|
|
Các chuyên mục |
|
Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal
Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat
Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục
Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói
Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí
Web links
Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo
Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP
|
|
|
|
Xem bài theo ngày |
|
Tháng Chín 2024 | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
|
|
|
|
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thống kê website |
|
|
Trực tuyến: |
6 |
|
Lượt truy cập: |
25530335 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khám phá ngôi chùa 'vắng vẻ' nhất đất Việt, ai cũng biết tên nhưng ít người đến
15.12.2022 07:40
Hầu hết mọi người đều đã từng ít nhất một lần nghe qua câu “vắng như chùa Bà Đanh”, thế nhưng người thật sự đặt chân đến địa danh được người dân cả nước nhắc đến này thì không nhiều.
Bà Đanh không chỉ là một ngôi chùa xuất hiện qua câu nói cửa miệng nổi tiếng của người Việt, mà còn là một ngôi chùa đẹp, cổ kính bậc nhất tỉnh Hà Nam và khu vực miền Bắc nói chung.
Ngôi chùa gắn với câu cửa miệng “vắng như chùa Bà Đanh”. (Ảnh: dimotngaydang) Chùa Bà Đanh còn có tên gọi khác là Bảo Sơn Tự. Tọa lạc ở thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam, ngôi chùa sở hữu diện tích khoảng 10 ha giữa cảnh sơn thủy hữu tình. Chùa Bà Đanh Hà Nam được bao bọc trong không gian yên bình, tĩnh lặng. (Ảnh: mailien249) Ngôi chùa ban đầu được hình thành với diện tích khá khiêm tốn vào thế kỷ VII, dần được mở rộng ra như hiện tại từ thời vua Lê Thánh Tông. Khuôn viên chùa là tổng thể gồm nhiều công trình mang đậm kiểu dáng kiến trúc nghệ thuật Bắc bộ, với gần 40 gian nhà lớn nhỏ. Chùa thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng Tứ Phủ bao gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. (Ảnh: blue.nomad) Từng lớp ngói, viên gạch và kiến trúc trang trí ở chùa đều toát lên vẻ cổ kính, nghiêm trang và đầy thanh tịnh của một nơi thờ tự linh thiêng với bề dày lịch sử hàng trăm năm. Từng góc chùa đều toát lên vẻ hoài cổ. (Ảnh: chiile.chiile) Đó là cánh cổng tam quan trầm mặc với bậc tam cấp trải dài, lặng im nấp sau vườn hoa nhài, mẫu đơn, cùng câu cau khẳng khiu bao bọc xung quanh. Các dãy hành lang, cánh cửa, cột kèo được làm bằng gỗ với họa tiết dân gian đặc sắc. Khung cảnh hoài cổ bao trùm từng ngóc ngách trong chùa Bà Đanh như càng khắc họa thêm cho sự vắng lặng, tĩnh mịch tại đây. Không gian tĩnh lặng ở chùa rất thích hợp với những ai không thích chen chúc tại các điểm đông người. (Ảnh: dundun.10) Tên gọi Bà Đanh được cho là xuất phát từ truyền thuyết địa phương, chùa thờ nữ thần thiên nhiên giúp mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu nên người dân gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, sau gọi tắt là chùa Bà Đanh. Ngôi chùa gắn với nhiều câu chuyện truyền miệng mang màu sắc kỳ ảo. (Ảnh: phuongseol) Từ lâu, chùa Bà Đanh đã luôn gắn liền với nhiều câu chuyện truyền miệng mang tính huyền bí. Người xưa thường kể lại rằng, Bà Đanh là ngôi chùa rất linh thiêng, khách qua đường nếu dám cười cợt hay có bất kỳ hành