Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười 2024
T2T3T4T5T6T7CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 25614392

 
Bản sắc Việt 07.10.2024 05:09
Chủ tịch Duma quốc gia Nga sắp thăm chính thức Việt Nam để xin quân viện và vũ khí đánh Ukraine
22.06.2023 09:41

Chủ tịch Duma quốc gia Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25 đến 26-6, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Ông Vyacheslav Victorovich Volodin, chủ tịch Duma quốc gia Liên bang Nga - Ảnh: DUMA

Chủ tịch Duma (Hạ viện) quốc gia Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin sẽ thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì phiên họp lần thứ 2 của Ủy ban hợp tác liên nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Duma quốc gia Liên bang Nga từ ngày 25 đến 26-6.

Theo thông cáo của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Tháp tùng ông Vyacheslav Viktorovich Volodin thăm chính thức Việt Nam có Phó chủ tịch thứ nhất Duma quốc gia; lãnh đạo khối đảng chính trị Đảng Tự do dân chủ Nga tại Duma quốc gia, chủ nhiệm Ủy ban Duma quốc gia về đối ngoại; lãnh đạo một số ủy ban Duma quốc gia Liên bang Nga.

Chuyến thăm lần này diễn ra đúng vào dịp Việt Nam và Liên bang Nga kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.


Unibots.in

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thăm Việt Nam

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thăm Việt Nam

ĐỌC NGAY

Trước đó, vào năm 2018, Chủ tịch Duma quốc gia Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin cũng đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23 đến 24-12.


Tại các cuộc hội đàm, hội kiến trong năm 2018, hai bên nhấn mạnh chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng, là sự tiếp nối các hoạt động trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao giữa hai nước, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác sâu rộng giữa hai nước, hai quốc hội, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm lần này là hai bên đã ký thỏa thuận về việc thành lập Ủy ban hợp tác liên nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Duma quốc gia Nga. Đây là lần đầu tiên, Quốc hội Việt Nam thành lập cơ chế hợp tác liên nghị viện song phương với nghị viện của một quốc gia khác.

Với cơ chế hợp tác mới này, Việt Nam và Liên bang Nga sẽ thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng, nhất là hợp tác nghị viện, thúc đẩy quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai nước lên một tầm cao mới.

Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Hội hữu nghị Nga – Việt

Trưa 8/9, tại thủ đô Moscow, Hội hữu nghị Nga-Việt đã tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam đã tới dự sự kiện. Tổng thống Vladimir Putin và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng đã gửi thư chúc mừng Hội hữu nghị Nga – Việt nhân sự kiện này.

TBT Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm với Hội Hữu nghị Nga Việt.jpg
 

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ xúc động gặp lại những người bạn, người đồng chí, anh em thân thiết của nhân dân Việt Nam. Tổng Bí thư hoan nghênh những hoạt động năng động, sáng tạo, thiết thực của Hội Hữu nghị Nga - Việt trong nhiều năm qua; đã phối hợp chặt chẽ với Hội Hữu nghị Việt - Nga và các cơ quan, tổ chức của hai nước phát hành nhiều đầu sách về Việt Nam, như giới thiệu tác phẩm Truyện Kiều tại nước Nga; tổ chức các cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế, giúp các em thiếu nhi hai nước hiểu biết thêm về đất nước, con người, văn hóa và quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và LB Nga; trồng cây hữu nghị tại khuôn viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Mát-xcơ-va... Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong suốt chặng đường lịch sử 60 năm của Hội Hữu nghị Xô - Việt trước đây và Hội Hữu nghị Nga - Việt ngày nay, hàng chục nghìn cán bộ hội ở cấp trung ương và địa phương của Liên Xô và Nga, đã hoạt động tích cực, dành tâm huyết và sức lực của mình cho việc phát triển quan hệ hữu nghị anh em và sự hợp tác bền chặt với Việt Nam.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, LB Nga và Việt Nam cần phát huy truyền thống đoàn kết, tin cậy lẫn nhau, tiếp tục "kề vai sát cánh" giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, thách thức. Tổng Bí thư chia sẻ: "Tôi mong muốn, trong thời gian tới, Hội Hữu nghị Nga - Việt sẽ được củng cố, đổi mới và mở rộng hoạt động, cùng với Hội Hữu nghị Việt - Nga thực hiện tốt hơn nữa vai trò là cầu nối hữu nghị giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp trên cơ sở hai bên cùng có lợi; giúp thế hệ trẻ hai nước ngày càng hiểu biết và gắn bó nhau hơn". Trong năm 2019, hai nước kỷ niệm 25 năm Ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và LB Nga và kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2020. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Hội Hữu nghị Nga - Việt phối hợp các bộ, ngành, địa phương của LB Nga có nhiều hoạt động phong phú hướng tới kỷ niệm hai sự kiện trọng đại này. Bằng uy tín và ảnh hưởng của mình, Hội Hữu nghị Nga - Việt sẽ tiếp tục hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam đang học tập và sinh sống tại Liên bang Nga, để họ hòa nhập tốt vào xã hội sở tại và có cuộc sống ổn định, lâu dài. Thay mặt Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư chân thành cảm ơn Hội Hữu nghị Nga - Việt và những người bạn Nga. Tổng Bí thư khẳng định: "Đối với chúng tôi, các đồng chí và các bạn mãi mãi là những người bạn thủy chung, tin cậy".

Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hội hữu nghị Nga Việt.jpg
 

Tại lễ kỷ niệm, đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao đã trao Huân chương Lao động hạng nhất tặng Hội Hữu nghị Nga - Việt; Huân chương Lao động hạng ba tặng Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga - Việt Vladimir Buianov. Nhân dịp này, nhiều thành viên Hội Hữu nghị Nga - Việt được tặng thưởng Huân chương, Huy chương Hữu nghị, phần thưởng cao quý của Nhà nước Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn Sputnik, Chủ tịch Hội hữu nghị Nga —Việt, ông Vladimir Buianov đánh giá cao sự quan tâm sâu sắc, thực sự của lãnh đạo hai nước với hoạt động ngoại giao nhân dân và coi đây "là động lực để hoạt động tích cực hơn, sâu rộng hơn". Ông cho biết hiện nay Hội đang phối hợp chặt chẽ mọi hoạt động của mình với với Hội hữu nghị Việt — Nga để tổ chức những sự kiện nhân năm "chéo" Nga —Việt, Việt-Nga 2019, năm kỷ niệm 25 năm hai nước ký Hiệp ước về những nguyên tắc hợp tác cơ bản trong quan hệ Việt – Nga.

Trong những năm qua, cùng với Hội hữu nghị Việt - Nga, Hội hữu nghị Nga-Việt đang thực hiện một sứ mệnh rất quan trọng, uy tín, rộng rãi. Đó là làm cho đoàn tàu hữu nghị tiếp tục chuyển bánh. Và để thực hiện sứ mệnh đó cả hai hội hữu nghị hiện nay đang tích cực phối hợp tổ chức những hoạt động thu hút và có sự tham gia của thanh thiếu niên.

Việt Nam khẳng định quan hệ hữu nghị với LB Nga

26-05-2023, 17:07

Nhận lời mời của Phó Chủ tịch thứ nhất, Chủ tịch Nhóm Hợp tác với Quốc hội Việt Nam của Hội đồng Liên bang Nga Andrey Yatskin, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - LB Nga dẫn đầu đã tham dự Đại hội Sinh thái Quốc tế Nevsky lần thứ 10 ở St. Petersburg.

Bảy mươi năm quan hệ Việt Nam - Nga: Mãi còn đó một tình hữu nghị thân thiết, thủy chung, sâu sắc

PGS, TS. HÀ MỸ HƯƠNG
TCCS - Nhìn lại lịch sử quan hệ Việt Nam - Nga trong 70 năm qua (30-1-1950 - 30-1-2020) có thể thấy đây không hẳn là con đường bằng phẳng, có những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động không thuận tới quan hệ giữa hai nước, nhưng tình hữu nghị thân thiết, thủy chung, sâu sắc giữa Việt Nam và Nga vẫn bền vững qua thời gian. Hơn thế nữa, quan hệ Việt Nam - Nga ngày càng phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ,...
Trong dịp sang thăm Liên Xô, ngày 16-7-1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm thiếu nhi Việt Nam và Liên Xô tại trại hè quốc tế ở Tukovo, cách thủ đô Moskva 90km về phía đông_Ảnh: TTXVN

Từ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức đến đồng minh chiến lược

Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Liên Xô được hình thành từ rất sớm. Người kiến tạo và đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ đó chính là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Sau nhiều năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, tháng 6-1923, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đặt chân tới đất nước của V. I. Lê-nin khi tìm ra chân lý thời đại, rằng “Cách mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người”(1), trong đó có dân tộc Việt Nam. Dưới ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga, trực tiếp là Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Người đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam theo con đường Cách mạng Tháng Mười, gửi nhiều thanh niên ưu tú sang Liên Xô học tập. Nhiều người trong số những thanh niên ưu tú ấy sau khi về nước đã trở thành những lãnh tụ xuất sắc của phong trào cách mạng Việt Nam. Đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự trưởng thành của cách mạng Việt Nam là sự ra đời của Đảng Cộng sản (ngày 3-2-1930)  - kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Năm 1945, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, việc phát triển quan hệ với Liên Xô luôn là trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều cách khác nhau đã bày tỏ mong muốn “làm bạn với tất cả các nước dân chủ, không gây thù oán với một ai”(2), trước hết là với Liên Xô. Song việc tìm kiếm “bạn đồng minh” của nhà nước Việt Nam non trẻ không hề dễ dàng. Có nhiều lý do bên trong và bên ngoài khiến Liên Xô chưa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong nửa sau những năm 40 của thế kỷ XX. Ngày 14-1-1950, trong bối cảnh cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra ác liệt, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Tuyên bố về việc sẵn sàng kiến lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Đến lúc này, Liên Xô cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác đã công khai thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam. Đây là thắng lợi chính trị to lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo đà cho những thắng lợi trên mặt trận quân sự của Việt Nam.

Từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao (ngày 30-1-1950), Việt Nam và Liên Xô đã triển khai quan hệ song phương, trước hết bằng việc ký kết một số hiệp định, hiệp nghị, hiệp ước hợp tác trên các lĩnh vực. Tháng 7-1955, Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Liên Xô, và trong dịp này văn bản hợp tác đầu tiên giữa hai nước là “Hiệp nghị thương mại giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết” đã được ký kết (ngày 18-7-1955). Một năm sau, Hiệp nghị giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên Xô về vấn đề học tập của những công dân Việt Nam tại Liên Xô cũng được ký kết (ngày 27-8-1956). Nói chung trong hơn 30 năm sau đó, Việt Nam đã cử nhiều đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Chính phủ, Quốc hội sang thăm Liên Xô để bàn thảo những vấn đề quan hệ song phương và quốc tế, ký kết nhiều văn bản hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau. Về phía Liên Xô, tháng 2-1965, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A. N. Cô-xư-ghin thăm chính thức Việt Nam, “góp phần quan trọng vào việc củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác anh em giữa Liên Xô và Việt Nam”(3).

