Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Chín 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30            
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 25530178

 
Bản sắc Việt 20.09.2024 16:42
Tham nhũng vạn tuế: Vì sao không biết chữ vẫn làm giám đốc trung tâm đăng kiểm?
05.01.2023 19:08

Liên quan đến vụ việc Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 50-17D Nhà Bè (TP.HCM) không biết chữ, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết đã làm đúng theo luật hiện hành.

Thông tin từ Bộ Công an cho biết, ông Hồ Hữu Tài, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 50-17D Nhà Bè (TP.HCM) không biết chữ, không đọc được và chỉ học lớp 3.

Về vấn đề này, trao đổi với P.V VietNamNet, một lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết Trung tâm đăng kiểm 50-17D là đơn vị do tư nhân đầu tư. 

Ông Hồ Hữu Tài tuy là giám đốc nhưng không phải đăng kiểm viên, không phải người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định của Trung tâm hay ký giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các phương tiện.

Trung tâm đăng kiểm 50-17D hiện có một dây chuyền kiểm định với 6 đăng kiểm viên. Trong đó người điều hành hoạt động kiểm định và ký giấy chứng nhận kiểm định xe cơ giới là ông Trần Thanh Vinh, Phó giám đốc trung tâm.

Đại diện Cục Đăng kiểm nói rõ, về quy định Cục đang làm đúng, còn trung tâm sai thì trách nhiệm thuộc về phía trung tâm. 

Cơ quan công an phát hiện nhiều sai phạm của cơ quan đăng kiểm. Ảnh: Như Sỹ.

Đại diện Cục Đăng kiểm nói rõ, Nghị định 139 quy định lãnh đạo trung tâm đăng kiểm là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định của đơn vị và ký giấy chứng nhận kiểm định. Người này phải là đăng kiểm viên xe cơ giới đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng.

Trung tâm đăng kiểm hoạt động như một doanh nghiệp, sẽ có nhiều lãnh đạo cùng điều hành. Quy định trên được áp dụng với lãnh đạo chịu trách nhiệm chuyên môn, tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định và ký giấy chứng nhận kiểm định xe.

Cục Đăng kiểm chỉ quản lý những lãnh đạo (Giám đốc, các Phó Giám đốc) là đăng kiểm viên, chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định và ký giấy chứng nhận kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm.

Những lãnh đạo khác không phải đăng kiểm viên, không chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định và không ký giấy chứng nhận đăng kiểm, Cục Đăng kiểm không có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý.

Trên thực tế, các trung tâm đăng kiểm tăng lên sau khi Nghị định 139 bỏ quy định các đơn vị đăng kiểm thành lập mới phải tuân thủ quy hoạch mạng lưới đăng kiểm. Hiện nay, cả nước có 280 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, trong đó 196 đơn vị theo hình thức xã hội hóa, 64 thuộc Sở GTVT và 20 thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam.

HỆ LỤY THAM NHŨNG TẠI VN

1. Những vấn đề chung về tham nhũng ?

Hiểu đơn giản, tác hại kinh tế của tham nhũng là hậu quả để lại tính bằng số tiền bị tham nhũng tác động vào nền kinh tế và lĩnh vực kinh tế nói chung. Tác hại kinh tế của tham nhũng thì có nhiều và tuỳ vào phạm vi tính đến, ta sẽ thấy ảnh hưởng của chúng với nền kinh tế là khác nhau. Ví dụ như hành vi tham ô tài sản trong xí nghiệp nhà nước: ăn bớt nguyên liệu đầu vào của dây chuyền sản xuất. Xét ở phạm vi hẹp, nó làm mất tiền của của nhà nước, xét ở phạm vi rộng hơn nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm từ đó bất lợi cho người tiêu dùng. Mặt dù họ vẫn phải trả giá ngang với giá sản phẩm tốt. Xét ở phạm vi rộng hơn nữa nó ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh đó, khi gặp phải vấn nạn hàng kếm chất lượng, nhất là khi đây là một công ty lớn thì tầm ảnh hưởng đến thị trường càng cao, khiến thị trường sản phẩm phải đau đầu tìm cách khắc phục.

Tác hại của tham nhũng kinh tế có thể có ở nhiều nơi trong nền kinh tế. Thuật ngữ “vùng cấm” trong tham nhũng dường như không có hoặc không nhiều. Tuy nhiên, có điều tuỳ thuộc vào từng thời kỳ mà tác hại của tham nhũng về kinh tế là lớn hay nhỏ. Về cơ bản các con đường dẫn đến tác hại của tham nhũng về kinh tế chính là các hành vi tham nhũng được quy định trong điều 2 luật phòng chống tham nhũng năm 2018. Nếu xét về bản chất, tác hại của tham nhũng về kinh tế khác tác hại về chính trị ở chỗ:

  • Tác hại của tham nhũng kinh tế là tác hại suông, chỉ đo bằng tài sản tham nhũng. Mặc dù có tác hại trên nhiều khía cạnh khác nhưng tự chung lại chỉ trong lĩnh vực kinh tế.
  • Tác hại về kinh tế tuy nguy hiểm, nhưng xét về diện rộng nó không bao phủ những lĩnh vực chính trị khác. Còn tác hại về chính trị có phạm vi bao trùm to hơn, tác động đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Bên cạnh đó tác hại về lĩnh vực kinh tế dễ đánh giá, tìm hiểu hơn so với tác hại trong lĩnh vực chính trị. Ở góc độ tiếp cận này chúng ta có thể thấy nó chỉ đơn giản là các hành vi làm giàu bất hợp pháp, làm thất thoát, thất thu tiền của nhà nước. Còn, với tác hại về văn hoá, xã hội, nó khác là ở chỗ: Tác hại về kinh tế tựu chung là tác hại về mặt giá trị và được đo bằng tiền còn tác hại về văn hoá , xã hội là tác hại trung tâm là đạo đức, từ suy thoái đạo đức, xâm phạm các giá trị đạo đức tốt đẹp sẽ kéo theo một nền tảng xã hội bị ảnh hưởng về chất lượng sống và chất lượng làm việc của một số cơ quan nhà nước dễ bị tổn thương.

2. Tác hại của tham nhũng đối với ngân sách như thế nào?

Ngân sách nhà nước là nguồn thu, chi cho tất cả các hoạt động của nhà nước ở trung ương cũng như địa phương. Tội phạm tham nhũng có nhiều hình thức, phương pháp thực hiện tham nhũng, mà một trong số đó là tham ô tài sản. Tham ô tài sản có thể coi như một tội cơ bản và dễ dàng nhận ra đối với tác hại kinh tế cho ngân sách, ngân quỹ. Bên cạnh đó, còn có một số hành vi khác cũng tác động đến việc làm thất thoát, lãng phí ngân sách, ngân quỹ mặc dù có thể không trực tiếp hoặckhông hoàn toàn làm thất thoát tiền trong ngân sách như: lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì trục lợi (điểm c); lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ công vụ vì trục lợi ( điểm d); lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì trục lợi (điểm đ); lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (điểm e); lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi ( điểm i); giả mạo trong công tác vì vụ lợi (điểm g) khoản 1 điều 2 luật phòng chống tham nhũng 2018. Điểm chung giưa các hành vi này là người có chức vụ, quyền hạn sử dụng quyền lực của mình nắm giữ một cách sai trái tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào ngân sách, ngân quỹ của cơ quan đơn vị nhà nước, hoặc công ty, doanh nghiệp tư nhân để chiếm giữ tiền trong ngân sách, ngân quỹ. Cuối cùng dẫn đến mất đi một nguồn kinh phí lớn cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mà một khi có tham nhũng sảy ra đối với ngân sách, ngân quỹ sẽ để lại những hậu quả nặng nề.

Thứ nhất, nó góp phần bội chi ngân sách ngân quỹ, khiến cho cơ quan, doanh nghiệp phải đau đầu tìm giải pháp thu chi cho hiệu quả.  Kể cả trường hợp tác động không quá lớn vào ngân sách thì nó cũng làm mất đi một lượng lớn tiền đầu tư vào các khoản chi. Như vậy sẽ không có các khoản chi cho những lĩnh vực nào đó do thiếu tiền hoặc vì thế mà lại phải thu thêm tiền vào.

Thứ hai, tham nhũng ảnh hưởng đến chức năng của ngân sách nên hoạt động của cơ quan đơn vị bị ảnh hưởng do thiếu kinh phí hoạt động. Về lâu dài việc này dẫn tới hiệu quả làm việc của cơ quan tổ chức đó giảm sút kéo theo kết quả đạt được không cao, sản phẩm tạo ra không đạt chỉ tiêu về chất lượng. Đơn giản hoạt động của một cơ quan hành chính nhà nước mà thiếu hụt ngân sách do tham nhũng, khi chưa tạm ứng được nguồn ngân sách từ tuyến trên và không có giải pháp để giải ngân ngân sách bị rút ruột tham ô thì các khoản chi cho hành động của cơ quan hành chính đó sẽ không còn từ đó ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan. Hậu quả sau cùng là một phần hoặc tất cả hoạt động của cơ quan đó bị kém hiệu quả. Một khi kết quả đạt được không cao nó sẽ khiến cho kết quả đạt được đó tạo ra giá trị thấp cho xã hội. Phần kết quả mất đi do có tham nhũng cũng sẽ tạo ra được tiền cho xã hội. Tuy nhiên thật đáng tiếc là kết quả đó-số tiền đó bị lãng phí.

Thứ ba, tham nhũng tiền trong ngân sách làm thiếu hụt ngân sách buộc phải tăng thêm tiền trong thu ngân sách. Đây là một hậu quả hết sức quan trọng tăng thêm tiền vào các khoản thu ngân sách dẫn đến nhiều hậu quả khác. Đơn cử, đó là tăng thuế, tuy nhiên tăng thuế là một vấn đề nhạy cảm và không phải lúc nào cũng tăng được. Trong kinh tế học, người ta đã chỉ ra rằng tăng thuế lên nhiều có thể dẫn đến nghèo hoá một bộ phận dân cư, khiến cho đất nước đã nghèo còn nghèo hơn, hoặc nghiêm trọng là ý chí bất hợp tác, bức xúc trước chính sách thuế này của chính phủ, dẫn tới biểu tình, bạo loạn. Ngoài ra, việc thu thêm thuế, phí cũng như các nguồn thu khác cũng là một điều dẫn tới tình trạng chỉ tìm được giải pháp tạm thời chứ chưa đi sâu vào căn nguyên, chưa giải quyết được vấn nạn mà lâu dài chỉ làm cho vấn đề phức tạp hơn. Cái căn nguyên gây lãng phí ở đây là tham nhũng, thế nhưng nếu giải pháp đưa ra là tăng khoản thu mà không diệt tham nhũng thì vẫn cứ để cho tham nhũng thừa cơ gây hại. Sau cùng thu vào càng nhiều thì tham nhũn phát triển cũng chiếm đoạt càng lắm. Như vậy chỉ có hại cho người dân.

Thứ tư, tham nhũng gây thất thoát cho ngân sách. Như đã nói, nói gây bội chi nên xét từ đầu chí cuối tham nhũng làm giảm nguồn thu của ngân sách . Với tình hình đó có thể tính tỉ lệ thất thoát trong một lĩnh vực kinh tế giữa tiền thu vào và tiền tham nhũng thì tỉ lệ cứ mười đồng thu vào lại có ít nhiều vài đồng bị chiếm hữu bất hợp pháp do tham nhũng, hoặc có lĩnh vực khác tỉ lệ tham nhũng cao hơn rất nhiều so với tiền thu vào ngân sách. Nó gây hậu quả lãng phí lớn cho kinh tế nhà nước và thiệt hại toàn dân. Hiện nay trên thế giới còn có những cơ quan chuyên nghiên cứu, thông kê những số liệu này và ở nhiều nơi con số lên đến rất cao.

Thứ năm, tham nhũng khiến cho ngân sách không đủ tiền để chi cho các khoản chi đặc biệt là trong chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ. Do không được chi tiền để phục hồi và phát triển kinh tế, nền kinh tế đất nước sẽ chậm phát triển, khó trả nợ nước ngoài. Lại nói về trả nợ nước ngoài, hiện nay, Việt nam đang là nước đang phát triển, nước nước ngoài chưa cao nhưng không phải là chúng ta không nợ và dễ trả nợ. Nên cần có một tiềm lực kinh tế đủ mạnh để trả nợ đặc biệt là nợ công. Nợ công vô cùng cao và khó khăn trong việc trả nợ, phải có thời gian tránh vỡ nợ công. Nếu như tham nhũng ngân sách hoạt động mạnh vào thời điểm này thì là một vấn đề cũng rất khó khăn cho chúng ta.