động, câu nói bất kính đều sẽ bị trừng phạt nặng nề. Vì vậy, nhiều người lo sợ không giữ được lời ăn tiếng nói sẽ bị quở trách nên không dám đến gần chùa. Chính sự thưa thớt khách tham quan càng tăng thêm vẻ rêu phong, nghiêm trang nơi cổ tự. (Ảnh: phuongseol) Một cách giải thích khác được nhiều người đồng tình hơn đó là sự thưa thớt du khách ở chùa Bà Đanh bắt nguồn bởi vị trí địa lý. Chùa nằm ở nơi u tịch, xa dân cư, ba mặt giáp sông, một mặt là rừng rậm chắn lối, cách tiếp cận duy nhất đến chùa là chèo thuyền qua sông Đáy có phần bất tiện. Chính những điều ấy khiến người hành hương ít viếng thăm nơi này. Ngày càng có nhiều du khách tò mò tìm đến chùa Bà Đanh để tham quan. (Ảnh: harley_quyenn) Trải qua hàng trăm năm, cùng với sự phát triển của du lịch, chùa Bà Đanh hiện cũng không còn quá vắng vẻ, hiu quạnh như trước. Ngày càng có thêm nhiều du khách thập phương tìm đến chùa Bà Đanh để viếng bái, tham quan và tận hưởng sự thanh bình, tĩnh mịch hiếm khó ở một ngôi cổ tự linh thiêng. Đặc biệt, nếu đến đây vào tháng 2 âm lịch hằng năm, du khách sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội vô cùng náo nhiệt.
Kì bí ngôi chùa cổ Chùa Bà Đanh còn được gọi là Bảo Sơn tự, cạnh hòn núi Ngọc nổi tiếng thơ mộng và linh thiêng. Từ bao đời nay, chùa Bà Đanh được thêu dệt bằng những câu chuyện lạ mà tâm điểm là tượng Bà Đanh. Người dân nơi đây bảo rằng, người đi đường trót cười cợt bình phẩm dù chỉ một câu bất kính cũng sẽ bị bà trừng phạt cho hộc máu hoặc mất mạng. Nhiều người lo lắng mà không dám qua chùa vì sợ không giữ được mồm miệng… Cụ Chuyên, một cao niên làng Đanh Xá cho biết: “Ngôi chùa trở nên linh thiêng từ khi làng tổ chức rước vong phật Pháp Vũ về thờ. Phật Pháp Vũ thuộc hệ Tứ Pháp chùa Dâu (Bắc Ninh) gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Lịch sử còn ghi lại sự linh ứng mỗi khi các vua thời Lý đến chùa Dâu cầu khấn, từ đó chùa các nơi xin rước Tứ Pháp về thờ”. | Không gian ngôi chùa khá đẹp và tĩnh lặng |
>>Chùm ảnh: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tĩnh tại của chùa Bà Đanh“Trước đây làng này yên ổn lắm, nhưng mấy năm trở lại đây đã có nhiều người bị điên. Nhiều người còn bảo, đất Hà Nam đang bị chùa bà Đanh ám. Tôi thì cho rằng đó là chuyện phi lý, không có thật. Có thể đó là lời đồn đâu đó…” - Cụ Chuyên, một người có uy tín trong làng cho hay. Làng Đanh Xá cũng là một địa phương xin rước Pháp Vũ về chùa làng để thờ. Như linh ứng, năm làng Đanh Xá rước vong Pháp Vũ có mưa to gió lớn làm đổ cây mít cổ thụ trong chùa. Người làng thấy lạ nên thuê thợ giỏi tạc tượng Pháp Vũ, sau đó hô thần nhập tượng và đặt trong điện thờ. Người thợ tạc tượng ấy sau một đêm nằm mơ thấy thần đến mách bảo dung nhan Pháp Vũ nên đã tạc lại theo giấc mộng kỳ lạ. Chưa hết, sau khi nhập hồn cho tượng thì dưới bến nước trước chùa có vật lạ nửa nổi nửa chìm. Người dân cứ đẩy ra thì vật lạ ấy lại dạt vào dù cho dòng nước có xoáy mạnh. Thấy lạ, dân làng bàn nhau vớt lên xem thì thấy đó là một cái ngai bằng gỗ. Họ đưa vào chùa và thật lạ, tượng vừa khít khi đặt vào ngai như được đo đạc trước. Từ đó, trong vùng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, lời đồn Thánh Bà Bảo Sơn linh ứng lan truyền khắp nơi, khách thập phương đổ về đông như đi hội, thuyền bè qua lại tấp nập hương khói và những câu chuyện thần bí bắt đầu được thêu dệt từ ngôi chùa này. | Sư thầy Thích Đàm Đam - Trụ trì chùa Bà Đanh