Về tổng thể, trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ, sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô. Sự ủng hộ, giúp đỡ toàn diện, to lớn và quý báu của Liên Xô trong nhiều thập niên là một nhân tố quan trọng, góp phần vào thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và hàn gắn vết thương chiến tranh của nhân dân Việt Nam. Liên Xô và Việt Nam trên thực tế trở thành đồng minh chiến lược trên mặt trận chống đế quốc, thực dân và chống các thế lực thù địch. Cũng từ đó đã nảy sinh và ngày càng trở nên sâu sắc hơn tình hữu nghị Việt Nam -  Liên Xô.

Sau khi Liên Xô giải thể (tháng 12-1991), trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, quan hệ Việt Nam - Nga (quốc gia kế thừa Liên Xô) rơi vào trạng thái ngưng trệ, suy giảm mạnh trên nhiều lĩnh vực. Song tình hình đã thay đổi vào giữa những năm 90 của thế kỷ XX, trước hết nhờ những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Nga và những thành công trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của Việt Nam. Hơn nữa, trong bối cảnh nước Nga rơi vào tình thế gần như bị cô lập trên trường quốc tế, Việt Nam vẫn là một đối tác thủy chung với Nga. Việt Nam cho rằng, bất luận những thay đổi trong không gian “hậu Xô viết”, việc duy trì quan hệ với Nga và các nước khác từng là thành viên của Liên Xô là cần thiết, là đáp ứng lợi ích nhiều mặt của Việt Nam.

Để khôi phục mối quan hệ hợp tác truyền thống này, việc đầu tiên là tạo dựng một khuôn khổ, một nền tảng pháp lý mới cho quan hệ Việt Nam - Nga. “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga”, đã được hai nước ký kết ngày 16-6-1994. Đây là văn bản pháp lý thay thế Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Liên Xô và Việt Nam ký năm 1978, xác định các nguyên tắc mới cho quan hệ Việt Nam - Nga, đó là: Tôn trọng chủ quyền quốc gia, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp công việc nội bộ của nhau; bình đẳng và cùng có lợi. Kể từ thời điểm lịch sử này, quan hệ Việt Nam - Nga bắt đầu có những tiến triển tích cực, ngày càng được nâng lên tầm cao mới về chất.

Đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga ngày càng đi vào chiều sâu

Sự kiện được coi là dấu mốc đầu tiên của sự phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Nga là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Nga V. Pu-tin (tháng 3-2001), với việc hai nước ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nga. Nga là nước đầu tiên mà Việt Nam ký tuyên bố xác lập quan hệ đối tác chiến lược. Tuyên bố chung đã xác định khung khổ pháp lý mới cho hợp tác Việt Nam - Nga trên cơ sở tin cậy, hợp tác chặt chẽ và lâu dài. Với văn bản pháp lý này cùng quyết tâm chính trị cao của hai nước, hợp tác chiến lược Việt Nam - Nga ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại những thành công rất đáng khích lệ. Trên cơ sở những thành công đó và nhằm mục tiêu đưa quan hệ Việt Nam - Nga phát triển toàn diện và sâu sắc hơn, hai nước quyết định nâng tầm quan hệ đối tác bằng việc xác lập khuôn khổ hợp tác mới là Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 7-2012 trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Khuôn khổ hợp tác này đã tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam - Nga ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực, nhất là những năm gần đây.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại thành phố Sochi (Nga), ngày 6-9-2018_Ảnh: kremlin.ru

Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, có thể nói quan hệ Việt Nam - Nga trên lĩnh vực này đặc biệt ấn tượng, là điểm sáng với sự tin cậy lẫn nhau rất cao và ngày càng được củng cố thông qua các chuyến thăm các cấp, nhất là cấp cao cũng như thông qua các cơ chế tham vấn, đối thoại chiến lược thường niên, như Đối thoại chiến lược Ngoại giao  - Quốc phòng - An ninh cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đối thoại chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng... Việt Nam và Nga phát triển quan hệ trên tất cả các kênh và các lĩnh vực, từ kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội đến hợp tác giữa các tỉnh, thành và ngoại giao nhân dân. Các chuyến thăm cấp cao được hai nước thực hiện khá thường xuyên, tạo ra những chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực khác. Chỉ trong ba năm 2017 - 2019, hai nước đã tiến hành 7 chuyến thăm lẫn nhau ở cấp cao nhất: Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Nga vào tháng 6-2017; Tổng thống V. Pu-tin dự Hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam vào năm 2017 và có cuộc gặp cấp cao bên lề Hội nghị; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Nga (tháng 9-2018); Thủ tướng Đ. Mét-vê-đép thăm Việt Nam (tháng 11-2018); Chủ tịch Đu-ma Quốc gia Nga V. Vô-lô-đin thăm Việt Nam tháng 12-2018 (trong khuôn khổ chuyến thăm này, hai nước đã thành lập Ủy ban liên nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Đu-ma Quốc gia Nga); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nga vào tháng 5-2019; Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân lần đầu tiên thăm Nga trên cương vị Chủ tịch Quốc hội (tháng 12-2019).

Trong chuyến thăm Nga vào tháng 5-2019 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đã diễn ra Lễ khai mạc Năm Chéo giữa hai nước Việt Nam và Nga nhân kỷ niệm 25 năm ký kết “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga” (16-6-1994 - 16-6-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga. Năm Chéo Việt Nam - Nga là một sự kiện lớn, nổi bật với hơn 200 hoạt động diễn ra trong hai năm 2019 - 2020 tại hai nước. Đây không chỉ là những hoạt động giao lưu văn hóa - nghệ thuật, giao lưu nhân dân, mà còn là trao đổi các chuyến thăm của các đoàn cấp cao, tổ chức các diễn đàn, các cuộc hội thảo khoa học và thực tiễn, các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư... Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Nga Đ. Mét-vê-đép nhấn mạnh: “Sáng kiến tuyệt vời này khẳng định tính chất đặc biệt, nhiều mặt của hợp tác Nga - Việt Nam và quyết tâm của cả hai nước thắt chặt và củng cố mối quan hệ đó bằng mọi biện pháp”(4)

Ngoài  vấn đề quan hệ song phương, lãnh đạo hai nước còn bàn thảo nhiều vấn đề chính trị - an ninh quốc tế mà hai bên cùng quan tâm thông qua các cuộc gặp chính thức tại mỗi nước và bên lề các hội nghị, diễn đàn, các tổ chức quốc tế..., tạo nên sự đồng thuận cao trong nhiều vấn đề quốc tế. Đại sứ Nga tại Việt Nam C. Vnu-cốp khẳng định: “Nga coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của mình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương... Sự hợp tác giữa hai nước trên trường quốc tế, trong khuôn khổ Liên hợp quốc và tại các diễn đàn đối thoại khu vực như EAS, APEC, ASEM,... rất hiệu quả”(5).

Trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, nhờ “lực đẩy” của hợp tác chính trị - ngoại giao, quan hệ kinh tế Việt Nam - Nga ngày càng có những thay đổi tích cực, nhất là những năm gần đây đã ghi nhận những bước tiến về chất.

Về thương mại, nếu như năm 2000, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Nga chỉ đạt hơn 363 triệu USD, năm 2010 tăng lên gần 2 tỷ USD, thì trong 5 năm gần đây tăng nhanh (Xem bảng 1).

Đáng chú ý là từ một nước nhập siêu, kể từ năm 2011, Việt Nam luôn xuất siêu sang Nga, và những năm gần đây, cán cân thương mại đã được thu hẹp. Tuy nhiên, cho dù sau khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) có hiệu lực ngày 5-10-2016, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Nga trong hai năm 2017 - 2018 đã tăng xấp xỉ 30%/năm. Bước sang năm 2019 khi có dấu hiệu chững lại với 10 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 3,77 tỷ USD (giảm 1,93% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó Việt Nam xuất khẩu 2,3 tỷ USD (tăng 12,5%), nhập khẩu 1,47 tỷ USD (giảm 18,3%)(6). Khóa họp lần thứ 22 Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật, ngày 29-10-2019, tại Hà Nội đã bàn thảo và đưa ra các biện pháp phối hợp, tháo gỡ các rào cản phi thuế quan nhằm phát huy tối đa lợi ích của FTA giữa Việt Nam và EAEU. Trong khuôn khổ chuyến thăm Nga mới đây của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, lãnh đạo hai nước cũng đã dành thời gian bàn thảo các biện pháp khắc phục sự suy giảm này.

Về đầu tưđiểm mới đáng chú ý là đầu tư của Việt Nam vào Nga trong những năm gần đây tăng nhanh. Nếu tính đến tháng 10-2019, Nga có 123 dự án đầu tư trực tiếp ở Việt Nam (trừ dầu khí) với tổng mức đầu tư trên 1 tỷ USD, thì tổng số vốn đầu tư của Việt Nam vào Nga lên tới gần 3 tỷ USD với 22 dự án(7), nổi bật là đầu tư khai thác các mỏ dầu khí của Nga, hoạt động của Trung tâm đa chức năng Hà Nội - Mát-xcơ-va, đặc biệt là Tập đoàn TH True Milk đang thực hiện thành công Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa khổng lồ sử dụng công nghệ cao tại khu vực Mát-xcơ-va, Ka-lu-ga và một số khu vực khác của Nga với tổng số vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD. Ngoài ra có hơn 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ với 100% vốn của người Việt Nam đang hoạt động sản xuất, kinh doanh khá hiệu quả tại Nga. 

Năng lượng - lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược và hiệu quả, mang lại nguồn thu quan trọng cho ngân sách Việt Nam và Nga _Ảnh: Tư liệu

Năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống, được coi là hiệu quả nhất trong nhiều thập niên qua, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai nước, hiện được coi là lĩnh vực then chốt, có ý nghĩa chiến lược đối với cả Việt Nam và Nga, đặc biệt là dầu khí. Điều đáng nói là giờ đây hợp tác dầu khí Việt Nam  - Nga đã có sự phát triển mang tính đột phá về quy mô và lĩnh vực, địa bàn hoạt động. Bên cạnh Liên doanh Vietsovpetro, Gazprom và Rosneft đang gia tăng sự hiện diện ở Việt Nam, còn có liên doanh Rusvietpetro, Vietgazprom, Gazpromviet đang mở rộng hợp tác trong lĩnh vực dầu khí ở cả hai nước.