3. Tác hại của tham nhũng đối với khu vực tư nhân như thế nào?

Trong khu vực tư nhân, tham nhũng cũng để lại những hậu quả khó khăn về nhiều phương diện cho chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh, cá nhân người công nhân và cả thị trường kinh doanh. Xét về dấu hiệu, đặc điểm, tham nhũng trong môi trường tư có những dấu hiệu nhận biết riêng ít nhiều phản ánh bản chất cũng như quá trình hoạt động của nó. Chẳng hạn như:

  • Tham nhũng trong khu vực tư nhân diễn ra không phức tạp bằng tham nhũng trong khu vực nhà nước. Trong nhiều trường hợp, quy mô, phạm vi, mức độ nghiêm trọng không nhiều bằng trong môi trường nhà nước. Tuy nhiên vẫn cần phải nói rằng , trong môi trường tư tham nhũng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp.
  • Trong tham nhũng ở các công ty, tập đoàn tư nhân, có một mô hình tham nhũng là hình một liên minh cán bộ-doanh nghiệp để trục lợi. Việc hình thành liên minh này thường dựa trên quan hệ xã hội và có tính bảo mật thông tin khá tốt, ít tiếp cận từ bên ngoài được. khi thành lập các mô hình tham nhũng kiểu này, tính “lợi ích nhóm” đặt lên rất cao và có chia trác tài sản tham nhũng theo tỉ lệ giữa những người trong nhóm.
  • Tham nhũng trong khu vực tư nhân chủ yếu gây hậu quả về kinh tế trong khi tham nhũng trong  khu vực nhà nước gây ra cả hậu quả về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và quản lý nhà nước.
  • Tham nhũng trong khu vực tư thường là những vụ án, vụ tham nhũng nhỏ trong khi tham nhũng lớn thường là trong khu vực nhà nước hoặc ít nhiều có lien hệ đến người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực nhà nước.
  • Pháp luật nước ta nói chung hiện nay quan tâm diệt trừ tham nhũng trong khu vực nhà nước nhiều hơn là khu vực tư nhân.

Với những đặc điểm như vậy, tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân đã có sự phát triền rộng khắp trong những năm gần đây và tác hại của nó đánh giá chung càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Số tiền bị tham nhũng vẫn đang lớn dần theo thời gian. Chính những điều này đã tạo ra các tác hại tiêu cực của nó. Tham nhũng làm kìm hãm sự phát triển của công ty, xí nghiệp, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận ròng. Ví dụ, một công ty có tham nhũng xảy ra, người thực hiện hành vi tham ô là cấp trưởng phòng. Hành vi của trưởng phòng công ty này nếu nói về tác hại làm mất tài sản chung của công ty, dẫn đến vốn công ty sụt giảm không đủ tiền mua trang thiết bị mới cho dây truyền sản xuất. Từ dó, sản phẩm sản xuất ra không bán được do giá cao mà nguyên nhân dẫn tới giá cao lại chính là năng suất lao động kém do dây truyền sản xuất lạc hậu. Nhìn vào ví dụ đưa ra, chúng ta có thể thấy mức độ sụt giảm giá trị do tham nhũng để lại trong lĩnh vực kinh tế đối với môi trường tư nhân một cách rõ ràng hơn, nhưng dó chưa phải là tất cả. Một số hành vi như đưa, nhận, môi giới hối lộ giữa các doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, người có chức quyền trong lĩnh vực kinh tế hoặc giữa doanh nghiệp với đối tác làm ăn hoặc với bên thứ ba thường xuyên diễn ra trong kinh doanh. Chính điều này dẫn đến tình trạnh cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường, bất bình đẳng cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Cũng nói về hối lộ, có thể nói doanh nghiệp thành công cần nhiều yếu tố. Nhưng trong cơ chế “ngầm” của thị trường hiện nay một trong số các yếu tố đó là tiền hoa hồng cho giới chức lãnh đạo, người có quyền lực, cơ quan nhà nước. Quy luật ngầm này hình thành khi có cạnh tranh không lành mạnh diễn ra và lý do chính hiện nay là sự nhũng nhiễu, vòi vĩnh của các cán bộ,công chức nhà nước làm bên lĩnh vực thương mại. Theo thời gian lâu dài nó hình thành một quy luật mà các doanh nghiệp buộc phải tuân theo. Tính về thiệt hại, số tiền hoa hồng, đút lót này thực sự không nhỏ đặc biệt là hối lộ ở các công ty lớn. Chưa dừng lại ở đó, một khi đạo đức người làm trong cơ quan nhà nước đi xuống thì tính sách nhiễu, phiền hà, quan liêu càng tăng. Người có chức có quyền thường thực hiện các hành vi được quy định trong luật phòng chống tham nhũng 2018 như: lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì trục lợi, lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi, nhũng nhiễu vì vụ lợi, không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi để tham nhũng tiền của doanh nghiệp. Hiện tại luật thương mại 2005 đã tạo ra nhiều quy định thông thoáng, nới lỏng hơn nhầm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên cũng theo hệ thống pháp luật nói chung thì tính chi phối của cơ quan nhà nước và những người có thẩm quyền vẫn đang còn cao. Điều này làm họ thường sử dụng nó để gây sức ép với doanh nghiệp, gây khó khăn trong hoat dộng cho các doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp phải tốn thời gian để giải quyết những phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn gây ra và ảnh hưởng đến kết quả làm việc.  Chẳng hạn, doanh nghiệp làm hồ sơ xin chuyển đổi loại hình kinh doanh, nhưng cơ quan có thẩm quyền lợi dụng việc thực hiện thủ tục rườm rà, mất thời gian nên tìm cách ngưng trệ, kéo dài thời gian giải quyết. điều này khiến cho doanh nghiệp lung túng, mất nhiều cơ hội trong làm ăn cũng như lợi ích nhất định. Một tác hại cần phải nói nữa là tham nhũng làm mất đi con đường phát triển của hàng loạt doanh nghiệp trong cả nước trên diện rộng vì lỗi từ chính sách phát triển và điều tiết nền kinh tế vĩ mô của nhà nước. Ví dụ: Nhà nước có chế độ ưu tiên phát triển kinh tế công nghiệp cơ khí. Nhằm làm cho công nghiệp nặng phục hồi và đi lên nhanh chóng đưa nền kinh tế phát triển theo định hướng đặt ra. Tuy nhiên trong cơ quan nhà nước có một lãnh đạo cấp cao làm phụ trách dự án này tham ô hàng nghìn tỷ đồng. Hậu quả gây ra cực lớn, thiếu vốn cho doanh nghiệp hoạt động. dẫn đến kết quả không đạt chỉ tiêu, sản phẩm cơ khí làm ra không nhiều. Như vậy nhìn lại từ hành động này dẫn tới tác hại giảm doanh thu của doanh nghiệp cơ khí. Hoặc tham nhũng ở môi trường nhà nước phát sinh tuy chỉ là gián tiếp từ lãnh đạo làm việc ở lĩnh vực khác hoặc không lien quan đến lĩnh vực kinh tế đó như làm căn nguyên ảnh hưởng đến chính sách pháp luật về một lĩnh vực kinh tế thì cuối cùng tác hại vẫn là doanh nghiệp. họ phải chịu những tác hại âm thầm từ nhà nước như mất công nhân, cắt giảm nguyên liệu đầu vào…. mà không hề hay biết. Tham nhũng phát triển một cách sâu rộng, các doanh nghiệp càng bị ảnh hưởng nhiều. Trong nhiều trường hợp, tâm lý chủ doanh nghiệp sẽ cảm thấy khó khăn khi lựa chọn con đường kinh doanh cũng như đưa ra các quyết định trong đầu tư, phát triển doanh nghiệp. Tâm lý lo ngại này tiến triển phát sinh tiêu cực các doanh nhân từ bỏ ý định kinh doanh. Xét ở phạm vi hẹp, nó có hại cho chính doanh nghiệp đó phải giải thể, xét ở phạm vi rộng nó làm nền kinh tế nhà nước đi xuống. Các khoản tiền thu phí, lệ phí, thuế từ doanh nghiệp đối với nhà nước cũng không còn, từ đó làm giảm ngân sách.

4. Tác hại của tham nhũng đối với nền kinh tế như thế nào?

Tính trên diện rộng cả nền kinh tế, tham nhũng sẽ có một tác hại vô cùng lớn. Nó làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Trong các trường hợp, vì trục lợi cá nhân mà người có chức vụ quyền hạn sẽ tìm cách chiếm hữu trái phép tài sản tham nhũng dẫn đến mất trắng một lượng giá trị vật chất vô cùng lớn nếu xét rộng trên phạm vi toàn xã hội. Thiệt hại quy đổi sang tiền này nếu đem đầu tư phát triển nền kinh tế sẽ có một kết quả vô cùng lớn. Chí ít, cũng có cả hàng loạt công trình phục vụ nền kinh tế được xây dựng, hoặc  tạo ra hiệu quả trên thực tiễn đối với dự án phát triển kinh tế của nhà nước hay đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra không ít giá trị tài sản. Tham nhũng làm mất đi một lượng lớn tiền của của nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, từ đó các chủ thể này không có tiền để phát triển kinh tế. Hoạt động thương mại của các doanh nghiệp vì thế mà giảm sút. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp dần đi dẫn đến thị trường kinh tế kém phát triển đi. Một ngành nghề kém phát triển có thể kéo theo một hoặc nhiều nghành nghề khác kém phát triển, dẫn đến thực trạng cả nền kinh tế bị ảnh hưởng. Tham nhũng làm mất đi một lượng tiền của nhân dân hặc một bộ phận chủ thể phục vụ cho cả nhân người có chức có quyền từ đó dẫn đến người dân bị mất tiền để đầu tư, phát triển vào nền kinh tế. Tham nhũng khiến không thể đủ ngân sách để chi cho các khoản chi phát triển nền kinh tế, hụt rỗng, xuống cấp các dự án, công trình xây dựng cho sự phát triển kinh tế, hành vi tham nhũng còn gây ảnh hưởng đến các chương trình hành động của chính phủ nhằm phát triển kinh tế. Nó làm giảm hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế, xâm phạm các hoạt động của nhà nước về lĩnh vực kinh tế. Những điều này tác động trực tiếp lên nền kinh tế. Vì vậy, tham nhũng tác động đến các công ty và toàn hệ thong chính trị nên chi phối tiêu cực cho nền kinh tế, giảm chỉ số GNP,tổng sản phẩm quốc dân ở một góc độ nhỏ.


5. Tác hại của tham nhũng đối với người dân như thế nào?

Trong một nền kinh tế, người dân nói chung là người tiêu dùng cho các sản phẩm của doanh nghiệp sản suất. Thị trường kinh tế phát triển, thị trường người tiêu dùng cũng có nhiều khởi sắc, còn nếu nền kinh tế bị ảnh hưởng mà ở đây là vì tham nhũng, thì thị trường người tiêu dùng cũng sẽ bị ảnh hưởng ở những khía cạnh nào đó. Ta thấy, với công dân do là những người chi trả tiền để mua sản phẩm nên họ phải chụi mức giá từ phía nhà sản xuất. Tuy nhiên, như đã nói ở phần 3, tham nhũng có ở rất nhiều hoạt động thương mại, từ sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, quảng cáo,… Và chính vì vậy trong suốt quá trình một sản phẩm đến tay người tiêu dùng, nó phải trải qua rất nhiều giai đoạn chi trả tiền cho tham nhũng. Tổng thiệt hại tiền bỏ ra này được doanh nghiệp cộng hết nâng cao giá sản phẩm để tránh thua lỗ. Nên người dân đang ngầm trả tiền cho các cá nhân tham nhũng . Nói cách khác, đây được coi như một dạng thuế không chính thức (unofficial tax) đánh vào dân. Điều này khiến người dân mất đi một khoản tiền lớn tính trên diện rộng nền kinh tế, gây nghèo hoá đất nước,đặc biệt là tác động tiêu cực với những người nghèo vốn đã khó khăn lại càng thêm khó khăn.

