(VNF) - Chiến sự Nga - Ukraine hơn 1 năm cùng nhiều sự kiện liên quan đã diễn ra trong tuần vừa qua.
Chiến sự Nga - Ukraine đã bước sang năm thứ 2.
Chiến sự Nga - Ukraine tròn 1 năm
Ngày 24/2/2022, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã được khởi động. Cuộc giao tranh đã thúc đẩy căng thẳng địa chính trị và chạy đua vũ trang giữa lúc tình hình kinh tế toàn cầu còn ảm đạm.
Theo ước tính thương vong được Mỹ công khai vào cuối tháng 11 năm ngoái, con số thương vong tại riêng mỗi nước đã lên tới hàng trăm nghìn người. Ước tính, có khoảng hơn 42.000 người tử vong, gần 60.000 người bị thương, khoảng 14 triệu người đã phải di dân. Cuộc chiến cũng tiêu tốn khoảng 350 tỷ USD, theo số liệu tổng hợp bởi Reuters.
Tất nhiên, mọi con số thống kê vào thời điểm này đều mang tính biểu trưng và có thể sai lệch, bởi thông tin thương vong được báo cáo bởi chính phủ cả 2 quốc gia thường bị cho là không trung thực.
Vào ngày 22/1, trên đài truyền hình Nauy, ông Eirik Kristoffersen, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy, chia sẻ số liệu ước tính từ quốc gia này: “Dự đoán rằng Nga đã mất đi 180.000 người, tính cả số người từ vong và bị thương. Song song, quân đội Ukraine đã thiệt hại trên dưới 100.000 người, cùng với 30.000 dân thường thiệt mạng do ảnh hưởng từ chiến dịch”.
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) đã xác minh tổng cộng 8.006 dân thường thiệt mạng trong cuộc chiến, tính từ ngày 24/2/2022 đến ngày 15/2/2023. Ngoài ra, có 13.287 người được báo cáo là đã bị thương. Tuy nhiên, OHCHR đã xác định rằng con số thực có thể cao hơn. Số người chết cao nhất được ghi nhận vào tháng 3/2022 là hơn 3.900 người.
Trước năm 2022, Nga chiếm 42.000 km2 lãnh thổ Ukraine ( bao gồm Crimea, và một phần Donetsk và Luhansk), và đã chiếm thêm 119.000 km2 sau chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu ngày 24/2/2022. Tổng cộng, đến cuối tháng 10/2022, Moscow chiếm khoảng 161.000 km2 hay gần 27% lãnh thổ Ukraine.
Tuy nhiên, đến ngày 11/11/2022, Viện Nghiên cứu Chiến tranh tính toán rằng các lực lượng Ukraine đã giải phóng khoảng 74.443 km2 khỏi sự chiếm đóng của Nga, nên thời điểm hiện tại Điện Kremlin chỉ còn kiểm soát khoảng 18% lãnh thổ Ukraine.
Thiệt hại kinh tế quá nặng nề
Chiến sự kéo dài khiến GDP của Ukraine ghi nhận mức giảm sâu nhất kể từ khi giành được độc lập vào năm 1991. Trong khi đó, trái ngược với dự đoán của giới phân tích, kinh tế Nga vẫn khá vững vàng sau những lệnh trừng phạt liên tiếp từ phương Tây.
Ukraine
Trước khi xảy ra chiến sự, nền kinh tế Ukraine đang trên đà phát triển mạnh mẽ với tỷ lệ nợ trên GDP dưới 50% và thâm hụt ngân sách chỉ ở mức 3,5%. Nhưng cuộc chiến xảy ra ngày 24/2 đã làm thay đổi toàn bộ cục diện.
Ukraine từ một quốc gia có các chỉ số tài chính ổn định và đầy hứa hẹn trở thành một quốc gia có mức suy giảm kinh tế nghiêm trọng: trong năm 2022, GDP giảm hơn 30% - mức giảm mạnh nhất kể từ khi Ukraine giành được độc lập ba thập kỉ trước, thâm hụt ngân sách gần 27% GDP, hàng trăm doanh nghiệp và ngành công nghiệp buộc phải ngừng hoạt động.
Theo công bố của Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, chi tiêu cho quốc phòng của quốc gia Đông Âu này trong năm 2022 chiếm tới 32,5% GDP (khoảng 42 tỷ USD). Trong năm nay, Ukraine dự tính sẽ chi tới 50% ngân sách nhà nước cho an ninh, quốc phòng.
Cuộc chiến dai dẳng cũng gây thiệt hại lớn cho các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Ukraine. Về nông nghiệp, sản lượng thu hoạch lúa mì của Ukraine đã giảm từ 32,5 triệu tấn vào năm 2021 xuống còn 26,6 triệu tấn vào năm 2022 (1/4 trong số này nằm trong khu vực bị Nga chiếm đóng).
Tháng 9 năm 2022, cuộc khảo sát về tổn thất cơ sở hạ tầng của Trường Kinh tế Kiev (KSE) đã ước tính thiệt hại đối với đường, cầu, nhà cửa, trường học, bệnh viện và đất canh tác ở Ukraine là 127 tỷ USD. KSE cũng ước tính thiệt hại về vật chất của các doanh nghiệp Ukraine là 13 tỷ USD, trong khi các thiệt hại khác như mất thị trường hoặc kênh phân phối là hơn 33 tỷ USD.
Các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vẫn diễn ra không ngừng nghỉ trên khắp Ukraine. Điều này đồng nghĩa với việc thiệt hại kinh tế của quốc gia này sẽ còn tiếp tục tăng. Theo tính toán, thâm hụt ngân sách nhà nước của Ukraine sẽ lên tới 38 tỷ USD trong năm 2023.