Lĩnh vực an ninh - quốc phòng là lĩnh vực hợp tác có bề dày truyền thống giữa hai nước, được đánh giá là ổn định, vững chắc, ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và đạt hiệu quả cao. Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục coi Nga là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực này. Tại Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Nga lần thứ tư tổ chức tại Mát-xcơ-va (tháng 12-2018), lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước thống nhất nhận định quan hệ hợp tác quốc phòng tiếp tục là trụ cột và là hướng ưu tiên phát triển vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga. Một trong những kết quả mới về chất trong hợp tác kỹ thuật quân sự là việc Việt Nam đang triển khai sản xuất các trang thiết bị kỹ thuật quân sự tiên tiến với sự tham gia của các công ty Nga. Quan hệ thương mại quân sự giữa hai nước được xúc tiến mạnh mẽ, góp phần nâng cao sức mạnh quốc phòng của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho một số xí nghiệp quốc phòng Nga trong những thời điểm khó khăn. Nga cũng cam kết tiếp tục mở rộng việc đào tạo quân nhân và các cán bộ quân sự cấp cao cho Việt Nam tại các trường quân sự Nga.

Quan hệ Việt Nam - Nga trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa - giáo dục, cũng ngày càng đạt kết quả cao hơn. Hợp tác song phương trong lĩnh vực khoa học - công nghệ phát triển khá năng động, trở thành một trong những trụ cột của quan hệ Việt Nam - Nga. Điểm sáng nổi bật của sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và Nga trong lĩnh vực này là Trung tâm Nhiệt đới Việt Nam - Nga - cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ hỗn hợp đa ngành về nhiệt đới - được triển khai theo hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, đáp ứng lợi ích của cả hai nước và phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đây là cơ sở đóng góp không nhỏ vào việc củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga. Hai nước cũng đang xúc tiến việc thành lập tại Việt Nam Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân với số vốn đầu tư 350 triệu USD. Đây là một dự án lớn, một biểu tượng mới trong hợp tác đi vào chiều sâu của quan hệ Việt Nam - Nga.

Trong những năm gần đây, mỗi năm, Nga cấp học bổng cho gần 1.000 sinh viên Việt Nam sang học tập tại các trường đại học của Nga, số lượng cao hơn cả thời Liên Xô(8). Các hoạt động giao lưu văn hóa - học thuật giữa hai nước diễn ra hằng năm và luân phiên, để lại những ấn tượng và dư âm rất tốt đẹp trong lòng nhân dân hai nước. Cộng đồng người Việt Nam tại Nga cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối hai nền văn hóa Việt Nam - Nga.

Hợp tác trong lĩnh vực du lịch cũng mang lại những kết quả rất tích cực khi lượng khách Nga sang Việt Nam tăng trung bình hằng năm hơn 30%. Nga tiếp tục là một trong mười thị trường tăng trưởng hàng đầu về du lịch của Việt Nam. Năm 2018, Việt Nam đón 606.637 lượt khách Nga, tăng 5,7% so với năm 2017. Tính đến tháng 11-2019, Việt Nam đã đón 585.600 lượt khách Nga (tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2018). Ở chiều ngược lại, có hàng chục nghìn người Việt Nam đã sang Nga du lịch trong hai năm trở lại đây.

Những kết quả trên là nỗ lực của cả hai nước trong việc gìn giữ, vun đắp cho mối quan hệ Việt Nam - Nga ngày càng phát triển. Đại sứ Nga tại Việt Nam C. Vnu-cốp nêu rõ: “Ưu tiên nhất quán của Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương là củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Quan điểm này không bị chi phối bởi các dao động mang tính cục diện, đã được ban lãnh đạo Nga nhiều lần khẳng định và ghi nhận trong một mục đặc biệt trong Học thuyết đối ngoại của Liên bang Nga”(9). Đối với Việt Nam, “quan hệ Việt Nam - Nga là quan hệ hữu nghị anh em thân thiết, thủy chung, sâu sắc, đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử từ những năm tháng khó khăn của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cho đến xây dựng đất nước phát triển thịnh vượng, như lời khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (10). Quan điểm nhất quán của Việt Nam là luôn coi Nga là một trong những đối tác quan trọng, tin cậy hàng đầu của Việt Nam và mong muốn củng cố, thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga.

Điều làm nên sự gắn bó lâu dài của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nga chính là sự đồng điệu về tâm hồn và tình cảm, là sự tương đồng về cốt cách dân tộc mạnh mẽ và bản lĩnh kiên cường, là ý chí và khả năng vượt qua những thách thức nghiệt ngã, không chịu khuất phục trước cường quyền, đặc biệt là những điểm song trùng về lợi ích quốc gia - dân tộc. Tình hữu nghị giữa hai dân tộc được xây đắp trong những năm tháng cam go đấu tranh giành độc lập, chủ quyền của Việt Nam, được thử thách qua những biến thiên, thăng trầm của bối cảnh thế giới và khu vực cũng như của hai nước. Chính vì vậy, giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước đã tạo dựng được sự tin cậy chính trị lẫn nhau ở tầm cao, và “độ tin cậy chính trị sẽ mở đường cho những quan hệ, lĩnh vực hợp tác khác trong tương lai”(11). Hai nước tự hào nhìn lại chặng đường 70 năm quan hệ hợp tác hữu nghị, tin tưởng rằng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga tiếp tục phát triển, vượt qua mọi thách thức và khó khăn, xứng đáng với truyền thống hữu nghị gắn bó lâu đời giữa hai đất nước, hai dân tộc(12)./.

Đồ họa: Thanh Hải

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1991, t. 12, tr. 301
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 5, tr. 220
(3) Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Ngoại giao Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết: Việt Nam - Liên Xô: 30 năm quan hệ (1950 - 1980), Nxb. Ngoại giao, Hà Nội, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, tr. 111
(4) Cú hích mới trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga, https://baoquocte.vn/cu-hich-moi-trong-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nam-lien-bang-nga-102809.html, ngày 16-10-2019
(5) Nga mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, https://nhandan.com.vn/thegioi/item/40498802-nga-mong-muon-phat-trien-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-voi-viet-nam.html, ngày 11-6-2019

(6) Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong 10 tháng năm 2019, http://vietnamexport.com/tinh-hinh-xuat-nhap-khau-giua-viet-nam-va-lb-nga-trong-10-thang-nam-2019/vn2531105.html, ngày 21-11-2019
(7) Đẩy mạnh hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga, https://m.vcci.com.vn/banin/index/52546, ngày 2-12-2019
(8) Quan hệ hợp tác Việt - Nga: Tài sản quý báu của nhân dân hai nước, https://vov.vn/Print.aspx?id=797330, ngày 7-8-2018
(9) Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga vươn đến những tầm cao mới, http://www.nhandan.com.vn/thegioi/item/36649002-quan-he-viet-nam-lb-nga-vuon-den-nhung-tam-cao-moi.html,
 ngày 8-6-2018
(10) Thủ tướng Việt Nam và Nga dự lễ khai mạc “Năm Chéo”, http://baochinhphu.vn/Utilities/ PrintView.aspx? distributionid=366664, ngày 23-5-2019
(11), (12) Độ tin cậy chính trị sẽ mở đường cho những quan hệ, hợp tác khác, https://vov.vn/Print.aspx?id=990266, ngày 15-12-2019

Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga thành phố Đà Nẵng

Sáng ngày 10.02.2023, tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga thành phố Đà Nẵng.

Đến dự Hội nghị có ông Phạm Hữu Hoa, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng; các ông, bà trong Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga thành phố.

Quang cảnh hội nghị

Ông Nguyễn Đình Phúc, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga thành phố, Chủ trì Hội nghị đã điểm lại các hoạt động mà Hội đã thực hiện trong năm 2022 và đề ra Kế hoạch hoạt động năm 2023, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là duy trì và giữ lửa mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga thông qua các hoạt động: lễ tân, khánh tiết nhân các ngày kỷ niệm của nước bạn (Năm mới, Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga, Ngày Chiến thắng phát xít, Ngày Quốc khánh Liên bang Nga); Tổ chức giao lưu gặp mặt hữu nghị nhân kỷ niệm 73 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga (30/01/1950 - 30/01/2023); Tổ chức Giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt Nam - Liên bang Nga; Tổ chức Giao lưu hữu nghị truyền thống Việt Nam - Liên bang Nga... Đặc biệt, Chi hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga tại Khoa tiếng Nga trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng cần tiếp tục làm tốt công tác giao lưu, trao đổi văn hóa, hợp tác giáo dục với các trường Đại học của Liên bang Nga.

Ông Phạm Hữu Hoa, thay mặt Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố chia sẻ những khó khăn mà Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga cả nước chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng gặp phải trong việc tổ chức các hoạt động đối ngoại nhân dân với Liên bang Nga trong bối cảnh tình hình giữa Liên bang Nga và Ucraina ngày càng căng thẳng. Ông Phạm Hữu Hoa đề nghị Hội cần tiếp tục phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Tổng lãnh sự quán Liên bang Nga tại Đà Nẵng và với các địa phương Liên bang Nga;đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa nhân dân hai nước đối với thế hệ trẻ.

Thay mặt Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga thành phố, ông Nguyễn Đình Phúc trân trọng cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ tích cực của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố dành cho Hội thời gian qua và rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện về nguồn ngân sách hoạt động của Hội trong thời gian đến. P.T.T


Kỷ niệm 73 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga - Việt Nam

VOV.VN - Hôm qua, Uỷ ban đối ngoại thành phố St.Petersburg, Nga đã chủ trì tổ chức hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 73 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên bang Nga và Việt Nam.

Các đại biểu đã cùng nhau ôn lại bề dày phát triển của mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai đất nước, cũng như hướng tới sự kiện kỷ niệm 100 năm (30/06/1923-30/06/2023), ngày Bác Hồ lần đầu đặt chân đến Petrograd, nay là St.Petersburg, mở ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.

Tham dự hội thảo, về phía Nga, có chủ tịch Uỷ ban đối ngoại St.Petersburg Evgeny Grigoriev, đại diện các ban, ngành, cơ quan có liên quan của thành phố. Đại sứ Nga tại Việt Nam G.Bezdetko tham gia qua video ghi hình. Về phía Việt Nam, có Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Đặng Minh Khôi, Phó trưởng ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Thị Hoàng Vân, Phó chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam Nguyễn Văn Danh, cùng đại diện lãnh đạo một số địa phương, Hội người Việt tại LB Nga, lãnh đạo Đảng bộ bộ phận, Ban chấp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại St.Petersburg.

Vinh dự phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Đặng Minh Khôi bày tỏ cảm ơn Uỷ ban Đối ngoại St.Petersburg đã có sáng kiến tổ chức hội thảo khoa học thực tiễn rất có ý nghĩa, nhân kỷ niệm 73 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nga và Việt Nam. Đại sứ nhấn mạnh, quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập từ ngày 30/01/1950. Mối quan hệ giữa hai nước này đã trải qua nhiều thử thách của thời gian và ngày nay đang phát triển tích cực cả bề rộng và chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, ngoại giao nhân dân, đồng thời là tài sản vô giá của hai dân tộc.

