CSVN bản chất khát máu thích dùng hình phạt tử hình trong thế kỷ 21
07.08.2023 08:59
Việt Nam vẫn duy trì án tử hình trong khi 108 quốc gia đã xóa bỏ Việt Nam, cùng với Trung Quốc và Bắc Hàn là những quốc gia CS luôn che giấu thông tin thật về số trường hợp bị kết án tử hình, theo báo cáo năm 2021 của Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International).
Ân xá Quốc tế nói họ chỉ có 'một phần' số liệu, do chính quyền Việt Nam không công bố số liệu đầy đủ.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ngày 14/09/2020, Tòa án Nhân dân Hà Nội chính thức ra phán quyết với 29 bị cáo liên quan đến vụ đụng độ giữa công an và dân làng rạng sáng ngày 09/01/2020 ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức (hai con trai cụ Lê Đình Kình) bị tuyên án tử hình
Tổ chức này cũng nói rằng hàng trăm người tiếp tục bị kết án tử hình mỗi năm tại Việt Nam trong khi xu thế chung trên thế giới là xóa bỏ tử hình.
Có bao nhiêu người lãnh án tử hình ở VN?
Khoảng 1.200 tù nhân bị kết án tử hình tại Việt Nam, tính đến cuối 2021, theo báo cáo 'Tử hình 2021: Sự thật và Số liệu' do Ân xá Quốc tế thực hiện.
Chỉ trong khoảng 9 tháng (từ 01/10/2020 đến 31/07/2021), số trường hợp bị kết án tử hình ở Việt Nam tăng 30%, Ân xá Quốc tế dẫn nguồn từ Cổng thông tin Điện tử Chính phủ Việt Nam ngày 11/09/2021.
'Bí mật quốc gia' ở Việt Nam
Trả lời BBC News Tiếng Việt, bà Chiara Sangiorgio, chuyên gia về vấn đề kết án tử hình từ Ân xá Quốc tế nói rằng việc thiếu khả năng tiếp cận thông tin đã khiến tổ chức này gặp rất nhiều thách thức trong việc giám sát quá trình kết án và thực thi án tử hình tại Việt Nam.
"Chúng tôi đang có những quan ngại về tính công bằng trong thủ tục tố tụng đối với một số vụ xử án ở Việt Nam. Những gì chúng tôi biết là thật sự mang tính báo động".
"Chính quyền Việt Nam cho biết đã có việc tăng mức án tử hình trong khoảng thời gian từ 01/10/2020 đến 31/07/2021, họ cho biết số lượng người tử hình tăng cũng là vấn đề. Hơn 1.200 chỗ giam người bị kết án tử hình, và có 11 nhà thi hành án tử hình bằng thuốc độc tại Việt Nam", bà Chiara Sangiorgio nói.
So sánh với các nước khác, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Giám đốc phụ trách Châu Á của Human Rights Watch nói: "Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia kết án tử hình cao trên thế giới, vượt qua các quốc gia trong khối ASEAN, xét về số lượng người kết án tử hình. Nhưng tương đối ít người ngoài Việt Nam ý thức được điều này vì chính phủ [Việt Nam] đã cố gắng rất nhiều nhằm giữ bí mật thông tin và che giấu cộng đồng quốc tế".
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong bản tin ngày 25/04 cho rằng "Cần làm nhiều hơn nữa" và cho rằng việc bãi bỏ chung hình thức tử hình là "cần thiết để nâng cao phẩm giá con người và cho tiến trình phát triển nhân quyền"
Nhiều nước xóa bỏ án tử hình
Theo Ân xá Quốc tế, không thể biện minh việc tử hình như một hình thức răn đe tội phạm, đồng thời chỉ ra rằng nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tử hình không có khả năng răn đe độc nhất.
"2/3 quốc gia trên thế giới đều đã xóa bỏ hình thức tử hình hoặc không còn sử dụng nữa, một số quốc hội ở các nước như Papua New Guinea, Cộng hòa Trung Phi và thêm các nước khác bỏ phiếu về việc có xóa bỏ án tử hình không", bà Chiara Sangiorgio, chuyên gia từ Ân xá Quốc tế nói với BBC.
Bà Chiara Sangiorgio cho rằng vụ án Hồ Duy Hải bị y án tử hình mà Ân xá Quốc tế đang theo dõi là điển hình trong nhiều vụ án xét xử oan sai tại Việt Nam.
"Chúng tôi cho rằng tất cả các vụ tử hình đều là sai. Những hình phạt tử hình ở Việt Nam liên quan đến ma túy hay phạm tội kinh tế, đều không phải là các loại tội đặc biệt nghiêm trọng. Theo những gì chúng tôi có thể giám sát thì có nhiều ca tử hình trong năm ngoái là liên quan đến ma túy.
Theo Ân xá Quốc tế, hiện có 144 quốc gia đã bãi bỏ hoặc hoãn việc tử hình, trên luật pháp hoặc thực tế; 108 quốc gia đã xóa bỏ hoàn toàn án tử hình cho tất cả các loại tội phạm; 55 nước vẫn còn duy trì án tử hình.
Việc bãi bỏ chung hình thức tử hình là "cần thiết để nâng cao phẩm giá con người và cho tiến trình phát triển", theo Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 25/04.
Xu thế nào cho Việt Nam?
Việt Nam thuộc số ít các quốc gia vẫn duy trì việc tử hình, phần lớn từ niềm tin rằng hình thức này có thể giúp ngăn chặn được tội phạm, theo Liên Hiệp Quốc.
Vấn đề duy trì hay xóa bỏ án tử hình đã được tranh luận tại Việt Nam trong nhiều năm qua và có một số nghiên cứu được thực hiện.
Twitter. Chúng tôi cần sự đồng ý của quý vị trước khi bất kỳ nội dung nào được tải xuống, bởi việc này có thể đi kèm việc sử dụng cookies và các công nghệ khác. Quý vị có thể đọc chính sách cookie của Twitter trước khi đồng ý. Để xem nội dung này, hãy chọn 'chấp nhận và tiếp tục'.