Nga
Trước “chiến dịch quân sự đặc biệt”, với ưu thế địa lý và lực lượng lao động dồi dào, Nga có nền kinh tế thị trường phát triển: đứng thứ 11 theo GDP danh nghĩa, đứng thứ 6 toàn cầu theo GDP sức mua (PPP). Sau khi đối mặt với giao tranh kéo dài cùng những lệnh trừng phạt từ phương Tây, siêu cường năng lượng vẫn có những chỉ số khá ổn định.
Theo ước tính đồng thuận của Bloomberg, trong năm 2022, GDP của Nga chỉ giảm 3%, lạm phát ở mức cao (13,8%) nhưng không tệ hơn nhiều quốc gia phương Tây. Dù chịu nhiều hạn chế do lệnh trừng phạt, nhưng Nga cũng chỉ ghi nhận mức thâm hụt ngân sách là 2% trong năm 2022. Thậm chí, tỷ lệ thất nghiệp chính thức còn giảm xuống ở mức 4%, thấp hơn 0,8% so với năm ngoái.
Tuy nhiên, nhiều nhà nhà kinh tế cảnh báo rằng, những số liệu thống kê có vẻ khả quan trên khó có thể duy trì được lâu bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây vẫn đang diễn ra và gây ảnh hưởng lớn cho Nga.
Đầu cuộc chiến, Nga vẫn được hưởng lợi khi giá năng lượng leo thang do chiến tranh. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tác động của các lệnh cấm vận năng lượng và việc áp giá trần đối với dầu thô của Nga đã phát huy tác dụng. Bộ Tài chính Nga cho biết giá dầu Urals của quốc gia này đã giảm 42% trong 12 tháng qua. Trong mười tháng đầu năm ngoái, doanh thu từ dầu khí đã giúp ngân sách liên bang của Nga tăng thêm khoảng 1 nghìn tỷ rúp (13,4 tỷ USD) mỗi tháng. Tuy nhiên, khoản đóng góp đó đã giảm xuống còn khoảng 900 tỷ rúp (12 tỷ USD) vào tháng 11 và 12. Vào tháng 1 năm nay, nó chỉ còn là 425 tỷ rúp (5,7 tỷ USD).
Giống với Ukraina, Nga cũng không ngừng tăng chi tiêu cho quốc phòng. Liên bang đã tăng 23% vào năm 2022, lên hơn 66 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng thêm 6% trong năm nay. Điện Kremlin sẽ cung cấp cho quân đội gần như tất cả những gì họ kiếm được từ việc bán năng lượng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Ukraine
Ngày 20/2, sau hành trình di chuyển đầy bí mật, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có mặt tại Kiev để gặp gỡ người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenski. Theo tuyên bố của Nhà Trắng, chuyến thăm kéo dài 10 tiếng của nhà lãnh đạo Mỹ nhằm “tái khẳng định cam kết vững chắc và kiên định của Mỹ đối với nền dân chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.
Hai nhà lãnh đạo đồng cấp đã cùng nhau xuất hiện từ Nhà thờ St Michael, một trong quần thể các tòa nhà tôn giáo ở trung tâm cổ kính của thành phố, đi dạo một quãng ngắn và tới Cung điện Mariinsky, có những cuộc trò chuyện xung quanh cuộc chiến sự khi nó tiến dần tới cột mốc 1 năm.
Trong chuyến thăm, TT Biden đã công bố gói hỗ trợ mới trị giá 500 triệu USD cho Kiev, cho biết gói này sẽ bao gồm nhiều thiết bị quân sự hơn, chẳng hạn như đạn pháo. Tuy nhiên, lần hỗ trợ này không bao gồm các vũ khí tiên tiến mới. Tổng thống Mỹ cũng hứa hẹn các biện pháp trừng phạt mới sẽ được áp dụng đối với Moscow vào cuối tuần này.
Các quan chức Mỹ đã bày tỏ hy vọng rằng dòng vũ khí khổng lồ tới Ukraine - bao gồm các phương tiện mới, tên lửa tầm xa hơn và hệ thống phòng không Patriot - có thể giúp Ukraine chiếm ưu thế trên chiến trường và có thể nhanh chóng tiến tới đàm phán chấm dứt chiến sự.
Thông qua chuyến đi ngắn tới Ukraine, Tổng thống Biden nhấn mạnh thông điệp rằng Mỹ sẵn sàng gắn bó với Ukraine “miễn là đủ” để đẩy lùi các lực lượng Nga. Về phía Tổng thống Ukraine, ông Zelenski ca ngợi đây là chuyến thăm "mang tính biểu tượng" từ một "đồng minh hùng mạnh", đồng thời đề nghị thêm viện trợ từ các quốc gia phương Tây và Mỹ.
Tổng thống Nga phát biểu kỷ niệm 1 năm chiến sự
Ngày 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu trước Quốc hội Liên bang, nhằm đưa ra một số nhận xét quan trọng nhất về "chiến dịch quân sự đặc biệt" đã bắt đầu vào ngày 24/2/2022. Đây là bài phát biểu cấp quốc gia đầu tiên của ông Putin kể từ thời điểm ông quyết định công nhận lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine.
Mở đầu bài phát biểu, ông Putin nêu lý do tại sao Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, cáo buộc phương Tây và NATO công khai nói về việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine trước cuộc chiến quân sự. Tổng thống Nga cáo buộc phương Tây “chơi trò bẩn thỉu” với người dân và với Ukraine.