Theo Đại sứ Đặng Minh Khôi, năm 2023 là một năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga, khi hai nước cùng nhau kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt chân đến Petrograd và nay là thành phố St.Petersburg của Liên bang Nga. Chính quyền St.Petersburg và các cơ quan chức năng của Việt Nam đã và đang tích cực triển khai dự án dựng tượng Bác tại St.Petersburg. Đây là một dự án quan trọng, có ý nghĩa to lớn và sau khi khánh thành sẽ là biểu tượng mới của mối quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Liên bang Nga.

Phát biểu trực tuyến với hội thảo từ đầu cầu Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hoàng Vân - Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương cũng đánh giá cao sáng kiến tổ chức sự kiện này hàng năm của Uỷ ban Đối ngoại St.Petersburg. Bà nhấn mạnh, trải qua hơn 7 thập kỷ, vượt qua thử thách của thời gian, mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - LB Nga, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, luôn nồng ấm và tin cậy. Trong năm 2023, hai nước sẽ có nhiều hoạt động chính trị quan trọng, đặc biệt là việc chuẩn bị khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 100 năm ngày Người đặt chân đến St.Petersburg. Đây sẽ là tượng đài thứ năm của Người tại LB Nga. Việc khánh thành tượng đài là minh chứng cho tình cảm nồng hậu, sự kính trọng sâu sắc của người dân Nga đối với vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, minh chứng cho mối quan hệ hữu nghị hợp tác và gắn bó chặt giữa giữa hai đất nước. 

Tại hội thảo, kiến trúc sư Anatoly Chernov đã thay mặt tập thể tác giả, giới thiệu về bản thảo thiết kế tượng đài Bác, sẽ được đặt tại nơi giao cắt của phố Hồ Chí Minh và đại lộ Khai sáng ở St.Petersburg. Nhà phương đông học trẻ Evdokia Petrunova đã trình bày tham luận, ôn lại dấu mốc 30/06/1923 khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Petrograd, các quãng thời gian Người học tập và hoạt động ở Liên xô. Từ đó Người dần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn, xác định đúng con đường đưa Cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, giành độc lập tự do cho dân tộc.

Tham gia qua video ghi hình, Đại sứ Nga tại Việt Nam G.Bezdetko khẳng định, trong hơn bảy thập kỷ, Nga và Việt Nam đã gắn kết với nhau bằng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi. Việt Nam luôn là một trong những đối tác thân thiết và đáng tin cậy nhất của Liên bang Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Kinh nghiệm tương tác phong phú và độc đáo ở nhiều khía cạnh được tích lũy trong những năm qua là cơ sở đáng tin cậy để thúc đẩy các mối quan hệ thiết thực trong điều kiện địa chính trị mới.

Theo Đại sứ Bezdetko, mặc dù có những khó khăn do Nga bị áp đặt các biện pháp trừng phạt, nhưng động lực hợp tác tích cực trong các lĩnh vực then chốt với Việt Nam vẫn tiếp tục. Khối lượng kim ngạch thương mại song phương giảm nhẹ, nhưng Việt Nam vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong số các nước thành viên ASEAN. Đóng góp quan trọng vào sự phát triển quan hệ song phương, theo truyền thống là các cuộc tiếp xúc theo kênh đảng, nghị viện, cũng như quan hệ tương tác giữa các địa phương, mà St.Peterburg có vai trò dẫn đầu. Các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao, Bộ, ngành hai nước sau đại dịch Covid-19, với các thỏa thuận đạt được qua các cuộc gặp gỡ và đàm phán, tạo điều kiện để tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa LB Nga và Việt Nam./.              Anh Tú/VOV-Moscow


Tỏ quốc lâm nguy: Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga hoãn thăm chính thức Việt Nam phút chót

 V.N Thứ bảy, ngày 24/06/2023 22:05 PM (GMT+7)

Do tình hình đột xuất trong nước, Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin hoãn chuyến thăm chính thức Việt Nam dự kiến từ ngày 25-26/6/2023.          Dân Việt trên  
Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga hoãn thăm chính thức Việt Nam phút chót - Ảnh 1.

Theo Thông cáo báo chí của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội chiều 24/6, do tình hình đột xuất trong nước, Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin hoãn chuyến thăm chính thức Việt Nam dự kiến từ ngày 25-26/6/2023.

Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin cũng bày tỏ mong muốn thực hiện chuyến thăm vào thời gian phù hợp khác.

Đêm qua thủ lĩnh nhóm quân sự tư nhân Wagner Evgeny Prigozhin đã tuyên bố rằng lực lượng Nga tấn công doanh trại của họ làm chết nhiều người. Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ thông tin này và cáo buộc Prigozhin nổi loạn có vũ trang. 

Tổng thống Vladimir Putin đã phát biểu trước quốc dân, cho biết tình hình ở Rostov trên sông Đông nơi Prigozhin đã đưa quân vào rất khó khăn. Ông khẳng định các lực lượng Nga đã có đầy đủ các biện pháp chống khủng bố và sẽ làm tất cả để bảo vệ đất nước và người dân Nga, đồng thời kêu gọi người dân đoàn kết. 

Chiều tối nay Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra khuyến nghị với người Việt tại Nga. Khuyến nghị cho biết, trong các ngày gần đây, tình hình an ninh, trật tự ở thành phố Rostov o­n Don và một số khu vực phía Nam của Liên bang Nga có những diễn biến phức tạp.

Trước tình hình trên, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên bang Nga theo dõi sát tình hình, sẵn sàng các phương án bảo hộ, hỗ trợ công dân, đặc biệt là cộng đồng người Việt tại các khu vực nói trên.

Bộ Ngoại giao khuyến nghị: Với những người đang ở các thành phố phía Nam Liên bang Nga và thủ đô Moscow tuân thủ luật pháp và các hướng dẫn của chính quyền sở tại; nên ở trong nhà, hạn chế tham gia các hoạt động tụ tập đông người hoặc thực hiện các chuyến đi xa trong lãnh thổ nước Nga.

Trong trường hợp căng thẳng gia tăng, cần chuẩn bị sẵn các phương án sơ tán trong trường hợp cần thiết; giữ liên lạc thường xuyên với các hội đoàn người Việt ở địa phương và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên bang Nga để nhanh chóng được hỗ trợ.

Bộ Ngoại giao VN ra khuyến nghị an toàn với người Việt tại Nga trong khi đảo chánh

 V.N Thứ bảy, ngày 24/06/2023 19:54 PM (GMT+7)

Bộ Ngoại giao khuyến nghị công dân Việt Nam cân nhắc yếu tố an toàn cho chuyến đi đến các thành phố Belgorod, Bryansk, Voronezh, Kursk và Rostov của Nga.

Chiều tối nay Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra khuyến nghị về tình hình tại Nga sau sự việc thủ lĩnh Wagner Evgeny Prigozhin bị cáo buộc mưu phản. 

Khuyến nghị viết: Trong các ngày gần đây, tình hình an ninh, trật tự ở thành phố Rostov o­n Don và một số khu vực phía Nam của Liên bang Nga có những diễn biến phức tạp.

Trước tình hình trên, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên bang Nga theo dõi sát tình hình, sẵn sàng các phương án bảo hộ, hỗ trợ công dân, đặc biệt là cộng đồng người Việt tại các khu vực nói trên.

Bộ Ngoại giao khuyến nghị:

Với những người đang ở các thành phố phía Nam Liên bang Nga và thủ đô Moscow tuân thủ luật pháp và các hướng dẫn của chính quyền sở tại; nên ở trong nhà, hạn chế tham gia các hoạt động tụ tập đông người hoặc thực hiện các chuyến đi xa trong lãnh thổ nước Nga.

Trong trường hợp căng thẳng gia tăng, cần chuẩn bị sẵn các phương án sơ tán trong trường hợp cần thiết; giữ liên lạc thường xuyên với các hội đoàn người Việt ở địa phương và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên bang Nga để nhanh chóng được hỗ trợ.

Nhiều người Việt kêu gọi ‘đừng bị kích động’ về video người Ukraine xé cờ Việt Nam trung thành với mãu quốc!

Nhiều người Việt kêu gọi ‘đừng bị kích động’ về video người Ukraine xé cờ Việt Nam


Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở St. Petersburg

NGAChính quyền St. Petersburg khánh thành tượng đài nhân kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thành phố.

"Vào ngày này 100 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới Petrograd", Alesander Beglov, Thống đốc St. Petersburg, ngày 30/6 đề cập tới tên gọi cũ của thành phố lớn thứ hai nước Nga. "Hôm nay là ngày quan trọng đối với quan hệ Nga - Việt".

Tượng đài được làm bằng đồng, cao ba mét, đặt trên bệ 1,5 m tại ngã tư giữa phố Hồ Chí Minh và đại lộ Prosveshcheniya (Khai sáng). Tượng đài thể hiện hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi nghiêm trang, tay phải cầm cuốn sách.

Theo ông Beglov, tượng đài là minh chứng "cho mong muốn chân thành của chúng tôi trong phát triển quan hệ song phương, tình cảm nồng hậu và lòng kính trọng sâu sắc đối với nhân dân Việt Nam và công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố  St. Petersburg, Nga trong lễ khánh thành ngày 30/6. Ảnh: Chính quyền  St. Petersburg

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố St. Petersburg, Nga trong lễ khánh thành ngày 30/6. Ảnh: Chính quyền St. Petersburg

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định việc Nga cùng Việt Nam dựng tượng đài tại St. Petersburg "có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc". Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi cho biết tượng đài sẽ là biểu tượng mới cho tình hữu nghị giữa hai nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh xuống tàu Karl Liebknecht tại Đức ngày 27/6/1923, sau đó tới St. Petersburg, Liên Xô ngày 30/6/1923. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó mang theo giấy thông hành mang bí danh "Chen Vang" do đại diện Liên Xô tại Đức cấp.

Sau khi tới Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm hiểu thực tế và nghiên cứu về Cách mạng tháng Mười, việc thiết lập nhà nước Xô viết. Ông gặp gỡ và thiết lập quan hệ với nhiều nhà cách mạng, cũng như tìm hiểu về văn hóa, văn học nghệ thuật Nga trong thời gian này.

Nguyễn Tiến (Theo TTXVN)

Thứ sáu, 21/4/2023, 11:54 (GMT+7)

Cuba có công viên mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cuba tổ chức lễ đổi tên công viên Hòa Bình ở thủ đô Havana thành công viên Hồ Chí Minh, vào dịp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đang thăm chính thức.