Cuối Twitter tin, 1
Nghiên cứu do Phó Giáo sư Vũ Công Giao và Tiến sĩ Nguyễn Quang Đức, từ Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện vào năm 2021 chỉ ra rằng "Việt Nam còn duy trì án tử hình nhưng chỉ áp dụng đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng [...] Dù vẫn là quốc gia duy trì hình phạt tử hình trong pháp luật nhưng số lượng tội danh bị kết án tử hình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam đã giảm liên tục từ năm 1999. Điều đó cho thấy, Việt Nam đang đi theo xu hướng chung của thế giới là giảm bớt hình phạt này."
Phó Giáo sư Vũ Công Giao và Tiến sĩ Nguyễn Quang Đức cho biết những yếu tố gây trở ngại với việc xoá bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam là do hiểu biết thiếu chính xác về tác dụng của hình phạt tử hình và tâm lý báo thù.
"Giống như nhiều dân tộc khác, người Việt Nam thường biện minh cho việc áp dụng án tử hình trên cơ sở "chủ nghĩa trừng phạt" (retributivism), thể hiện qua quan điểm "lấy mạng đền mạng" (a life for a life), mà đã ăn sâu cả vào văn học dân gian của Việt Nam. Dấu ấn của tâm lý báo thù trong văn hóa hiện nay vẫn còn thể hiện qua nhận thức của người dân Việt Nam về hình phạt tử hình", tác giả viết.
Nghiên cứu cũng đề cập khả năng "Việt Nam vẫn sẽ theo xu hướng giảm hình phạt tử hình trong pháp luật và giảm việc áp dụng hình phạt này trong thực tế. Mặc dù vậy, đây sẽ không phải là một sự thay đổi nhanh chóng trong thời gian ngắn, do vẫn còn nhiều động lực về duy trì hình phạt này."
Một nghiên cứu khác từ Phó Giáo sư Đặng Minh Tuấn, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng "Mặc dù có xu thế quốc tế không thể đảo ngược và làn sóng dân chủ, nhưng không phải là một vấn đề đơn giản để đột ngột áp dụng một cách tiếp cận dựa trên quyền tại một nền văn hóa pháp lý có cội rễ Khổng Tử ăn sâu như tại xã hội Việt Nam".
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Năm 2017, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres từng nói rằng 'Tử hình không có chỗ trong thế kỷ 21'
Theo ông Phil Robertson thì các nhà ngoại giao của Liên Hiệp Quốc nên gây sức ép để Hà Nội ngay lập tức cải tiến Bộ luật Hình sự, nhằm loại trừ tất cả các điều luật dẫn đến tử hình, và thay đổi mức án tử hình cho những người đã bị kết tội.
"Tuy nhiên, Việt Nam sẽ có thể đơn giản tiếp tục nói dối và từ chối khi đề cập đến việc sử dụng mức án tử hình, mặc dù có những bằng chứng rõ ràng là họ đang ngày càng sử dụng hình phạt này nhiều hơn. Việt Nam rõ ràng là một quốc gia xâm phạm nhân quyền trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới tiến tới lộ trình loại bỏ án tử hình, xem đây là một hình phạt thuần túy là tàn bạo, không thể đảo ngược, và có thể không bao giờ biện minh được theo luật nhân quyền quốc tế", ông Phil Robertson nói với BBC.
"Chúng tôi khuyến khích chính quyền Việt Nam ngay lập tức thay đổi lộ trình và bỏ ngay hình phạt tàn bạo này một lần và mãi mãi, và cùng với các nước trong khu vực bãi bỏ hình thức xử tử hoặc cân nhắc cải cách", bà Chiara Sangiorgio từ Amnesty International nói.
Một ý kiến khác từ TP HCM, Luật sư Đặng Đình Mạnh nói với BBC ông không tán thành hình phạt tử hình.
"Trong một số vụ án mà tôi có dịp tham gia bào chữa, cho thấy việc điều tra và xét xử vụ án chưa được như chúng ta mong đợi. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc tuyên án, nhất là trong những vụ án tuyên mức hình phạt cao nhất là tử hình.
"Vì lẽ, hình phạt được tuyên bởi những thẩm phán, họ là con người nên hoàn toàn có thể phạm sai lầm. Nếu sai lầm dẫn đến tử hình oan thì điều đó không thể sửa chữa, khắc phục được. Cho nên, tôi vẫn mong Nhà nước Việt Nam sớm xem xét tu chính luật hình sự Việt Nam, theo đó, cho bãi bỏ hình phạt tử hình. Điều này, cũng phù hợp với quan điểm xét xử hình sự chung mà thế giới đang theo đuổi", ông nói.
Trong khi đó, Phó Giáo sư Đặng Minh Tuấn, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng "Việt Nam cần phải công khai dữ liệu [tử hình] sớm nhất có thể để cung cấp sự minh bạch cho công chúng", theo bài nghiên cứu.
Ông Tuấn cho rằng "Việc bãi bỏ án tử hình ở Việt Nam chỉ xảy ra khi nhận thức của người dân về hình phạt này thay đổi. Song song với đó thì giới học thuật và các nhà làm luật cần phải nghiên cứu sâu hơn về những hình phạt thay thế có thể áp dụng trong tương lai. Và những hình phạt này phải thỏa mãn những yêu cầu kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của Việt Nam đồng thời đảm bảo tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa của luật hình sự."
Luật pháp Việt Nam quy định gì?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Vào tháng 11/2011, theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 thì hình thức xử bắn đã được thay thế bằng tiêm thuốc độc
Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 quy định, "Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác".
Luật Thi hành án hình sự trong đó có quy định về việc tử hình bằng tiêm thuốc độc thay vì bắn đã có hiệu lực từ 01/07/2011.
Nhưng đến ngày 06/08/2013, tử tù đầu tiên tại Việt Nam bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc sau khi trước đó Việt Nam không thể mua thuốc từ bên ngoài trong khi việc tự chế biến thuốc không đạt kết quả như mong đợi.
Theo Đại học Cornell (Mỹ) thì họ đã không tìm thấy "bất kỳ thông tin gì về các loại thuốc độc được sản xuất trong nước [Việt Nam] đã được sử dụng, hay chất lượng, độ tin cậy và hiệu quả".
Theo các quy định từ năm 2016 thì hình phạt tử hình đã được bãi bỏ đối với 7 tội: đầu hàng kẻ thù, chống lại trật tự, phá hủy các dự án có tầm quan trọng về an ninh quốc gia, cướp, tàng trữ ma túy, chiếm đoạt ma túy và sản xuất và buôn bán thực phẩm giả.
