Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vừa lần đầu tiên vượt mốc 500 tỷ USD và ước đạt 517 tỷ USD cả năm 2019. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 263,5 tỷ USD, tăng hơn 8% so với 2018 còn nhập khẩu kiểm soát tốt - khoảng 253,5 tỷ USD. Nhờ vậy, thặng dư thương mại đạt khoảng 10 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.
Năm 2001, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chỉ hơn 30 tỷ USD. Cột mốc 100 tỷ USD được Việt Nam chinh phục năm 2007 sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đến năm 2011, tổng trị giá xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi – đạt mốc 200 tỷ USD. 4 năm sau, Việt Nam tiếp tục đạt kim ngạch thương mại 300 tỷ USD. Sau một thời gian rất ngắn – chỉ sau 2 năm, xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục cán mốc 400 tỷ USD vào tháng 12/2017.
Như vậy, gần 20 năm qua (giai đoạn 2000-2019), tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt gần 4.000 tỷ USD. Trong đó, riêng giai đoạn năm 2015 – 2019, Việt Nam đạt tổng kim ngạch thương mại hơn 2.100 tỷ đồng. Con số này cao hơn 15 năm về trước (giai đoạn 2000 – 2014) cộng lại.
Nhờ đó, thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam trên bảng xếp hạng của WTO cũng tăng rõ rệt. Năm 2006, Việt Nam xếp hạng thứ 50 thế giới về xuất khẩu và xếp thứ 44 về nhập khẩu. Đến năm 2018, Việt Nam đã lên xếp thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore và Thái Lan về xuất nhập khẩu.
2019 là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam đạt thặng dư thương mại. Từ năm 2011 trở về trước, cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam luôn thâm hụt, kéo dài liên tục nhập siêu hàng tỷ USD. Đỉnh điểm năm 2008, Việt Nam nhập siêu hơn 18 tỷ USD. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay (trừ năm 2015), cán cân thương mại đã đổi chiều.Số lượng mặt hàng xuất khẩu từ một tỷ USD tăng lên 32, gấp rưỡi năm 2011. Trong đó 8 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, 6 mặt hàng trên 10 tỷ USD. Nhật Bản, Mỹ, EU, ASEAN... vẫn là những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm qua.
Việt Nam đã xuất siêu vào thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng như Mỹ 46,4 tỷ USD, EU gần 27 tỷ USD. Sau một năm CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sang các nước khu vực này đã tăng đáng kể, ví dụ Canada đạt gần 4 tỷ USD, Mexico xấp xỉ 3 tỷ USD...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, không đơn giản để Việt Nam đạt cột mốc xuất nhập khẩu 500 tỷ USD năm nay khi thương mại toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng, chiến tranh thương mại diễn ra ở nhiều quốc gia. Từ một quốc gia thiếu ăn, bao cấp..., Việt Nam hiện đã trở thành một nước xuất khẩu lớn tầm cỡ thế giới.
Năm 2020, Thủ tướng giao Bộ Công Thương nhiệm vụ để Việt Nam cán mốc xuất khẩu 300 tỷ USD (tăng 14%) và năm thứ 5 liên tiếp xuất siêu. Ông yêu cầu các bộ, ngành cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, chống nhũng nhiễu, tiêu cực, gây khó khăn cho xuất nhập khẩu. Anh Tú
Mao Trach Đông đã từng tâm sự: Tôi không hề thích CS nhưng tôi dùng nó như vũ khí để cai trị dân ngu trong nước và bọn Nam Man
Lời kêu gọi của nhà báo đảng viên cao cấp kỳ cựu trước khi chết:
Hãy sớm từ bỏ cái đuôi ‘định hướng XHCN’!
Công nhân dựng trang trí chuẩn bị cho Đại hội Đảng 12 trên đường phố ở Hà Nội
127 đảng viên và nhân sỹ lão thành vừa gửi thư cho đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và các cấp lãnh đạo đảng đề nghị với Đại hội XII những vấn đề cực kỳ hệ trọng, liên quan đến sự sống còn của đất nước và vận mệnh của đảng CSVN.
Các đề nghị quan trọng nhất là: từ bỏ dứt khoát chủ nghĩa Mác - Lênin đã phá sản trên toàn thế giới, từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản không tưởng, mơ hồ, từ bỏ chế độ độc đảng độc đoán, thay tên nước Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), thay tên đảng CSVN vì chủ nghĩa CS đã phá sản hoàn toàn và chưa biết rõ mặt mũi nó ra sao. Một đề nghị nổi bật là cắt cái đuôi «định hướng XHCN» cho nền kinh tế thị trường. Tất cả các 6 nội dung này có quan hệ ràng buộc với nhau thành hệ thống tư duy già cỗi, cũ kỹ, giáo điều, phải sớm triệt để dứt bỏ thì đất nước mới có thể phát triển bình thường.
Các đề nghị tâm huyết, sáng suốt như thế nhưng xem ra Bộ Chính trị vẫn không nghe thủng, thậm chí không thèm nghiên cứu và trả lời trong tổng kết các góp ý cho văn kiện Đại hội, do cái tệ «kiêu ngạo CS» đã thành cố tật không sao sửa bỏ nổi.
