Ngành công nghiệp vũ khí, còn được gọi là công nghiệp quốc phòng, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp quân sự hoặc buôn bán vũ khí, là một ngành công nghiệp toàn cầu sản xuất và bán vũ khí và công nghệ quân sự. Các công ty thuộc khu vực công và khu vực tư nhân tiến hành nghiên cứu và phát triển, kỹ thuật, sản xuất và bảo dưỡng vật liệu, thiết bị và phương tiện quân sự.
Khách hàng là lực lượng vũ trang của các quốc gia và thường dân. Kho vũ khí là nơi vũ khí và đạn dược - dù thuộc sở hữu tư nhân hay công cộng - được chế tạo, bảo trì và sửa chữa, lưu trữ hoặc cấp phát, theo bất kỳ cách kết hợp nào. Các sản phẩm của ngành công nghiệp vũ khí bao gồm vũ khí, đạn dược, nền tảng vũ khí, thông tin liên lạc quân sự và các thiết bị điện tử khác, v.v. Ngành công nghiệp vũ khí cũng cung cấp các hỗ trợ hậu cần và hoạt động khác. Trong Nội chiến Hoa Kỳ năm 1861, miền Bắc có năng lực sản xuất gấp khoảng mười lần nền kinh tế của Liên bang Hoa Kỳ. Lợi thế này so với miền Nam bao gồm khả năng sản xuất (với số lượng tương đối nhỏ) súng trường nạp đạn để sử dụng chống lại súng hỏa mai nạp đạn từ đầu nòng của miền Nam. Điều này bắt đầu quá trình chuyển đổi sang vũ khí cơ giới hóa được sản xuất công nghiệp như súng Gatling.[
Sự đổi mới công nghiệp này trong ngành công nghiệp quốc phòng đã được Phổ áp dụng trong các trận thua Áo và Pháp lần lượt vào các năm 1866 và 1870–71. Vào thời điểm này, súng máy đã bắt đầu được đưa vào kho vũ khí. Những ví dụ đầu tiên về tính hiệu quả của nó là vào năm 1899 trong Chiến tranh Boer và vào năm 1905 trong Chiến tranh Nga-Nhật. Tuy nhiên, Đức đã dẫn đầu trong việc đổi mới vũ khí và lợi thế này trong vũ khí trong Thế chiến thứ nhất đã suýt đánh bại quân Đồng minh.
Năm 1885, Pháp quyết định tận dụng thương mại ngày càng sinh lợi này và bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí. Khung pháp lý cho giai đoạn trước Chiến tranh thế giới thứ nhất được đặc trưng bởi chính sách laissez-faire ít cản trở xuất khẩu vũ khí. Do sự tàn khốc của Chiến tranh thế giới thứ nhất, những người buôn bán vũ khí bắt đầu bị coi là "những kẻ buôn bán tử thần" và bị buộc tội xúi giục và kéo dài chiến tranh nhằm tối đa hóa lợi nhuận từ việc bán vũ khí. Một cuộc điều tra về những cáo buộc này ở Anh đã không tìm thấy bằng chứng chứng minh cho chúng. Tuy nhiên, sự thay đổi lớn trong thái độ về chiến tranh nói chung có nghĩa là các chính phủ bắt đầu tự kiểm soát và điều chỉnh thương mại.
Những đống đạn pháo trong một nhà máy nạp đạn trong Thế chiến thứ nhất.Khối lượng buôn bán vũ khí tăng lên đáng kể trong thế kỷ 20 và nó bắt đầu được sử dụng như một công cụ chính trị, đặc biệt là trong Chiến tranh Lạnh khi Hoa Kỳ và Liên Xô cung cấp vũ khí cho các lực lượng ủy nhiệm của họ trên khắp thế giới, đặc biệt là các nước thuộc thế giới thứ ba ( xem Học thuyết Nixon).
Loạt vũ khí AK đã được sản xuất với số lượng lớn hơn bất kỳ loại súng nào khác và đã được sử dụng trong các cuộc xung đột trên toàn thế giới.vũ khí trên bộDanh mục này bao gồm mọi thứ từ vũ khí hạng nhẹ đến pháo hạng nặng và phần lớn các nhà sản xuất đều nhỏ. Nhiều người được đặt tại các nước thế giới thứ ba. Thương mại quốc tế về súng ngắn, súng máy, xe tăng, xe bọc thép chở quân và các loại vũ khí tương đối rẻ tiền khác là rất lớn. Có tương đối ít quy định ở cấp độ quốc tế và kết quả là nhiều vũ khí rơi vào tay tội phạm có tổ chức, lực lượng nổi dậy, khủng bố hoặc các chế độ đang bị trừng phạt. Chiến dịch Kiểm soát Vũ khí do Tổ chức Ân xá Quốc tế, Oxfam và Mạng lưới Hành động Quốc tế về Vũ khí Nhỏ thành lập, ước tính vào năm 2003 rằng có hơn 639 triệu vũ khí nhỏ đang lưu hành và hơn 1.135 công ty có trụ sở tại hơn 98 quốc gia sản xuất vũ khí nhỏ. cũng như các bộ phận và đạn dược khác nhau của chúng.
Nước Nga, sau chiến tranh lạnh, kế thừa thành tựu của Liên Xô, chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp Quốc phòng theo mô hình và cơ chế mới. Đến nay, công nghiệp Quốc phòng Nga đã phát triển mạnh, đáp ứng được nhu cầu quốc phòng trong nước và xuất khẩu lượng lớn vũ khí, trang bị hiện đại. Nga được kế thừa tổ hợp công nghiệp Quốc phòng Liên Xô với 6 đặc điểm:
Giới quân sự có đặc quyền riêng và là cơ quan duy nhất được xác định, kiểm soát các khâu sản xuấthàng quân sự (từ khi nghiên cứu, thiết kế đến khi hoàn thành sản phẩm vũ khí, trang bị mới)
Bộ phận thiết kế chi phối toàn bộ quá trình sản xuất, nên tài liệu của phòng thiết kế có giá trị pháp lí đối với nhà máy sản xuất
Khâu kiểm định chất lượng sản phẩm là trách nhiệm của bộ phận chuyên trách kết hợp với đại diện của giới quân sự, được tiến hành trực tiếp tại nhà máy mà không chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc, không nhận lương từ nhà máy, mà chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng.