Để thấy được tác hại của tham nhũng đối với người dân ta cùng điểm qua một số hành vi như sau:

  • Tham ô tài sản: đây là hành vi hút rỗng nguồn tài chính khu vực ngoài nhà nước dẫn đến hậu quả như doanh nghiệp thiếu vốn, sản xuất đi xuống. Người dân sẽ nhận được những sản phẩm có chất lượng kém, cũng có thể là số lượng sản xuất sản phẩm của công ty ít hoặc công ty phải nâng giá sản phẩm để trả cho số tiền bị tham nhũng. Trong môi trường nhà nước, nó xâm phạm tiền chi cho các hoạt động của nhà nước dẫn đến tác dụng phục vụ xã hội của các khoản chi này kém đi. Hàng loạt lợi ích từ hoạt đọng Nhà nước bị lãng phí, khiến nhân dân bị ảnh hưởng nặng nề.
  • Nhận hối lộ: hành vi này kiến công dân phải xác định mất tài sản để đổi lại lợi quyền trong thủ tục hành chính, thủ tục tư pháp, nhận những hỗ trợ về y tế, giáo dục, tài chính, hưởng thụ văn hoá …
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, chiếm đoạt tài sản: tội này tác động trực tiếp lên công việc giữa công dân và người có chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ . Vì tuân thủ pháp luật mà công dân đã phải làm theo yêu cầu của người có chức vụ, quyền hạn sau đó bị chiếm giữ trái phép tài sản, gây thiệt hại kinh tế trực tiếp cho công dân trong quá trình làm việc chấp hành nghĩa vụ công dân với cơ quan nhà nước.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ vì vụ lợi: Đây là hành vi sử dụng chức quyền như một công cụ để phạm tội. Người có chức, có quyền đã dựa vào thế mạnh vị trí công tác của mình để có các hành vi vi phạm pháp luật nhằm chiếm giữ trái phép tài sản của công dân trong quá trình làm việc. Nó gây mất tài sản, thiệt hại tài chính cho người dân.
  • Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi: Hành vi này xâm phạm trái phép quyền sở hữu tài sản của người khác, sử dụng quyền lực một cách tuỳ tiện không được pháp luật cho thẩm quyền sử dụng để trục lợi. Trong trường hợp này, người dân phải đối mặt với việc chấp hành những quyết định, quy định không đúng từ phía người có chức quyền để từ đó bị mất tài sản.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi: hành vi này cũng giống các hành vi kể trên đều sử dụng chức vụ quyền hạn một cách sai trái để trục lợi. Nó tác động đến một hoặc nhiều cá nhân chủ thể để họ làm hay không làm một công việc nhất định cho người có chức vụ, quyền hạn. Ở đây có thể là công dân hoặc người thứ ba nhưng đều có hậu quả chung là kiếm lợi bất chính từ phía người dân.
  • Giả mạo trong công tác vì vụ lợi: hành vi này có thể thấy thông qua một số ví dụ như thu thuế khống, thu phí khống từ phía người dân, làm giả hoá đơn, chứng từ giữa các bên trong đó có người dân để chiếm đoạt tiền từ phía công dân. Tác hại của nó là người dân không biết mình bị nộp tiền khống và phải chấp nhận nộp số tiền đó cho chính các cơ quan nhà nước, đặc biệt là từ các cá nhân, cơ quan thanh quyết toán.
  • Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi: hành vi này tác động gián tiếp đến cá nhân công daan. Nhưng, nó cũng gây bất công trong hoạt động của cơ quan công quyền dẫn tới làm sai chức năng của cơ quan công quyền. Điều này khiến cho chức năng phục vụ người dân của cơ quan công quyền bị ảnh hưởng. Gây ảnh hưởng tiêu cực ở một mức độ nhất định đối với đời sống xã hội của công dân.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi: Tài sản công vốn sử dụng vì mục đích công là công cụ tạo ra lợi ích cho nhân dân. Việc sử dụng trái phép tài sản công khiến công dân bị mất đi một phương tiện hỗ trợ để tạo ra lợi ích cuộc sống.
  • Nhũng nhiễu vì vụ lợi: hành vi này tác động trực tiếp đến cá nhân người công dân, gây khó khăn trong quá trình làm việc với người có chức quyền, cơ quan nhà nước và tiếp cận các chính sách của nhà nước đối với công dân. Sự vòi vĩnh, đòi hỏi từ phía cán bộ là biểu hiện của hành vi này. Nó buộc người dân phải có các hành động để có được những quyền lợi đáng ra họ phải được đảm bảo như: đưa hối lộ,…
  • Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm cụ, công vụ vì vụ lợi: Đây là hành vi khiến cho chức năng của nhiệm vụ công vụ dược giao bị thay đổi, làm giảm tác dụng của các hoạt động nhiệm vụ công vụ đó dẫn đến hiệu quả của nó đối với người dân không những bị giảm sút mà trong một số trường hợp còn xâm phạm lợi ích, tài sản của nhân dân.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi, cản trở, can thiệp trái phép pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi: Đây là một hành vi làm bao che cho người phạm tội, ảnh hưởng tính minh bạch của pháp luật tạo cơ hội cho những hành vi vi phạm pháp luật, sai trái của một bộ phận cán bộ công chức, viên chức có cơ hội phát triển. Từ đó nuôi dưỡng cái sai phạm của bộ máy nhà nước làm cho các công việc sai phạm này gay hậu quả vật chất thực tiễn đối với người dân.

6. Tác hại của tham nhũng đối với phát triển đất nước như thế nào?

Tham nhũng làm hoạt động của bộ máy nhà nước trở nên sai làm. Vì động cơ vụ lợi các cá nhân có chức vụ, quyền hạn sẵn sàng  vi phạm các quy định của pháp luật. Như vậy xét ở tầm vĩ mô, nó làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước, nói cách khác là làm chệch quỹ đạo phát triển đất nước vì khi cơ quan nhà nước hoạt động không hiệu quả sẽ dẫn đến chức năng phát triển đất nước bị suy giảm.

Tham nhũng gây hậu quả to lớn về kinh tế. Mà kinh tế là lĩnh vực trụ cột của mỗi quốc gia. Trong phát triển đất nước, quốc gia nào cũng lấy kinh tế làm phát triển trọng tâm vì kinh tế có sự chi phối đến tất cả những lĩnh vực còn lại. Khi kinh tế phát triển chậm lại thì các lĩnh vực khác cũng khó có cơ hội phát triển cao. Vậy nên tham nhũng gây hậu quả về kinh tế cũng là kéo đi xuống tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là những vụ tham nhũng nghìn tỷ đồng, chục tỷ đồng. Khó có khả năng phục hồi cho kinh tế đất nước để phát triển đất nước những vụ án tham nhũn lớn như vậy. Nó gây hao tốn nhân vật lực, thời gian, tiền của để khắc phục. Nếu có số liệu thống kê, ta thấy cứ mỗi vụ thất thoát tiền nghìn tỷ, chục nghìn tỷ như vậy sẽ mất một thời gian dài để đất nước phát triển trở lại nếu như số tiền đó không bị tham nhũng.

“Còn Đảng, còn mình”: Tham nhũng ở Việt Nam là con đẻ của chế độ

Phân tích của Trần Hiếu Chân
2022.07.14
Share o­n WhatsApp
Share o­n WhatsApp
“Còn Đảng, còn mình”: Tham nhũng ở Việt Nam là con đẻ của chế độHình miinh họa: Một viên công an đứng canh trước chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh bên ngoài nơi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 17/1/2011
 AFP

Khi phân tích khẩu hiệu của Công an Việt Nam “còn Đảng còn mình”, từ lâu, ông Đoàn Hưng Quốc, Chủ nhiệm Ban Việt học tại trường Đại học Victoria (Úc) đã chỉ ra hai cái sai cơ bản về nguyên tắc tổ chức xã hội ở Việt Nam. Thứ nhất, nó trái hẳn với bản chất của công an vốn ở quốc gia nào cũng có, trước hết, để bảo vệ luật pháp, bảo vệ trật tự xã hội và bảo vệ dân chúng. Có lẽ không có ở đâu (trừ các nước độc tài) công an lại tự đồng nhất với đảng cầm quyền và tuyên bố thẳng thừng là “chỉ biết còn Đảng, còn mình” như vậy. Cái sai thứ hai, khẩu hiệu ấy trái hẳn bản chất của dân chủ vốn được xây dựng trên tính chất độc lập của truyền thông, tư pháp, quân đội và công an. Riêng về công an, trong một xã hội dân chủ, phải được đặt dưới sự kiểm soát của các viên chức dân cử chứ không phải bất cứ một đảng phái nào (1). 

Tham nhũng như nấm sau mưa

Nhưng thôi, nói chuyện dân chủ với thể chế toàn trị thì thật hoài công. Sỡ dĩ nhắc lại hai cái sai cơ bản về nguyên tắc tổ chức xã hội nói trên để “bổ sung thêm” một cái sai thứ ba nghiêm trọng không kém, đó là là phong trào chống tham nhũng, tiêu cực “không giống ai” ở Việt Nam hiện nay. Cái thể chế chính là nguyên nhân dẫn đến việc các quan chức trong chính quyền mặc sức trục lợi và từ đấy tham nhũng ở Việt Nam nở rộ như rừng nấm mọc sau mưa. Từ đấy có thể suy ra, việc chống tham nhũng trong một thể chế độc đảng, toàn trị là hoàn toàn bất khả. Mới đây nhất, TS. Phạm Quý Thọ vừa có bài phân tích khá đầy đủ về mối tương quan giữa trục lợi và tham nhũng trong chế độ toàn trị qua bài “Quan chức trục lợi phơi bày tính chất nghiêm trọng suy thoái chính trị” trên RFA ngày 9/7/2022. Trong muôn vàn các kiểu và đối tượng trục lợi, thì hành vi trục lợi của quan chức là tồi tệ nhất, luôn dẫn đến tham nhũng, nghĩa là lợi dụng chức vụ quyền hạn nhằm trực tiếp hay gián tiếp chiếm đoạt tài sản của người khác. Thực trạng tham nhũng đang phơi bày tính chất suy thoái nghiêm trọng tư tưởng, đạo đức, lối sống của quan chức. Thay vì thực thi bổn phận, chức trách việc tuân thủ luật pháp chính sách nhà nước, các quan chức lại vi phạm, lạm quyền để vụ lợi. Trong 10 năm (2012-2022) phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam có hơn 19.546 vụ/33.868 bị can đã bị khởi tố, điều tra, phần lớn về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế. Trong đó có 170 cán bộ cấp cao diện TƯ quản lý, trong đó có 33 ủy viên, nguyên ủy viên TƯ, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang… (2)

Ngày 12/7/2022 mới đây, Tòa án quân sự Quân khu 7 mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án buôn lậu, nhận hối lộ, tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép. 11 người bị truy tố tội nhận hối lộ, trong đó có đại tá Phạm Văn Trên – cựu chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh, thượng tá Nguyễn Văn Hùng – cựu đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Trường Long Hòa (tỉnh Trà Vinh), ông Lê Văn Phương – cựu phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Trà Vinh… Từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, Phan Thanh Hữu (giám đốc một Công ty TNHH) cùng đồng phạm buôn lậu gần 200 triệu lít xăng, trị giá khoảng 2.900 tỉ đồng. Từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2020, Hữu chuyển cho Hùng tổng cộng 5 tỉ đồng. Trong đó, Hữu chi hối lộ giúp Hùng gần 1,7 tỉ đồng, gồm ông Trên 1 tỉ, ông Phương 360 triệu. Như vậy, tổng số tiền Nguyễn Văn Hùng nhận hối lộ của Phan Thanh Hữu từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2020 là tám tỉ đồng. Trừ số tiền đã chuyển giúp cho những người khác, cá nhân Hùng được hưởng 6,3 tỉ đồng (3). 

Trước đó, ngày 11/7/2022, Bộ Công an vừa kết thúc điều tra, đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố Bùi Trung Kiên (SN 1980, nguyên cán bộ Phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, chức vụ và buôn lậu C03) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong vụ án này, đáng chú ý là đường đi của khoản tiền môi giới hối lộ 1,5 triệu USD. Theo kết luận điều tra, năm 2021, Nguyễn Minh Quân (Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức) bị Bộ Công an điều tra về hành vi có dấu hiệu Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Bệnh viện Thủ Đức. Sợ bị bắt, ông Quân nhờ ông Kiên giúp đỡ, lo lót để không bị xử lý. Ông Kiên nhận lời và yêu cầu ông Quân đưa chi phí ban đầu 700.000 USD. Ông Quân đã đưa đủ số tiền này. Sau đó, ông Quân nhờ ông Kiên lo giúp luôn cho ông Nguyễn Văn Lợi (Giám đốc một Công ty được trúng nhiều gói thầu tại Bệnh viện Thủ Đức) không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ông Kiên yêu cầu ông Quân đưa tiếp cho 1,5 triệu USD. Tổng cộng ông Kiên đã nhận của Quân 2,2 triệu USD (4). 