"Chứng kiến giây phút công viên Hòa Bình chính thức được đổi tên thành công viên Hồ Chí Minh, dấu mốc mang tính biểu tượng về tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba, tự đáy lòng mình, chúng tôi xin bày tỏ sự xúc động và biết ơn chân thành đối với tình cảm và tấm lòng của nhân dân Cuba anh em", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khi dự lễ đổi tên công viên tại quận Plaza, thủ đô Havana, Cuba chiều 20/4, theo thông cáo của Văn phòng Quốc hội.

Công viên cũng gắn biển cung cấp thông tin về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước khi được đổi tên, công viên đã có công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh do kiến trúc sư Joel Diaz, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Cuba - Việt Nam, thiết kế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ đổi tên công viên Hòa Bình thành công viên Hồ Chí Minh tại thủ đô Havana, Cuba sáng 21/4. Ảnh: VPQH

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ đổi tên công viên Hòa Bình thành công viên Hồ Chí Minh tại thủ đô Havana, Cuba chiều 20/4. Ảnh: VPQH

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh hai dân tộc Việt Nam và Cuba có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, cùng chung lý tưởng cách mạng cao đẹp, truyền thống đấu tranh hào hùng vì độc lập, tự do và giải phóng dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội tin rằng công viên Hồ Chí Minh sẽ là điểm vui chơi, tham quan, giải trí mang nhiều ý nghĩa tại thủ đô Havana để bất cứ ai đến đây có thể bày tỏ sự tưởng nhớ và sự kính trọng sâu sắc đối với vị lãnh tụ Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, người đặt nền móng cho sự gắn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Cuba. Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng công trình nhằm giáo dục thế hệ trẻ hai nước kế thừa, tiếp tục gìn giữ và vun đắp cho mối quan hệ anh em đồng chí, đoàn kết đặc biệt, thủy chung son sắc giữa hai dân tộc.

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại công viên. Ảnh: VPQH

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại công viên. Ảnh: VPQH

Thống đốc Havana Reinaldo García Zapata nhấn mạnh thành phố tự hào khi có công viên mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ đã cùng Anh hùng dân tộc José Martí và lãnh tụ Fidel Castro của Cuba đặt nền móng cho quan hệ hai nước. Thống đốc cho biết ngày 19/5, người dân Cuba sẽ có các hoạt động ý nghĩa tại công viên Hồ Chí Minh để tưởng nhớ Anh hùng José Martí và kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Cuba từ 18 đến 23/4 và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp toàn thể đặc biệt của quốc hội Cuba khóa X hôm 20/4. Ông là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm và phát biểu trước quốc hội Cuba, ngay sau khi quốc hội khóa X bầu ra ban lãnh đạo mới của Cuba nhiệm kỳ 2023-2028. Đây là sự kiện chưa có tiền lệ, thể hiện sự coi trọng của quốc hội Cuba đối với mối quan hệ Việt Nam - Cuba.

Chuyến thăm diễn ra vào dịp hai nước kỷ niệm 60 năm Cuba thành lập Ủy ban đoàn kết với miền Nam Việt Nam, 50 năm lãnh tụ Cuba Fidel Castro lần đầu thăm Việt Nam và tới Vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam vào tháng 7/1973.

Sau khi thăm Cuba, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ thăm Argentina và Uruguay. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của lãnh đạo Việt Nam đến khu vực Mỹ Latinh trong năm 2023.

Người Việt ở Nga kể thăng trầm trong một năm chiến sự

Chiến sự Ukraine bùng phát khiến cuộc sống của hầu hết người Việt tại Nga đảo lộn, nhưng kiều bào đã dần thích ứng với tình hình mới.

Trong những tháng đầu tiên sau khi chiến sự Ukraine bắt đầu ngày 24/2/2022, cộng đồng người Việt tại Nga gặp rất nhiều khó khăn do đồng ruble sụt giảm, cùng làn sóng trừng phạt chưa từng thấy từ phương Tây.

"Nguồn cung hàng hóa từ các nước bị phong tỏa, vật giá lập tức leo thang 30-50%, có những mặt hàng tăng tới 300-500%, khiến thu nhập của người lao động giảm khoảng một nửa", anh Bình, 27 tuổi, chủ cửa hàng thực phẩm Việt Чay Shop ở Moskva, nói với VnExpress.

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Moskva, khoảng 80.000 người Việt đang sinh sống tại Nga, trong đó hơn 20% tập trung tại thành phố Moskva. Nhiều Việt kiều ở Nga hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán các mặt hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp nhẹ.

Bởi vậy, khi chiến sự nổ ra, doanh nhân Việt tại Nga đều chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, một số người trong giai đoạn đầu bán tháo tài sản và hồi hương.

Anh Bình cho biết hoạt động di cư trong những tháng sau khi chiến sự bùng phát khiến giới chức Nga thắt chặt quy định kiểm soát đối với người nước ngoài. "Cảnh sát kiểm tra liên tục. Bước khỏi cửa là có thể bị đưa lên thùng xe, thẩm vấn mấy tiếng. Rất nhiều người bị trục xuất và cấm nhập cảnh 3-5 năm hoặc lâu hơn", anh kể.

Advertisement
Một phụ nữ Nga bước qua một sạp hàng nông sản ở Saint Petersburg. Ảnh: Reuters.

Một phụ nữ Nga bước qua sạp hàng nông sản ở Saint Petersburg. Ảnh: Reuters.

Nhưng sau một năm "dao động và hoang mang", đa số người Việt ở Nga chia sẻ rằng cuộc sống hiện tại đã trở lại bình yên, mọi sinh hoạt không còn chịu nhiều xáo trộn.

"Nước Nga đầu năm ngoái chao đảo mạnh, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Các chính sách điều chỉnh của Tổng thống Vladimir Putin đã giúp giá ruble tăng kỷ lục, dần bình ổn về thời điểm trước chiến tranh", anh Bình nói.

Tỷ giá ruble hôm 23/2/2022, một ngày trước khi Nga mở chiến dịch ở Ukraine, là 81 ruble đổi một USD. Tỷ giá giảm mạnh xuống mức 150 ruble đổi một USD hôm 7/3/2022, nhưng dần hồi phục và lập đỉnh vào tháng 6/2022, với mức 54 ruble đổi một USD. Tỷ giá hiện nay là 75,7 ruble đổi một USD.

"Đại dịch và chiến sự nói chung tác động lớn lên tất cả mọi người. Nhưng 'lửa thử vàng, gian nan thử sức', nhiều doanh nhân Việt cũng theo kịp thời thế, gặt hái thành công giữa khủng hoảng", ông Hồ Sỹ Bằng, phó chủ tịch thường trực Hội đồng hương Nghệ An tại Moskva, người đã sinh sống 25 năm tại Nga, cho biết.

Ông Phan Mạnh Hùng, 56 tuổi, chủ doanh nghiệp sản xuất quần áo thể thao Ruviteks tại Moskva, cho hay khi chiến sự nổ ra, công ty của ông đã xây dựng kế hoạch "dài hơi", chuẩn bị nguồn cung nguyên vật liệu đủ cho công nhân sản xuất trong 6-7 tháng. Doanh nghiệp của ông cũng chuyển hướng kinh doanh, cung cấp một số sản phẩm cho chính phủ Nga theo lời kêu gọi của Tổng thống Putin.

"Giữa biến động, tư duy làm ăn lâu dài cũng khác, phải tính đường dài và điều chỉnh theo thế thời", ông Hùng nói.

Ông cũng cho hay hiện các mặt hàng đều có sẵn và giá cả "không biến động quá nhiều so với trước chiến sự", nên hầu như không ai tích trữ gì.

Theo thống kê của Statista, tỷ lệ lạm phát của Nga hồi tháng 2/2022, khi chiến sự chưa nổ ra, là 9,2%. Tỷ lệ lạm phát đạt đỉnh 17,8% vào tháng 4/2022, sau đó giảm dần đều và xuống mức 11,77% vào tháng 1.

Anh Hồ Sỹ Bằng, phó chủ tịch Hội Đồng hương Nghệ An tại Moskva. Ảnh nhân vật cung cấp.

Ông Hồ Sỹ Bằng, phó chủ tịch Hội Đồng hương Nghệ An tại Moskva. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Nhóm người Việt chịu tác động lớn nhất từ cuộc xung đột có lẽ là nhóm sinh viên theo diện học bổng Hiệp định Việt - Nga, trong bối cảnh các ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT khiến quá trình gửi sinh hoạt phí chậm trễ, anh Bình, người làm kiêm công việc giấy tờ pháp lý hỗ trợ cộng đồng Việt ở Nga, cho hay.

Các du học sinh diện này được chính phủ Việt Nam cấp 420 USD sinh hoạt phí hàng tháng, trong khi Nga miễn học phí, cấp học bổng hàng tháng và bố trí chỗ ở.

"Một số sinh viên bị chậm sinh hoạt phí 6 tháng đến một năm, đa phần phải chi tiêu chắt bóp và đi làm thêm, ảnh hưởng đến thời gian học tập", anh Bình kể, thêm rằng hiện chưa có nhiều phương án để tháo gỡ khó khăn này.

Hồng Ngọc, 25 tuổi, người nhập quần áo từ Trung Quốc về bán ở Moskva, bày tỏ nỗi lo lắng về những khó khăn tiềm ẩn nếu tỷ giá đồng ruble tiếp tục sụt giảm trong năm nay, dù công việc kinh doanh chưa bị ảnh hưởng nhiều sau một năm chiến sự.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 11/2022 tuyên bố quá trình loại bỏ đồng USD và euro khỏi nước này là "không thể đảo ngược". Giới chức Nga - Trung Quốc sau đó cũng thông báo đang phối hợp làm việc để thiết lập hệ thống thanh toán riêng.

Hồng Ngọc bày tỏ tin tưởng rằng "mọi chuyện sẽ tiến triển tốt" khi chính phủ Nga tăng cường sử dụng nhân dân tệ và củng cố hợp tác với Trung Quốc giữa vòng vây trừng phạt của phương Tây.

Ông Bằng, người kinh doanh ăn uống, cũng cho biết công việc có phần chững lại, bởi sức mua phần nào giảm đi và nỗi lo vẫn còn. Nhưng ông tin rằng tâm lý hoang mang sẽ sớm qua đi, bởi kiều bào và người dân Nga đã từng đối phó rất tốt với những thời khắc khó khăn nhất của đại dịch Covid-19.

Nhiều kiều bào bày tỏ mong muốn xung đột sớm chấm dứt để nhịp sống ở Nga hoàn toàn trở lại bình thường.

"Đây là mong muốn của mọi người. Bom đạn chỉ làm khổ người dân vô tội. Chúng tôi hy vọng các bên sẽ sớm đàm phán để kết thúc xung đột trong hòa bình", Hồng Ngọc nói.

Ông Hùng cho rằng chiến sự chấm dứt là mong mỏi của nhiều người dân Nga và cộng đồng người Việt sinh sống tại đây.