Ngoài ra những người từ 75 tuổi trở lên được miễn thi hành án cũng như các quan chức bị kết án về tội tham nhũng có thể được giảm tội nếu họ trả lại ít nhất 75% phần tài sản thu được từ hoạt động bất hợp pháp.
Án tử hình ở các nước ASEAN
Bà Chiara Sangiorgio từ Tổ chức Ân xá Quốc tế nói thêm rằng trong nội bộ ASEAN đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây.
"Malaysia đã theo dõi đình chỉ tạm thời (moratorium) việc áp dụng và thi hành án tử hình và chính phủ nước này đã công bố các cải cách pháp lý. Thái Lan cũng đã giảm số người chịu án tử hình từ 551 xuống còn 158 trường hợp vào năm 2021.
Tuy nhiên cũng còn 2 quốc gia trong ASEAN vẫn có lệnh tử hình. Singapore vào những năm gần đây vẫn còn giới hạn chỉ số lượng không lớn mỗi năm, dựa theo số liệu chính thức, trong khi Việt Nam thì vẫn không thể biết [con số chính thức] được."
Tin từ Hà Nội cho hay bà Nguyễn Thị Hiệp, một công dân Canada gốc Việt, 42 tuổi đã bị hành quyết sáng hôm qua, vì tội buôn lậu ma túy. Tháng Tư năm 1996, bà Hiệp bị bắt tại phi trường quốc tế Nội Bài cùng với mẹ của bà tên là Trần Thị Cẩm vì họ cất giấu 5kg ma túy nhét giữa những tấm tranh sơn mài. Bà Hiệp bị tòa kết án tử hình và mẹ bà lãnh án tù chung thân. Trong vòng 5 năm qua, nhiều người ngoại quốc cũng đã bị xử tử về tội buôn lậu ma túy, trong đó có nhiều công dân Lào nhưng ngày họ thụ hình không được chính thức công bố. Năm ngoái, 76 người Việt bị kết án tử hình về tội mua bán ma túy. Kể từ 1997, nhà nước Việt Nam trừng phạt gắt gao hơn và cho áp luật hình phạt tử hình đối với những ai tích trữ 100gram ma túy hoặc 5kg thuốc phiện. Phản ứng trước việc chính phủ Việt nam hành quyết bà Nguyễn Thị Hiệp, chính phủ Canada đã triệu đại sứ Việt Nam tại Canada Trịnh Quang Thành đến bộ ngoại giao để bày tỏ sự thất vọng cuả họ trước việc bà Hiệp bị hành quyết. Người phát ngôn bộ ngoại giao Canada, ông Reynald Doiron nói rằng, chính phủ ông lấy làm tiếc vì từ hai tháng trước, đã gửi đến chính phủ Việt nam các bằng chứng trong đó có cả các băng thu hình và thu âm, chứng tỏ rằng bà Hiệp có thể đã bị bịp bợm trong việc đem ma túy lúc rời Việt nam. Nhưng rõ ràng, là phía Việt nam đã không nghiên cứu các chứng cớ ấy.
Anh phản đối án tử hình trong vụ ma túy
Buôn ma túy có thể bị tử hình ở Việt Nam
Chính phủ Anh hôm thứ hai bày tỏ sự phản đối án tử hình mà tòa án Việt Nam dành cho một công dân Anh gốc Việt với tội danh buôn ma túy.
Hôm cuối tuần, một công dân Anh và ba người khác bị kết án tử hình vì bị xét thấy đã buôn lậu 339 kílô bạch phiến từ Lào sang Việt Nam.
Ông Lê Mạnh Lương, 46 tuổi, công dân Anh gốc Việt, đã bị tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình, kết tội tử hình hôm nay, thứ Bảy.
Theo kết luận điều tra của công an Việt Nam, vào tháng 4-2004, ông Lê Mạnh Lương và bà Trần Thị Hiền đã qua môi giới của Nguyễn Đình Hưng và Nguyễn Minh Tuấn đến gặp người được gọi là ông trùm, Nguyễn Đình Cẩn, ở Vientiane để đặt mua hêrôin.
Báo Công An Nhân Dân nói ông Lương đã một căn nhà ở xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên để làm kho để hàng.
Nhóm này bị bắt vào năm 2004 khi đưa hàng đến cửa khẩu Cha Lo, Quảng Bình.
Hãng tin AFP dẫn lời một người phát ngôn của sứ quán Anh tại Hà Nội nói luật sư của bà Hiền, người đã theo đuổi vụ việc trong một năm qua, đã không được cho phép dự phiên tòa.
Theo người phát ngôn, luật sư Lê Thị Công Nhân bị quản thúc tại gia từ hôm 16 đến 20-11, và một luật sư khác tạm thay thế cho bà.
Luật sư Lê Thị Công Nhân tự nhận mình là người phát ngôn của đảng Thăng Tiến Việt Nam, thành lập hôm 8/9/2006, với mục đích thúc đẩy dân chủ, xã hội đa đảng đa nguyên ở Việt Nam.
Mẹ của luật sư Lê Thị Công Nhân được công an nói rằng cô không được phép ra khỏi nhà và không được phép nói chuyện với người nước ngoài cho đến khi hội nghị APEC chấm dứt.
Năm nay, theo truyền thông nhà nước, ít nhất 59 người đã bị kết án tử hình ở Việt Nam, và 25 người đã bị hành quyết.
Cũng lại liên quan đến ma tuý, nhưng nữ tử tù lần này là một con người có nguồn gốc không bình thường.
Đó là một người phụ nữ gốc Việt nhưng có quốc tịch Canada. Nguyễn Thị Hiệp là đối tượng buôn ma tuý xuyên quốc gia.
Khi bị bắt tại Việt Nam (tháng 3/1996), thị đang trên đường vận chuyển 5,1 kg heroin qua sân bay Nội Bài đi Canada. Số ma tuý này được Hiệp giấu trong bức tranh sơn mài. Trước toà án của Việt Nam, Hiệp bị tuyên án tử hình. Việc tuyên án tử hình với một công dân nước ngoài không đơn giản. Bằng con đường ngoại giao, Canada đã can thiệp vào vụ án này. Tuy nhiên, chiểu theo luật pháp của Việt Nam thì số lượng ma tuý Hiệp vận chuyển không thể thoát án tử hình.