000_8ZX9LJ.jpg
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại họp báo kết thúc Đại hội 13 ở Hà Nội hôm 1/2/2021. Ông Trọng là người chủ trương chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Hình: AFP

Còn thể chế ấy, còn tham nhũng

Mặc dù tình trạng tham nhũng tại Việt Nam đã được đánh giá cải thiện hơn 30 bậc trong thập niên qua trên chỉ số nhận thức về tham nhũng, nhưng Việt Nam vẫn bị xếp ở vị trí thứ 87/180 quốc gia “bị” xếp hạng. Theo Bloomberg, “lò” chống tham nhũng có vẻ như được thổi bùng lên lại khi Việt Nam đang tìm cách củng cố sức hấp dẫn của mình như một điểm đến cho đầu tư nước ngoài. Phát biểu của người đứng đầu Đảng Cộng sản được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam tăng cường bắt giữ các cán bộ cấp cao, bao gồm cả Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc và hàng loạt các tướng tá thuộc lực lượng Cảnh sát biển. Ông Trọng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng phải kiểm soát hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, góp phần đẩy mạnh công tác chống tham nhũng để củng cố niềm tin của nhân dân. Ông Trọng còn ra chỉ thị phải “bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực xấu, thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là ‘đấu đá nội bộ’, ‘phe cánh’”. (5)

Vụ xét xử các tướng lĩnh cảnh sát biển và bộ đội biên phòng là vụ án mới nhất trong chiến dịch chống tham nhũng hiện nay. Người đứng đầu ĐCSVN hôm 30/6 nói rằng đã có hơn 7.000 đảng viên bị kỷ luật vì tham nhũng trong 10 năm qua và nhắc lại rằng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” khi tệ nạn này là “một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ.” Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà quan sát, chiến dịch được gọi là “đốt lò” của ông Trọng phần nhiều là nhằm để thanh trừng nội bộ các phe phái trong Đảng Cộng sản. Cứ thử nhìn vào phong trào diệt tham nhũng hiện nay cho thấy từ hàng bộ trưởng tới thứ trưởng, tướng công an, tướng trong quân đội, đô đốc hải quân, tổng giám đốc các ngân hàng, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND, huyện ủy, xã ủy bị tù, bị mất chức… cho thấy hệ thống cầm quyền tại Việt Nam đã ung thư, thối rữa như thế nào. Trong nước “đạo đức suy đồi”, “thối nát” không nói mà lại che dấu bằng cách dùng uyển ngữ “biến chất” (?!) (6)

Cổ nhân có câu “Nhà dột từ nóc dột xuống”. Đất nước loạn ly không phải tại dân trước mà chỉ vì “vua” thì u mê ám chướng, quan lại thì tham ô vơ vét. Một đất nước mà “vua” anh minh, trăm quan liêm chính thì đất nước làm sao loạn ly được? Ngoài ra, đất nước lụn bại là vì không có nhân tài hoặc có nhân tài mà không biết sử dụng. Khi có nhân tài thì đất nước phát triển và ngửng mặt với năm châu bốn biển. Ngày xưa Đào Duy Từ không được Chúa Trịnh trọng dụng bèn vào Nam, Chúa Nguyễn biết đây là kỳ tài cho nên đã mở nghiệp lớn ở phương Nam. Ngày nay, ĐCSVN nắm quyền thì cử đảng viên của mình vào những chức vụ quan trọng trong chính quyền. Thậm chí bổ nhiệm thẩm phán Tối cao cũng lựa người cùng với lập trường của đảng mình. Thế nhưng đưa bọn “con ông cháu cha, thái tử đảng” vô tài bất tướng vào những chức vụ quan trọng trong chính quyền thì chúng sẽ phá nát đất nước là chuyện đương nhiên. Cả hai vụ lớn nhất hiện nay (Việt Á và Cục Lãnh sự) đều đánh vào hai lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm: sức khỏe cộng đồng và phúc lợi. Các trường hợp tham nhũng khác phát triển mạnh trong “không gian âm u”, nơi các quan chức nhà nước và những người có vốn tư nhân tranh thủ chia sẻ lợi nhuận bất hợp pháp thông qua thao túng cổ phiếu, chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng thương mại hoặc hoàn vốn cho các hợp đồng mua sắm. Vụ bê bối gian lận vé máy bay và hồi hương trực tiếp khai thác nỗi sợ hãi do đại dịch gây ra của những công dân bình thường, là quá dã man. Khi hai bộ trưởng và một thứ trưởng đã kích hoạt kế hoạch bộ thử nghiệm COVID bị tước quyền đảng viên Đảng Cộng sản là một tin lớn và dân chúng hoan hỷ. Cũng không mấy ai cảm thấy thương cảm cho vị Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, thay vì đảm nhận vị trí đại sứ tại Nhật Bản lại phải ngồi “bóc lịch”.

Ngày 8/7/2022, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, xem xét những vấn đề nổi bật của đất nước sáu tháng đầu năm 2022, đồng thời đề ra nhiệm vụ cho thời gian tới. Bộ Chính trị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, nhất là vụ Việt Á, FLC, Tân Hoàng Minh, vụ án tại Cục Lãnh sự, Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC... (7) Trước đấy hơn nửa năm, ngày 20/1/2022, tại Hà Nội, cũng cái Ban Chỉ đạo ấy đã tiến hành họp phiên thứ 21 nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2021 và cho ý kiến về Chương trình công tác năm 2022. Tại cuộc họp, lời hô hào của ông Trọng “phải tập trung chỉ đạo xử lý các vụ án...” chỉ là sự báo trước lời kêu gọi hơn nửa năm sau đó (8). Thực tế này minh chứng cho việc “sờ đâu cũng thấy tham nhũng”, mà thực chất là việc thừa nhận công khai sự thất bại của các chiến dịch “đốt lò”. Đấy là sự thất bại được báo trước. Bởi vì ông Trọng đã “chẩn đoán sai” từ gốc căn nguyên của “con bệnh Việt Nam”. Ban chỉ đạo “chẩn đoán” cán bộ tham nhũng vì họ “suy thoái đạo đức”, tham lam, mất đi “chất cách mạng”. Cách chống tham nhũng bằng đức trị này đã bị nhiều ý kiến trong xã hội phản đối, cho là lạc hướng. Từ bên ngoài nhìn vào, các nhà quan sát quốc tế đều coi tham nhũng ở Việt Nam mang tính thể chế, là sản phẩm của chính cách tổ chức nhà nước, quyền lực quá nhiều dành cho Đảng Cộng sản mà không có tam quyền phân lập, báo chí tự do để giám sát. Tóm lại, tham nhũng ở Việt Nam là con đẻ của chế độ “còn Đảng, còn mình”. (9)

____________

Tham khảo: 

1. https://www.voatiengviet.com/a/cong-an-con-dang-con-minh-04-08-2011-119483784/900166.html
2. https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/officials-rent-seeking-uncovers-regime-degrading-07082022113641.html

3. https://plo.vn/khong-chi-bao-ke-xang-lau-thuong-ta-bien-phong-con-chuyen-giup-tien-hoi-lo-cho-ca-sep-post688601.html

4. https://tienphong.vn/vu-lua-dao-chay-an-khung-duong-di-cua-khoan-moi-gioi-1-5-trieu-usd-post1452588.tpo
5. https://www.voatiengviet.com/a/6639734.html

6. http://www.viet-studies.net/DotHayNoiChu_Calitoday.html

7. https://dantri.com.vn/xa-hoi/day-nhanh-tien-do-dieu-tra-truy-to-vu-viet-a-flc-cuc-lanh-su-20220708204903807.htm

8. https://dantri.com.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-tap-trung-xu-ly-vu-viet-a-va-cac-vu-viec-lien-quan-y-te-`20220120195645758.htm

9. https://www.bloomberg.com/news/articles/2022-07-11/vietnam-party-boss-is-talking-about-ending-graft-more-than-ever?sref=Rk9EBXHT


vẫn được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Nghiên cứu về tham nhũng nói quan chức Việt Nam sợ 'bị loại nếu chống tiêu cực'

NGUỒN HÌNH ẢNH,MIKHAIL SVETLOV/GETTY

Chụp lại hình ảnh,

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định quyết tâm chống tham nhũng, khi phát biểu ngày 5/1 tại một hội nghị trực tuyến với các địa phương.

"Việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã nhiều lần nói rồi, chúng ta đang làm và quyết tâm làm. Tuần tới chúng tôi tiếp tục họp Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, làm liên tục, chứ không phải vì có dịch COVID-19 mà ngừng lại, dừng làm, không dám xử lý cái nọ cái kia, quan điểm đó là không đúng," ông Nguyễn Phú Trọng nói.

Chiến dịch chỉnh đốn Đảng, dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, được đánh giá trở nên quyết liệt từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 12 năm 2016.

Các vụ xử án, kỷ luật Đảng, liên quan Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Lê Thanh Hải, Nguyễn Bắc Son…, được cho là hiếm có trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tuy vậy, vẫn có những ý kiến khác nhau trong dư luận lý giải vì sao tham nhũng tiếp tục là vấn đề gây bức xúc ở Việt Nam.

Một luận văn tiến sỹ, ra năm 2017 của Vũ Anh Đào, làm ở Victoria University of Wellington, New Zealand bằng tiếng Anh có tựa đề "Tiền là tiên là phật: Investigating the Persistnece of Corruption in Vietnam" nghiên cứu về tham nhũng trong lĩnh vực công ở Việt Nam, được đăng tải trên trang academia.com (nguồn tại đây).

Tác giả dựa vào tài liệu, dữ liệu phỏng vấn người dân Việt Nam và giới chuyên gia trong nước trong lĩnh vực chống tham nhũng, bao gồm chính trị gia, quan chức chính phủ cấp cao, nhà báo, học giả, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ.

Theo nghiên cứu này đánh giá, tham nhũng ở Việt Nam xảy ra dưới nhiều hình thức từ quấy rối ở cấp độ đường phố bởi cảnh sát giao thông; giữa các công chức trong cơ quan chính phủ; cho đến giữa người dân với nhau trong sinh hoạt hàng ngày qua các chi phí lót tay "dưới gầm bàn" cho y tế, chăm sóc sức khỏe, học tập và nhiều dịch vụ khác...

Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI của Việt Nam năm 2021 theo tổ chức Minh Bạch Quốc tế

NGUỒN HÌNH ẢNH,OTHER

Chụp lại hình ảnh,

Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI của Việt Nam năm 2021 theo tổ chức Minh Bạch Quốc tế

Nhận thức của người dân về tham nhũng

Tác giả nghiên cứu này cho biết những người được phỏng vấn tin rằng tham nhũng đã lan tràn ở Việt Nam; nó mang tính đặc thù và có hệ thống.

Một người trong nghiên cứu nói rằng: "Tham nhũng ở khắp mọi nơi, trong mọi hoạt động của cuộc sống như một căn bệnh ung thư đã di căn khắp cơ thể."

Có hai loại tham nhũng điển hình ở Việt Nam, theo nghiên cứu, là tham nhũng chính trị, lớn và có tổ chức, và tham nhũng vặt liên quan đến đời sống hàng ngày.

"Tham nhũng vặt dường như là một vấn đề sâu rộng thể hiện sự yếu kém và sơ hở của hệ thống công quyền. Tham nhũng lớn dường như liên quan nhiều đến bản chất của hệ thống chính trị và quản lý kinh tế. Những vấn đề này cần được khắc phục để giảm cơ hội cho các hoạt động tham nhũng," tác giả phân tích.

Tuy nhiên, không phải mọi người Việt Nam đều nghĩ rằng tham nhũng vặt là một loại tham nhũng, mà chỉ coi đó là "nhũng nhiễu" hoặc "gây khó dễ", nghiên cứu cho biết thêm.