"Người Việt quá hiểu thế nào là bom rơi, đạn lạc. Tôi thực tâm mong các lãnh đạo thế giới sớm tìm được tiếng nói chung, bởi hạnh phúc, bình yên chỉ đến khi tiếng súng không còn rền vang nơi chiến trường", ông nói.

Đức Trung - Ngọc Ánh

thanhtai #thanhtaisinger #nhaccachmang #nhacxungheFanpage: https://www.facebook.com/thanhtaisaomai/Contact for work: 0911385688.
YouTube · Thanh Tài Singer · 5 thg 12, 2017
Giữa Mạc Tư Khoa Nghe Câu Hò Nghệ Tĩnh - Lê Sang (MV OFFICIAL)- Sáng tác : Trần Hoàng♫ Google Plus : https://goo.gl/Eaeob0♫ Subscribe: ...
YouTube · Nam Việt Trữ Tình · 29 thg 3, 2017
Thu Hiền - Giữa Mạc Tư Khoa Nghe Câu Hò Nghệ Tĩnh [Official Audio]▻ Album Nhạc Tuyển Chọn Hay Nhất: https://goo.gl/JzU1Uy▻ Đăng ký nghe ...
YouTube · Nhạc Trữ Tình Chọn Lọc · 5 thg 6, 2016
Giữa Mạc Tư Khoa Nghe Câu Hò Nghệ Tĩnh - Lê Ngọc Thúy | MV Trữ Tình Xứ Nghệ. 129K views · 2 years ago #giongcadedoi #nhacvang #bolero
YouTube · Giọng Ca Để Đời · 7 thg 4, 2021
Anh Thơ - Giữa Mạc Tư Khoa Nghe Câu Hò Nghệ Tĩnh - Nhạc Trữ Tình Anh Thơ 2023 [MV Officia]♪ Đừng quên Like, Share và Đăng Ký kênh để theo ...
YouTube · Anh Thơ Official · 9 thg 12, 2022
Giữa Mạc Tư Khoa Nghe Câu Hò Nghệ Tĩnh (#GMTKNCHNT) - Khánh An | Dân Ca Nghệ Tĩnh Ngọt Lịm TimLời bài hát: 1. Giữa Mạc Tư Khoa tôi nghe nghe ...
YouTube · Khánh An Official · 2 thg 12, 2021
Chương trình Vang mãi giai điệu tổ quốc 2019Những ca khúc ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí MinhNguồn phát Video: Tổ Quốc TV.
YouTube · EnPi - Yêu Nhạc Truyền Thống · 15 thg 2, 2019
Giữa Mạc Tư Khoa Nghe Câu Hò Nghệ Tĩnh | Đặng Hồng Nhung | Dân Ca Nghệ Tĩnh. Adam TV. Adam TV. 92.4K subscribers. Subscribe. <__slot-el>.
YouTube · Adam TV · 31 thg 8, 2020
Giữa Mạc Tư Khoa Nghe Câu Hò Nghệ Tĩnh - Sông Thao | Dân Ca Xứ Nghệ TRIỆU NGƯỜI MÊ MẨNGiữa Mạc Tư Khoa...tôi nghe câu hò Nghệ Tĩnh..
YouTube · Nhạc Xứ Nghệ Để Đời · 17 thg 1, 2022
Giữa Mạc Tư Khoa Nghe Câu Hò Nghệ Tĩnh - Ngọc Sơn | Liveshow Nhạc Tình Muôn Thuở 6. Liveshow Unicorn.
YouTube · Liveshow Unicorn · 28 thg 8, 2018


Lính Ukraine sốc, tức giận khi tận mắt thấy bên trong các ngôi làng vừa được giải phóng từ Nga Minh Nhật (theo CNN) Thứ bảy, ngày 24/06/2023 09:18 AM (GMT+7)

Ngay bên ngoài các ngôi làng Neskuchne và Storozheve mới được giải phóng, binh lính Ukraine trú ẩn trong những ngôi nhà đã bị phá hủy mà quân Nga bỏ trống, chờ lệnh nã súng cối vào phòng tuyến của đối phương...
Lính Ukraine sốc, tức giận khi tận thấy bên trong các ngôi làng vừa được giải phóng từ Nga - Ảnh 1.

Những quả đạn cối 120 ly do Mỹ sản xuất vừa được chuyển đến đã được vệ sinh sạch sẽ và chuẩn bị khai hỏa. Ảnh CNN

Bận rộn. Những người lính của Lữ đoàn 35 Thủy quân lục chiến Ukraine chuyển những quả đạn cối 120 ly do Mỹ sản xuất mới đến nơi ẩn náu tạm thời của họ.

Họ làm sạch và viết nguệch ngoạc thông điệp lên trên vỏ đạn cho kẻ thù của họ trước khi bắn số đạn dược đó. Một nhóm khác lấy tọa độ và điều chỉnh súng cối để ngắm bắn tốt hơn.

Những chiếc máy bay không người lái bay trên đầu là con mắt của họ trên chiến tuyến trên cánh đồng. Khi họ nghe thấy tiếng động cơ máy bay không người lái, những người lính thỉnh thoảng nhìn lên để kiểm tra xem đó là của họ hay của người Nga.

Sau đó, họ chờ đợi, đôi khi hàng giờ, để khai hỏa. Giống như sự chờ đợi của những người lính, cuộc phản công của Ukraine cũng diễn ra chậm chạp.

Dải làng nhỏ ở vùng Donetsk này đã được giải phóng vào ngày 10/6, một ngày trước khi Tổng thống Zelensky thừa nhận cuộc phản công đang được tiến hành. Kể từ đó, quân đội Ukraine đã không còn công bố những thắng lợi đáng kể ở tiền tuyến phía Nam hoặc phía Đông của họ.

Lính Ukraine sốc, tức giận khi tận thấy bên trong các ngôi làng vừa được giải phóng từ Nga - Ảnh 2.

Phóng viên CNN vừa thăm một ngôi làng vừa được giải phóng ở miền nam Ukraine. Ảnh CNN

Đối với nhiều người lính đi qua những ngôi làng này một ngày sau ngày giải phóng, thật buồn vui lẫn lộn.

“Chủ yếu tôi cảm thấy tức giận, bởi vì khi bạn đi qua các ngôi làng, bạn tưởng tượng ra nó như thế nào trước chiến tranh. Mọi người đã sống ở đây. Mọi người đã có những ngôi nhà chắc chắn. Bạn có thể thấy đồ đạc của họ bên trong. Nhưng bây giờ chúng tôi vào làng và nhìn thấy tất cả là những đống đổ nát, chúng tôi tức giận”, Matyoriy, một người lính Thủy quân lục chiến số 35 của Ukraine nói.

Tại làng Neskuchne dễ bắt gặp cảnh, những hàng mái nhà sụp đổ nhô ra khỏi những cái cây không được cắt tỉa. Neskuchne có dân số trước chiến tranh khoảng 700 người. Hầu như không có ai ở lại đây sau khi cuộc chiến bắt đầu, nhưng những dấu hiệu của sự sống một thời vẫn còn hiện rõ.

Lính Ukraine sốc, tức giận khi tận thấy bên trong các ngôi làng vừa được giải phóng từ Nga - Ảnh 3.

Một ngôi nhà trong làng mới được Ukraine bị phá hủy và bỏ hoang. Ảnh CNN

Một hàng rào kim loại màu xanh và trắng bao quanh một ngôi nhà cháy đen, không có mái che, đồ đạc bị hỏng bên trong lộ ra. Một đĩa vệ tinh nhỏ treo trước một ngôi nhà bị đạn và mảnh đạn đâm thủng.

Các binh sĩ Ukraine cảnh báo những ngôi nhà này và những cánh đồng xung quanh có thể bị gài mìn và bom. Đó không phải là tất cả những gì người Nga để lại. Có một chiếc cáng đẫm máu do quân Nga rút lui để lại bên vệ đường.

Bộ đàm phát ra mệnh lệnh cho binh lính Ukraine. Họ bắn nhiều phát đạn về phía quân Nga, cách đó vài km. Những tiếng nổ lớn khiến tai ù đi. Sau khi bắn xong, những người lính ngồi lại và chờ mệnh lệnh tiếp theo.

So sánh sự tàn ác giữa Nga và CSBK, ai ác hơn ai?

iệt Cộng Pháo Kích Thảm Sát Học Sinh Tiểu Học Cai Lậy 1974

Qua những cố gắng không ngừng truy tìm các tài liệu, hình ảnh tội ác của Việt cộng, mãi cho đến đêm khuya ngày 23/2/2013, VietNamSaiGon đã may mắn tìm ra được một số hình ảnh liên quan đến vụ Việt cộng thảm sát học sinh Cai Lậy 1974. Vụ thảm sát các em học sinh Trường Tiểu học Cai Lậy này đã làm bàng hoàng chấn động, gây ấn tượng mạnh trong dân chúng lúc bấy giờ, nhưng không được thế giới và nhiều người biết đến nhiều, cũng như không được báo chí nhắc đến. Ngay cả nhiều hình ảnh thảm sát này bị giới truyền thông quốc tế ém nhẹm không đưa lên báo chí, và không có trong các kho tài liệu hình ảnh lưu trữ phổ biến công cộng. Với những hình ảnh, chứng tích này hy vọng giúp các bạn trẻ và những ai chưa biết về (Thảm sát Cai Lậy), có thể dễ dàng hình dung lại một thời điểm lịch sử đau thương, kinh hoàng của đồng bào miền Nam gây nên bởi bọn Việt cộng tàn ác đang cai trị hiện nay. Tất cả những hình ảnh thảm sát này chúng ta nhìn được trong bài này ngày hôm nay, có phải chăng nhờ oan hồn các em đã hướng dẫn, run rủi để vietnamsaigon tìm thấy.!?? vietnamsaigon75.blogspot.com/2013/02/viet-cong-phao-kich-... 

Việt cộng tức CSBK pháo kích đạn cối 82mm vào trường tiểu học Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Tiến Giang.


 Lúc 2:55 trưa, ngày 9 tháng 3 năm 1974. Đúng ngay vào lúc các em đang trong giờ ra chơi .Giết chết 32 em học sinh và 55 học sinh khác bị thương. Trong sân Trường Tiểu học Cai Lậy có tấm bia đá kể tội ác VC sát hại học sinh vô tội. Sau ngày 30/4/1975, VC đã đập phá tấm bia lịch sử này. Hiện còn 3 người tận mắt chứng kiến cuộc pháo kích của VC sáng ngày 9/3/1974 vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Cai Lậy thuộc tỉnh Định Tường làm chết tại chỗ 29 em học sinh. Chính ba người này đã đích thân bồng các em bị thương đầy máu me lên xe cứu thương chở về Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa tỉnh Định Tường cấp cứu. 