Tổng thống Nga cho biết Moscow sẵn sàng đối thoại với phương Tây và cởi mở với một hệ thống an ninh bình đẳng, nhưng “đáp lại, chúng tôi nhận được những câu trả lời không trung thực” và các hành động cụ thể nhằm mở rộng NATO và triển khai các hệ thống chống tên lửa mới ở châu Âu.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự tại Ukraine cho đến khi Nga đạt được các mục tiêu của mình và đe dọa sẽ phản ứng dữ dội nếu Mỹ và các đồng minh cung cấp tên lửa tầm xa cho chính phủ ở Kiev.
“Chúng tôi sẽ hoàn thành các nhiệm vụ được đặt ra từng bước, cẩn thận và nhất quán”, bởi vì Nga đang chiến đấu vì 'vùng đất lịch sử' của mình ở Ukraine", ông Putin nói với Quốc hội Nga và các quan chức hàng đầu ở Moscow.
Trong bài phát biểu, ông Putin cũng dành thời gian để nói về các vấn đề kinh tế trong nước và tuyên bố rằng những bất ổn kinh tế dự kiến do phương Tây “đánh cắp” dự trữ ngoại hối của Nga đã không thành hiện thực.
Theo ông Putin, GDP của Nga năm 2022 chỉ giảm 2,1%, theo dữ liệu mới nhất, bất chấp các dự đoán của phương Tây về mức giảm tới 20%. Tổng thống Nga cũng cho biết chính phủ đã rót hơn 1.000 tỷ ruble (hơn 13 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt của phương Tây lan rộng. Thông qua bài phát biểu thường niên, Tổng thống kêu gọi chính phủ đưa nền kinh tế đến những biên giới phát triển mới.
Ông Putin cũng tuyên bố Moscow sẽ không còn tham gia vào hiệp ước hạt nhân cuối cùng còn lại giữa Nga và Mỹ, tức hiệp ước New START.
Giải thích về quyết định này, ông Putin lưu ý rằng thỏa thuận ban đầu được soạn thảo trong những hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau, khi Nga và Mỹ không coi nhau là đối thủ. Tuy nhiên, giờ đây, theo Tổng thống Nga, không chỉ Mỹ đưa ra tối hậu thư cho Nga, mà bản thân NATO về cơ bản cũng đã nộp đơn xin trở thành một phần của hiệp ước.
Ông Putin cho biết các thành viên khối NATO hiện đang yêu cầu thanh tra các cơ sở chiến lược của Nga, đồng thời lưu ý rằng yêu cầu thanh tra các cơ sở hạt nhân của phương Tây theo hiệp ước của Moscow cũng bị từ chối.
Ông Putin lưu ý rằng Mỹ tiếp tục khăng khăng duy trì quyền bá chủ, trong khi các đối tác NATO công khai thừa nhận rằng họ muốn gây ra một thất bại chiến lược đối với Nga.
“Nga không thể bỏ qua điều này. Chúng ta không thể cho phép mình bỏ qua điều này”, ông Putin nói.
EU tung gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào Nga
Ngày 24/2, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đồng thuận về gói trừng phạt thứ 10 đối với Nga, bao gồm hạn chế xuất khẩu và kiểm soát công nghệ chặt chẽ hơn, cũng như yêu cầu các ngân hàng báo cáo thông tin về Ngân hàng Trung ương Nga và các tài sản bị trừng phạt khác mà họ nắm giữ.
Cụ thể, các hạn chế của EU nhắm mục tiêu kiểm soát xuất khẩu đối với nhiều công nghệ, linh kiện điện tử được sử dụng trong các thiết bị như máy bay không người lái, tên lửa, trực thăng và cho các mục đích quân sự khác, cũng như hạn chế xuất khẩu xe hạng nặng cho Nga.
EU cũng áp đặt các biện pháp chống lại các cá nhân và tổ chức hỗ trợ chiến tranh, truyền bá tuyên truyền hoặc vận chuyển máy bay không người lái do Nga sử dụng. Trong đó, khối trừng phạt 7 thực thể của Iran, bao gồm cả những thực thể có liên quan đến Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, áp đặt các hạn chế thương mại đối với việc cung cấp máy bay không người lái của Tehran cho Nga.
Các biện pháp mới của EU được đưa ra trong bối cảnh thúc đẩy thực thi tốt hơn các biện pháp trừng phạt hiện có và trấn áp các công ty lách luật. Một nhóm các quốc gia thành viên đang thúc giục khối tăng cường "đánh" những nước giúp Nga lách lệnh trừng phạt, bao gồm cả việc sử dụng các biện pháp thương mại.
Ngoài ra, Mỹ và các quốc gia thuộc G-7 sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới và một đợt trừng phạt mới đối với Nga, Nhà Trắng cho biết trước đó vào thứ Sáu. Các biện pháp này sẽ trừng phạt các ngành công nghiệp quốc phòng và năng lượng của Nga, các tổ chức tài chính và hơn 200 cá nhân.
Một năm cuộc chiến của Nga: Người Việt trừ NPT và lãnh đạo tồi cao CSVN, dù ở lại hay tị nạn, đều mong chờ ngày Ukraine chiến thắng
Kể từ khi Nga đưa quân xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022, hàng nghìn người Việt sinh sống ở đất nước này đã phải rời bỏ nơi mà họ coi là quê hương thứ 2 của mình để đi lánh nạn. Họ ra đi, dù không muốn, nhưng vì sự an toàn của gia đình và bản thân trước những cuộc nã pháo và tấn công bằng tên lửa của Nga hầu như hàng ngày vào cả các khu dân cư, nơi nhiều người Việt sinh sống.