Để duy trì vai trò quản lí của nhà nước, Nga tổ chức Cục Vũ khí, Trang bị, có nhiệm vụ xây dựng các chính sách quốc gia về công nghiệp Quốc phòng, bảo đảm thực hiện các chương trình nghiên cứu, phát triển tiềm lực công nghệ, thực hiện các quy định của nhà nước đối với các xí nghiệp công nghiệp Quốc phòng (nghiên cứu, phát triển, sản xuất, sửa chữa lớn và nâng cấp hoặc loại khỏi biên chế: xe thiết giáp, vũ khí pháo binh, các hệ thống tên lửa, hệ thống vũ khí điều khiển chính xác cao, đạn dược, vũ khí cỡ nhỏ và các trang thiết bị quân sự khác).
Nga đang nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sản xuất công nghiệp Quốc phòng thuộc diện “độc nhất vô nhị” trên thế giới, thông qua việc cho ra đời các loại vũ khí, trang bị có tính năng chiến - kĩ thuật rất độc đáo không thể sao chép hay bắt chước hoàn toàn, điển hình là các loại máy bay chiến đấu có khả năng cơ động cao, như Su-27, Su-30, Su-35; tên lửa phòng không S-300, S-400, S-500; tên lửa đạn đạo chiến dịch, chiến thuật “Iskander”; tên lửa đường đạn vượt đại châu tầm bắn 12.000 km đặt trên xe quân sự cơ động...
Thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai, để phục vụ cho chiến tranh, năm 1942 Tổng thống Rudơven (Franklin Delano Roosevelt) thành lập Ủy ban sản xuất cho chiến tranh, đã thu nạp các công ti công nghiệp lớn, nhất là ngành công nghiệp xe hơi; ngân sách quốc phòng tăng lên 40% GDP. Ngành công nghiệp Quốc phòng trở thành ngành công nghiệp lớn nhất nước Mĩ, vượt qua tất cả các nước trên thế giới về quy mô, năng lực và sức mạnh quốc phòng.
Ngày nay, sự tư nhân hóa cao độ ở mọi mặt trong đời sống kinh tế, xã hội, nhà nước chỉ đóng vai trò là trọng tài, vũ khí, trang bị quân sự trở thành loại hàng hóa công đặc biệt, khách hàng lớn nhất là nhà nước Mĩ. Trong cuộc chiến tranh Côxôvô cuối thế kỷ 20, nhà nước Mĩ đã đặt hàng nền công nghiệp Quốc phòng hàng tỉ đô la để mua khí tài quân sự phục vụ cho cuộc chiến. Trong xu thế toàn cầu hóa ngành công nghiệp Quốc phòng, các mặt hàng quân sự trước đây thuộc độc quyền sản xuất của các công ti Mĩ, thì sang thế kỷ 21 đã được nhiều quốc gia sản xuất, như dự án phát triển máy bay tiêm kíchF-35, là sản phẩm được 9 quốc gia xây dựng, cấp vốn và thử nghiệm (gồm Ôxtrâylia, Canada, Đan Mạch, Italia, Hà Lan, Na Uy, Thổ Nhĩ Kì, Anh và Mĩ).
Sau một thời gian dài bị đình trệ về công nghệ, kĩ thuật và bị thu nhỏ về quy mô, nền công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc đã trải qua quá trình cơ cấu lại một cách sâu rộng, trở nên tinh gọn, có khả năng đáp ứng hiệu quả hơn và tốt hơn các yêu cầu về công nghệ cao của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Năm 1982, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc là một cơ quan ngang bộ bao gồm Ủy ban Khoa học và Công nghệ quốc phòng, Sở Công nghiệp Quốc phòng nhà nước và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Trang bị thuộc Quân ủy Trung ương, có nhiệm vụ hoạch định chính sách cho mua sắm quốc phòng và có vai trò như một cơ quan chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ cho lĩnh vực quân sự.
Năm 1998, có sự tổ chức lại của ngành công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc, tiêu điểm chính của việc tổ chức lại là chia tách khối đặt hàng và khối cung ứng ra làm 2 phần tách biệt, bộ phận cung ứng vẫn lấy tên COSTIND.
Đến năm 2014, Trung Quốc sản xuất được hầu hết các loại vũ khí, trang bị kĩ thuật hiện đại vừa đáp ứng cho nhu cầu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc vừa cho xuất khẩu. Tập đoàn Công nghiệp Hoa Bắc (NORINCO) sản xuất hầu như toàn bộ các sản phẩm quân sự cho lục quân Trung Quốc, gồm: các loại xe tăng chiến đấu chủ lực, các loại xe bọc thép chở quân, các hệ thống pháo tự hành, các loại pháo lựu 155 mm, các hệ thống hỏa tiễn phóng loạt, hệ thống tên lửa chống tăng, cối, hệ thống phòng không, các loại vũ khí nhỏ và đạn, các hệ thống điều khiển bắn, các phương tiện công binh…
Ngành công nghiệp Quốc phòng Hàn Quốc, trước những năm 70 của thế kỷ 20, chủ yếu nhập khẩu vũ khí, trang bị; sản xuất phụ tùng, linh kiện theo giấy phép của nước ngoài (chủ yếu là của Mĩ). Từ năm 1971, Hàn Quốc thành lập Cục Trang bị quốc phòng (PDA, thuộc BQP). Từ đó, PDA đã góp phần vào việc củng cố và hiện đại hóa các trang bị quân sự của Hàn Quốc. Đến những năm 90 của thế kỷ 20, ngành công nghiệp Quốc phòng Hàn Quốc đã cung cấp được 70% các loại vũ khí, bao gồm các loại đạn, các loại thiết bị thông tin, các loại xe quân sự, các loại quân phục… cho Quân đội Hàn Quốc.