Ba người này, 2 người hiện đang sống ở Westminster, California, Hoa Kỳ; 1 người hiện sống tại Jacksonville, Florida, Hoa Kỳ. Ps: Năm 1972 ,Việt cộng cũng đã pháo kích vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Song Phú quận Bình Minh tỉnh Vĩnh Long (gần Chi Khu Biệt Lập Ba Càng) giết chết nhiều em học sinh thơ dại.


Diễn biến

Ngày 10/3, chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa loan tin về một vụ pháo kích vào một ngôi trường tiểu học tại thị trấn Cai Lậy (tỉnh Định Tường) khiến nhiều học sinh chết hoặc bị thương.

Về số người chết và bị thương, các tài liệu của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa có sự không thống nhất:

  • 34 người chết, làm bị thương trên 70, theo tướng Lâm Quang Thi [1]
  • 32 người chết và 55 bị thương, theo thông tin của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ [2].
  • 23 học sinh thiệt mạng, 43 học sinh khác bị thương theo tuyên bố ngày 12/03 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.[3]

Phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thì cho rằng có 20 học sinh thiệt mạng, nhiều cháu khác và một giáo viên bị thương.

Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố sự việc là "[...] là một vụ khủng bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [...] pháo kích vào một trường tiểu học tại Cai Lậy vào ngày 9 tháng 3. Theo Hoa Kỳ, đã có 32 học sinh tử vong và 55 học sinh khác bị thương"[2] Trong khi đó, phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho rằng vụ việc "là hành động man rợ của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu".[4] Theo phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì đây là hành động "vừa ăn cướp vừa la làng" của Việt Nam Cộng hòa khi vừa pháo kích vào trường học rồi lại đổ tội cho Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.[5]

Tuy nhiên, một số nguồn tỏ ý nghi ngờ rằng vụ việc chỉ là dàn dựng, hoặc chí ít cũng là phóng đại số nạn nhân. Bằng chứng là việc các phóng viên quốc tế đã bị từ chối cho vào khu vực để viết bài điều tra, trong khi nếu sự việc có thực thì chính quyền Sài Gòn lẽ ra phải ủng hộ các phóng viên viết bài đưa vụ việc ra dư luận thế giới[6]

Một số tờ báo ở Sài Gòn có cử phóng viên xuống tìm hiểu nhưng không thu được bằng chứng gì. Báo "Đại dân tộc" số ra ngày 13 tháng 3 năm 1974 cho biết một phóng viên nhiếp ảnh đã bị cảnh sát Việt Nam Cộng hòa canh giữ hết sức nghiêm ngặt và buộc phải đi xin phép tướng Nguyễn Vĩnh Nghi - Tư lệnh vùng 4 chiến thuật, mới được chụp ảnh hiện trường[7]. Báo Hòa bình ngày 14 tháng 3 năm 1974 viết: Ngay sau khi được tin, các phóng viên đã đến trường tiểu học Cai Lậy, nhưng họ bị cảnh sát Việt Nam Cộng hòa cấm ngặt không được chụp ảnh. Lúc có được phép, thì hiện trường đã được dọn dẹp sạch, không còn gì để chụp.[8]

Trước đó đã có những vụ việc pháo kích tương tự. Sau vụ Thảm sát Mỹ Lai, những người dân làng sống sót đã tái định cư tại khu lán trại nằm ở thôn Mỹ Lai 2. Khu định cư này gần như đã bị phá hủy sau cuộc pháo kích và không kích của Quân lực Việt Nam Cộng hòa mùa xuân năm 1972. Vụ tàn phá ban đầu được Việt Nam Cộng hòa đổ lỗi cho quân Giải phóng, nhưng sự thật sau đó đã được các nhân viên Quaker làm việc ở Quảng Ngãi công bố, rằng chính Quân lực Việt Nam Cộng hòa là thủ phạm. Vụ việc này sau đó đã được đăng trên tờ New York Times tháng 6 năm 1972[9].

Quá trình điều tra của Ủy ban quốc tế (ICCS)

Theo tài liệu của đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thì Cơ quan điều tra quốc tế cử người xuống hiện trường nhưng không tìm được chứng cứ xác thực (không tìm được mảnh đạn pháo tại hiện trường), lời khai của nhân chứng thì có nhiều mâu thuẫn. Trong quá trình điều tra, Ủy ban quốc tế bị một số người địa phương hành hung trong khi cảnh sát Việt Nam Cộng hòa chỉ đứng nhìn không can thiệp, còn sĩ quan liên lạc thì tránh mặt. Đoàn điều tra do Đại tá Grombose của Hungary dẫn đầu. Trên đường đến hiện trường, phía Việt Nam Cộng hòa huy động các lực lượng bán vũ trang đóng giả dân thường căng các biểu ngữ vu cáo Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.[8][10]

Cũng theo bên Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thì khi Ủy ban Quốc tế (ICCS) hỏi nhân chứng là Hiệu trưởng trường tiểu học, ông ta trả lời là đã nhặt được đuôi đạn cối ở chính giữa hố đạn nhưng trên thực tế điều đó không thể xảy ra (vì trái với nguyên lý nổ của đạn súng cối). Bên cạnh đó, ông ta cũng không thể đưa ra cái đuôi đạn súng cối như đã nói cho Ủy ban Quốc tế. Cái hố mà ông hiệu trưởng nhắc tới rất nông hình bầu dục chứ không phải hình tròn như hố nổ của pháo cối, kích thước rất nhỏ so với sức công phá của đạn cối khi dài 40 cm, rộng 20 cm, sâu 5 cm. Trên tường của lớp học không có dấu hiệu của mảnh văng từ đạn cối nhưng tường phía đông của vị trí cái hố lại có chi chít các vết đạn to bằng đầu đũa. Cuối cùng, tổ điều tra thống nhất kết luận là không có dấu hiệu của một vụ nổ đạn cối.[10]

Với nhân chứng thứ 2 là quận trưởng Cai Lậy, Trung tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa Lê Văn Lý, ông ta khẳng định ở Cai Lậy không có Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Do tầm bắn tối đa của đạn cối 82mm chỉ là 3 km, kết hợp với lập luận của Trung tá Lê Văn Lý thì trường tiểu học Cai Lậy ở ngoài tầm bắn của Quân Giải phóng. Ông ta cũng không thể nói rõ thời điểm ông ta nhận được tin về vụ việc và thời điểm đến hiện trường. Việc vị quận trưởng này vẽ một đường thẳng để mô tả quá trình bay của đạn cối nhằm phù hợp với các bằng chứng tại hiện trường đã khiến toàn bộ tổ điều tra bật cười lớn vì sai cơ bản nguyên tắc bay của đạn cối.[10]

Khi Tổ điều tra rời khỏi hiện trường, lực lượng cảnh sát Việt Nam Cộng hòa đã không ngăn cản việc tổ điều tra bị hăm dọa và hành hung. Xe của đoàn điều tra bị ném đá, thậm chí sỹ quan Hungary và Iran đã bị thương. Đặc biệt, xe của phái đoàn Hungary và Ba Lan bị tấn công quyết liệt nhất.[10]

Theo thông tin của báo American Report, số ra ngày 15/04/1974 như sau[11]:

  • Nhà chức trách Việt Nam Cộng hòa đã ngay lập tức phong tỏa đến trường, "ngăn chặn cha mẹ của học sinh và các láng giềng tới giúp đỡ cho người bị thương, ngăn nhà báo vào sân trường". Các nạn nhân được đưa vào bệnh viện quân y thay vì một bệnh viện dân sự để cô lập họ. (The RVN forces also took the wounded to a military instead of a civilian hospital and kept them in isolation).
  • Tại hiện trường phái đoàn ICCS Iran và Indonesia tìm ra một thứ được coi là bằng chứng, đó là một đuôi một quả đạn cối 82mm do Trung Quốc nhưng thứ này dường như được lấy từ một triển lãm về những chiến lợi phẩm QLVNCH thu được (the prize exhibit) hơn là lấy tại hiện trường (takes some of the proof power from the prize exhibit allegedly discovered by the ICCS team at the site: the tail fins of a Chinese-made mortar shell of a calibre (82 mm))
  • Tại cuộc họp sau đó, Việt Nam Cộng hòa phân phát các bức ảnh mô tả việc các thành viên ICCS "khám phá" ra đuôi một quả đạn cối 82mm do Trung Quốc sản xuất, nằm giữa một cái hố nhỏ trên mặt đất. Điều này được Việt Nam Cộng hòa cho là cái hố gây ra bởi vụ nổ, và đó là chứng tích cho thấy Quân Giải phóng gây ra, nhưng các phóng viên đã tự hỏi liệu các bức ảnh đã đủ chứng minh rằng các học sinh bị giết bởi đạn cối hay chưa, vì hố đó quá nhỏ và tại sao cái đuôi đạn cối lại có thể nằm giữa hố đó mà không bị văng đi. Cuộc điều tra của bây giờ trở thành một thử thách pháp y - thật khó để tìm được bằng chứng để chứng minh bất cứ điều gì này vào thời điểm muộn như vậy. (At a special dress briefing by Saigon officials, photographs were distributed showing the ICCS members "discovering" the tail fin from a mortar round resting in a small depression in the ground. This, supposedly, was the hole caused by the mortar blast — and reporters were asked to tell the world that the discovery photo proved that the students were killed by the mortar o­nce attached to that fin).
  • Phía Sài Gòn muốn cuộc điều tra giới hạn trong các sân trường, trong khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam muốn điều tra cả các khu vực xung quanh. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hy vọng tìm thấy bằng chứng cho thấy các lực lượng Việt Nam Cộng hòa đã tham gia bắn phá khu vực này (Một số cư dân Cai Lậy đã kể lại - mà không thể đưa ra bằng chứng cụ thể - rằng họ tin đó là một phát đạn từ pháo binh quân VNCH đã bắn vào trường). Phía Sài Gòn từ chối cho phép điều tra xung quanh, với lý do một cuộc điều tra diện rộng sẽ khiến ICCS trở thành nhân chứng cho những cố gắng để minh oan của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam(Saigon wants the inquiry limited to the school grounds, whereas the PRG wants it to include the surrounding area. The PRG hopes for evidence to show that ARVN forces were engaged in shelling the area. Some Cai Lay residents have said — without offering concrete evidence — that they believe it was a short round from ARVN artillery that hit the school.) The RVN believe the real PRG aim in pushing a wide-area inquiry has to do with its recent territorial advances in the area — they would like an ICCS witness to their gains.