|
>>Chùm ảnh: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tĩnh tại của chùa Bà ĐanhSư thầy Thích Đàm Đam - Trụ trì chùa Bà Đanh cho hay: “Nhiều vị khách cố chụp tượng Pháp Vũ nhưng không tài nào chụp nổi. Hình ảnh đều bị nhòa hoặc bị cháy phim không lý giải được… Tôi cho rằng, tượng Pháp Vũ rất thiêng, ngôi chùa bà Đanh càng thiêng hơn nữa”?. “Chùa Bà Đanh có rất nhiều giai thoại huyền bí mà các cụ ngày trước thường hay kể lại cho con cháu nghe. Tuy nhiên, thời gian đã khiến các giai thoại ấy thất truyền gần hết và câu hỏi vì sao chùa bà Đanh vắng khách hầu như không thể giải mã. Nếu giải mã được thì cũng chỉ mang tính tương đối do có nhiều dị bản khác nhau” - Ông Trương Văn Đô, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn. Ngày hô thần nhập tượng cũng là ngày hội của cả làng Đanh Xá. Thời trước, ngày hội được tổ chức rất long trọng nhưng rồi ngày một nhạt phai, khách thập phương ít qua lại và chùa trở nên vắng vẻ cho đến ngày nay dù cho tỉnh Hà Nam cố gắng tổ chức các “tua” du lịch thu hút khách nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
Hiện nay, chùa Bà Đanh được đầu tư tôn tạo rất tỉ mỉ với quần thể liên hoàn gồm tam quan, tả vu, hữu vu, phủ Mẫu… Chùa Bà Đanh lưu giữ nhiều cổ vật, cổ thư quý hiếm, nhất là tượng Phật, Bồ Tát, khánh đá, đại tự, câu đối và nhang án… Danh hiệu "đệ nhất vắng"
Để lý giải vì sao chùa Bà Đanh lại có danh hiệu “đệ nhất”… vắng kèm theo câu cửa cửa miệng “vắng như chùa Bà Đanh” để ám chỉ sự thưa vắng đến cô tịch của ngôi chùa một thời linh thiêng này. Chúng tôi gặp nhiều cao niên, nhiều người dân để hiểu hơn về sự việc. Từ đó, chúng tôi nghe được nhiều câu chuyện ly kỳ, hiếm có. Có lẽ, đây cũng là những câu chuyện xưa nay ít người biết đến ngôi chùa vắng khách này. Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Tiến Ban - Chánh văn phòng UBND huyện Kim Bảng, Hà Nam lắc đầu không biết vì sao chùa Bà Đanh lại vắng khách. Chỉ biết rằng, thời xưa nghe các cụ kể lại, khu vực chùa Bà Đanh là rừng rậm, có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Muốn vào đó an toàn chỉ có cách đi thuyền qua sông Đáy để tránh thú dữ, vì bất tiện nên khách thập phương muốn đến lễ bái cũng không có điều kiện. | Ngôi chùa đẹp, cổ kính nhưng đặc biệt ít khách viếng thăm |
Đồng tình với ý kiến ấy, sư thầy Thích Đàm Đam cho biết: “Đừng đổ lỗi cho chùa không thiêng hay cách đối xử của nhà chùa với khách. Chùa vắng khách cũng có cái lý riêng, vừa xa khu dân cư, đường vào lại hiểm trở, ngày trước là rừng rậm nhiều hổ báo nên người ta sợ… Bây giờ chùa đã được trang trí với không gian rộng, đường đi lại thuận lợi, rất tốt cho khách đến cầu lễ”. Lại có câu chuyện khác nói rằng, Bà Đanh có tên nôm là Bà Đậu - một người bình thường trong làng. Từ khi dân làng Đanh Xá rước vong phật Pháp Vũ về và hô thần nhập tượng nên mới yên ổn làm ăn. Chuyện đến tai Trạng Quỳnh, Trạng bất bình nên đến chùa trách bà, đã là Phật thì chớ hại sinh linh. Là Phật không được thờ cũng phải phù hộ chứ chưa được thờ lại nổi mưa to gió lớn hại trăm họ…?