Các công ti quốc phòng của Hàn Quốc thành lập một tổ chức dân sự phi lợi nhuận, với tên gọi Hiệp hội Công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, hoạt động vì mục đích thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Quốc phòng Hàn Quốc. Các hoạt động chính của Hiệp hội Công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc: xây dựng những chính sách để phát triển công nghiệp Quốc phòng; thực thi các chính sách về công nghiệp Quốc phòng đã được chính phủ ban hành; xúc tiến thương mại quốc tế cho ngành công nghiệp Quốc phòng; khảo sát và nghiên cứu trong lĩnh vực thương mại của ngành công nghiệp Quốc phòng; bảo lãnh về tài chính cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển và các hợp tác mua bán; xuất bản những tạp chí, ấn phẩm về quốc phòng, khoa học và công nghệ.
Các sản phẩm vũ khí của Hàn Quốc bắt đầu được sản xuất từ năm 1971, khi Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xây dựng một dự án lắp ráp loại súng M-16 của Mĩ. Cũng trong những năm 70 của thế kỷ 20, Hàn Quốc đã kí một số thỏa thuận để sản xuất theo giấy phép một số các loại vũ khí theo thiết kế của Mĩ, bao gồm các loại lựu đạn, cối, mìn và các loại súng không giật.
Đến năm 1990, các công ti của Hàn Quốc kí một số hợp đồng sản xuất các loại xe tăng, các loại pháo tự hành và pháo xe kéo, 2 loại xe thiết giáp và 2 kiểu trực thăng. Công ti Hyundai đã sản xuất 88 xe tăng (thường được gọi là K-1) tại Changwon. Xe tăng K-1 là kết quả của sự hợp tác nghiên cứu, thiết kế giữa Quân đội Hàn Quốc và Mĩ, pháo có cùng cỡ nòng 105 mm như loại M48A5, tuy nhiên một số thành phần như hệ thống điều khiển bắn, hệ thống truyền động đã được cải tiến. Công ti Hyundai và các nhà thầu phụ Hàn Quốc đã sản xuất hầu hết các hệ thống này, trong khi Công ti Samsung sản xuất loại pháo lựu tự hành M-109, các công ti Deawoo và Asia Morto đã hợp tác để sản xuất các loại xe bánh lốp và các loại xe bọc thép chở quân.
Trong suốt những năm 70 và 80 của thế kỷ 20, Hàn Quốc đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu các loại tàu biển, bao gồm các loại tàu chở dầu cỡ lớn và các giàn khoan dầu. Các nhà đóng tàu chính là Hyundai và Deawoo đã xây dựng được những xưởng rất lớn tại Ulsan và đảo Koje phía nam Pusan vào giữa những năm 80 của thế kỷ 20.
Ngành công nghiệp Quốc phòng Ấn Độ hiện nay đã có 39 nhà máy, xí nghiệp sản xuất vũ khí và 8 công ti thuộc sở hữu nhà nước, sản xuất hàng quốc phòng cung cấp trang bị và dự trữ quốc phòng. Ngoài ra, có thể huy động năng lực của khu vực dân sự cho mục tiêu đó. Tất cả 39 nhà máy sản xuất vũ khí của Ấn Độ được chia thành 5 nhóm theo chủng loại sản phẩm: đạn và thuốc nổ, súng, xe cơ giới và trang bị, xe tăng - thiết giáp, khí tài. 8 công ti thuộc sở hữu nhà nước sản xuất hàng quốc phòng bao gồm: Công ti Hàng không vũ trụ Hindustan, Công ti Điện tử Bharat, Công ti Xe máy công trình Bharat, Công ti Đóng tàu Mazagon, Công ti Đóng tàu Garden Reach, Công ti Đóng tàu Goa, Công ti Thuốc nổ Bharat, Công ti Mishra Dhatu Nigam.
Về lĩnh vực nghiên cứu - phát triển, Ấn Độ có Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng, gồm 39 nhà máy quốc phòng và 8 công ti nhà nước. Cơ quan này chịu sự giám sát của Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội, Tổng kiểm toán nhà nước. DRDO có cơ sở hạ tầng lớn, 34.000 nhân viên, trong đó có 16.000 nhân viên khoa học kĩ thuật. Cơ quan này điều hành một mạng lưới 52 phòng thí nghiệm, 70 viện nghiên cứu, 50 trung tâm khoa học công nghệ quốc gia, 150 cơ sở công nghiệpnhà nước và tư nhân. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển của DRDO gồm: lĩnh vực hàng không, pháo binh, tên lửa, các thiết bị đo đạc và điện tử, các loại xe chiến đấu, công trình, hệ thống hải quân, công nghệ quân sự, nghiên cứu chất nổ, nghiên cứu địa hình, ứng dụng tin học tiên tiến, rôbôt...
Công nghiệp Quốc phòng tại Đức
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, CHLB Đức là một quốc gia hùng mạnh về nhiều phương diện, trong đó có công nghiệp Quốc phòng, song bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Sau chiến tranh, để khắc phục những khó khăn và thúc đẩy công nghiệp Quốc phòng phát triển, chính quyền Đức đã thực hiện nhiều biện pháp mạnh như: tư nhân hóa nền công nghiệp Quốc phòng; cho phép nước ngoài đầu tư trực tiếp 100% vốn vào lập công ti sản xuất quốc phòng; dành khoảng 20% tổng doanh thu của công nghiệp Quốc phòng cho tái đầu tư, làm kinh phí nghiên cứu, phát triển vũ khí, trang bị quân sự; nhà nước hỗ trợ tăng cường sáp nhập các công ti thành những tập đoàn quốc phòng lớn để có thêm tiềm lực công nghệ, đầu tư vốn có chiều sâu và mở rộng sản xuất.