Lo hậu sự cho tử tù (Ảnh: Yume)
Các quản giáo trông coi, chăm sóc Hiệp trong buồng biệt giam còn nhớ về nữ tử tù đẹp nhưng rất ít biểu lộ tình cảm này. Bởi thường thì, khi chờ thời khắc ra pháp trường thì những cung bậc tình cảm thường được đẩy lên đến tột cùng. Có những tử tù bỗng dưng lầm rầm rồi cười sằng sặc như ma làm. Cười như muốn nổ tung cả cơ bụng. Nhưng ngay lập tức tiếng cười bặt tắt thì lại bưng mặt khóc rưng rức. Bình tĩnh hơn các tử tù khác vì những ngày trong buồng biệt giam Hiệp vẫn nuôi hy vọng được ân giảm...
Con đường độc đạo ra trường bắn Cầu Ngà hôm ấy chứng kiến bước chân nặng nề của tử tù Nguyễn Thị Hiệp. Làm thủ tục, xử bắn một tử tù vốn là phụ nữ chân yếu, tay mềm khiến những người như ông Vọng cũng chạnh lòng. "Phải THA (thi hành án) với một kẻ tội phạm nguy hiểm để răn đe, làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Nhưng họ là phụ nữ, điều này cũng khiến chúng tôi suy nghĩ lắm" - ông Vọng tâm sự.
Phụ nữ được coi là phái đẹp, mà Hiệp đẹp thật. Một nữ tử tù có đôi mắt đẹp luôn phảng phất nỗi buồn xa xăm, da trắng như tuyết, khuôn mặt quý phái. Ông xót xa cho một con người đẹp hình thức nhưng trong tâm vì sự tham lam đã sa chân vào con đường tội lỗi gieo rắc cái chết trắng cho đồng loại. Ngày THA tử hình đối với Hiệp không có biến cố gì đáng kể, nhưng sau đó lại có những vấn đề phát sinh...
Vì Hiệp có quốc tịch ngoại quốc nên việc tuyên án tử hình cũng gặp một số rắc rối. Đến sau này, khi THA tử hình chúng ta cũng bị gây sức ép. Rồi thì, phía gia đình không đồng ý việc chôn cất Hiệp tại nghĩa trang tử tù. Họ yêu cầu phải đưa Hiệp về nghĩa trang khác.
Để giữ hoà khí, các ngành, các cấp đồng ý chuyển nghĩa trang cho Hiệp. Nhưng thay vì đi hoả thiêu bởi trót khai quật mộ người đã chôn cất, gia đình Hiệp như muốn "trêu ngươi" lại bốc chuyển đi chôn ở nghĩa trang khác.
Họ thay quan tài, cởi bỏ áo tù thay áo dân thường cho một tử thi đang phân huỷ và đem chôn lại tại nghĩa trang Văn Điển. Thôi, cũng vì sự hoà hợp lợi ích của các bên, và đó cũng là cử chỉ nhân nghĩa nên ông Vọng lại đứng ra lo việc chuyển mộ phần cho Hiệp.
Theo Người đưa tin
kimvan
Việt Kiều Từ Canada Tại Hà Nội: Một Phụ Nữ Vn Chờ Tử Hình
TORONTO (VB-htn).-Hai phụ nữ Việt Nam phạm cùng một tội, thì một người bị nhà cầm quyền Hà Nội kết án tử hình, hiện đã bị nhốt 3 năm trong nhà tù Hà Nội chờ ngày ra bãi bắn, còn người kia thì được nhà cầm quyền Gia Nã Đại trả tự do. Bà Nguyễn Thị Hiệp, 42 tuổi, có quốc tịch Gia Nã Đại, là công dân Gia Nã Đại duy nhất bị lên án tử hình vì tội lưu hành bạch phiến. Mẹ bà là Trần thị Cẩm, 74 tuổi, cũng bị Hà Nội kết án chung thân khổ sai. Người phụ nữ Việt Nam khác, tạm thời lấy tên là Lalie, đã được thả, dù cũng lưu hành bạch phiến. Nhà cầm quyền Gia Nã Đại khám phá ra cả hai người đàn bà đều mang bạch phiến từ Việt Nam qua Gia Nã Đại cho một người tên Phú Hòa ở Mississauga, và cả hai đều không biết là mình buôn lậu bạch phiến: có người Việt Nam khác nhờ họ “mang dùm” mấy tấm tranh sơn mài. Công của họ là 200 và 100 tiền Gia Nã Đại. Bên trong mấy tấm tranh sơn mài là bạch phiến, trị giá 5 triệu mỹ kim, và 3.5 triệu mỹ kim. Bà Lalie bị bắt ở phi trường Pearson hôm 19 tháng 4.1996.
Ngày 25 tháng 4.1996, bà này được thả, sau khi người anh em rể và cô con gái đã giúp thanh minh câu chuyện. Cảnh sát Gia Nã Đại đã do số điện thoại mà người nhờ gửi mấy tấm “sơn mài giết người” đưa cho, mà tìm ra sự thật. Anh ta đã bị bắt. Nhà cầm quyền Gia Nã Đại đã nhiều lần can thiệp với Việt Nam về trường hợp bà Nguyễn Thị Hiệp, song Hà Nội không muốn để ý đến. Bà Hiệp cũng khai bà mang tranh sơn mài dùm một người, và được họ trả 200, không biết bên trong có 5.4 kí bạch phiến, trị giá 5 triệu mỹ kim. Cảnh sát Việt Nam khám phá ra và mẹ con bà Hiệp bị bắt tại phi trường Nội Bài. Cảnh sát trưởng Toronto cho biết ông đã cho chính phủ Việt Nam rõ hai trường hợp này liên hệ tới cùng một người đàn ông là Phú Hòa. Nhưng Việt Nam không muốn xét. Chị bà Hiệp và các con bà không biết phải làm gì. Hiện mẹ con bà Hiệp bị nhốt trong nhà tù Xuân Phương gần Hà Nội. Nhà tù đầy chuột. Cả hai là di dân đến Gia Nã Đại năm 1985.