Trước khi Nga tiến hành cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, có khoảng 7.000 người Việt sinh sống và làm ăn ở đây, nơi họ xem là quê hương vì sự tự do và thanh bình.
Sau một năm Nga xâm lược lãnh thổ Ukraine, chỉ còn khoảng 600 người Việt ở lại đây trong khi hàng nghìn người đã sang các nước khác lánh nạn. Có khoảng 5.000 người của cộng đồng Việt ở đây đã đến châu Âu, Mỹ và Canada sau khi Nga gây ra cuộc chiến, trong khi khoảng 1.000 người chọn về Việt Nam.
Dù ở lại hay ra đi, những người Việt mà VOA có dịp tiếp xúc, nói rằng họ mong đến ngày Ukraine giành chiến thắng để có lại cuộc sống yên bình như trước và gọi hành động xâm lược của Tổng thống Vladimir Putin là một “sai lầm” đáng bị lên án.
Đi tị nạn
Ông Vũ Đình Thiệp là một trong hàng nghìn người Việt phải rời bỏ Ukraine đi lánh nạn khi cuộc chiến do Putin phát động trở nên tàn khốc hơn.
Ông Thiệp cùng vợ và 4 người con di tản sang Đức vào tháng 7/2022 sau khi đã trụ lại ở Kharkov được 5 tháng. Ông nói gia đình ông không muốn rời bỏ Ukraine nhưng khi các cuộc pháo kích của Nga đánh vào tới sát nhà ông thì ông không còn lựa chọn nào khác vì an toàn cho gia đình.
“Nhà tôi bị tên lửa bắn vào bên cạnh, ngay hàng xóm, mà tôi có con nhỏ không thể ở lại được nên cuối cùng tôi phải quyết định đi di tản,” ông Thiệp, người đã sống ở Ukraine hơn 40 năm, nói và cho biết đứa con nhỏ nhất của ông mới 5 tuổi.
Trước khi Nga xâm lược Ukraine, ông Thiệp cùng gia đình sống trong một ngôi nhà mà ông nói là một biệt thự ở khu ngoại ô Kharkov yên bình với một nguồn thu nhập ổn định từ việc buôn bán của gia đình. Việc phải rời bỏ nơi đó là một quyết định khó khăn đối với gia đình ông.
Từ những người bạn đã đi trước đến Đức cung cấp thông tin, ông Thiệp cùng gia đình lái xe đến một trại tị nạn giành cho người Ukraine của Đức.
“Đến đấy thì họ tiếp nhận, làm giấy tờ cho ngay, cho chỗ ăn chỗ ở ngay lập tức và một thời gian sau thì họ phân nhà,” ông Thiệp nói và cho biết gia đình ông được phân một ngôi nhà rộng 100m vuông. “Tiền trợ cấp cho những người tị nạn Ukraine thì họ cho ngoài tiền nhà ở còn cấp cho mỗi người khoảng 400 euro/tháng.”
Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, Đức là quốc gia không giáp biên giới với Ukraine có số đơn xin tị nạn nhiều nhất, với gần 800.000 người chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022.
Sau hơn 7 tháng sống ở Đức, ông Thiệp và gia đình đã ổn định cuộc sống khi các con ông được đến trường trong khi ông tham gia lớp học tiếng Đức. Ông hài lòng với những gì mà chính phủ Đức cấp cho những người tị nạn chiến tranh Ukraine như ông, từ nơi ăn ở cho đến bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, ông vẫn mong ngày trở về Ukraine.
“Về vật chất thì tôi không có phàn nàn gì vì nước Đức chu cấp cho rất là OK nhưng vấn đề tinh thần thì mình chỉ xác định sang đây ở tạm thời thôi và mong cho chiến tranh kết thúc thắng lợi để về,” ông Thiệp nói. “Lúc nào tôi cũng ngong ngóng để về Ukraine thôi.”
Ông Thiệp đến Ukraine khi còn là một sinh viên từ Việt Nam được gửi sang Liên bang Xô Viết để học về kinh tế Mac-Lenin. Khi Liên Xô sụp đổ, ông Thiệp quyết định ở lại dạy học và sau đó chuyển sang buôn bán. Ông coi Ukraine là quê hương của mình và mong đến ngày cùng gia đình quay trở lại ngôi nhà mà hiện ông đang thuê người trông nom ở ngoại ô Kharkov.
Phải ở lại
Ông Phạm Văn Bằng là một trong số ít những người Việt Nam đã ở lại Ukraine trong một năm qua dù phải sống với những tiếng còi báo động tránh bom và pháo kích hàng ngày của Nga.
“Tôi có công ty ở đây, nhân viên ở đây, sự nghiệp ở đây,” ông Bằng, người đã gắn bó với đất nước Ukraine gần 30 năm qua, nói và cho biết rằng ông nằm trong số khoảng 50-60 người Việt còn ở lại thủ đô Kiev.
Những người cùng “bám trụ” như ông là những người không thể đi được với nhiều lý do như có con trong độ tuổi đi lính hay có nhà cửa và công việc không thể bỏ lại được.
Ông Bằng cho biết dù những người con của ông hiện đang định cư ở Mỹ và Úc nhưng ông và vợ vẫn ở lại Ukraine để duy trì nhà máy sản xuất bao bì thực phẩm với 200 nhân viên.
Sống trong một đất nước Ukraine yên bình kể từ khi ông tới lập nghiệp ở đây vào năm 1994, ông Bằng cho biết ông và vợ rất sốc khi thấy Nga xâm lược Ukraine. Hai vợ chồng ông đã phải ngủ trong garage ô tô nhiều ngày sau khi Nga bắt đầu đánh chiếm Ukraine cách đây 1 năm. Sau đó ông cùng vợ sơ tán sang Đức trước khi về Việt Nam hai tháng nhưng sau đó quay trở lại Ukraine vì “không bỏ được sự nghiệp và công việc ở đây.”