"Phải khẳng định là chùa Bà Đanh rất linh thiêng, tuy nhiên chuyện vắng khách đã có từ lâu. Ngày xưa, vùng này có nhiều thú dữ hại người nên người dân sợ hãi mà không dám đến chùa. Chính quyền tỉnh Hà Nam cũng đã có những phương cách thu hút khách du lịch về chùa nhưng không biết bao giờ chùa Bà Đanh mới… hết vắng” - Sư thầy Thích Đàm Đam, Trụ trì chùa Bà Đanh tâm sự. | Chùa Bà Đanh luôn rộng cửa đón du khách thập phương |
“Có lẽ truyền thuyết cũng chỉ là truyền thuyết, lời đồn thì vô cùng, vô tận. Nhiều người bảo chùa bà Đanh không linh, không ai đến là sai. Mặt khác làng Đanh Xá hy vọng rằng, cái tên ngôi chùa vắng sẽ được nhiều người biết đến bằng cái tên ngôi chùa đệ nhất khách. Hiện tại, chùa được đầu tư xây dựng với kiến trúc rất đẹp. Bên cạnh chùa, có nhiều di tích danh thắng như Núi Ngọc, Núi Cấm, Ngũ Động Sơn… mang ý nghĩa lớn lao” - Một người dân cho biết. Chùa Bà Đanh tuy vắng vẻ, tĩnh mịch nhưng chính sự vắng vẻ, tĩnh mịch này lại tạo nên vẻ đẹp bình yên và thanh khiết cho ngôi chùa mà không phải nơi nào cũng có được.
Chùa Bà Đanh Hà Nam - HƠN 300 NĂM vang danh lịch sử "Bảo Sơn Tự"11/09/202226.727 Chùa Bà Đanh Hà Nam với hơn 300 năm vang danh lịch sử, nổi tiếng với câu nói “vắng như chùa bà Đanh”. Trải qua quá trình tu dưỡng, chùa Bà Đanh ngày càng đẹp và thu hút đông đảo du khách gần xa tới lễ chùa và tham quan.Chùa Bà Đanh đang là một trong những điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách (Ảnh: Sưu tầm)Chùa Bà Đanh Hà Nam là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mang vẻ đẹp yên bình, thanh tịnh, có cảnh quan sơn thủy hữu tình. Vậy chùa Bà Đanh ở đâu? Chứa đựng những điều bí ẩn gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này bạn nhé! 1. Chùa Bà Đanh nằm ở đâu? - Nếu như các ngôi chùa khác nổi tiếng với sự đông đúc, kiến trúc đặc biệt thì chùa bà Đanh Hà Nam được nhiều người biết tới bởi câu nói thương hiệu “Vắng như chùa bà Đanh”. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là Bảo Sơn Tự, thuộc thôn Đanh, Ngọc Sơn, Kim Bảng, Hà Nam.
- Để tìm đến chùa Bà Đanh Kim Bảng Hà Nam không hề khó, bạn cứ đi theo quốc lộ 1 từ Hà Nội tới thẳng thành phố Phủ Lý, sau đó rẽ phải qua cầu Hồng Phú, chạy thêm khoảng 10km theo quốc lộ 21, đến cầu treo Cấm Sơn là tới. Tùy vào sở thích cũng như khả năng mà bạn có thể lựa chọn phương tiện xe máy, ô tô hay xe khách để tới đây. Khoảng cách từ Hà Nội tới Hà Nam chỉ khoảng 60km nên việc đi lại vô cùng dễ dàng.