Đến năm 2014, nền công nghiệp Quốc phòng Đức đã phát triển ở trình độ cao, có khả năng đáp ứng hầu hết các nhu cầu và xuất khẩu. Tổng giá trị sản xuất hằng năm (những năm đầu thế kỷ 21) của nền công nghiệp Quốc phòng Đức đạt khoảng 28 tỉ Ơrô (trong khi kinh phí mua sắm của QĐ chỉ khoảng 6 tỉ Ơrô, còn lại để xuất khẩu). Một số tập đoàn công nghiệp Quốc phòng tiêu biểu của Đức: Tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng châu Âu (EADS), Tập đoàn Krauss-Maffei Wegmann (KMW), Tập đoàn Rheinmetall, Tập đoàn Thyssenkrupp Marine Systems, Tập đoàn MTU Aero Engines. Mỗi tập đoàn tập trung vào chế tạo các loại vũ khí, trang bị quân sự đặc thù như: EADS sản xuất các loại máy bay Airbus dân sự và quân sự, máy bay trực thăng, các thiết bị phục vụ cho chương trình không gian, vệ tinh, các hệ thống quân sự trên đất liền, trên không và trên biển; KMW tập đoàn lưỡng dụng, đa ngành, với những lĩnh vực mũi nhọn: công nghệ nhựa, kĩ thuật ứng dụng và tự động, xử lí bề mặt và vận tải.
Công nghiệp Quốc phòng tại Nhật Bản
Ngành công nghiệp Quốc phòng Nhật Bản trước 2 cuộc chiến tranh thế giới được đánh giá thuộc loại hàng đầu thế giới, ngang hàng với Mĩ với việc chế tạo được các loại máy bay chiến đấu hiện đại như Aichi-D3A, A6M Reisen (Zero), Ki-45; thiết giáp hạm hàng đầu thế giới Yamoto... Sau đó, Nhật Bản tập trung vào phát triển kinh tế, tái thiết đất nước. Do đó, công nghiệp Quốc phòng gần như bị đóng cửa hoàn toàn hoặc chuyển sang sản xuất các mặt hàng dân sự và chỉ được hồi sinh vào năm 1952 khi một số công ti trong nước thực hiện các công tác sửa chữa và duy trì trang thiết bị quân sự cho Quân đội Mĩ tại châu Á. Công nghiệp Quốc phòng phát triển đầy đủ trở lại từ năm 1954 và trở thành thành phần quan trọng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF).
Tháng 7 năm 1970, Nhật Bản công bố 5 mục tiêu cho việc xây dựng công nghiệp Quốc phòng: tổ chức nghiên cứu và phát triển, nỗ lực sản xuất vũ khí trong nước, sử dụng các ngành công nghiệp dân sự để sản xuất vũ khí, thiết lập các mục tiêu dài hạn, giới thiệu và cạnh tranh vào lĩnh vực sản xuất quốc phòng.
Tính đến cuối thập niên 70 của thế kỷ 20, công nghiệp Quốc phòng Nhật Bản đã có đủ khả năng sản xuất hầu hết các trang thiết bị quân sự hiện đại, bao gồm máy bay, xe tăng, pháo, tàu mặt nước và tàu ngầm... ngoại trừ một số trang thiết bị quá phức tạp như máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2C Hawkeye được nhập khẩu từ Mĩ.
Do phải thực hiện chính sách giới hạn về quân đội và không xuất khẩu vũ khí, những vũ khí sản xuất ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu của lực lượng phòng vệ, nên quy mô nền công nghiệp Quốc phòng Nhật Bản không lớn, không rầm rộ như các nước Mĩ, Nga, Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn có những sản phẩm quân sự hiện đại như xe tăng chiến đấu chủ lực kiểu 90, máy bay tiêm kích Mitsubishi F-2, tàu khu trục Aegis lớp Kongo...
Ngay từ khi mới thành lập nước, Đảng CSVN đã có nhiều chủ trương, chính sách để chuẩn bị xây dựng cơ sở, phát triển ngành công nghiệp Quốc phòng, nhằm từng bước nghiên cứu, chế tạo vũ khí, trang bị chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Ngày 15.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị thành lập Phòng Quân giới trực thuộc Bộ Quốc phòng - Cơ quan điều hành cao nhất của ngành Quân giới Việt Nam, với 2 nhiệm vụ: thu thập, mua sắm vũ khí và tổ chức cơ sở sản xuất vũ khí. Ngày 25.3.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh tổ chức lại cơ quan Bộ Quốc phòng, trong đó có Chế tạo Quân giới Cục (tức Phòng Quân giới thành Cục Quân giới), nền móng hình thành và bước đầu phát triển công nghiệp Quốc phòng Việt Nam. Hoạt động của công nghiệp Quốc phòng trong thời kì này có quy mô không lớn, trình độ chưa cao, nhưng mang tính nhân dân sâu rộng, kịp thời đáp ứng những yêu cầu cấp thiết về sửa chữa và cung cấp vũ khí trên chiến trường. Kết quả có nhiều thành công trong nghiên cứu - sản xuất lựu đạn, mìn và bước đầu nghiên cứu, chế tạo súng badôca.
Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, các binh công xưởng được thành lập. Trung bình mỗi xưởng có khoảng trên dưới 100 công nhân (một số xưởng có 200-300) với 10-15 (một số xưởng có 20-30) cỗ máy công cụ (tiện, phay, bào, khoan, dập…); máy phát động lực thường là những máy hơi nước nhỏ (máy locomobile loại vừa, tàu lăn đường kiểu Anbarê, động cơ ô tô kiểu Peugeot, Ford, GMC đã cải biên chạy khí than). Do điều kiện chiến tranh và kinh tế còn nghèo, nên việc sản xuất còn rất thủ công, nhà xưởng được làm dã chiến (bằng tre, gỗ; giống nhà dân, đặt trong vườn, dưới rặng tre, rặng dừa, trong đình, chùa...) hoặc mượn nhà dân, tiện triển khai và cơ động khi có chiến sự; công nhân thường ở nhờ nhà dân. Ở đồng bằng Nam Bộ, có nhiều kênh rạch, nhiều xưởng phải đặt trên ghe, thuyền, chỉ những bộ phận rèn đúc để trên bờ, khi địch càn quét thì đưa cả lên thuyền chuyển đi nơi khác. Riêng ở Khu 8, nhà xưởng còn được làm theo kiểu lắp ghép, dễ tháo lắp, cất giấu, sơ tán, di chuyển...