Chiến sự của Nga ở Ukraine đã gây thiệt hại cho cộng đồng người Việt trong một năm qua, theo ông Bằng, cũng là chủ tịch cộng đồng người Việt ở Kiev.
“Trong một năm khi chiến tranh xảy ra, không phận bị đóng cửa, hải cảng bị phong tỏa nên hàng hóa nhập về phải đi qua châu Âu thì giá thành rất cao, mất nhiều thời gian nên gặp khó khăn, đặc biệt là giai đoạn khi điện nước chập chờn vì (Nga) đánh vào cơ sở hạ tầng,” ông Bằng nói.
Ông Bằng cho biết những tháng ngày Nga không kích vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine là thời gian công việc của nhà máy bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Đây là lần thứ hai trong cuộc đời mình, ông Bằng chứng kiến chiến tranh xảy ra tại đất nước mà ông gọi là quê hương.
Ông Bằng đã từng thấy tên lửa và bom đạn trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam khi ông còn là một đứa trẻ và ông không nghĩ sẽ lại sống trong cảnh chiến tranh ở một đất nước mà ông thấy là rất thanh bình ở châu Âu.
Tuy nhiên, theo ông, giờ đây, dù vẫn nghe tiếng còi báo động hàng ngày vì chiến sự, ông và nhiều người Việt cũng như những người dân sống ở Kiev đã quen với điều đó.
“Thời gian đầu cả dân Ukraine và dân (Việt) xuống hầm trú ẩn hoặc ra đường khi đang ở trong cửa hàng nhưng bây giờ dân đã quen với cuộc sống có chiến tranh, có báo động,” ông Bằng nói và cho biết rằng họ không có lựa chọn nào khác là tiếp tục “sản xuất và lao động để tồn tại” dù chiến tranh đang tiếp diễn.
‘Ukraine sẽ chiến thắng’
Dù đều là những người từng học tập trong thời kỳ Liên Xô cũ, cả ông Thiệp và ông Bằng đều bày tỏ sự phẫn nộ với nhà lãnh đạo Nga, Putin, vì đã gây ra cuộc chiến tranh và làm đảo lộn cuộc sống ở nơi mà họ giờ đây coi là quê hương.
“Cái họa từ Nga mang sang làm chúng tôi rất bất hạnh: nhà cửa, công việc, hàng hóa, chợ cháy hết, cuộc sống đảo lộn, tiền nong mất hết,” ông Thiệp nói. “(Chúng tôi) ở trong tình trạng tương lai không biết thế nào nữa. Ở đây hay về? Đối với chúng tôi một năm đó về mặt tinh thần là quá khổ.”
Còn ông Bằng, dù từng học ở Moscow và có thời gian tuổi trẻ sống ở Nga, thì cho rằng tiến hành cuộc chiến tranh ở Ukraine là “sai lầm lớn nhất của ông Putin” và làm mất đi hình ảnh của nước Nga.
Mặc dù nói rằng không biết cuộc chiến tranh sẽ đi đến đâu, nhưng ông Bằng hy vọng Ukraine sẽ chiến thắng bởi sự chính nghĩa.
“Ukraine sẽ chiến thắng bởi vì Ukraine đang đứng lên để bảo vệ đất nước của mình còn quân xâm lược, tôi nghĩ rằng theo tất cả lịch sử xâm lược trên thế giới, thì trước sau gì cũng thua,” ông Bằng nói.
Còn ông Thiệp cũng có ước mong thấy Ukraine chiến thắng để gia đình ông được trở về ngôi nhà của mình.
“Ước mong duy nhất là quân đội (Ukraine) chiến thắng khi đấy có hòa bình vĩnh viễn để về (được) nhà mình, làm công việc của mình, con mình lại được đi học trường cũ với cô giáo cũ và cuộc sống lại tiếp diễn như ngày xưa. Chúng tôi mong điều đó nhất,” ông Thiệp nói.
Trước khi Nga tiến hành cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, có khoảng 7.000 người Việt sinh sống và làm ăn ở đây, nơi họ xem là quê hương vì sự tự do và thanh bình.
Sau một năm Nga xâm lược lãnh thổ Ukraine, chỉ còn khoảng 600 người Việt ở lại đây trong khi hàng nghìn người đã sang các nước khác lánh nạn. Có khoảng 5.000 người của cộng đồng Việt ở đây đã đến châu Âu, Mỹ và Canada sau khi Nga gây ra cuộc chiến, trong khi khoảng 1.000 người chọn về Việt Nam.
Dù ở lại hay ra đi, những người Việt mà VOA có dịp tiếp xúc, nói rằng họ mong đến ngày Ukraine giành chiến thắng để có lại cuộc sống yên bình như trước và gọi hành động xâm lược của Tổng thống Vladimir Putin là một “sai lầm” đáng bị lên án.
Đi tị nạn
Ông Vũ Đình Thiệp là một trong hàng nghìn người Việt phải rời bỏ Ukraine đi lánh nạn khi cuộc chiến do Putin phát động trở nên tàn khốc hơn.
Ông Thiệp cùng vợ và 4 người con di tản sang Đức vào tháng 7/2022 sau khi đã trụ lại ở Kharkov được 5 tháng. Ông nói gia đình ông không muốn rời bỏ Ukraine nhưng khi các cuộc pháo kích của Nga đánh vào tới sát nhà ông thì ông không còn lựa chọn nào khác vì an toàn cho gia đình.