- Chùa mở cửa từ 6:00 - 18:00 giờ hằng ngày với giá vé là 30.000 VNĐ/người.
Hình ảnh chùa Bà Đanh nằm ở Kim Bảng Hà Nam (Ảnh: Sưu tầm)2. Truyền thuyết linh thiêng ở chùa Bà Đanh Kim Bảng Hà NamChùa Bà Đanh ở Hà Nam chứa đựng truyền thuyết linh thiêng, huyền bí mà khiến rất nhiều du khách tò mò. Tới chùa Bà Đanh, bạn có thể sẽ được nhiều người dân hoặc sư trong chùa kể lại cho. 2.1. Chùa Bà Đanh thờ ai?Chùa Bà Đanh Hà Nam được xây dựng từ thế kỷ VII với diện tích rất nhỏ, đến thời vua Lê Thánh Tông thì chùa được cải biến rộng rãi và to như bây giờ. Chùa thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng Tứ Phủ - một tín ngưỡng dân gian phổ biến ở các ngôi chùa miền Bắc Việt Nam bao gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Ở chùa Bà Đanh thờ Tứ Pháp (Ảnh: Sưu tầm)Về tên gọi Bà Đanh xuất phát từ truyền thuyết địa phương, chùa thờ nữ thần thiên nhiên giúp mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu nên người dân gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, sau gọi tắt là chùa Bà Đanh. 2.2. Sự tích “Vì sao chùa Bà Đanh vắng bóng người”?Có rất nhiều lý do để thuyết minh về chùa Bà Đanh ở Hà Nam vắng khách. Nhưng có lẽ lý do thuyết phục nhất là do trước đây chùa nằm ở vị trí khó khăn cho việc di chuyển, bao quanh là rừng và sông mà lại xa dân cư, có thú dữ nên nhiều người ngại hành hương qua đây. Tuy nhiên, có một lý do khác được người dân kể lại là do chùa rất linh thiêng, người đi qua chùa mà có những lời nói khiếm nhã, thái độ không tốt là sẽ bị trừng phạt nặng nề. Vì vậy, người dân ít đến nhằm tránh tai họa do vạ miệng mà ra. Câu nói vắng như chùa Bà Đanh ở đâu mà có? Đến nay vẫn chưa tìm được lời giải đáp thích đáng (Ảnh: Sưu tầm)3. Vì sao chùa Bà Đanh Hà Nam nổi tiếng gần xa? Giờ đây, Hà Nam không chỉ nổi tiếng với ngôi làng sinh ra Chí Phèo, Bá Kiến, nhà văn Nam Cao mà còn được biết đến với nhiều ngôi chùa độc đáo. Một trong số đó không thể không nhắc tới chùa Bà Đanh. 3.1. Lịch sử chùa Bà Đanh Hà Nam - di tích oai hùng của dân tộcChùa Bà Đanh Hà Nam có lịch sử hàng trăm năm tuổi với không gian yên bình, tĩnh lặng cùng nghệ thuật điêu khắc dân gian đặc sắc. Bao quanh chùa là dòng sông Đáy thơ mộng. Phía Nam là bến lên cổng tam quan với tam cấp trải dài có hai hàng trụ chóp hình búp sen. Phía Bắc là núi Ngọc rất nhiều cây xanh, cành lá sum suê, trên đỉnh có một cây si cổ thụ hàng trăm tuổi thỏng xuống vô số rễ bám vào vách đá rất kỳ vĩ. Chính vì vậy, người dân ngày càng thích đến chùa Bà Đanh để vãn cảnh. Chùa Bà Đanh từng là căn cứ địa của kháng chiến (Ảnh: Sưu tầm)Không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình, chùa Bà Đanh Hà Nam còn là “căn cứ địa” trong kháng chiến. Từ năm 1946 đến 1950 là địa điểm tập luyện của du kích, là đầu não của cách mạng, nơi bộ đội đóng quân và là đầu mối giao thông quan trọng giúp cuộc kháng chiến giành thắng lợi. 3.2. Đặc sắc kiến trúc chùa Bà Đanh Hà NamChùa Bà Đanh mang kiến trúc dân gian đặc sắc, nổi bật ở khu vực cổng tam quan, nhà trung đường và nhà thượng điện. - Cổng tam quan: xung quanh cổng có vườn hoa với hoa nhài, mẫu đơn cùng cây cau khẳng khiu che bóng mát. Hai dãy hành lang ở sân gạch trước bái đường được dựng bằng gỗ lim tốt, lợp ngói lam, với tường bao quanh độc đáo.