Cuối năm 1947, công nghiệp Quốc phòng Việt Nam được phát triển với việc ra đời hàng loạt nhà máy, xí nghiệp thuộc quyền quản lí của Cục Quân giới (89 xưởng, 12 công trường) và Ban Vũ khí dân quân, với hơn 24.000 công nhân. Đến năm 1950, công nghiệp Quốc phòng Việt Nam có 150 nhà máy, công xưởng và hàng trăm công trường hoặc tổ vũ khí với số công nhân hơn 25.000 người. Vũ khí, trang bị kĩ thuật được sản xuất tăng lên hằng năm. Chỉ tính từ năm 1946 đến năm 1950, các xưởng quân giới từ Liên khu 4 trở ra đã sản xuất được 1.323 t vũ khí, đạn dược các loại, trong đó có cối các cỡ 60 mm, 120 mm, súng SKZ... Trong thời gian này, các xưởng quân nhu, quân dược cũng được thành lập. Đến năm 1949, đã có 21 cơ sở quân dược với hơn 1.200 công nhân và 20 cơ sở quân nhu với gần 1.700 công nhân. Nhịp độ sản xuất vũ khí, đạn dược phát triển rất mạnh. Tính theo khối lượng tấn và lấy chỉ số năm 1946 là 100, thì nhịp độ sản xuất vũ khí đạn dược ở Liên khu 4 trở ra tăng hằng năm như sau: năm 1946 là 10, năm 1947 là 707, năm 1948 là 1.044 và năm 1949 là 3.544.
Trong kháng chiến chống Mỹ
Trong kháng chiến chống Mỹ, cơ cấu tổ chức, quy mô sản xuất và các sản phẩm của một nền công nghiệp Quốc phòng Việt Nam phát triển tương đối nhanh. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất các loại vũ khí cơ bản (súng và đạn cho bộ binh, mìn, lựu đạn...), các cơ sở nghiên cứu và nhà máy quân giới đã bám sát thực tiễn chiến đấu trên các chiến trường, tích cực nghiên cứu, cải biên, cải tiến và chế tạo được nhiều loại vũ khí có công lực, nâng cao hiệu quả sử dụng một số loại vũ khí hiện đại do các nước bạn sản xuất; đồng thời, tích cực nghiên cứu biện pháp chống phá, làm giảm hiệu lực một số loại vũ khí hiện đại của địch, đặc biệt là trong lĩnh vực chiến tranh điện tử...
Giai đoạn 1975 đến nay
Sau năm 1975 đến nay, công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đạt được những kết quả quan trọng, giải quyết được nhiều vấn đề có tính cấp bách trước mắt cũng như lâu dài. Từ việc phải dựa vào nguồn cung cấp vũ khí, trang bị kĩ thuật của nước ngoài thông qua cơ chế viện trợ QS là chủ yếu, đến khi bước vào thời kì hội nhập, nội lực kinh tế đất nước đã phát triển, đủ sức tự bảo đảm cho các nhu cầu của lực lượng vũ trang, thông qua cơ chế mua bán quốc tế hoặc đầu tư cho công nghiệp Quốc phòng nghiên cứu, sản xuất. Đây là sự thay đổi cơ bản trong mối quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác trên thị trường quốc tế về mua bán vũ khí và chuyển giao công nghệ quân sự.
Đồng thời, Việt Nam cũng đã từng bước hội nhập, tham gia kí kết và thực hiện nghiêm túc các điều ước quốc tế liên quan tới kiểm soát vũ khí, trên cơ sở bảo đảm các lợi ích quốc gia và tôn trọng luật pháp quốc tế. Việc mở rộng hợp tác song phương, đa phương, gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực, thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược, kí kết các thỏa thuận hợp tác liên chính phủ về kinh tế, quốc phòng, KTQS… đã nâng vị thế của đất nước và tạo môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho công nghiệp Quốc phòng được tiếp cận và mở rộng mối quan hệ hợp tác, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, mua sắm vật tư kĩ thuật với nhiều đối tác khác nhau trên thế giới.
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã có những doanh nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong sản xuất, kinh doanh, với doanh thu xuất khẩu hàng kinh tế đạt vài chục triệu đô la/năm. Thành công của các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp Quốc phòng cũng bước đầu góp phần khẳng định Việt Nam là một đối tác tin cậy, tôn trọng các cam kết quốc tế và có trách nhiệm đối với sự nghiệp gìn giữ hòa bình trên thế giới; đồng thời, tạo được một số chuyển biến mới về chất trong năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo của ngành công nghiệp Quốc phòng.
Pháp lệnh Công nghiệp Quốc phòng
Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi năm 2018 quy định tổ chức hoạt động công nghiệp Quốc phòng có 2 loại hình: cơ sở công nghiệp Quốc phòng nòng cốt (do Quân đội trực tiếp quản lí) và cơ sở công nghiệp Quốc phòng động viên (cơ sở công nghiệp ngoài quân đội). Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân khác khi có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ thì đều có thể tham gia hoạt động công nghiệp Quốc phòng.
Đây là cơ chế tổ chức để mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất hàng quốc phòng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước và của nền kinh tế quốc dân để xây dựng và phát triển nền công nghiệp Quốc phòng phù hợp với thực tế. Cơ sở công nghiệp Quốc phòng nòng cốt có nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kĩ thuật được Nhà nước đầu tư phục vụ quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt xây dựng và phát triểncông nghiệp Quốc phòng, do BQP trực tiếp quản lí.
Hoạt động của cơ sở công nghiệp Quốc phòng nòng cốt gồm: nghiên cứu, phát triển, sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kĩ thuật và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng theo đặt hàng hoặc giao kế hoạch; hướng dẫn chuyển giao công nghệ, đào tạo, huấn luyện nhân lực, chuẩn bị động viên công nghiệp; chuẩn bị các điều kiện bảo đảm theo yêu cầu sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị khi đất nước chuyển sang thời chiến; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế để sản xuất các sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh và tham gia phát triển kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật. Lộ trình đổi mới tổ chức, quản lí cơ sở công nghiệp Quốc phòng nòng cốt theo chiến lược phát triển công nghiệp Quốc phòng do Chính phủ quy định.