Gần đây có vụ 4 tiếp viên hàng không được thả tự do thì mình coi thử vụ án Nguyễn Thị Hiệp, bên phía Canada họ bức xúc vì họ đã gửi thông tin gồm hình ảnh và video kèm giọng nói chứng minh bà Nguyễn Thị Hiệp bị gài bẫy trước khi Việt Nam xử tử 2 tháng, và họ yêu cầu phía công an Canada qua phối hợp và làm việc chung với công an Việt Nam nhưng đều không thực hiện được do bên Việt Nam không hợp tác. Người dân Canada cảm thấy giận dữ trong việc không hợp tác và không hề xem chứng cứ phía chính phủ Canada cung cấp và càng giận dữ hơn khi có hàng chục phạm nhân Việt Nam thoát án tử khi được khoan hồng thì bà Hiệp này lại không được giảm án để xuống chung thân. Ít nhất còn có thời gian và cơ hội minh oan. Vì vậy báo chí Việt Nam không dám nhắc đến chính phủ Canada đã nói gì về vụ án.
Bắt nhóm buôn ma túy từ Canada
NDO -
NDĐT- Chiều 23-11, Công an TP Hải Phòng cho biết, một đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Canada qua đường bưu điện về TP Hải Phòng tiêu thụ đã bị phát hiện, triệt phá.
Đối tượng Hạnh và Dũng cùng tang vật ma túy thu được.
Cầm đầu đường dây này là Nguyễn Thị Bích Hạnh (sinh năm 1991), đăng ký hộ khẩu thường trú tại số 14/7 đường vòng cầu Niệm, phường Nghĩa Xá (quận Lê Chân), hiện ở tại số 557 đường Ngô Gia Tự, phường Đằng Lâm (quận Hải An). Giúp sức tích cực cho Nguyễn Thị Bích Hạnh là Hoàng Mạnh Dũng (sinh năm 1985), trú tại số 333 đường Trần Nguyên Hãn, phường Nghĩa Xá (quận Lê Chân). Dũng và Hạnh đều đã ly hôn và hiện sống chung như vợ chồng với nhau tại nhà của Hạnh.
Với thủ đoạn bán hàng online một số mặt hàng từ nước ngoài về Việt Nam, Hạnh đã móc nối với một số người Việt Nam sinh sống tại Canada để đưa ma túy từ đó về Hải Phòng bằng phương thức gửi hàng hóa qua đường bưu điện. Bọn chúng cất giấu ma túy vào khoang rỗng của các loại hàng hóa đồng dạng về màu sắc kích thước như hộp bánh, kẹo sôcôla..., nhằm tránh bị cơ quan chức năng phát hiện.
Ngày 22-11, tại khu vực trước cửa nhà số 36 Lũng Đông, phường Đằng Hải (quận Hải An), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an Hải Phòng) phối hợp với phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Đội kiểm soát phòng chống ma túy (Cục Hải quan TP Hà Nội) đã phát hiện, bắt quả tang Nguyễn Thị Bích Hạnh và Hoàng Mạnh Dũng khi đang nhận bưu kiện có chứa ma túy.
Tang vật thu giữ là ba hộp giấy, bên trong có nhiều viên hình tròn chứa tinh thể màu trắng được bọc bằng giấy bạc giả như viên kẹo socola, trọng lượng tinh thể là 25,56 gam. Bước đầu, Hạnh và Dũng khai là đó cocain được gửi từ Canada về, cùng ba điện thoại di động và một xe máy.
Tiến hành khám xét nơi ở của Nguyễn Thị Bích Hạnh tại số 557 đường Ngô Gia Tự, phường Đằng Lâm (quận Hải An), công an thu giữ thêm 14,28 gam tinh thể màu trắng và 5,6 gam viên nén (bọn chúng khai đó là thuốc lắc và ketamine) cùng một số tang vật có liên quan.
Hiện, các cơ quan chức năng đang tiến hành đấu tranh, điều tra mở rộng vụ án
Vì sao nhiều người Việt trồng cần sa ở Anh?
Khi cảnh sát phá khóa một hầm chống hạt nhân cũ ở Wiltshire năm 2017, họ thấy ba người Việt và hàng nghìn cây cần sa.
Hơn 20 phòng trong hầm ngầm thời Thế chiến II được biến thành trang trại có khả năng sản xuất số cần sa trị giá gần 2,5 triệu USD mỗi năm. Cảnh sát bắt ba người Việt và sau đó trục xuất họ về Việt Nam.
Bệnh viện bỏ hoang, nhà kho vô chủ hay các căn nhà ở ngoại ô đều có thể là vỏ bọc của những trang trại cần sa tại Anh, số nhiều trong đó được vận hành bởi người Việt. Năm 2017, cảnh sát Anh phá mạng lưới hàng chục trang trại cần sa của băng đảng 21 người Việt, tịch thu 2,5 tấn cần sa trị giá khoảng 6 triệu bảng Anh (7,7 triệu USD). Kẻ cầm đầu Bang Xuan Luong, 44 tuổi, bị kết án 8 năm tù. Những kẻ còn lại bị kết án 5-6 năm.
Một trang trại cần sa ở Anh bị phát hiện năm 2018. Ảnh: Reuters.
Anh cho phép sử dụng cần sa cho mục đích y tế nhưng cấm dùng nó cho mục đích tiêu khiển. Dù vậy, cần sa vẫn được sử dụng rộng rãi trên khắp nước Anh. Năm 2017, ước tính 7,2% người Anh trong độ tuổi 16-59 đã sử dụng cần sa, khiến nó trở thành loại ma túy phổ biến nhất nước này.
Cần sa là ma túy loại B, chung nhóm với ketamine và amphetamine. Người tàng trữ ma túy loại này có thể bị phạt tù lên đến 5 năm. Người cung cấp và sản xuất ma túy loại B đối mặt án tù lên đến 14 năm.
Trong khi đó, ma túy đá, cocaine, thuốc lắc, heroin và thuốc gây ảo giác LSD là ma túy loại A. Người tàng trữ có thể bị phạt tù lên đến 7 năm. Người cung cấp và sản xuất có nguy cơ đối mặt án tù chung thân.
Trong vài năm gần đây, cảnh sát Anh nương tay với hành vi sử dụng cần sa để tập trung vào những ưu tiên cấp bách hơn. Người dùng cần sa nhiều khả năng bị cảnh cáo hơn là bị truy tố. Năm 2017, 15.120 người ở Anh và xứ Wales bị truy tố vì sở hữu cần sa, giảm 19% so với năm 2015.