Cổng tam quan trong chùa Bà Đanh (Ảnh: Sưu tầm)- Nhà trung đường: có 5 gian liền kề với bái đường được bít 2 đầu và lợp ngói lam. Ở trước nhà trung đường có màn che, chấn song được làm từ con tiện gỗ vô cùng chắc chắn. Ngoài ra, trụ và rường ở đây đều được tạo vuông góc, trông vừa đẹp lại vô cùng chắc chắn.
Nhà trung đường chùa Bà Đanh (Ảnh: Sưu tầm)- Nhà thượng điện: tuy nhỏ nhưng được bao xung quanh bằng gỗ lim thiết kế 3 gian.
Khu nhà thượng điện chùa Bà Đanh (Ảnh: Sưu tầm)>>> Xem thêm: [Tổng Hợp] TOP 25 địa điểm du lịch Hà Nam cực hấp dẫn 3.3. Uy nghi lễ hội chùa Bà Đanh Hà NamLễ hội chùa Bà Đanh Ngọc Sơn Kim Bảng Hà Nam được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo người dân và cả du khách tứ phương. Lễ hội được tổ chức nhằm để người dân tôn vinh và cảm ơn Đức Bà đã phù hộ bình an và may mắn giúp mùa màng bội thu và cầu mong phù hộ cho vụ mùa tới ngày càng phát triển hơn. Lễ hội độc đáo ở chùa Bà Đanh Hà Nam (Ảnh: Sưu tầm)Bên cạnh chùa Bà Đanh, du lịch Hà Nam còn rất nhiều điểm đến thú vị, những làng nghề truyền thống cùng nhiều món ăn đặc sản Hà Nam mà bạn không nên bỏ qua. Để khám phá hết những điểm tham quan ở đây, bạn đừng quên lựa chọn một khách sạn phù hợp nhé. Giới thiệu với bạn khách sạn Melia Vinpearl Phu Ly với vị trí thuận lợi ngay trung tâm thành phố, giúp bạn dễ dàng trong việc di chuyển tới các điểm tham quan. Ngoài ra, ở Melia Vinpearl Phu Ly cũng có đầy đủ nhà hàng, bar, bể bơi, khu vui chơi, mang đến cho bạn trải nghiệm nghỉ dưỡng tiện nghi và trọn vẹn nhất. Phòng sang trọng hiện đại ở Melia Vinpearl Phu Ly>>> Đặt phòng khách sạn ở Melia Vinpearl Phu Ly Chùa Bà Đanh Hà Nam thực sự là một điểm du lịch ấn tượng mà bạn nên cân nhắc đến vào dịp cuối tuần. Bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và được tìm hiểu thêm những nét đẹp văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc ta. Mong rằng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch hoàn hảo và trọn vẹn nhất.
chuabadanh #chuabadanhhanam #hanam Hôm nay Bỏng Ngô Mario mời bạn đến thăm Chùa Bà Đanh Hà Nam với hơn 300 năm vang danh lịch sử, ... YouTube · BONG NGO MARIO · Apr 28, 2022 Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Chùa có diện tích ... YouTube · Challenge Me - Hãy Thách Thức Tôi · Sep 2, 2019 |
|
Những nội dung khác:
|
|
|
|
|