Cơ sở công nghiệp Quốc phòng động viên là cơ sở sản xuất công nghiệp được Nhà nước đầu tư xây dựng năng lực sản xuất phục vụ quốc phòng theo quy định của Pháp lệnh Động viên công nghiệp; có nhiệm vụ: trong thời bình thực hiện nhiệm vụ quản lí, bảo quản, sản xuất thử để duy trì năng lực thiết bị dây chuyền, tham gia nghiên cứu, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh theo đặt hàng của Bộ Quốc phòng; thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp theo quy định của Pháp lệnh Động viên công nghiệp.
Chức năng, nhiệm vụ của Công nghiệp Quốc phòng
Chức năng, nhiệm vụ của công nghiệp Quốc phòng trong giai đoạn hiện nay: nghiên cứu, phát triển, sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kĩ thuật và các sản phẩm phục vụ quốc phòng; tham gia phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm nhu cầu sản phẩm quân sự cho sự nghiệp quốc phòng, an ninh cả thời bình và thời chiến, đồng thời làm nòng cốt thực hiện chuẩn bị động viên công nghiệp để mở rộng năng lực sản xuất quân sự khi cần thiết; quản lí kỹ thuật quân sự và đảm nhiệm một số khâu mà các ngành công nghiệp khác không có khả năng làm được, đi sâu vào kỹ thuật quân sự với mức độ chuyên môn hóa cao, nơi thiết kế, chế tạo mẫu, sản xuất thử vũ khí, đạn và các phương tiện chiến tranh đặc thù.
Để hòa nhập vào nền kinh tế và thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, công nghiệp Quốc phòng đã kịp thời chuyển đổi theo hướng phát triển công nghệ lưỡng dụng và tham gia sản xuất sản phẩm dân dụng phục vụ nhu cầu dân sinh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội. Trên thế giới, công nghiệp Quốc phòng luôn được các nước đầu tư phát triển, nhất là các nước có tiềm năng kinh tế và khoa học công nghệ.
Hiện nay, dưới tác động của toàn cầu hóa, môi trường an ninh quốc tế đã và đang có nhiều biến động phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh và lợi ích của nhiều nước. Tình hình kinh tế thế giới lâm vào khó khăn làm cho ngân sách quốc phòng và thị trường đầu ra của công nghiệp Quốc phòng các quốc gia bị thu hẹp. Tác động của cách mạnh quân sự mới dựa trên những thành tựu về khoa học công nghệ, nhất là trong lĩnh vực khoa học thông tin đã làm thay đổi cách thức tiến hành chiến tranh và chế tạo vũ khí, trang bị mới, đồng thời thúc đẩy sự cải tổ mạnh mẽ nền công nghiệp Quốc phòng thế giới cũng như trong nước theo xu hướng: mở rộng quy mô thông qua sáp nhập, hợp nhất các tập đoàn, công ti, xí nghiệp công nghiệp Quốc phòng; ưu tiên nghiên cứu, phát triển vũ khí công nghệ cao; điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, kết hợp và dân dụng, ưu tiên phát triển công nghệ lưỡng dụng; thúc đẩy nghiên cứu, hợp tác phát triển khoa học công nghệ quân sự
World's largest arms exporters
Figures are SIPRI Trend Indicator Values (TIVs) expressed in millions. These numbers may not represent real financial flows as prices for the underlying arms can be as low as zero in the case of military aid. The following are estimates from Stockholm International Peace Research Institute.[18]
Tổng cục Công nghiệp quốc phòng: Đột phá trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo nhiều loại vũ khí hiện đại
Sáng 26-12, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức hội nghị quân chính năm 2022. Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo. Trung tướng Hồ Quang Tuấn, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng chủ trì hội nghị.
Hội nghị đánh giá, năm 2022, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã triển khai hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nổi bật là: Làm tốt công tác tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 26-1-2022 về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo; phối hợp với các cơ quan xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trình các cấp đúng quy định.
Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Cùng với đó, có những bước đột phá trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo nhiều loại vũ khí hiện đại; chủ động trong công tác chuẩn bị thực hiện đề án cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp quân đội; tổ chức sản xuất, kinh doanh bảo đảm chất lượng, an toàn, lợi nhuận tăng 9,8% so với năm 2021; thu nhập bình quân gần 14 triệu đồng/người/tháng. Tích cực mở rộng hợp tác, hội nhập quốc tế, đặc biệt là làm tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022…
Các đại biểu dự hội nghị.
Trung tướng Hồ Quang Tuấn chủ trì hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa biểu dương Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã có nhiều chủ trương, giải pháp triển khai hoàn thành toàn diện các mặt công tác. Yêu cầu thời gian tới, tổng cục tập trung hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, bảo đảm tính đồng bộ, đổi mới và hiệu quả; cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tập trung vào xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đề án sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
Đổi mới, đột phá vào công tác khoa học công nghệ, triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình khoa học công nghệ theo kế hoạch triển khai Nghị quyết số 08, nhất là về các nhóm tên lửa, vũ khí lục quân, đóng tàu quân sự. Triển khai sản xuất, sửa chữa vũ khí lục quân, đóng mới, sửa chữa tàu quân sự bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn tuyệt đối để đáp ứng tốt nhu cầu trang bị. Chủ động nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, kể cả các loại vũ khí trang bị sẵn sàng cho xuất khẩu; hợp tác nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam; tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” theo các tiêu chí mới…
Tại hội nghị, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng phát động phong trào thi đua năm 2023 với chủ đề: "Đoàn kết, mẫu mực, kỷ cương, quyết liệt, sáng tạo, quyết thắng".Tin, ảnh: SƠN BÌNH
hời gian tới, công tác khoa học quân sự phấn đấu từng bước làm chủ những công nghệ lõi trong nghiên cứu thiết kế, chế tạo các chủng loại vũ khí, thiết bị kỹ thuật, nhất là vũ khí công nghệ cao,...
Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng cùng Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra công tác khoa học, công nghệ quân sự của Quân chủng Hải quân. Ảnh QĐND
Từng bước làm chủ trong thiết kế, chế tạo nhiều tổ hợp vũ khí, thiết bị kỹ thuật công nghệ cao
Thiếu tướng, PGS.TS Ngô Văn Giao, Cục trưởng Cục Khoa học Quân sự, Bộ Quốc phòng vừa có bài viết "Phát triển khoa học quân sự: Từ lý thuyết đến thực tiễn" đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử.
Bài viết cho biết, thực hiện Nghị quyết số 791-NQ/QUTW ngày 30/12/2012 của Quân ủy Trung ương về lãnh đạo công tác khoa học, công nghệ (KH-CN) và môi trường trong Quân đội (gọi chung là công tác khoa học quân sự-KHQS) đến năm 2020 và những năm tiếp theo, công tác khoa học quân sự được toàn quân quán triệt, triển khai nghiêm túc, chặt chẽ, đạt nhiều thành tựu nổi bật.
10 năm qua, khoa học quân sự đã tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ khai thác làm chủ, cải tiến và hiện đại hóa một số vũ khí, trang bị kỹ thuật (VKTBKT) bảo đảm cho các đơn vị huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.
Cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học, công nghệ có nhiều đổi mới; tiềm lực khoa học, công nghệ luôn được quan tâm đầu tư; công tác bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng.
Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào thực tiễn ngày càng nhiều và đạt hiệu quả về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh. Kết quả được thể hiện ở một số nội dung sau:
Một là, khoa học công nghệ đã đóng góp quan trọng trong xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, nhất là nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm trang bị kỹ thuật, phát triển công nghiệp quốc phòng.
Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được triển khai toàn diện, đồng bộ. Kết quả nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự đã cung cấp cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng những luận cứ khoa học trong hoạch định chủ trương, chính sách, xây dựng và triển khai các chiến lược về quân sự, quốc phòng, các giải pháp phòng ngừa chiến tranh từ sớm, từ xa.
Nghiên cứu bổ sung, phát triển toàn diện lý luận nghệ thuật quân sự ở quy mô chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, tác chiến phòng thủ, tác chiến bảo vệ biên giới, biển, đảo; ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi truyền thống...
Khoa học xã hội và nhân văn quân sự đã triển khai các nội dung nghiên cứu nhằm phát huy, động viên sức mạnh tổng hợp của toàn dân, cả hệ thống chính trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tập trung nghiên cứu các giải pháp góp phần tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội trong thời kỳ mới; phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đấu tranh trên mặt trận lý luận, tư tưởng, làm thất bại mọi âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội và hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chính trị; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc tôn giáo, vùng sâu, vùng xa...
Tổ chức nghiên cứu, hoàn thành biên soạn hệ thống Điều lệnh tác chiến Quân đội nhân dân Việt Nam và bổ sung, hoàn thiện hệ thống tài liệu huấn luyện, tài liệu dạy học, biên soạn từ điển quân sự bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, sát thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, giáo dục-đào tạo, xây dựng Quân đội chính quy.
Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự đã bám sát sự phát triển của nghệ thuật quân sự, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội.
Trên cơ sở phát huy nội lực, đồng thời khai thác làm chủ các loại vũ khí, thiết bị kỹ thuật mới, công nghệ cao, triển khai các chương trình, đề án khoa học, công nghệ lớn hướng đến các sản phẩm mục tiêu bảo đảm đồng bộ, quy mô lớn; công nghệ và trình độ khoa học, công nghệ trong các sản phẩm có bước phát triển quan trọng.
Từng bước làm chủ trong thiết kế, chế tạo nhiều tổ hợp vũ khí, thiết bị kỹ thuật công nghệ cao, năng lực nghiên cứu trên một số lĩnh vực đã có bước tiến lớn, như: Công nghệ điện tử vi mạch, quang điện tử, tự động điều khiển, vật liệu, cơ khí chính xác, công nghệ thông tin...
Làm chủ công nghệ chế tạo, đóng mới các tàu tên lửa, tàu pháo,...
Theo PGS.TS Ngô Văn Giao, Cục trưởng Cục Khoa học Quân sự, Bộ Quốc phòng, một số bước phát triển khoa học, công nghệ nổi bật là:
Trong bảo đảm cho lực lượng hải quân, đã tích hợp nhiều công nghệ hiện đại, có những bước tiến đột phá tạo tiền đề cho phát triển lĩnh vực đóng tàu.
Bước đầu đã làm chủ công nghệ chế tạo, đóng mới các tàu tên lửa, tàu pháo, tàu cứu hộ, cứu nạn, tàu cứu hộ tàu ngầm và một số loại tàu chuyên dụng khác.
Thiết kế, chế tạo được các loại radar cảnh giới biển; làm chủ thiết kế và công nghệ chế tạo các loại đạn trang bị cho tàu hải quân, các loại vũ khí dưới nước...
Về bảo đảm cho lực lượng phòng không-không quân, việc ưu tiên phát triển dựa trên ứng dụng các công nghệ hiện đại đã nâng cao năng lực quản lý vùng trời quốc gia, không để bị động, bất ngờ.
Bên cạnh cơ bản làm chủ hầu hết các loại radar, đã chú trọng cải tiến, hiện đại hóa những loại tên lửa phòng không, các tổ hợp pháo phòng không...; chế tạo và đưa vào sử dụng nhiều hệ thống mô phỏng phục vụ huấn luyện; nhanh chóng tiếp cận việc thiết kế, phát triển các dòng UAV đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và xu thế tác chiến mới.
Thiết kế, chế tạo nhiều loại vũ khí lục quân
Đối với vũ khí, thiết bị kỹ thuật cho lục quân và các binh chủng, ngành: Đã triển khai nghiên cứu thiết kế, chế tạo một số vũ khí mới, bảo đảm đủ trang bị, đạn dược cho sư đoàn bộ binh đủ quân; đặc biệt là các loại súng và đạn chống tăng thế hệ mới, đạn pháo tăng tầm, cối triệt âm.