Năm 2015, cảnh sát hạt Durham tuyên bố họ sẽ không còn nhắm mục tiêu vào những người trồng cần sa để tự sử dụng trừ khi họ làm việc đó "một cách trắng trợn". Cảnh sát Derbyshire, Dorset và Surrey cũng học theo cách tiếp cận này do bị cắt giảm ngân sách.
Có ba làn sóng người Việt nhập cư vào Anh, theo nghiên cứu năm 2010 về tội phạm có tổ chức trong cộng đồng người Việt ở Anh của hai tác giả Silverstone D. và S. Savage. Làn sóng thứ nhất diễn ra sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, nhiều người đến định cư ở London và miền đông nam nước Anh. Làn sóng thứ hai diễn ra vào những năm 1990, khi những người Việt không giấy tờ vốn sống ở các quốc gia thuộc Liên Xô và những nơi khác ở Đông Âu đổ sang Anh. Cuối những năm 2000, người Việt từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung đến Anh để tìm kiếm cơ hội đổi đời. Ước tính 35.000 người Việt không giấy tờ sống ở Anh năm 2010.
Giữa những năm 1990, các băng đảng tội phạm người Việt ở Vancouver, Canada có tiếng là am hiểu cách thức trồng cần sa. Năm 2004, chính phủ Anh phân cần sa thành ma túy loại C thay vì ma túy loại B (quyết định này bị đảo ngược vào năm 2009). Người tàng trữ ma túy loại C đối mặt với nguy cơ hai năm tù còn kẻ cung cấp đối mặt án tù lên tới 14 năm.
Động thái này khiến nhiều nhóm tội phạm Việt nhanh chóng chuyển địa bàn từ Canada sang Anh, theo nghiên cứu của Trang Nguyen, nghiên cứu sinh tại Trung tâm Max Weber về Nghiên cứu Văn hóa và Xã hội ở Đức. Họ biến những ngôi nhà lớn thành trang trại trồng cần sa bí mật, thuê nhà bằng cách sử dụng giấy tờ tùy thân giả hoặc đánh cắp. Chi phí thiết lập một trang trại dao động trong khoảng 15.000 - 50.000 bảng Anh trong khi lợi nhuận hàng năm từ một trang trại lên đến 200.000 - 500.000 bảng.
Những lao động chăm sóc trang trại cần sa có thể là những thiếu niên bị bắt cóc đưa sang Anh để làm "nô lệ" cho những băng đảng Việt. 96% số nạn nhân buôn người bị buộc trồng cần sa ở Anh năm 2012 là người Việt, 81% trong số đó là trẻ em.
Cũng có những người tự nguyện trả cho kẻ buôn người khoảng 10.000 - 40.000 USD để được đưa sang Anh vì tin vào triển vọng có công việc lương cao ở nước ngoài. Cảm thấy buồn chán với cuộc sống ở nông thôn và thiếu cơ hội việc làm, sức quyến rũ từ cơ hội làm giàu ở nước ngoài đủ để cám dỗ nhiều người dấn thân vào những chuyến đi đầy rủi ro. Những người này thường vào Anh bằng cách trốn trong xe container đông lạnh, đối mặt với nguy cơ chết cóng hoặc chết ngạt.
Khi đến Anh, người nhập cư trái phép không có nhiều lựa chọn việc làm. Ngoài trồng cần sa, họ chỉ có thể làm việc trong các tiệm nail, làm chui cho các nhà hàng hay bị ép hành nghề mại dâm. Trồng cần sa là "nghề" kiếm được thu nhập cao hơn, có thể giúp họ gửi tiền về cho gia đình để trả nợ.
Mùa vụ cần sa được thu hoạch sau mỗi hai tháng. Người chăm sóc trang trại kiếm được 7.000 - 10.000 bảng Anh mỗi mùa vụ. Vì vậy, họ quan niệm rằng chỉ cần 2 trong 4 vụ mùa không bị cảnh sát tịch thu hoặc bị một băng đảng khác cướp, họ chỉ mất nửa năm để trả chi phí đi lậu đến Anh và dành dụm được khoản tiền lớn.
Những băng đảng Việt muốn tuyển mộ lao động Việt thay vì người nước khác vì dễ giao tiếp và kiểm soát. Các lao động Việt này thường xuất thân từ nông thôn và hầu như không biết hoặc biết ít tiếng Anh. Họ khó có thể khai ra thông tin có giá trị nếu bị cảnh sát Anh bắt.
Vì vậy, các băng đảng chiêu mộ "lính mới" từ Việt Nam, cho họ chỗ ở hay giúp họ mở tài khoản khi đến Anh. Đổi lại, những "lính mới" phải làm việc cho họ và không dám tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị bóc lột hay lạm dụng, theo nghiên cứu năm 2010 của Silverstone D. và S. Savage.
Nhiều người Việt còn tin họ có thể trồng cần sa ở Anh mà không bị phát hiện. Họ cho rằng ngay cả khi bị bắt, họ cũng sẽ chỉ bị phạt tù tối đa 6 tháng.
Cuong Nguyen, 41 tuổi, quê ở Hải Phòng, năm 2008 trả 15.000 USD cho những kẻ buôn người để được đưa sang Anh. Cuong làm việc cho trang trại cần sa ở Bristol và suýt bị cảnh sát tóm trong một cuộc đột kích. Anh ta sau đó đến London, bán cần sa và "đào tạo" những người trồng cần mới.
Năm 2014, Cuong bị bắt khi đang hút cần và dấu vân tay cho thấy anh ta có liên quan tới trang trại bị đột kích ở Bristol. Cuong bị kết án 10 tháng tù với tội trồng cần sa và cuối cùng bị trục xuất.
Cuong Nguyen nằm trong số 1.600 người Việt Nam bị yêu cầu về nước bằng hình thức tự nguyện hoặc ép buộc từ năm 2014, trong đó có ít nhất 22 người dưới độ tuổi 14, theo dữ liệu từ Bộ Nội vụ Anh.
Theo chuyên gia chống nạn buôn người Mimi Vu, một số người quay trở lại Việt Nam trong nợ nần và có nguy cơ tiếp tục trở thành nạn nhân của những băng đảng.
Đối với Cuong, bắt đầu lại cuộc sống ở Việt Nam rất khó khăn. Tuy nhiên, Cuong cho biết anh đã thay đổi và hy vọng có thể mở một tiệm salon tóc. "Ngày trước tôi phải tỏ ra hung hăng, nhưng bây giờ tôi phải thật nhẹ nhàng, hòa nhã", Cuong nói.