"Những người được phỏng vấn nói chung khẳng định rằng tham nhũng vặt được coi là vấn đề lớn. Tuy nhiên, các mức độ của tham nhũng chính trị hiện nay được xem là nghiêm trọng hơn. Chính trị gia có thể thay đổi hoặc đưa ra chính sách có lợi cho các nhóm lợi ích."

Ở Việt Nam, các bộ ngành thường ra chính sách trong lĩnh vực họ quản lý, đồng nghĩa với việc họ "vừa đá bóng vừa thổi còi".

Nghiên cứu này kết luận hệ thống tham nhũng ở Việt Nam là một tập hợp chặt chẽ giữa sự sắp xếp và "sự hiểu biết". Hầu hết những người được phỏng vấn nhấn mạnh những ai trong hệ thống mà không phục tùng sẽ bị đá ra ngoài và phải tìm cách khác để kiếm sống. Điều đó làm cho nhân viên chính phủ khó tránh khỏi tham nhũng vì họ cần công ăn việc làm để chăm sóc gia đình.

Chụp lại hình ảnh,

Đầu tư công. Các dự án đấu thầu và xây cất, mua sắm dùng ngân quỹ quốc gia được dư luận chú ý nhiều vì các vụ thất thoát, biển thủ, hoặc ăn tiền công trắng trợn.

Hối lộ và tham nhũng

Một trong những hình thức tham nhũng nổi bật nhất ở Việt Nam mà mọi người thường xuyên đề cập là việc "mua quan bán chức" trong môi trường công. Nó được xem như "mẹ đẻ của tham nhũng", nghiên cứu của Vũ Anh Đào chỉ ra.

Đây cũng là lĩnh vực phát sinh nhiều hối lộ.

"Hối lộ có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Thỉnh thoảng, các chuyển khoản có thể dưới hình thức du lịch hạng sang miễn phí hoặc các bữa ăn sang trọng trong nhà hàng, tiền hay quà tặng giá trị hoặc thậm chí là tình dục, chứ không chỉ là tiền," nghiên cứu trích dẫn một người được phỏng vấn.

Nghiên cứu trích dẫn một viên chức chính phủ, người này lấy dẫn chứng:

"Tôi từng biết một người không đủ điều kiện cho một vị trí, nhưng ông ấy rất muốn có nó. Vì vậy, mỗi năm vào dịp Tết Nguyên đán, ông và gia đình bay đến nhà sếp của mình để ăn tết với ông ấy. Ông ta chăm sóc mọi thành viên trong gia đình sếp. Cuối cùng, trước khi nghỉ hưu, vị lãnh đạo quyết định cất nhắc người này vào vị trí ông ta muốn."

Corruption

NGUỒN HÌNH ẢNH,WIRAT NAMKATE / EYEEM

Chống tham nhũng còn khó khăn

Nghiên cứu của Vũ Anh Đào năm 2017 nêu ra một số trở ngại chính trong công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam.

Thứ nhất, sự yếu kém của hệ thống pháp luật chung.

"Một số người được phỏng vấn cho rằng khung pháp lý quá thừa nhưng lại thiếu các quy định cần thiết. Trong khi nó có nhiều quy định không cần thiết, nhưng một số khác lại thiếu tính cụ thể."

"Những người được phỏng vấn nhấn mạnh rằng một số quy định tồn tại mà các cơ quan chính phủ không thể thực thi vì chúng không thể áp dụng cho các trường hợp hiện có."

Thứ hai, sự yếu kém của Luật Phòng, chống tham nhũng. Ví dụ, định nghĩa về tham nhũng ở Việt Nam chưa đủ để làm rõ tất cả các hành vi tham nhũng.

"Định nghĩa về hành vi tham nhũng trong pháp luật hiện hành là chưa phù hợp." Do đó, nghiên cứu đề xuất "nên sửa đổi các định nghĩa này theo hướng giúp dễ dàng xác định các hành vi tham nhũng, ngay cả khi không cần thiết phải mô tả chi tiết các hành vi đó."

Trách nhiệm chung nhưng không ai chịu trách nhiệm chính.

"Về phòng, chống tham nhũng, 'trách nhiệm' được quy định là trách nhiệm của toàn xã hội, nhiều cơ quan cùng tham gia nhưng không cơ quan nào được giao nhiệm vụ cụ thể, nhất là phòng, chống tham nhũng. Cứ cho là phòng chống tham nhũng thì ai cũng có trách nhiệm nhưng trên thực tế thì không ai chịu trách nhiệm chính," tác giả phân tích.

Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Anh Đào, "thực tế, hầu hết những người được phỏng vấn cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức rõ điều gì tốt và không tốt cho đất nước, tuy nhiên, họ vẫn muốn duy trì thể chế hiện tại và hệ thống phức tạp vì lợi ích của họ."

"Họ nhấn mạnh rằng bản chất của hệ thống chính trị Cộng sản này là nhằm thu lợi nhuận tối đa bằng cách lợi dụng hệ thống khó hiểu. Theo họ, gốc rễ của vấn đề là ở chính chế độ. Nó là chế độ độc tài toàn trị và thể hiện qua sự can thiệp của các nhà lãnh đạo vào bất cứ điều gì duy trì đặc quyền của giới lãnh đạo."

"Bằng chứng cho thấy cách thức hoạt động của tham nhũng vặt, tham nhũng lớn hoặc tham nhũng chính trị trong hệ thống, phần nào giải thích tình trạng tham nhũng dai dẳng ở Việt Nam, bởi vì hầu như tất cả mọi người trong hệ thống đều tham gia đưa và nhận lại quả hoặc hối lộ, và họ có lý do để làm như vậy. Hơn nữa, quan chức chính phủ có xu hướng nghĩ rằng ngừng làm như vậy có nghĩa là bị loại trừ khỏi hệ thống."

"Điều đáng quan tâm là không ai tự coi mình là một mắt xích trong một chuỗi tham nhũng có hệ thống," nghiên cứu kết luận.

Một nghiên cứu khác, Phong vũ biểu Tham nhũng Việt Nam 2019, dựa trên phương pháp nghiên cứu của Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu của Minh bạch Quốc tế, nói người dân Việt Nam ngày càng quan ngại về tham nhũng.

71% những người được hỏi trong khảo sát 2019 cho rằng họ có vai trò trong đấu tranh chống tham nhũng.

Tỷ lệ này tăng lên so với năm 2016 (55%) và năm 2013 (60%) và là tỷ lệ cao nhất ghi nhận được cho đến nay về số lượng người có quan điểm.

Tuy nhiên, gần một nửa cho biết họ không tố cáo tham nhũng do sợ phải gánh chịu hậu quả.

Thêm một nghiên cứu gần đây, Báo cáo Chỉ số PAPI 2020 (ra năm 2021), nói: Quảng Ninh, Đồng Tháp, Bến Tre, Quảng Trị và Quảng Nam là 5 tỉnh dẫn đầu trong ở chỉ tiêu đo lường mức độ hiệu quả kiểm soát một số hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức.

So với kết quả năm 2016, kết quả 2020 cho thấy mối quan hệ thân quen trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực nhà nước có xu hướng giảm trên phạm vi toàn quốc. Rất có thể các cấp chính quyền chú trọng hơn tới công bằng trong tuyển dụng công chức, viên chức, khảo sát này nói.

Xem thêm bài về tham nhũng ở Việt Nam:

Chủ tịch Trọng chủ trì họp ban chỉ đạo chống tham nhũng

Tham Nhũng là bản chất của chế độ Cộng sản

Hoàng Công Luận

Khởi đầu năm, dư luận trong và ngoài nước đều quan tâm đến hai sự kiện tham nhũng từ trung ương tới địa phương của cán bộ cầm quyền đảng CSVN. Đó là, vụ án đại lộ Đông Tây gọi tắt là PCI, và vụ án bớt tiền hỗ trợ Tết của dân nghèo từ Bắc vào Nam.

Tham nhũng là hành vi dùng công quyền để tư lợi. “Giá trị tham nhũng” của các cán bộ Cộng sản tỉ lệ thuận với chức vụ quyền hạn. Nghĩa là chức vụ càng cao, thì tầm vóc tham nhũng càng lớn. Sự tham nhũng ở các cấp tuy có khác nhau về trị số nhưng đều là hành vi tham ô có cùng ý nghĩa tội trạng như nhau.

Chúng ta biết các quốc gia trên thế giới, với các thể chế chính trị khác nhau đều phải đối diện với tham nhũng các thời đại. Nhưng ở Việt Nam, phải nói rằng tham nhũng đang trở thành một “quan niệm sống” của những kẻ có quyền lực. Tham nhũng trải đều từ cấp Bộ, Ban Ngành, Hội Đoàn; từ người trưởng thôn đến Thủ tướng, Tổng Bí Thư của nhà nước. Nó hiện diện một cách phổ quát trong các ngành dễ tham ô như Xây dựng, Hàng Không, Đường Sắt, Hải Quan, Giao Thông, Ngân Hàng, Viễn Thông, Giáo Dục, Y Tế, Cứu Tế, v.v... Nhưng đáng nói là tham nhũng còn hiện diện cả trong lực lượng Công an, Tư pháp -- những ngành có chức năng ngăn chận và truy tố tham nhũng. Vì thế, phe cánh tham nhũng có điều kiện đứng trên cả luật pháp. Vì phe phái tham nhũng có vây cánh quá đông, nên nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam càng hô hào chống tham nhũng thì tham nhũng càng cấu kết nhau ngồi xổm trên luật pháp, và lan rộng nối kết để mạng lưới tham nhũng được vững vàng hơn.

Những ai thường theo dõi thời sự trong và ngoài nước đều có thể hình dung tình trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay tai hại đối với đất nước ra sao, sự khốn cùng của dân tộc thế nào, và dẫn đến sự suy đồi của xã hội bao nhiêu.

Để đo lường được mức độ tham nhũng của cán bộ đương quyền và tổng hợp toàn cảnh của tập đoàn cầm quyền Cộng sản Việt Nam, chúng ta hãy suy nghiệm vài điều biểu trưng sau đây:

1.Hầu hết các quan chức lãnh đạo cấp Trung ương của đảng Cộng sản, Chính phủ, Bộ chính trị đều có số lượng cổ đông lớn nhất trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tài sản lên tới hàng trăm triệu đô la, hoặc hơn nữa, được tẩu tán ra các ngân hàng ngoại quốc hoặc chuyển cho thân nhân ở nước ngoài qua các hình thức chuyển ngân chui. Nhà ở của thành phần quyền cao chức trọng này toàn là biệt thự kiến trúc khang trang bậc nhất của thành phố, con cháu đều được du học ở nước ngoài. Thử hỏi, so với đồng lương trung bình dưới 100 mỹ kim mỗi tháng của họ, thì làm sao có được những điều kiện đế vương như vậy? Không một cơ quan luật pháp nào có quyền kiểm tra tài sản của họ; dù mọi người biết rõ những tài sản, tiện nghi đó đều xuất phát từ những nguồn thu nhập bất minh, do hành động rút ruột tài sản của quốc gia, hay các công trình phúc lợi chung của nhân dân.

2.Các quan chức thuộc hàng Thứ trưởng, Bí thư, Chủ tịch cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp Huyện, hầu hết là đàn em phe cánh của cấp trung ương, cũng dựa theo cấp trên đua nhau tham nhũng, làm ăn phi pháp trục lợi mà không sợ bị luật pháp trừng trị. Chỉ cần tổng lượt một số tin tiêu cực của các cán bộ bị đăng tải trên báo chí nhà nước, người ta cũng có thể hình dung được “con bệnh tham nhũng” này đang đục khoét nguồn công ích của xã hội ra sao.

3.Còn quan chức cấp địa phương như Phường, Xã, Thôn thì cũng ăn cướp của dân, ăn cắp của công trong những “phi vụ” do địa phương cai quản, như xẻ cắt các khoản tiền trợ cấp An sinh xã hội địa phương, tiền cứu tế dân nghèo. Cụ thể gần đây nhất là các Trưởng thôn đã  coi thường pháp luật, tự bày ra luật rừng rú ăn chia tiền hỗ trợ cho dân nghèo, vốn để mua chút  hoa quả, gạo thơm cúng tế Tổ tiên, đón Tết Kỷ Sửu. Chuyện này không phải chỉ là trường hợp đơnlẻ ở một vài thôn, mà xảy ra hàng loạt ở nhiều tỉnh.