“Nhà tôi bị tên lửa bắn vào bên cạnh, ngay hàng xóm, mà tôi có con nhỏ không thể ở lại được nên cuối cùng tôi phải quyết định đi di tản,” ông Thiệp, người đã sống ở Ukraine hơn 40 năm, nói và cho biết đứa con nhỏ nhất của ông mới 5 tuổi.
Trước khi Nga xâm lược Ukraine, ông Thiệp cùng gia đình sống trong một ngôi nhà mà ông nói là một biệt thự ở khu ngoại ô Kharkov yên bình với một nguồn thu nhập ổn định từ việc buôn bán của gia đình. Việc phải rời bỏ nơi đó là một quyết định khó khăn đối với gia đình ông.
Từ những người bạn đã đi trước đến Đức cung cấp thông tin, ông Thiệp cùng gia đình lái xe đến một trại tị nạn giành cho người Ukraine của Đức.
“Đến đấy thì họ tiếp nhận, làm giấy tờ cho ngay, cho chỗ ăn chỗ ở ngay lập tức và một thời gian sau thì họ phân nhà,” ông Thiệp nói và cho biết gia đình ông được phân một ngôi nhà rộng 100m vuông. “Tiền trợ cấp cho những người tị nạn Ukraine thì họ cho ngoài tiền nhà ở còn cấp cho mỗi người khoảng 400 euro/tháng.”
Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, Đức là quốc gia không giáp biên giới với Ukraine có số đơn xin tị nạn nhiều nhất, với gần 800.000 người chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022.
Sau hơn 7 tháng sống ở Đức, ông Thiệp và gia đình đã ổn định cuộc sống khi các con ông được đến trường trong khi ông tham gia lớp học tiếng Đức. Ông hài lòng với những gì mà chính phủ Đức cấp cho những người tị nạn chiến tranh Ukraine như ông, từ nơi ăn ở cho đến bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, ông vẫn mong ngày trở về Ukraine.
“Về vật chất thì tôi không có phàn nàn gì vì nước Đức chu cấp cho rất là OK nhưng vấn đề tinh thần thì mình chỉ xác định sang đây ở tạm thời thôi và mong cho chiến tranh kết thúc thắng lợi để về,” ông Thiệp nói. “Lúc nào tôi cũng ngong ngóng để về Ukraine thôi.”
Ông Thiệp đến Ukraine khi còn là một sinh viên từ Việt Nam được gửi sang Liên bang Xô Viết để học về kinh tế Mac-Lenin. Khi Liên Xô sụp đổ, ông Thiệp quyết định ở lại dạy học và sau đó chuyển sang buôn bán. Ông coi Ukraine là quê hương của mình và mong đến ngày cùng gia đình quay trở lại ngôi nhà mà hiện ông đang thuê người trông nom ở ngoại ô Kharkov.
Phải ở lại
Ông Phạm Văn Bằng là một trong số ít những người Việt Nam đã ở lại Ukraine trong một năm qua dù phải sống với những tiếng còi báo động tránh bom và pháo kích hàng ngày của Nga.
“Tôi có công ty ở đây, nhân viên ở đây, sự nghiệp ở đây,” ông Bằng, người đã gắn bó với đất nước Ukraine gần 30 năm qua, nói và cho biết rằng ông nằm trong số khoảng 50-60 người Việt còn ở lại thủ đô Kiev.
Những người cùng “bám trụ” như ông là những người không thể đi được với nhiều lý do như có con trong độ tuổi đi lính hay có nhà cửa và công việc không thể bỏ lại được.
Ông Bằng cho biết dù những người con của ông hiện đang định cư ở Mỹ và Úc nhưng ông và vợ vẫn ở lại Ukraine để duy trì nhà máy sản xuất bao bì thực phẩm với 200 nhân viên.
Sống trong một đất nước Ukraine yên bình kể từ khi ông tới lập nghiệp ở đây vào năm 1994, ông Bằng cho biết ông và vợ rất sốc khi thấy Nga xâm lược Ukraine. Hai vợ chồng ông đã phải ngủ trong garage ô tô nhiều ngày sau khi Nga bắt đầu đánh chiếm Ukraine cách đây 1 năm. Sau đó ông cùng vợ sơ tán sang Đức trước khi về Việt Nam hai tháng nhưng sau đó quay trở lại Ukraine vì “không bỏ được sự nghiệp và công việc ở đây.”
Chiến sự của Nga ở Ukraine đã gây thiệt hại cho cộng đồng người Việt trong một năm qua, theo ông Bằng, cũng là chủ tịch cộng đồng người Việt ở Kiev.
“Trong một năm khi chiến tranh xảy ra, không phận bị đóng cửa, hải cảng bị phong tỏa nên hàng hóa nhập về phải đi qua châu Âu thì giá thành rất cao, mất nhiều thời gian nên gặp khó khăn, đặc biệt là giai đoạn khi điện nước chập chờn vì (Nga) đánh vào cơ sở hạ tầng,” ông Bằng nói.
Ông Bằng cho biết những tháng ngày Nga không kích vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine là thời gian công việc của nhà máy bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Đây là lần thứ hai trong cuộc đời mình, ông Bằng chứng kiến chiến tranh xảy ra tại đất nước mà ông gọi là quê hương.
Ông Bằng đã từng thấy tên lửa và bom đạn trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam khi ông còn là một đứa trẻ và ông không nghĩ sẽ lại sống trong cảnh chiến tranh ở một đất nước mà ông thấy là rất thanh bình ở châu Âu.