Phương Vũ (Theo AFP)
Tại sao người Việt Nam lại trồng nhiều cần sa đến thế?
Vào đầu tháng 3 năm 2007, công an đã tìm thấy ma túy làm từ cần sa (cannabis) mọc ở nhiều khu vườn thuộc tỉnh Hà Tây, gần Hà Nội.
Cần sa bạt ngàn (Canada). Nguôn: ontheNet
Những người buôn bán ma túy đã thuê nông dân trồng cần sa, và công an cho biết rằng chúng đã được trồng khá lâu rồi vì người dân địa phương không hiểu đó là loại cây gì. Người chủ của một vườn cần sa nghĩ rằng đây là một loại cây thuốc (và đúng vậy, nó là một loại thuốc), và nhìn chung thì nông dân rất ngạc nhiên khi biết rằng đó chính là một loại dược liệu bị cấm.
Có một số tài liệu, không nhiều, về lịch sử việc sử dụng cây cần sa ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây nó không phổ biến như ở bên Lào hoặc một số nước láng giềng khác. Rượu và thuốc phiện (nay là Heroin) là những dược liệu được sử dụng theo cổ lệ. Tuy cần sa được trồng ở miền Nam trong thời kỳ chiến tranh, nhưng việc trồng cây này đã giảm rõ rệt sau khi lính Mỹ rút đi.
Vậy thì tại sao bây giờ nó trở lại? Người nước ngoài ở Hà Nội từ lâu đã than vãn về sự thiếu cần sa tốt ở địa phương, nhưng đây không chỉ là một sự tình cờ may mắn. Trong mười năm qua, những người Việt Nam buôn lậu ma túy đã trở thành nguồn cung cấp chính cần sa tinh chế cho thế giới. Sự lớn mạnh đột ngột của các vườn cần sa xung quanh Hà Nội chỉ là một trường hợp như “gà về chuồng để ngủ”.
Nhiều người trông cần sa là trẻ em
Ảnh minh họa nạn nhân của bọn buôn lậu cần sa và buôn người tại Anh Quốc. Nguồn: The Sunday Times, 25th August 2013
Nhưng làm thế nào và tại sao các băng đảng ở miền Bắc Việt Nam lại có thể biến cần sa thành một nguồn lợi của họ?
Câu chuyện chạy sang nước Anh, nơi mà vài năm gần đây cảnh sát đã bắt được một số kỷ lục những “vườn nước” trồng cần sa. Từ 2005-2007, ở London, nhà chức trách khám phá khoảng 1500 khu trồng cây cần sa, 500 vụ nhiều hơn 2 năm trước đó.
Có khoảng 75 phần trăm những người trồng cần sa này là người Việt Nam, và hầu hết họ là những người dân mới di cư gần đây. Tình trạng này đã xấu đến mức nhân viên di trú đã phải đi cùng với cảnh sát trong các cuộc truy bắt.
Rất nhiều công nhân trồng cần sa là trẻ em, đó là những trẻ bị những băng đảng buôn thuốc phiện dấu mang sang Anh Quốc, đặc biệt là để trồng cần sa. Trẻ em là đối tượng dễ dàng kiểm soát và có thể trả công rẻ mạt. Hơn nữa, chúng không thể bị buộc tội hình sự khi bị bắt, và như thế sau khi việc trồng cần sa bị đổ bể, những đứa trẻ có thể được đưa ra khỏi sự chăm nom của chính phủ và quay trở lại một nơi trồng cần sa khác. Nếu chúng bị ép phải trở về Việt Nam thì cũng không có gì có thể ngăn cản chúng khỏi bị dấu mang trở lại Anh quốc một lần nữa. (Một lỗ hổng trong Luật của Anh đã khiến cơ quan nhập cảnh không có trách nhiệm bảo an cho trẻ theo Đạo luật về Trẻ em năm 2004).
Món lợi khổng lồ. Một căn nhà trồng cần sa có thể kiếm được 500.000 đô la Mỹ một năm. Mười năm trước, 11% cần sa ở Anh là cần sa nội địa. Hiện nay số lượng này là 60%. Hơn nữa, một loại marijuana mạnh goi là skunk, có lượng thuốc nhiều gấp 10 đến 20 lần loại cần sa bình thường. Vườn trồng cần sa dùng những dụng cụ công nghệ cao giá lên tới 100,000 USD để gia tăng sản lượng và tránh sự dòm ngó của hàng xóm (mùi cây và độ nóng từ vườn cần sa rất cao, và phân bón hóa học rất độc).
Lý do trực tiếp cho sự gia tăng mức cung (và lợi nhuận) là do một thay đổi về mặt pháp luật năm 2004 đã giảm cần sa xuống dược liệu hạng C thay vì hạng B. Điều này có nghĩa rằng người tiêu thụ sẽ không bị buộc tội hình sự nếu như họ chỉ tích trữ một lượng nhỏ. Người ta hiểu rằng đây là một sự phi tội phạm hóa và do đó sản xuất cần sa nội địa cất cánh.
Miền Tây Canada, thiên đường của cần sa
Cần sa. Nguồn: Getty Images
Nhưng tại sao những băng đảng Việt Nam lại chuyên trồng cần sa? Tại sao không phải là những nhóm tội phạm khác?
Để trả lời cho vấn đề này, chúng ta hãy tiếp tục đi đến thành phố Vancouver tươi đẹp ở bờ Tây đất nước Canada của tôi.
Từ giữa đến cuối những năm 1990, người Việt Nam hầu như chiếm lĩnh toàn bộ công nghiệp trồng cần sa ở Vancouver và các vùng lân cận ở tỉnh bang British Columbia. Đây không phải là một chiến công nhỏ, vì sản xuất marijuana quy mô lớn trước đó thuộc quyền cai quản của câu lạc bộ xe máy Thiên thần Địa ngục (Hells Angels) khét tiếng với việc sử dụng bạo lực với đối thủ.