Tại sao hầu hết cán bộ CSVN đều dính vào đường dây tham nhũng mà không có gì phải lo ngại? Câu trả lời quá dễ dàng. Đó chỉ vì lực lượng tham nhũng quá lớn, bao gồm cả những thành phần lãnh đạo cao cấp, có quyền lực trong tay rất mạnh mẽ, được che chắn bảo vệ rất vững vàng, không ai có thể động tới được. Những ai còn có lương tâm, muốn phanh phui tham nhũng, kết tội tham nhũng thì chính những người đó sẽ bị trù dập và bị đẩy vào tù một cách nhanh chóng để bịt miệng; còn những tên tội phạm tham nhũng thì được bộ máy nhà nước bảo vệ bằng nhiều cách, lắm khi rất nghịch lý, trâng tráo và trơ trẽn. Cứ nhìn vào thực tế những vụ xét xử phạm nhân cấp cao tham nhũng thì biết ngay. Những quan chức này khi bị phát hiện đều được xét xử miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, được thay đổi tội danh, tình tiết tham nhũng được giảm nhẹ, đặc xá vì là đảng viên Cộng sản.

Trước toà, vụ án tham nhũng PMU18 được tuyên bố: Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến được  miễn truy cứ trách nhiệm hình sự; Bùi tiến Dũng được thay đổi tội danh, giảm bớt tội danh, Mai văn Dậu thì được đặc xá trước thời hạn; còn Võ thanh Bình (Bí thư tỉnh uỷ Cà Mau) nhận hối lộ hàng trăm triệu đồng, nhưng ratoà thì chỉ bị đình chỉ chức vụ.

Chúng ta hãy chờ xem nhà nước cộng sản Việt Nam sẽ xử lý ra sao vụ tham nhũng PCI đã làm cho người Việt nhục nhã không chỉ với Nhật quốc, mà với cả thế giới bởi những hành vi tham ô, khuất lấp trắng trợn tiền viện trợ để kiến thiết nước nhà. Có những bình luận cho rằng việc bắt giữ Huỳnh Ngọc Sỹ chỉ là hành động xoa dịu Nhật Bản do sự hiện diện của Thái tử Nhật Bản ở Việt Nam và sự phẫn nộcủa công luận, chứ không phải là động thái tích cực để chống tham nhũng. Hãy chờ xem Huỳnh Ngọc Sỹ sẽ ra toà với tội trạng gì? Màn kịch của Cộng sản sẽ đạo diễn đoạn kết vụ Huỳnh Ngọc Sỹ ra sao?

Sự kiện các vụ tham nhũng cấp cao bị phanh phui nhưng không bị truy tố nghiêm minh hay xử tù đúng tội đã bị dư luận lên án nặng nề, nhưng những người có lãnh đạo nhà nước vẫn an nhiên tự tại một cách vô cảm.

Vụ xà xẻo tiền hỗ trợ Tết của dân nghèo hay những vụ án tham nhũng với hàng trăm triệu mỹ kim chỉ khác nhau về mặt giá trị tiền bạc nhưng đều đáng bị lên án. Tất cả những hành vi tham nhũng đều phải bị trừng trị thích đáng, bởi tham nhũng không chỉ gây phương hại cho đất nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của hàng triệu người dân nghèo. Tham ô không những là hành vi phạm pháp, là sự phản bội lại công sức xây dựng đất nước của toàn thể nhân dân. Trọng tội này cần phải được nghiêm trị.

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapor khi tiếp xúc với các quan chức CSVN đã nói rằng: “ Ở Singapor, nếu muốn tham nhũng thì cũng không dám tham nhũng, vì Singapor là một thể chế dân chủ đa đảng, không dễ gì lạm dụng chức quyền để tham nhũng”. Ông còn nói thêm: “Vì nhà nước ấy là nhà nước pháp quyền, không một con người nào, tổ chức chính trị nào, đứng trên quyền ấy. Bất kỳ ai tham nhũng thì sẽ bị luật pháp trừng trị nặng nề thích đáng”.

Như vậy, rõ ràng tham nhũng tại Việt Nam là kết quả tai hại từ sự độc quyền lãnh đạo đất nước của đảng CSVN. Vì đảng cầm quyền độc đoán cai trị nên tình trạng tham nhũng xảy ra toàn khắp trong giới cầm quyền nhưng không có luật pháp nào có thể ngăn cản được. Đến nay, tham nhũng trở thành một hệ thống và bản chất tự nhiên của chế độ. Vì bản chất ấy, ai chống tham nhũng là bị coi như chống chế độ, chống lại thế lực cầm quyền. Trường hợp nhà báo Phạm văn Hải, Nguyễn Việt Chiến, Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, Thượng tá Đinh văn Hỳnh là cán bộ trong nhà nước phải bước ra vành móng ngựa vì dám phanh phui tham nhũng là một bằng chứng rõ ràng nhất. Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do về vụ án PMU18, luật sư Bùi quang Nghiêm phát biểu: “Chúng ta đang chống tham nhũng hay tham nhũng đang chống lại chúng ta?”

Với cơ chế độc tài lãnh đạo hiện nay, việc chống tham nhũng chỉ là một chiêu bài mỵ dân của chế độ. Không ai có thể chống lại hay giải quyết được quốc nạn này.

Thứ giặc nội xâm này chỉ bị tận diệt khi đất nước được giám sát bởi một thể chế dân chủ đa đảng. Nói khác hơn, trong nền dân chủ Pháp trị thì tham nhũng không thể có cơ hội hoành hành sâu rộng như vậy.

Bởi lo sợ điều này nên Cộng sản Việt Nam càngcấu kết chặt chẽ để bảo vệ nhau và dùng bạo lực để trù dập tất cả những ai chống đối tham nhũng, bằng cách ghép tội chống lại nhà cầm quyền.

Bởi ý thức được điều này, những người muốn phục hồi công bằng xã hội không còn con đường nào khác hơn là góp phần dân chủ hoá đất nước để tạo điều kiện trong sạch hoá bộ máy cầm quyền, giải quyết nạn tham nhũng hầu đưa đất nước đi lên. Đấu tranh chống tham nhũng đã trở thành phương châm đơn giản và thực tế nhất để cúu nước và cứu lấy nhân dân ta.

Hoàng Công Luận (Tây Nguyên Việt Nam)


Nguyễn Phú Trọng vẫn ngô nghê hay giả vờ về chống tham nhũng?

Hiếu Chân/Người Việt

Chuyện tham nhũng ở Việt Nam là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi,” giờ chẳng ai quan tâm nữa, nhưng câu hỏi của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) kiêm trưởng Ban Chỉ Đạo Trung Ương Về Phòng Chống Tham Nhũng Tiêu Cực, khiến người ta buồn cười.

Bị cáo Tất Thành Cang (50 tuổi), cựu phó bí thư thường trực Thành Ủy ở Sài Gòn, ra tòa hôm 27 Tháng Mười Hai, 2021, với hàng loạt sai phạm. (Hình minh họa: Độc Lập/Thanh Niên)

Truyền thông trong nước cho hay, tại phiên họp thứ 21 của ban chỉ đạo này hôm 20 Tháng Giêng vừa qua, ông Trọng đặt câu hỏi: “Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó? Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực hay không?”

Tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn,” càng chống càng lan tràn như khối ung thư di căn người dân ai cũng thấy, cũng ngán ngẩm, mà sao bây giờ ông Trọng vẫn còn thắc mắc? Câu hỏi mà ông nêu lên trước hội nghị có thể chân thành, thật thà, nhưng nó bộc lộ sự kém hiểu biết đến kinh ngạc của một nhà lãnh đạo chính trị hoàn toàn xa rời thực tế cuộc sống.

Cái gốc sinh ra tham nhũng không phải là lòng tham của con người mà là quyền lực. Là người, ai cũng ít nhiều có lòng tham nhưng không phải ai cũng có thể tham nhũng. Tham nhũng gắn liền với quyền lực, người không có quyền lực thì không thể tham nhũng dù rất muốn. Mà ở Việt Nam, quyền lực gắn liền với tấm thẻ đỏ của đảng viên Cộng Sản; không là đảng viên CSVN, không có thẻ đảng trong túi thì đừng mơ tới chuyện có quyền dù chỉ là chút quyền cỏn con cấp thôn xã. Quyền lực sinh ra tiền, tiền lại mua chuộc quyền lực, tạo ra sự câu kết chặt chẽ giữa đám quan chức của đảng và đám trọc phú đỏ, thành một hệ thống tội phạm thống trị và bóc lột người dân Việt Nam tới tận xương tủy.

Nói đâu xa, ngay trong thời gian dịch COVID-19, đã diễn ra những vụ tham nhũng có quy mô phạm vi và tác hại khủng khiếp như vụ bộ xét nghiệm của công ty công nghệ Việt Á hoặc chương trình tổ chức những “chuyến bay giải cứu” với giá trên trời để bắt chẹt những người Việt Nam xa quê cần trở về nhà. Tội phạm trong những vụ này – mà nhiều người cho rằng mới chỉ là phần nổi của tảng băng tham nhũng khổng lồ trong cơ thể của chế độ – không ai khác hơn là đám quan chức cao cấp trong guồng máy cầm quyền; không có quyền thì chúng không thể lũng đoạn nhà nước như vậy.

Ông Trọng thắc mắc sao bọn tội phạm ấy “không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra.” Ô hay, ông tự xưng là nhà lý luận về chủ nghĩa Cộng Sản, hẳn ông không quên câu nói của Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa này: “Nếu lợi nhuận lên đến 300% thì có treo cổ nhà tư bản lên, họ cũng sẽ làm.” Marx viết câu đó cách đây 170 năm, vào buổi bình minh của chủ nghĩa tư bản; bây giờ thì các nhà tư bản đã phải nhường thành tích bóc lột cho các quan chức Cộng Sản nhưng câu nói đó vẫn đúng ở chỗ khi có lợi nhuận cao thì người ta sẽ không từ thủ đoạn nào, bất kể tư bản hay Cộng Sản. Các quan chức “thẻ đỏ, tim đen” ở Việt Nam đang vơ vét lợi nhuận không chỉ 300% mà cao hơn gấp nhiều lần thì có treo cổ họ thì họ vẫn không chùn tay trước sức quyến rũ của đồng tiền.

Một ví dụ, công ty Việt Á nhập lậu bộ test-kit của Trung Quốc giá chỉ 21,500 đồng (95 cent) nhưng được độc quyền bán lại cho các cơ sở y tế trong cả nước giá 470,000 đồng ($20), lợi nhuận hơn 2,000%. Một vé máy bay từ Mỹ về Việt Nam, bình thường dao động trong mức $500-$700, chính quyền của ông cấm các hãng máy bay nước ngoài để độc quyền đặt ra cái gọi là “chuyến bay giải cứu” với đủ thứ thủ tục nhiêu khê, bán vé giá $2,000-$5,000 thu lợi khoảng 400-800%. Lợi nhuận cao chất ngất như vậy thì làm sao họ xấu hổ, làm sao họ không “trơ” ra được? Chưa kể những vụ thông đồng cưỡng chế thu hồi đất của dân oan với giá bồi thường ngang với giá vài bát phở rồi bán lại cho các tư bản đỏ giá vài trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ bạc mỗi mét vuông như vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm mới đây, thì dù có bị tru di tam tộc thì các quan chức Cộng Sản cũng không ngán.

Do kém hiểu biết, không nhận ra cái gốc của tham nhũng là quyền lực không kiểm soát nên ông Trọng rất nhiều lần đề cao cái gọi là “tu dưỡng đạo đức,” “phê và tự phê [bình],” “học tập và làm theo tấm gương đạo đức…” như là giải pháp chính. Tại cuộc họp nói trên, ông giải thích tình trạng tham nhũng lan tràn là do “công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên của chúng ta vẫn chưa tốt; cơ chế, chính sách của chúng ta còn lỏng lẻo, tạo môi trường cho tham nhũng, tiêu cực…” Từ đó, “tổng bí thư yêu cầu cần phải có quyết tâm cao hơn, quyết liệt hơn, bài bản hơn, hiệu quả hơn, năm mới phải quyết tâm mới, khí thế mới trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.” Ông Trọng đã không biết, hay giả vờ không biết đảng của ông càng quyết tâm thì tham nhũng càng dữ dội, giống như xoa dầu cù là để chữa bệnh ung thư trong gan ruột.

