng, dù phòng trưng bày tối đen. Lamborghini là một trong số nhiều công ty nước ngoài đã tạm dừng hoạt động hoặc rời khỏi Nga sau khi Moskva bắt đầu chiến dịch quân sự.
Nhiều cửa hàng mặt phố tắt đèn, những khoảng trống xuất hiện trong các trung tâm thương mại. Đây từng là những địa điểm được thuê bởi các hãng đồ ăn nhanh nổi tiếng, như McDonald's và Starbuck.
"Ban đầu, chúng tôi rất thất vọng khi chứng kiến làn sóng rời đi này", Yegor Driganov, một thanh niên Nga, chia sẻ. "Nhưng các thương hiệu khác đang bắt đầu xuất hiện và thay thế họ".
"Chúng tôi vẫn dạo quanh như bình thường", Polina Polishchuk, bạn đồng hành của Driganov, mô tả tâm trạng chung của người Moskva.
Nam rapper Timati và doanh nhân Anton Pinskiy ngày 19/8 khai trương cửa hàng Stars Coffee đầu tiên ở Moskva, thay thế thương hiệu Starbucks của Mỹ đã rút khỏi thị trường Nga. Hai người mua lại chuỗi cửa hàng Starbucks hồi tháng 7, cho biết tất cả các cơ sở mới trên khắp nước Nga sẽ hoàn tất khai trương vào cuối tháng 9.
Dù vậy, một số người Nga vẫn hoài nghi về khả năng các thương hiệu bản địa có thể thay thế những cái tên nổi tiếng từ nước ngoài.
Nỗi hoảng loạn từng xuất hiện sau khi phương Tây áp loạt lệnh trừng phạt với Nga đang dần tan biến. Đồng ruble từng mất nửa giá trị so với USD hồi đầu tháng 3 nhưng đã phục hồi, tăng lên cao nhất nhiều năm. Nhưng đồng nội tệ tăng giá lại là gánh nặng với ngành xuất khẩu, bởi giá hàng hóa sẽ đắt hơn, dẫn đến khó cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới.
Triển vọng kinh tế Nga sáng tối đan xen, với những số liệu trái chiều. Tỷ lệ thất nghiệp đang đi xuống, trái với nhiều nhận định, nhưng GDP lại giảm 4% trong quý II và được dự báo giảm gần 8% trong năm nay. Lạm phát năm 2022 của Nga được ước tính khoảng 15%.
Mikhail Sukhorukov, chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm ở chợ Izmailovsky, Moskva, phớt lờ các lo ngại, dù các lệnh trừng phạt từ châu Âu khiến lượng du khách giảm mạnh. "Du lịch có tính chu kỳ, giống như một đợt sóng vậy", Sukhorukov nói, thêm rằng anh chọn lạc quan hơn là bi quan.
Một số người Nga tin rằng chiến dịch quân sự tại Ukraine là điều cần thiết. Số khác lại coi đây là nguồn cơn "đau buồn", bày tỏ đáng tiếc về những thiệt hại mà cuộc chiến gây ra.
Với Romanenko, chiến dịch quân sự đã đặt dấu chấm hết cho kế sinh nhai của ông. "Cuộc chiến phá hủy mọi thứ tôi đang làm, toàn bộ hoạt động kinh doanh. Tôi đang trong quá trình khởi nghiệp và tất cả 8 dự án đã tan tành", Romanenko chia sẻ.
Viktor, thợ mộc 35 tuổi, mất phần lớn khách hàng bởi họ buộc phải tiết kiệm giữa thời kỳ khó khăn. Anh thậm chí còn không thể xây xong nhà của chính mình, do giá vật liệu tăng lên gấp đôi, trong khi thu nhập giảm một nửa.
Viktor từng nghĩ chiến sự chỉ kéo dài hai tháng. "Giờ đây, cuộc chiến sẽ kéo dài nhiều năm và là một thảm họa. Những năm tới, chúng tôi sẽ sống trong đói nghèo và cô lập", thợ mộc này bày tỏ nỗi bi quan.
Nhà phê bình nghệ thuật đã về hưu Valentina Byalik, 83 tuổi, cho rằng "mọi thứ rõ ràng đã thay đổi".
"Thế hệ chúng tôi từng trải qua chiến tranh thời thơ ấu. Thật đáng buồn bởi tuổi già của chúng tôi cũng trong chiến tranh", bà nói. "Ngay cả khi sống xa nơi xung đột, chúng tôi vẫn cảm thấy đau buồn sâu sắc cho những người đã thiệt mạng, bất kể họ mang quốc tịch nào".