Nghiên cứu cải tiến, hiện đại hóa, tích hợp một số vũ khí lên phương tiện cơ động bánh hơi, bánh xích; chế tạo một số loại súng và đạn đặc chủng trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm; tự nghiên cứu và sản xuất được hàng trăm mác thuốc phóng, thuốc nổ.
Phát triển trang bị thông tin quân sự thế hệ mới và phương tiện tác chiến điện tử đạt nhiều thành tựu quan trọng, như đã làm chủ công nghệ mới nhất về truyền số liệu, công nghệ nhảy tần chống tác chiến điện tử; tự chủ trong thiết kế, chế tạo các tổng đài, máy thông tin vô tuyến điện quân sự cấp chiến dịch, chiến lược, sản xuất các dòng máy thông tin thế hệ thứ tư hiện đại...
Tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một số trang thiết bị trinh sát, gây nhiễu cấp chiến thuật, xe tác chiến điện tử làm nhiệm vụ đặc biệt...
Về khoa học hậu cần quân sự, đã nghiên cứu và đưa vào trang bị hệ thống bếp hiện đại cho các đơn vị trên đất liền, trên tàu; ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất khẩu phần ăn chế biến sẵn, thực phẩm chức năng; chế tạo một số trang bị, phương tiện lọc nước mặn...
Ngành quân y đã nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm, thuốc phục vụ bộ đội theo đặc thù nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu; ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến phát hiện, chẩn đoán vi sinh vật, tác nhân sinh học; có nhiều thành tựu về ghép tạng, góp phần khẳng định vị thế của ngành y Việt Nam...
Đã hình thành một số nhóm nghiên cứu mạnh, nghiên cứu trẻ trên một số lĩnh vực trọng điểm
Hai là, tiềm lực khoa học quân sự được phát huy và tăng cường, phục vụ có hiệu quả cho nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trên các hướng ưu tiên và xây dựng ngành khoa học quân sự.
Công tác xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ quân sự luôn được quan tâm, tập trung vào một số khâu chủ yếu, như: Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý, tổ chức khoa học, công nghệ; tăng cường công tác đào tạo cán bộ nghiên cứu, quản lý khoa học quân sự, có nhiều giải pháp thu hút nguồn nhân lực khoa học, công nghệ phục vụ quốc phòng; quy hoạch và đầu tư chiều sâu phát triển cơ sở vật chất, hệ thống phòng thí nghiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặc thù quân sự.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ có trình độ cao trên các lĩnh vực. Đã hình thành một số nhóm nghiên cứu mạnh và một số nhóm nghiên cứu trẻ trên một số lĩnh vực khoa học, cong nghệ trọng điểm. Xây dựng và duy trì hệ thống phòng thí nghiệm trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu với trang thiết bị tương đối hiện đại...
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.
Hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học quân sự được đẩy mạnh
Ba là, hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học quân sự được đẩy mạnh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.
Hoạt động hợp tác trong nước tiếp tục phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Đã xây dựng phương hướng dài hạn và triển khai kế hoạch hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Xây dựng và triển khai nhiều chương trình, nội dung hợp tác nghiên cứu giữa Bộ Quốc phòng với các trung tâm nghiên cứu lớn của Nhà nước để khai thác tiềm lực ngoài Quân đội nhằm giải quyết các vấn đề về đào tạo, hợp tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển giao công nghệ.
Hợp tác khoa học quân sự với các nước bạn được quan tâm; thực hiện có hiệu quả những hoạt động hợp tác quốc tế về khắc phục hậu quả bom, mìn, chất độc hóa học...
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả sau chiến tranh.
Công tác bảo vệ môi trường được đẩy mạnh, thực hiện đồng bộ các nội dung về quản lý, bảo vệ môi trường.
Việc lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư trong Quân đội được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định; xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong Quân đội đã cơ bản hoàn thành.
Các nhiệm vụ điều tra, khảo sát, đánh giá, quan trắc môi trường, xây dựng mô hình kiểm soát, xử lý chất thải, cải thiện môi trường được thực hiện có hiệu quả. Đánh giá và lập bản đồ ô nhiễm bom, mìn trên phạm vi toàn quốc, triển khai kế hoạch xử lý hậu quả bom, mìn ở nhiều khu vực...
Nghiên cứu sản phẩm thông tin quân sự Viettel. Ảnh QĐND
Phấn đấu làm chủ công nghệ lõi trong nghiên cứu thiết kế, chế tạo các chủng loại vũ khí, thiết bị kỹ thuật, nhất là vũ khí công nghệ cao
PGS.TS Ngô Văn Giao, Cục trưởng Cục Khoa học Quân sự, Bộ Quốc phòng cho biết: Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 791-NQ/QUTW, để công tác khoa học quân sự đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, ngày 20/12/2022, Quân ủy Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 1652-NQ/QUTW về lãnh đạo công tác khoa học quân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
Thời gian tới, công tác khoa học quân sự tập trung vào việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại, áp dụng hiệu quả vào thực tiễn huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác.
Chú trọng tiếp cận, khai thác triệt để những cơ hội, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phấn đấu từng bước làm chủ những công nghệ lõi trong nghiên cứu thiết kế, chế tạo các chủng loại vũ khí, thiết bị kỹ thuật, nhất là vũ khí công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm trang bị cho Quân đội và các sản phẩm lưỡng dụng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội...
Sáng 30-11, Đảng ủy Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Công nghiệp quốc phòng chủ trì hội nghị.
Sáng 25-7, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức Hội thao quốc phòng lực lượng tự vệ năm 2022. 147 thí sinh đến từ các nhà máy, xí nghiệp trong toàn tổng cục thực hiện các nội dung: Tháo lắp súng tiểu liên AK; bắn súng AK bài 1B; điều lệnh đội ngũ tiểu đội; các kỹ thuật cấp cứu quân y; nhận thức chính trị.
The International Arms Industry. It is estimated that the total value of the global arms trade is at least $95bn. While states, as the licensers of arms ...
Amnesty International · Amnesty International · 4 thg 10, 2016