Tuy nhiên, theo ông, giờ đây, dù vẫn nghe tiếng còi báo động hàng ngày vì chiến sự, ông và nhiều người Việt cũng như những người dân sống ở Kiev đã quen với điều đó.
“Thời gian đầu cả dân Ukraine và dân (Việt) xuống hầm trú ẩn hoặc ra đường khi đang ở trong cửa hàng nhưng bây giờ dân đã quen với cuộc sống có chiến tranh, có báo động,” ông Bằng nói và cho biết rằng họ không có lựa chọn nào khác là tiếp tục “sản xuất và lao động để tồn tại” dù chiến tranh đang tiếp diễn.
‘Ukraine sẽ chiến thắng’
Dù đều là những người từng học tập trong thời kỳ Liên Xô cũ, cả ông Thiệp và ông Bằng đều bày tỏ sự phẫn nộ với nhà lãnh đạo Nga, Putin, vì đã gây ra cuộc chiến tranh và làm đảo lộn cuộc sống ở nơi mà họ giờ đây coi là quê hương.
“Cái họa từ Nga mang sang làm chúng tôi rất bất hạnh: nhà cửa, công việc, hàng hóa, chợ cháy hết, cuộc sống đảo lộn, tiền nong mất hết,” ông Thiệp nói. “(Chúng tôi) ở trong tình trạng tương lai không biết thế nào nữa. Ở đây hay về? Đối với chúng tôi một năm đó về mặt tinh thần là quá khổ.”
Còn ông Bằng, dù từng học ở Moscow và có thời gian tuổi trẻ sống ở Nga, thì cho rằng tiến hành cuộc chiến tranh ở Ukraine là “sai lầm lớn nhất của ông Putin” và làm mất đi hình ảnh của nước Nga.
Mặc dù nói rằng không biết cuộc chiến tranh sẽ đi đến đâu, nhưng ông Bằng hy vọng Ukraine sẽ chiến thắng bởi sự chính nghĩa.
“Ukraine sẽ chiến thắng bởi vì Ukraine đang đứng lên để bảo vệ đất nước của mình còn quân xâm lược, tôi nghĩ rằng theo tất cả lịch sử xâm lược trên thế giới, thì trước sau gì cũng thua,” ông Bằng nói.
Còn ông Thiệp cũng có ước mong thấy Ukraine chiến thắng để gia đình ông được trở về ngôi nhà của mình.
“Ước mong duy nhất là quân đội (Ukraine) chiến thắng khi đấy có hòa bình vĩnh viễn để về (được) nhà mình, làm công việc của mình, con mình lại được đi học trường cũ với cô giáo cũ và cuộc sống lại tiếp diễn như ngày xưa. Chúng tôi mong điều đó nhất,” ông Thiệp nói.
Khi nhận chiếc xe tăng Leopard 2A4 đầu tiên từ Ba Lan, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã có màn thể hiện quan điểm gây sốt trên mạng xã hội.
Trong đoạn video có tựa đề "Xe tăng Leopard 2A4 đầu tiên đến Ukraine từ Ba Lan", ông Reznikov xuất hiện trong cảnh chui ra khỏi chiếc xe.
Khi được hỏi về ấn tượng đầu tiên của mình, Bộ trưởng Oleksii Reznikov nói: "Przepraszam, gdzie jest droga na Moskwy?" (tiếng Ba Lan có nghĩa "Xin lỗi, cho hỏi đường nào tới Matxcơva?").
Video được đăng trên YouTube ngày 25-2, và cho đến nay đã có hơn 91.000 người xem đoạn video dài 9 giây hài hước này.
Trước đó, đến thăm Ukraine đúng ngày tròn một năm chiến sự, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết 4 xe tăng Leopard của Ba Lan đã đến Kiev.
Ông Morawiecki cho biết Ba Lan sẽ gửi thêm xe tăng cho Ukraine trong thời gian ngắn. Ông cũng kêu gọi các nước có hỗ trợ vũ khí cho Ukraine hành động nhanh chóng.
Ngày 24-2, tròn một năm chiến sự, nhiều nước đã tuyên bố hỗ trợ thêm cho Ukraine. Liên minh xe tăng cho Ukraine có sự tham gia của Mỹ, Đức, Anh, Đan Mạch, Canada.
Thụy Điển cũng gia nhập liên minh này khi tuyên bố tặng 10 xe tăng Stridsvagn 122 cho lữ đoàn xe tăng Leopard 2 của Lực lượng vũ trang Ukraine ngày 24-2.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba khẳng định nước này sẽ nhận từ 120 tới 140 chiếc xe tăng trong đợt chuyển giao đầu tiên. Trong số này có xe tăng Leopard 2, M1 Abrams và Challenger 2.
Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức được cho là đã gửi những tín hiệu mới về kế hoạch hòa bình lâu dài cho Ukraine.
Trong bài viết ngày 24-2, tờ Wall Street Journal dẫn các nguồn tin độc quyền tiết lộ việc ba cường quốc châu Âu muốn thúc đẩy mối quan hệ giữa Ukraine và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Họ xem đây là cách để cổ vũ Kiev khởi động đàm phán hòa bình với Nga ngay trong năm nay.
Chúng ta cứ lặp đi lặp lại rằng không thể để Nga thắng, nhưng điều này có nghĩa là gì? Nếu cuộc chiến tiếp diễn với cường độ thế này, tổn thất của Ukraine sẽ trở nên không thể chịu đựng được nữa.
Một quan chức cấp cao Pháp nói với Wall Street Journal.
Trấn an Kiev
Ý tưởng chủ đạo của cách tiếp cận này là nếu Kiev được trang bị quân sự tốt hơn, họ có thể yên tâm đàm phán với Nga, bớt lo ngại về khả năng bị tấn công lại vào một ngày nào đó.