Dmitry Nalivayko, bồi bàn 34 tuổi đeo dải ruy băng mang màu quốc kỳ Nga gắn trên balô, nói thật "sai trái" khi dân thường cũng bị vướng vào cuộc xung đột. "Hãy để các chính trị gia chiến đấu, không phải người dân. Tất cả đều đang tổn thương".
Trong khi đó, nhiều người tham gia một diễn đàn gần đây ở ngoại ô thủ đô Moskva, nơi trưng bày những khí tài hiện đại nhất của Nga, bày tỏ sự ủng hộ với chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Vladimir Kosov, 33 tuổi, mặc áo phông in chữ Z màu trắng, cùng mẹ Olga, 55 tuổi, đang tản bộ quanh dàn xe tăng trưng bày. Họ cho rằng Nga có nghĩa vụ hỗ trợ phe ly khai thân Moskva ở vùng Donbass, miền đông Ukraine.
"Chúng ta phải hỗ trợ họ, dù phải đánh đổi bằng sinh mạng", bà Olga nói. Kosov thì cho rằng "chủ nghĩa dân tộc" ở Ukraine là "mối đe dọa nguy hiểm trong thời đại của chúng ta".
"Cuộc chiến đó là điều cần thiết", Mikhail Nikitin, chuyên gia công nghệ thông tin 35 tuổi, nói tại diễn đàn. "Không sớm thì muộn, chúng ta sẽ chiến thắng và mọi thứ sau đó sẽ ổn thỏa".
Nadezhda Josan, 35 tuổi, quản lý một công ty vệ sinh, thì bày tỏ hy vọng cuộc chiến sẽ sớm kết thúc với chiến thắng thuộc về Nga và "hòa bình giữa Moskva với Kiev sẽ được khôi phục bởi chúng tôi đều từng là những quốc gia thân thiện".
Nhưng nhà phê bình nghệ thuật về hưu Byalik lại bày tỏ nỗi bi quan với tương lai nước Nga khi cuộc chiến kéo dài. "Một quốc gia vĩ đại giờ đã bị cô lập, điều đó rất cay đắng với chúng tôi", bà bày tỏ.
Quan chức Nga bổ nhiệm ở Ukraine thiệt mạng vì bom xe
Quan chức Sushko do Nga bổ nhiệm ở thị trấn Mykhailivka, miền nam Ukraine, thiệt mạng sau khi chiếc xe của ông phát nổ vì bị gài bom.
Quan chức chính quyền quân - dân sự tỉnh Zaporizhzhia, Vladimir Rogov, cho biết lãnh đạo thị trấn Mykhailivka Ivan Sushko đã bị thương nặng sau khi chiếc xe của ông phát nổ hôm 23/8. Ông Sushko sau đó qua đời tại bệnh viện.
Mykhailivka là thị trấn có dân số khoảng 11.000 người ở Zaporizhzhia. Nga kiểm soát phần lớn tỉnh này.
Cái chết của ông Sushko là vụ tấn công mới nhất nhằm vào các quan chức do Nga bổ nhiệm tại các khu vực lực lượng này kiểm soát tại Ukraine. Tại tỉnh Kherson lân cận, phó lãnh đạo thị trấn Novaya Kakhovka bị bắn chết tại nhà riêng hôm 6/8.
Hồi giữa tháng 6, lãnh đạo cơ quan quản lý trại giam tỉnh Kherson Yevgeny Sobolev bị thương khi một quả bom tự chế phát nổ gần xe của ông. Một quan chức khác của chính quyền tỉnh Kherson do Nga bổ nhiệm là Dmitry Savluchenko cũng thiệt mạng trong vụ đánh bom xe.
Kiev từ cuối tháng 7 thông báo Moskva đổi chiến thuật, điều động lượng lớn binh lực tới ba tỉnh miền nam Ukraine, sau khi Kiev tuyên bố sẽ mở đợt phản công ở khu vực này, khiến chiến sự tại đây tăng nhiệt.
Tại một số khu vực ở miền nam Ukraine, nơi Nga kiểm soát gần như hoàn toàn, các chính quyền do Moskva bổ nhiệm đang thúc đẩy nỗ lực tiến hành trưng cầu dân ý để sáp nhập lãnh thổ vào Nga.