Chỉ riêng về cái «nền kinh tế thị trường với định hướng XHCN» đã là một khái niệm quái dị, phi lý, thách thức trí khôn của con người, hiện không còn một nước nào khác chấp nhận, không một nhà lý luận chính trị nào trên thế giới thừa nhận ngoài Bộ Chính trị của đảng CSVN.
Khái niệm «xã hội» là một khái niệm tương đối mới, với một nội hàm là quan tâm đến toàn xã hội, quan tâm chu đáo đến các vấn đề giáo dục, y tế có tác động đến nền văn minh và sức khỏe của cộng đồng, quan tâm đặc biệt đến lớp người nghèo khổ nhất ở dưới đáy của xã hội, có các chính sách xã hội nhằm nâng đỡ những người dễ bị tổn thương nhất như trẻ mồ côi, người có bệnh hiểm nghèo, người thất nghiệp, người tàn tật, người cao tuổi cô đơn, nạn nhân thiên tai, tai nạn, phụ nữ góa bụa, gia đình đông con...
Tại VN, tất cả các tiêu chuẩn trên đều quá thấp, còn lâu mới có thể đạt mức trung bình. Nền giáo dục lạc hậu, không một trường nào được xếp loại trong số 100 đại học tiên tiến nhất thế giới. Y tế không đủ giường bệnh, 2 người bệnh phải nằm chung, có người nằm dưới gầm giường; tiêm thuốc khám bệnh phải có phong bì; trong xã hội ai bị bệnh hiểm nghèo, thất nghiệp, gặp thiên tai, trẻ mồ côi, người góa bụa, người cao tuổi ốm yếu cô đơn đều cảm thấy bị bỏ rơi, tự lo lấy để gắng sống trong đau thương tuyệt vọng.
Ở Việt Nam chưa có các chính sách xã hội, mà xã hội còn bị làm cho điêu đứng, thiếu thốn hơn bởi các chính sách «phản xã hội». Chế độ độc đảng toàn trị của đảng CS là nguồn gốc của vô vàn bất công, phi lý, lẫn lộn trắng đen, công tội. Kẻ gian xử người ngay, kẻ phạm tội nặng đối với xã hội vẫn ung dung hưởng thụ, người yêu nước bị đánh đập tra tấn đến chết trong các đồn công an, trại giam – hơn 200 nhân mạng trong hơn 2 năm… Tòa án bênh kẻ gian, trị người ngay theo lệnh trên. Tệ tham nhũng hoành hành rộng khắp. Đời sống xã hội lầm than, bất công, không có tự do ngôn luận trong toàn xã hội, chỉ có tiếng nói áp đặt của đảng CS trên hệ thống loa đài; đời sống xã hội của từng công dân, từng gia đình bị tra tấn, quấy nhiễu, hành hạ; như thế thì cái «định hướng XHCN» nằm ở đâu? lúc nào? ra sao? Xin mời hơn 100 vị tiến sỹ - thạc sỹ của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia giải thích cho toàn xã hội được sáng tỏ.
Xin nói rõ thêm không có gì phản CNXH, làm hại xã hội bằng cái phương châm quái đản «kinh tế quốc doanh là chủ đạo» tha hồ dùng ngân quỹ khủng đầu tư vào những thùng «quốc doanh» không đáy, khống chế kinh tế tư nhân đông đảo giàu sáng tạo trong cạnh tranh của giai cấp trung lưu, bịt đường sống các tiểu thương tiểu chủ, các nghề tự do, vốn phải là nền tảng vững chãi cho mọi nền kinh tế lành mạnh, đi đến ổn định, phồn vinh.
Trên thực tế hiện nay ở Việt Nam là một nền kinh tế kỳ lạ không giống ai, thực chất là một nền kinh tể tư bản chủ nghĩa biến dạng, có tư nhân làm kinh tế nhưng lại bị quốc doanh chèn ép, có kinh tế thị trường nhưng không có tự do kinh doanh, không có cạnh tranh bình đẳng, không có pháp luật nghiêm, tòa án bị cưỡng bức kiểu phát xít, nói thẳng ra là nó là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng là tư bản hoang dại rừng rú, phi pháp. Nhà kinh tế Mỹ gốc Trung Hoa Bùi Mẫn Hân gọi nó là kiểu «Nhà nước ăn thịt người», không mảy may có tính chất xã hội.
Nhiều người nói người lãnh đạo cộng sản là loại người riêng biệt, không giống ai. Điều khác biệt lớn là vì giáo điều mù quáng họ không có giây thần kinh hổ thẹn. Nhân Đại hội XII họ hãy suy ngẫm về họ đã và đang thực thi cái CNXH dị dạng ra sao.
Tất cả các điểm hệ trọng trong học thuyết, đường lối, chính sách của đảng CS, từ chủ nghĩa Mác-Lênin, chế độ độc đảng, xây dựng CNXH và CNCS xa lạ, lẽ ra phải là một nội dung tranh luận rốt ráo và nghiêm chỉnh nhất tại Đại hội này. Lẩn tránh việc này, đảng CS tỏ ra lo sợ lẽ phải và công lý, tự thú nhận không còn chính danh cầm quyền, để tiếp tục cai trị theo nếp độc đoán - độc quyền đất nước Việt Nam.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bùi Tín
Nhà báo Bùi Tín đã mất ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.