Ông phát động chiến dịch “đốt lò” từ năm 2016. Nhưng mấy năm qua, cái lò của ông lúc cháy lúc tắt, chỉ đốt được những nhánh củi bé bé, xử được một số quan chức tham nhũng cấp thấp và thực tế đã bị lạm dụng vào cuộc thanh trừng phe phái, loại trừ những ai không cùng vây cánh với ông và bao che cho những đồ đệ biết nịnh hót, cung phụng. Cái lò của ông đỏ hay tắt phụ thuộc vào tình trạng đấu đá tranh giành chức quyền giữa các phe nhóm chính trị hay nhóm lợi ích trong việc ăn chia quyền tham nhũng mà bị lộ ra cho công chúng thấy.

Ông ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết buộc cán bộ phải kê khai tài sản nhưng trong một guồng máy đã mục nát vì đồng tiền chẳng ai thi hành chỉ thị của ông, tất cả đều bị vô hiệu hóa. “Chống tham nhũng là ta đánh ta, khó lắm,” chính ông cũng phải thừa nhận như vậy.

Hầu như quốc gia nào cũng có nạn tham nhũng, ít hay nhiều, nhưng không đâu tham nhũng là quốc nạn thâm căn cố đế như ở Việt Nam. Ở các nước, người ta xử lý tham nhũng từ cái gốc của nó: phân chia và kiểm soát quyền lực sao cho người làm việc công không thể lạm dụng chức quyền để trục lợi cho bản thân, gia đình và phe cánh. Không ở đâu – trừ các nước Cộng Sản – chống tham nhũng bằng “quản lý giáo dục cán bộ đảng viên” như lời chỉ đạo của ông Trọng.

Có lúc, dường như được các thầy dùi chỉ bảo, ông hùng hồn tuyên bố phải đưa ra “cái lồng nhốt quyền lực.” Nhưng cái lồng nào nhốt được quyền lực tuyệt đối của đảng CSVN – một đảng chính trị đứng trên luật pháp, cương lĩnh của đảng đặt cao hơn cả hiến pháp của đất nước như lời ông Trọng. Ông trông cậy vào vai trò “giám sát” của Quốc Hội, của cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc. Nhưng Quốc Hội bù nhìn có tới 95% thành viên là đảng viên CSVN, hầu hết là quan chức cao cấp của chính quyền từ các bộ ngành xuống các địa phương, thì giám sát được ai. Mặt Trận chỉ là tập hợp những đoàn thể vô công rỗi nghề tiêu tốn vô số tiền thuế của dân mà chẳng ích lợi gì ngoại trừ làm bung xung cho đảng CSVN trong mỗi kỳ bầu cử. Cuối cùng, cái lồng nhốt quyền lực của ông Trọng chỉ là một sản phẩm hoang tưởng, mị dân, không hề có trong thực tế.

Chuyện “quyền lực có khuynh hướng tham nhũng, quyền lực tuyệt đối sinh ra thối nát tuyệt đối” (power tends to corrupt and absolute power corrupts absolutely) như nhận định của sử gia Lord Acton thì ai cũng biết. Nhân loại đã tốn biết bao công sức tìm ra cơ chế kiểm soát quyền lực để ngăn chặn tha hóa, biến chất mà người làm chính trị như ông nhất thiết phải biết. Có điều, qua cách phát biểu và hành xử của người đứng đầu đảng CSVN, người ta thấy ông càng ngày càng xa rời thực tiễn của đất nước và dấn sâu thêm vào mớ giáo điều lạc hậu của chủ nghĩa Cộng Sản.

Để kiểm soát quyền lực người ta đã đặt ra thể chế tam quyền phân lập – ba nhánh lập pháp, tư pháp và hành pháp độc lập với nhau, kiềm chế lẫn nhau để không một nhà độc tài nào thâu tóm được quyền lực tuyệt đối mà tự tung tự tác. Đã có thể chế nhà nước pháp quyền trong đó tất cả mọi công dân, mọi tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật. Và có cả một hệ thống các quyền tự do dân sự, trong đó quan trọng nhất là quyền tự do ngôn luận để người dân thực hiện quyền giám sát của họ qua hệ thống truyền thông độc lập không bị kiểm duyệt theo ý đồ của nhà cai trị.

Cho đến bây giờ đảng CSVN vẫn tự đặt mình lên trên pháp luật, vẫn nắm quyền lãnh đạo “toàn diện và tuyệt đối,” những ai bất đồng, có ý kiến khác với đảng lập tức bị đàn áp, bắt bớ, giam cầm, tra tấn một cách man rợ. Không chấp nhận phản biện, chỉ nhắm mắt đi theo chủ nghĩa Marx-Lenin giáo điều và mô hình chuyên chế của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đảng CSVN ngày càng tham nhũng và hủ bại.

Một ổ tham nhũng như vậy đòi chống tham nhũng thì cũng như người tự nắm tóc để nhấc mình lên khỏi mặt đất, thật hoang tưởng!



Chỉ có tham nhũng mới làm sụp đổ chế độ

Nhận diện những nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải xác định rõ những động lực thúc đẩy cũng như những nhân tố cản trở đến việc thực hiện mục tiêu xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, bài viết sẽ phân tích làm rõ những nguy cơ đang đe dọa đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mối quan hệ giữa các nguy cơ này.  


Ngay từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã xác định 4 nguy cơ cản trở thực hiện mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đó là: “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ chệnh hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Các nguy cơ đó có liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau”(1).

Đến Đại hội VIII, Đảng ta khẳng định: “Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ nêu lên cho đến nay vẫn là những thách thức lớn. Các nguy cơ ấy có mối liên hệ tác động lẫn nhau và đều nguy hiểm, không thể xem nhẹ nguy cơ nào”(2). Gần đây nhất, tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục nhận định: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ diễn biến hòa bình của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí”(3). Biểu hiện của những nguy cơ này ở nước ta cụ thể như sau:

Thứ nhất, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn là một thực tế

Tụt hậu về kinh tế được biểu hiện trên rất nhiều mặt như thu nhập bình quân theo đầu người; năng suất lao động; năng lực cạnh tranh... Tất cả các mặt này chúng ta vẫn còn có nhiều hạn chế. Năng suất lao động vẫn còn thấp so với nhiều nước trên thế giới, do nền kinh tế vẫn đang trong mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, dựa trên khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất gay gắt mà nếu không đáp ứng được có thể bị thua ngay trên sân nhà. Thu nhập bình quân đầu người của nước ta tăng lên, chúng ta đã bước vào các quốc gia có thu nhập trung bình nhưng vẫn còn khoảng cách lớn về thu nhập so với thế giới. Năm 1990, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế của thế giới là 4.168 USD và Việt Nam là 98 USD, chênh tới 4.070 USD(4). Đến 2017, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 2.385 USD, thế giới khoảng 10.700 USD, chênh nhau là 8.315 USD; năm 2018, Việt Nam khoảng 2.590 USD, thế giới khoảng 11.000 USD, chênh tới 8.410 USD(5). Như vậy, xét về tỷ lệ, GDP trên đầu người của Việt Nam đã rút ngắn so với thế giới, từ thua kém 42,5 lần năm 1990, còn 4,4 lần năm 2017 và 4,2 lần năm 2018, song về con số tuyệt đối thì vẫn tăng lên. Nếu năm 1990 là 4.000 USD, thì năm 2018 là 8.000 USD. Sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng thấy rõ. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2017 chỉ tương đương mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1990 (2.441 USD); của Thái Lan năm 1993 (2.208 USD); của Indonesia năm 2008 (2.300 USD). Như vậy, Việt Nam đi sau Malaysia 27 năm; Thái Lan 23 năm; sau Indonesia và Philippines 9-10 năm... theo các tính toán như trên(6). Mặc dù chúng ta tự hào tốc độ tăng GDP cao hơn nhiều nước trên thế giới nhưng vì quy mô GDP của Việt Nam nhỏ hơn nhiều nước nên dù tốc độ tăng cao thì về mặt giá trị tuyệt đối GDP lại tăng không bằng các nước khác. Giá trị tăng 7% trên 1 quy mô GDP nhỏ như Việt Nam thua xa so với giá trị tăng dù chỉ 1-2% trên 1 quy mô GDP gấp chúng ta nhiều lần. Sau 15 năm, tổng GDP của Việt Nam mới chỉ tăng 160 tỷ USD, trong khi với Thái Lan, con số này là 270 tỷ USD, Malaysia là 200 tỷ USD, đặc biệt là Indonesia có mức tăng trưởng kỷ lục với 700 tỷ USD và Hàn Quốc là 850 tỷ USD(7). Việt Nam dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa lọt vào danh sách ASEAN 6 mà vẫn nằm ở top cuối của ASEAN.

Thứ hai, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa vẫn tiềm ẩn

Nguy cơ chệch hướng về chính trị là sai lầm về đường lối, xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin và những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học. Về văn hóa thể hiện ở xu hướng coi nhẹ văn hóa, không giữ gìn và phát huy được bản sắc, truyền thống văn hóa của dân tộc, chạy theo giá trị bên ngoài. Về mặt kinh tế, nguy cơ chệnh hướng thể hiện ở chỗ nhiều doanh nghiệp, kể cả tư nhân và nhà nước thoát ly khỏi sự quản lý của nhà nước, chỉ biết làm giàu, thu lợi nhuận bằng mọi cách, không gắn vì lợi ích của đất nước, dân tộc và nhân dân. Doanh nghiệp vì lợi nhuận của mình mà xả thải gây ô nhiễm môi trường, gian lận thương mại, trốn thuế, không đảm bảo lợi ích của người lao động và người tiêu dùng, doanh nghiệp móc nối với một bộ phận công chức thoái hóa biến chất trong cơ quan quản lý nhà nước để có đặc quyền, đặc lợi, hình thành lợi ích nhóm không trong sáng. Kinh tế nhà nước chưa thể hiện được vai trò chủ đạo, đầu tàu và dẫn dắt nền kinh tế.

Thứ ba, nguy cơ từ những âm mưu, hành động “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch vẫn thường trực và có những biểu hiện mới

Thuật ngữ “diễn biến hòa bình” xuất hiện lần đầu trong đời sống chính trị thế giới vào năm 1949 để chỉ sự chuyển hóa các nước XHCN thành tư bản chủ nghĩa. “Diễn biến hòa bình” sau đó tiếp tục được bổ sung và hoàn chỉnh thành chiến lược vào cuối thập niên 80 của thế kỷ XX. Ban đầu chiến lược này được coi như biện pháp hỗ trợ, bổ sung cho các hành động tiến công quân sự sau đó trở thành chiến lược toàn cầu và là biện pháp chính trong cuộc tấn công của các nước tư bản chủ nghĩa vào các nước xã hội chủ nghĩa. Bản chất của “diễn biến hòa bình” là hoạt động của các thế lực đế quốc tư bản lớn và cường quyền nhằm vào các nước có chế độ chính trị mà họ coi là không phù hợp với lợi ích của họ, bằng tổng hợp các biện pháp chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, an ninh... để chuyển hóa chế độ chính trị của các nước này theo quỹ đạo có lợi cho họ(8). Chiến lược “diễn biến hòa bình” được tiến hành bằng tăng cường tiếp xúc, giao lưu, hợp tác kinh tế, văn hóa, thông tin, khoa học, giáo dục; đổ tiền của vào các nước XHCN để làm cho các giá trị Mỹ xâm nhập vào các nước này, đồng thời dùng mọi biện pháp để làm cho nhân dân, đảng viên ở các nước này chán ghét, căm phẫn Đảng Cộng sản và nhà nước XHCN, làm xuất hiện những nhân tố mới xa lạ dần với giá trị chuẩn mực của chủ nghĩa Cộng sản để thay đổi chế độ. Chiến lược “diễn biến hòa bình” thực chất là từng bước chuyển hóa tư duy, nếp nghĩ, tư tưởng, tâm lý của cán bộ, đảng viên, quần chúng, nhất là thế hệ trẻ, từ chỗ tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vào con đường đi lên CNXH đến chỗ phủ nhận, cổ xúy cho chủ nghĩa tư bản, tham gia vào các hoạt động chính trị để lật đổ chế độ XHCN.