Và để Ukraine được trang bị tốt, cần có một thỏa thuận cho phép nước này tiếp cận nhiều hơn vào kho vũ khí hiện đại của NATO.
Tuần trước, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã đề cập tới sáng kiến cho phép Ukraine tiếp cận thiết bị quân sự, vũ khí hiện đại và đạn dược để tự vệ.
Ông cho rằng kế hoạch này nên được đưa vào cuộc họp thường niên của NATO trong tháng 7 tới. Hiện Pháp và Đức cũng ủng hộ sáng kiến của ông Sunak.
Wall Street Journal dẫn nguồn quan chức chính phủ ba nước trên cho biết thỏa thuận tiềm năng không bao gồm cam kết hiện diện lính đồn trú NATO tại Ukraine.
Quan trọng hơn, cũng chưa có đề xuất bảo vệ Ukraine theo điều 5 của NATO. Đây là điều khoản cho phép hành động phòng thủ tập thể khi một thành viên NATO bị tấn công và Ukraine lúc này chưa phải thành viên.
Tới nay chưa rõ các điều khoản trong sáng kiến được Anh, Pháp và Đức ủng hộ. Nhưng một số quan chức cho rằng Ukraine có thể tiếp cận các hệ thống vũ khí tiêu chuẩn NATO, gắn Ukraine chặt hơn vào chuỗi cung ứng quốc phòng của phương Tây.
Điều này giúp Ukraine dù không phải thành viên NATO cũng sẽ được cung cấp phương tiện quân sự để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga, nếu có, trong tương lai.
Một quan chức Anh cho rằng hội nghị thường niên của NATO sắp tới có thể đưa ra lời đề nghị rõ ràng với Ukraine.
Điều này cũng giúp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky "có một thắng lợi chính trị" để trình bày trong nước, xem đây như một yếu tố khuyến khích đàm phán hòa bình. "Các cuộc chiến của Nga có xu hướng ngưng rồi lại tiếp tục, và đó là lý do Ukraine sẽ cần nhiều sự đảm bảo từ chúng ta", vị quan chức Anh nói.
Tại Hội nghị an ninh Munich (Đức) tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng có đề cập tới giải pháp đảm bảo hòa bình lâu dài tương tự cho Ukraine. Ông cho rằng cần giúp Ukraine có năng lực ngăn chặn và tự vệ hiệu quả.
"Chúng ta phải xem tương lai hậu cuộc chiến sẽ ra sao, nhằm đảm bảo an ninh và ổn định cho người dân Ukraine cũng như châu Âu", ông nói.
Giải pháp chính trị hậu chiến
Tròn một năm từ lúc Nga khởi động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, nhiều nước châu Âu (đặc biệt các thành viên NATO) đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Kiev. Nhưng đã xuất hiện nhiều thông tin cho thấy châu Âu muốn chiến sự sớm kết thúc, hoặc ít nhất có dấu hiệu cho đàm phán hòa bình.
Anh, Pháp, Đức cùng các quốc gia khác đã gặp không ít sức ép kinh tế - chính trị trong nước. Bản thân Tổng thống Pháp Macron từng gây tranh cãi chỉ vì cho rằng một thỏa thuận về tình hình Ukraine phải lưu tâm tới mối lo ngại của Nga.
Tại Ý hôm 24-2, tờ Corriere della Sera dẫn khảo sát của Ipsos cho biết tỉ lệ người Ý phản đối cung cấp vũ khí cho Ukraine đã chạm mốc 45% trong tháng 2, tăng 2 điểm phần trăm so với 43% của khảo sát tháng 12.
Tờ Wall Street Journal cũng lưu ý bộ ba Anh - Pháp - Đức thúc đẩy sáng kiến khuyến khích Ukraine đàm phán cũng vì không tin rằng Ukraine có thể thắng lợi. Tổng thống Zelensky từng khẳng định kiên quyết không nhượng bộ nhưng việc đẩy hết lực lượng Nga khỏi miền đông Ukraine và bán đảo Crimea có vẻ là mục tiêu không khả thi.
Bối cảnh này cho thấy cuộc giao tranh phải kéo dài, trong khi rất khó để châu Âu và Mỹ duy trì sự ủng hộ của công chúng về việc san sẻ gánh nặng tài chính trong viện trợ Ukraine.
Để chiến thắng, Ukraine cần quân sự. Để đảm bảo hòa bình lâu dài, Ukraine cần giải pháp chính trị. Trong bối cảnh ngày càng nhiều bên thúc đẩy đàm phán hòa bình, nhà lãnh đạo Ukraine sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn.
G20 chưa nhất trí về tình hình Nga - Ukraine
Cuộc họp của các lãnh đạo tài chính nhóm G20 hôm 25-2 đã xuất hiện những bất đồng về tình hình Nga - Ukraine.
Hãng tin Reuters cho biết G20 đã không thống nhất được phương án giải quyết gánh nặng nợ nần của các quốc gia đang phát triển.
Ngoài ra, cuộc họp trên cũng không có thông cáo chung do bất đồng quan điểm về xung đột Nga - Ukraine, cụ thể là việc có đề cập tới giao tranh ở Ukraine là "cuộc chiến" (war) trong thông cáo hay không.
Một số nước nói Nga đã tấn công Ukraine, số khác lại không đồng ý quan điểm này.
'Các nước thành viên NATO, và sau đó người Mỹ sẽ phải gửi con cái ra trận theo đúng cái cách mà chúng tôi đang đưa con cái mình ra trận', Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói tại họp báo.