Điện mật của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Indonesia[


Theo đánh giá trong điện mật của Địện mật của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Jakarta gửi về Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Washington D.C. đối với tiến trình làm việc của phái đoàn Indonesia tại ICCS do tướng Dharsono dẫn đầu thì quá trình điều tra hiện đang bị đình trệ do các chiến thuật làm việc của phái đoàn Hungary nhưng tình hình không phải là vô vọng khi ICCS vẫn thể hiện được vai trò của mình tại các khu vực hẻo lánh. Phía ĐSQ Hoa Kỳ cho rằng vai trò của Indonesia là rất quan trọng. Việc giảm số lượng 200 nhân viên của ICCS cũng sẽ không làm ảnh hưởng tới tiến trinh của cuộc điều tra. Phía ĐSQ Hoa Kỳ cũng thông báo nhận định của tướng Dharsono rằng quân Giải phóng sẽ loan báo trước công chúng về tình hình điều tra khi những bằng chứng ủng hộ sự vô tội của họ trở nên đủ mạnh và thái độ của phái đoàn Iran làm hạn chế chiến thuật kéo dài cuộc điều tra tới khi xuất hiện chứng cứ có lợi của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Theo nhận định của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Jakarta thì phái đoàn Indonesia không đủ năng lực công tác trong ICCS.[12]

Tuyên bố của Việt Nam Cộng hòa

Ngày 12 Tháng 3, 1974, trong công hàm gửi đến Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Vương Văn Bắc đã tuyên bố vụ pháo kích là do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam gây ra.[3]

Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Trong công hàm gửi Liên hợp quốc và các nước trên thế giới vào ngày 25 tháng 03 năm 1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố:

"Ngày 09 tháng 03 năm 1974, chính quyền Sài Gòn đã gây ra một vụ thảm sát khi tấn công một trường tiểu học ở huyện Cai Lậy (tỉnh Mỹ Tho) khiến cho 20 học sinh thiệt mạng, nhiều học sinh khác và một giáo viên bị thương. Sau đó, chính quyền Sài Gòn đã trắng trợn lớn tiếng vu cáo rằng vụ việc do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam gây ra. Ủy ban Cách mạng tỉnh Mỹ Tho và các cơ quan khác của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam cực lực lên án hành vi tội ác và vu khống của chính quyền Sài Gòn. Đây là một hành động man rợ được thực hiện bởi tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu nhằm vu khống Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam với mục đích che giấu tội ác chiến tranh do chính tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu gây ra trong các hoạt động của Chiến dịch bình định lãnh thổ của tập đoàn này. Phần lớn nhân dân Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và nhân dân huyện Cai Lậy nói riêng cực lực phản đối hành động của tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu. Tội ác này là một phần trong các hoạt động của chính quyền Sài Gòn nhằm đàn áp sự phản kháng của nhân dân miền Nam Việt Nam và để kêu gọi viện trợ quân sự từ phía Hoa Kỳ. Bản báo cáo số 11 của Ủy ban Quốc tế giám sát Hiệp định Paris đã nêu rõ từ sau khi Hiệp định được ký, phía Hoa Kỳ đã viện trợ 150 máy bay F5E cho phía chính quyền Sài Gòn. Đây là những bằng chứng rõ nét của việc chính quyền Sài Gòn và Hoa Kỳ vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Paris. Tội ác và sự vu khống do tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu gây ra tại Cai Lậy cũng là để lấp liếm bản chất dã man, vi phạm luật nhân đạo quốc tế mà chính quyền Sài Gòn đã bộc lộ tại Hội nghị Paris cũng như tại các diễn đàn quốc tế khác. Tuy nhiên, hành động tàn bạo này không thể che mắt được ai. Nhân dân Sài Gòn và Cai Lậy cực lực lên án hành động tội ác, lấp liếm và vu khống do chính quyền Sài Gòn gây ra. Đã có một báo cáo về nói rằng phía chính quyền Sài Gòn đã vô lương tâm khi ngay lập tức phái lực lượng bảo vệ dân sự và cảnh sát tới phong tỏa hiện trường, không để các nạn nhân được sơ cứu, không để người thân của nạn nhân vào nhận người nhà. Chính quyền Sài Gòn cũng ngăn cản giới báo chí tới hiện trường đưa tin. Bên cạnh đó, chính quyền Sài Gòn cũng ngăn cản các học sinh còn sống sót cung cấp thông tin về vụ việc này".[4]

Tài liệu giải mật của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2005


Theo trang 2, điện mật số SAIGON 6213, tháng 5/1974 của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn trích dẫn lại tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vụ việc như sau: sau khi gây ra vụ thảm sát man rợ tại trường tiểu học Cai Lậy, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, chính quyền Sài Gòn đã yêu cầu phái đoàn Iran và Indonesia tiến hành các cuộc điều tra riêng rẽ và sử dụng cái gọi là "bản báo cáo của phái đoàn Indonesia và Iran" để bóp méo sự thật và đổ lỗi cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (AFTER PERPETRATING A VERY BARBAROUS MASSACRE IN CAI LAY PRIMARY SCHOOL, WITH U.S. ENCOURAGEMENT AND SUPPORT, THE SAIGON ADMINISTRATION URGED THE INDONESIAN AND IRANIAN DELEGATIONS TO CONDUCT AN INVESTIGATION o­n THEIR OWN AND USED THE SO-CALLED "REMARKS OF THE INDONESIAN AND IRANIAN DELEGATIONS" TO DISTORT THE TRUTH AND TO SLANDER THE PROVISIONAL REVOLUTIONARY GOVERNMENT OF THE REPUBLIC OF SOUTH VIETNAM).

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đã khiếu nại lên lên Ủy ban của ICCS về những hành vi sai trái trong điều tra của phái đoàn Iran và Indonesia và để nghị thảo luận riêng với phái đoàn Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa (THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS OF THE DEMOCRATIC REPUBLIC OF VIETNAM ENERGETICALLY PROTESTS AGAINST THE ABOVE ERRONEOUS ACTION OF THE INDONESIAN AND IRANIAN DELEGATIONS TO THE INTERNATIONAL COMMISSION AND RESOLUTELY DEMANDS THAT THE UNITED STATES AND THE SAIGON CONFIDENTIAL).[5][13].

Việt Cộng Pháo Kích Trường Tiểu Học Cai Lậy Ngày 9 Tháng 3 Năm 1974

Cai Lay Elementary School Massacre March 9, 1974 in South of Vietnam

    •  
      4.5 • 2 Ratings

    Publisher Description

    Việt cộng pháo kích đạn cối 82mm vào trường tiểu học Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Tiến Giang. Lúc 2:55 trưa, ngày 9 tháng 3 năm 1974. Đúng ngay lúc các em đang trong giờ ra chơi. Giết chết 32 em học sinh và 55 học sinh khác bị thương. Trước đó vào năm 1972, Việt cộng khủng bố cũng đã pháo kích vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Song Phú quận Bình Minh tỉnh Vĩnh Long (gần Chi Khu Biệt Lập Ba Càng) giết chết nhiều em học sinh thơ dại.


    Trong sân Trường Tiểu học Cai Lậy có tấm bia đá kể tội ác Việt cộng đã sát hại những em học sinh vô tội. Sau ngày 30/4/1975, VC đã đập phá, thủ tiêu chứng tích tấm bia lịch sử này. Hiện nay được biết còn 3 người là nhân chứng đã tận mắt chứng kiến cuộc pháo kích thảm sát của VC sáng ngày 9/3/1974 tại Trường Tiểu Học Cộng Đồng Cai Lậy.Chính ba người này đã đích thân bồng các em bị thương đầy máu me lên xe cứu thương chở về Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa tỉnh Định Tường cấp cứu. Cả ba người này, 2 người hiện đang sống ở Westminster, California, Hoa Kỳ; 1 người hiện sống tại Jacksonville, Florida, Hoa Kỳ.    


    Cai Lay Elementary School Massacre March 9, 1974 in South of Vietnam


    Communist Mortar Attack o­n Cai Lay Elementary Community School; At 1455 hours o­n 9 March 1974, communist forces fired an 82mm mortar shell into the Cai Lay Community Elementary School in the province of Dinh Tuong, killing 23 school children outright and wounding 43 others, along with a woman teacher and two civilian adults. Nine of the wounded children later died from their wounds, raising the total number dead to 32.


    Vụ pháo kích trường tiểu học Cai Lậy năm 1974Trang chủ: https://www.hinhanhlichsu.org/Facebook: https://bit.ly/3dscbQNPháo kích trường tiểu ...
    YouTube · hinhanhlichsu-org · 19 thg 3, 2021
    LẬY VÀ HƠN 50 EM BỊ THƯƠNG! TỘI ÁC THẢM SÁT CỦA CSVN Việt Cộng Pháo Kích Trường Tiểu Học Cai Lậy Ngày 9. Tháng 3 Năm 1974. Việt cộng pháo kích ...
    Facebook · Việt Tân · 8 thg 10, 2016
    Ủy ban Quốc tế về Giám sát và Kiểm soát (ICCS) điều tra vụ pháo kích trường tiểu học Cai Lậy năm 1974 … Show more. Show more. Show less.
    YouTube · hinhanhlichsu-org · 16 thg 3, 2021
    CÓ AI BIẾT VỀ VỤ VIỆC NÀY :THẢM SÁT TRƯỜNG TIỂU HỌC CAI LẬY 9/3/1974 Pháo kích trường tiểu học Cai Lậy hay Pháo kích Cai Lậy là một vụ pháo ...
    Facebook · Tiền Giang -Xưa Và Nay · 22 thg 8, 2017
    Hiện còn 3 người tận mắt chứng kiến cuộc pháo kích của VC sáng ngày 9/3/1974 vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Cai Lậy thuộc tỉnh Định Tường làm ...
    Người Việt-Anh Quốc · Phi Tiễn Ái Ni Lifestyle · 11 thg 3, 2016
    Em là một trong 32 học sinh trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường, bị Việt Cộng pháo kích chết lúc 2:55 trưa ngày 9 tháng 3, 1974.
    YouTube · Việt Tân · 10 thg 3, 2021
    Sau ngày 30/4/1975, VC đã đập phá tấm bia lịch sử này. Hiện còn 3 người tận mắt chứng kiến cuộc pháo kích của VC sáng ngày 9/3/1974 vào Trường ...
    Hy Vọng · 26 thg 6, 2014
    Việt cộng pháo kích đạn cối 82mm vào trường tiểu học Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Tiền Giang. Lúc 2:55 trưa, ... Giết chết 32 em học sinh v...



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


    Những nội dung khác:




    Lên đầu trang

         Tìm kiếm 

         Tin mới nhất 
    Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
    Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
    Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
    Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
    Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
    Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
    Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
    Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
    Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
    Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
    Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
    Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
    Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ

         Đọc nhiều nhất 
    Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui [Đã đọc: 353 lần]
    Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm [Đã đọc: 286 lần]
    Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng! [Đã đọc: 278 lần]
    Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi [Đã đọc: 234 lần]
    Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 188 lần]
    Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga [Đã đọc: 173 lần]
    Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô [Đã đọc: 161 lần]
    Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền [Đã đọc: 70 lần]

    Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

    Bản quyền: Vietnamville
    Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.