Thứ tư, tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi

Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, mưu lợi cá nhân. Ngay từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII khi xác định tham nhũng là 1 trong 4 nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ XHCN. Đại hội VIII tiếp tục khẳng định 4 nguy cơ này vẫn còn tồn tại. Đến Đại hội IX, Đảng nhấn mạnh: “Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài gây bất bình trong nhân dân và là một nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ ta”(9). Đại hội X nhấn mạnh hơn nữa khi nói tham nhũng là nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”(10). Đảng ta dùng các từ phổ biến, nghiêm trọng, kéo dài để nói về tình trạng tham nhũng ở nước ta. Tham nhũng ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi, liên kết thành các lợi ích nhóm. Do đó, phòng, chống chống tham nhũng là một cuộc chiến cam go, quyết liệt, kéo dài nhằm chống lại kẻ thù “nội xâm” từ chính trong nội bộ của chúng ta, thậm chí là những cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Nếu không chiến thắng trong cuộc chiến này thì chúng ta không thể hiện thực hóa các mục tiêu của CNXH.

Thứ năm, nguy cơ từ tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, kể cả ở cấp cao chưa được ngăn chặn, đẩy lùi

Vấn đề suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống lần đầu tiên được Đảng ta chỉ rõ tại Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII: “trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng, chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn”(11). Tại Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Trong công tác xây dựng Đảng, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được sự suy thoái về tư tưởng, chính trị và đạo đức lối sống”(12). Đến Đại hội X, tình trạng này đã diễn ra phổ biến hơn, từ chỗ trong một bộ phận đảng viên mở rộng hơn thành trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên “Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đầy lùi... Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”(13). Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này tiếp tục được nhấn mạnh ở Đại hội XI của Đảng: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp... làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe doạ sự ổn định, phát triển của đất nước”(14) và đến Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Đảng ta đã có nghị quyết riêng về vấn đề này.

Cụm từ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” xuất hiện lần đầu trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng (năm 2011): “Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những diễn biến phức tạp”. “Tự diễn biến” đối với cá nhân là sự thay đổi về nhận thức chính trị - xã hội, thay đổi về quan điểm, tư tưởng theo chiều hướng tiêu cực, xấu đi, nhận thức và hành động đi ngược lại với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. “Tự diễn biến” đối với tổ chức là có những thay đổi ở tầm vĩ mô về đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, làm thay đổi bản chất chính trị, thậm chí làm suy yếu và tan rã tổ chức đó. “Tự diễn biến” từ từ, thầm lặng, làm mục ruỗng chế độ XHCN từ bên trong, dẫn tới “tự chuyển hóa”, làm sụp đổ chế độ XHCN. “Tự diễn biến” diễn ra trước hết trong cá nhân cán bộ, đảng viên và nếu không được ngăn chặn kịp thời, có thể dẫn đến sự suy thoái của tổ chức, và về lâu dài, sẽ dẫn đến chuyển hóa chế độ chính trị.

Như Đảng ta khẳng định, các nguy cơ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tham nhũng có mối quan hệ tác động đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế ở nước ta hiện nay. Hậu quả của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế là rất lớn. Những nước có mức độ tham nhũng cao thì đồng nghĩa với tỷ lệ nghèo đói cao. Trước hết, tham nhũng làm thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước. Bởi lẽ, các cán bộ, công chức có chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ của các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trốn thuế. Ngân sách là nguồn tài chính quan trọng để Nhà nước tái đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhưng thất thu ngân sách do tham nhũng trong ngành thuế làm giảm nguồn đầu tư phát triển. Bản thân ngân sách nhà nước đã ít ỏi do tham nhũng thì cũng chính tham nhũng lại tiếp tục làm lãng phí các nguồn chi ngân sách nhà nước. Tham nhũng làm giảm hiệu quả của đầu tư công. Tham nhũng dẫn tới nhiều chương trình, dự án được xây dựng không chú ý đến mục tiêu, hiệu quả đầu tư mà do cán bộ các tỉnh “chạy” công trình về tỉnh mình để kiếm chác chứ không phải vì hiệu quả mang lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cộng đồng. Tham nhũng trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội sử dụng vốn ngân sách, dẫn tới xây dựng công trình dự án kém chất lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả của công trình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, tham nhũng làm giảm những lợi ích mà đầu tư công có thể đem đến cho xã hội, do đó nhiều nguồn lực của quốc gia cứ mãi ở dạng tiềm năng.

 Tham nhũng cũng làm giảm hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước vì tham nhũng làm cho hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng tồn tại và hoành hành phá hoại nền kinh tế trong nước. Những hàng lậu từ bên ngoài được một số kẻ hối lộ cho một số cán bộ hải quan biến chất, tuồn vào nước ta không phải đóng thuế, cạnh tranh thiếu lành mạnh với các mặt hàng trong nước dẫn tới ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước.

Tham nhũng làm giảm năng suất lao động do lãng phí sức lực, trí tuệ, tiền của của nhân dân, nếu không tham nhũng thì họ chăm lo sản xuất, lao động chân chính để tăng năng suất lao động, không phải đầu tư suy nghĩ cho việc hối lộ vòng vèo, vì vậy sẽ làm tăng năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng. Cán bộ, công chức để có thể nhũng nhiễu, vòi vĩnh tiền của người dân và doanh nghiệp đặt ra những quy trình, thủ tục hành chính rườm rà, khiến cho người dân phải đi lại nhiều lần, mất thời gian nhiều khi làm mất cơ hội kinh doanh, đồng thời phải thêm các chi phí bôi trơn, các khoản phi chính thức làm cho tổng chi phí hoạt động tăng giá thành sản phẩm xã hội tăng cao và lợi nhuận giảm, sức cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế bị giảm sút nghiêm trọng.

Tham nhũng làm hỏng môi trường kinh doanh và các quan hệ kinh doanh đúng đắn, quan hệ cạnh tranh lành mạnh, bằng việc đưa và nhận hối lộ, một số doanh nghiệp năng lực yếu kém nhưng lại giành lợi thế kinh doanh, lợi thế cạnh tranh bất chính làm bóp méo hoạt động kinh doanh đúng đắn và các quan hệ cạnh tranh lành mạnh, xâm phạm đến lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh doanh hợp pháp, kìm hãm, hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, từ đó suy giảm động lực phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Công ước Luật dân sự về chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu cũng nhấn mạnh rằng “tham nhũng... đe dọa đến sự vận hành đúng đắn và công bằng của các nền kinh tế thị trường”(15).

Tham nhũng phát triển càng thúc đẩy nguy cơ chệnh hướng XHCN ở nước ta bộc lộ rõ, đặc biệt là chệnh hướng trong phát triển kinh tế. Tham nhũng làm cho bộ phận kinh tế nhà nước ngày càng yếu đi, không thể hiện tốt vai trò chủ đạo của mình. Những hành vi tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước đã bòn rút, chuyển nguồn tài sản công thành tài sản tư, làm giảm hiệu quả và năng lực của kinh tế nhà nước - một trụ cột quan trọng đảm bảo tính định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tất cả những hành vi tham nhũng này đang làm suy giảm giá trị đóng góp của vốn nhà nước, chuyển vào túi một số cá nhân khiến tỷ lệ vốn nhà nước đã ít lại ngày càng ít đi về mặt tuyệt đối cũng như tỷ lệ tương đối so với vốn của các thành phần kinh tế. Tham nhũng được coi là tệ nạn của mọi tệ nạn, tham nhũng đã dung túng cho những doanh nghiệp tư nhân móc nối với một số cán bộ chính quyền hoạt động ngoài sự kiểm soát của pháp luật nhà nước như trốn thuế, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm, hàng lậu... dẫn đến các nguy cơ chệnh hướng XHCN trong phát triển kinh tế.

Tham nhũng phát triển tạo cơ hội, mảnh đất màu mỡ cho các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”. Đại hội VIII nhận định: “Tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ bị xói mòn, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bị thi hành sai lệch, dẫn tới chệch hướng... đó là mảnh đất thuận lợi cho diễn biến hòa bình”(16). Sở dĩ như vậy vì các thế lực thù địch luôn lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội; khai thác thông tin từ những vụ việc tiêu cực xảy ra trong đời sống để xuyên tạc, thổi phồng; lấy hiện tượng quy kết thành bản chất, xuyên tạc vai trò lãnh đạo, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Những hiện tượng tham nhũng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên là cơ hội để chúng xuyên tạc bản chất của chế độ, Đảng và Nhà nước ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm cho nhân dân chán ghét và có thái độ thù địch với Đảng và Nhà nước. Các hiện tượng tham nhũng là cơ hội cho các thế lực thù địch tuyên truyền, tung hô các quan điểm, giá trị phương Tây, giá trị của chủ nghĩa tư bản. Các thế lực thù địch quy chụp tham nhũng chỉ tồn tại và nở rộ ở chế độ một đảng như Việt Nam, thuộc về bản chất thể chế, vì vậy để chống tham nhũng phải đa nguyên đa đảng...

Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng. Khi cán bộ, đảng viên bị chủ nghĩa cá nhân chi phối, chỉ lo vun vén lợi ích cá nhân, gia đình, lối sống thực dụng ít quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng đã dẫn tới việc lạm dụng chức vụ quyền hạn để mưu lợi cá nhân. Nếu cán bộ, đảng viên, công chức chỉ một lòng phấn đấu cho lý tưởng của Đảng là mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân thì sẽ không có hành vi tham nhũng. Hơn nữa, lối sống xa hoa, lãng phí, tiêu xài quá mức, tiền lương không thể đáp ứng được dẫn tới tham ô, bòn rút công quỹ hoặc tiền của nhân dân để phục vụ cho lối sống hưởng thụ đó. Tham nhũng thực chất là hành vi thiếu văn hóa mà nguyên nhân là sự phai nhạt lý tưởng. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cũng có quan hệ với nguy cơ chệnh hướng XHCN ở nước ta. Cán bộ, đảng viên nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược mà suy thoái về tư tưởng chính trị, không kiên định con đường đi lên CNXH, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xa rời tôn chỉ mục đích của Đảng thì sẽ làm cho đường lối, chính sách của Đảng không còn giữ được định hướng XHCN nữa. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống và tư tưởng chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi đã mắc căn bệnh này thì sẽ bị lây nhiễm bệnh khác và đều do sự suy thoái về tư tưởng chính trị gây nên. Khi cán bộ, đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống, chỉ chạy theo chủ nghĩa cá nhân dẫn tới quay lưng với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc (các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc hướng tới cộng đồng, đất nước), tôn vinh các giá trị phương Tây, chạy theo chủ nghĩa thực dụng, hưởng thụ... chính là đang chệnh hướng XHCN trong lĩnh vực văn hóa.

Đặc biệt, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có mối quan hệ chặt chẽ với nguy cơ “diễn biến hòa bình”. Điều này đã được Đảng ta nhiều lần khẳng định. Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Đảng ta lại tiếp tục nhấn mạnh: “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”(17). Mục tiêu của chiến lược “diễn biến hòa bình” là bằng những biện pháp tác động bên ngoài để làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, đạo đức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở trong nước, tạo ra sự tự diễn biến bên trong, hoài nghi vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường đi lên CNXH ở nước ta, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, quay lưng với nhân dân, đất nước, thúc đẩy các hoạt động chống đối ngay bên trong nội bộ. Từ chỗ hoài nghi đến chỗ chống Đảng, chống chế độ, truyền bá những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch là rất gần. Các thế lực thù địch sẽ lợi dụng những cán bộ, đảng viên bị suy thoái này để thực hiện “tự chuyển hóa”, tiến tới bạo loạn chính trị, lật đổ sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, nếu tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong đội ngũ cán bộ, đảng viên không được khắc phục kịp thời sẽ là nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của chế độ XHCN.

Có thể nói, các nguy cơ đối với sự tồn vong của chế độ XHCN ở Việt Nam mà Đảng ta khẳng định có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu một nguy cơ nào đó tăng hoặc giảm sẽ làm cho các nguy cơ khác tăng và giảm theo. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải quan tâm xóa bỏ tất cả các nguy cơ, không được xem nhẹ nguy cơ nào.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ
5 người Việt bị bạn hùn hạp gốc Mỹ gốc Hoa đầu độc cyanure rồi tự sát trên quê hương hải tặc để xóa nợ

     Đọc nhiều nhất 
[Đã đọc: 346 lần]
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ [Đã đọc: 321 lần]
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư [Đã đọc: 307 lần]
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên. [Đã đọc: 287 lần]
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui [Đã đọc: 249 lần]
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80 [Đã đọc: 244 lần]
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm [Đã đọc: 189 lần]
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng! [Đã đọc: 187 lần]
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi [Đã đọc: 143 lần]
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 78 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.