Bờ tây của Canada đã là một ổ cung cấp marijuana từ nhiều năm. Trong những năm 1960, những người Mỹ trốn quân dịch đã đến vùng núi của tỉnh Bristish Columbia và trồng cần sa như một nguồn để sinh nhai. Người Canada có thái độ thản nhiên với chất kích thích nhẹ, và nhiều người sống ở bờ Tây đã trồng cần sa trong vườn của họ. Nhưng đây là những người “thích” trồng để dùng hoặc để bán lại cho bạn bè. Nhóm Thiên thần Địa ngục bắt đầu sản xuất cần sa ở mức độ công nghiệp lớn để cung ứng cho thị trường lớn ở Mỹ. Và trong những năm 1990, các băng đảng Việt Nam bắt đầu chiếm lĩnh thị trường.
Nhóm Thiên thần Địa ngục có những vườn ươm lớn ở trong các chuồng súc vật ở vùng nông thôn. Khi một khu trồng “cỏ” bị phát giác, cả “vụ mùa” sẽ mất và rất khó để bắt đầu lại. Những băng đảng người Việt lại chú trọng biến những nhà trọ và những căn nhà nhỏ ở khu vực đô thị thành những nơi trồng trọt. Nếu bị phát giác, họ dễ dàng lập lại những vườn ươm ở những nơi khác. Một điều quan trọng là, cảnh sát có thái độ mềm mỏng đối với tội phạm, ít nhất là lúc bắt đầu, và người nào bị bắt vì trồng cần sa sẽ chỉ bị phạt hoặc là bị tuyên án treo (không phải ngồi tù).
Một báo cáo của cơ quan chống ma túy của Mỹ năm 2000 cho biết rằng năm 1998, có 2.351 trường hợp trồng cần sa bị phát giác ở tỉnh bang Bristish Columbia. Một năm sau, những trường hợp này tăng 30%, tức là 3.279 vụ. Năm 1994, khoảng 325 cân marijuana bị tịch thu khi đang vận chuyển qua biên giới British Columbia với Hoa Kỳ (tiểu bang Washington). Và vào năm 1998 cảnh sát tịch thu 2600 cân cần sa.
Marijuana phẩm chất cao được chế biến hoàn hảo ở British Columbia, nơi mà các cửa hàng công khai bán hạt giống, dụng cụ và sách dạy trồng cây trong nước. Những năm 1990 “BC Bud” là loại cần sa hảo hạng và người Mỹ rất thích loại này. Giá một cân (pound – cân Anh) khoảng từ 1,500 USD cho đến 2000 USD ở Vancouver, và cần sa đó được bán với giá 3000 USD một cân ở California và tới 8000 USD một cân ở New York (số liệu lấy từ Báo cáo năm 2000 của DEA). Những đánh giá gần đây cho biết rằng giá trị thương mại của cân sa khoảng 6,5 tỷ đô la Mỹ một năm cho tỉnh British Columbia, đứng thứ hai sau dầu mỏ và khí đốt.
Hải Phòng, như những thành phố cảng khác, có nhiều thành phần bất hảo
Nhưng thế này mới chỉ là đặt phạm vi của vấn đề, nó vẫn không trả lời câu hỏi ban đầu của chúng ta là: Có nhiều nhóm dân di cư ở Vancouver, tại sao các băng đảng Việt Nam lại thống trị [thị trường cần sa] nhanh đến như vậy?
Để trả lời cho câu hỏi, tôi nghĩ là rất cần để xem lại câu chuyện cụ thể của việc di cư. Và cũng cần nói ngay cho rõ, những người Canada gốc Việt không liên quan gì đến câu chuyện này. Trong những năm sau 1975, Canada cũng như nhiều quốc gia phương Tây khác đón nhận hàng chục nghìn người Việt Nam tị nạn cộng sản. Những người tị nạn này đến từ miền Nam Việt Nam, phần lớn là chuyên viên có học vấn. Họ sinh sống ở những đô thị lớn ở Montreal, Ottawa và Toronto, và ít hơn ở những thành phố khác như Edmonton và Vancouver.
Nhìn chung, thế hệ những người tị nạn di cư đầu tiên này khá thành công ở Canada. Ottawa, quê tôi, là một trong số ít trong các thành phố Bắc Mỹ mà không có cái thực sự gọi là “khu phố Tầu”. Chúng tôi lại có khu phố Việt Nam, với đầy các cửa hàng, doanh nghiệp thương mại đa dạng (không chỉ là nhà hàng) do người Việt Nam hoặc người Việt gốc Hoa làm chủ. Ottawa là trung tâm của công nghiệp cao của Canada, và một vài năm trước tờ Ottawa Citizen đã đăng một câu chuyện tiêu biểu cho sự nổi bật của những kỹ sư Canada gốc Việt Nam ở trong khu vực kinh tế này.
Nói chung, đây là câu chuyện về người Canada gốc Việt khắp mọi nơi ở Canada, những chuyên viên có học vấn, thuộc đủ ngành nghề. Tuy nhiên khi nói đến Vancouver thì mọi thứ đã thay đổi đôi chút.
Vancouver là một điểm đến cho những người miền Bắc Việt Nam đã đi tị nạn ở Hồng Kông. Đây là những người tị nạn kinh tế [hay vì chính sách bài Hoa của đảng cộng sản] chạy khỏi Việt Nam khoảng giữa những năm 1980. Rất nhiều người trong số họ xuất thân bình thường, nhìn chung, hầu hết họ đến từ Hải Phòng và một số vùng nghèo khó ở vùng duyên hải miền Bắc. Hải Phòng, như những thành phố cảng khác, có nhiều thành phần bất hảo. Tôi được nghe kể rằng vào những năm 1980, Việt Nam ở giai đoạn tuyệt vọng đến nỗi cán bộ chính phủ bắt những tội phạm xấu xa nhất tống lên thuyền để đẩy đi Hồng Kông. Thế nào đi nữa thì trại tị nạn ở Hồng Kông cũng là một nơi khủng khiếp, người tị nạn bị bỏ quên hàng năm trời trong tình trạng hoang mang, dưới sự cai quản của những băng đảng phát triển tràn lan không bị chính quyền bên ngoài kiềm chế. Ngay cả nếu không có xu hướng pháp tội, sau khi tới ở đó, không ai có thể trách bạn có xu hướng này khi rời khỏi trại tị nạn ở Hong Kong.
Những người miền Bắc Việt Nam đến Canada vào những năm cuối 1980 và những năm 1990 thường đến Vancouver hoặc miền Tây Canada (Tôi không hiểu tại sao). Ở đó, họ có lẽ đã gặp những người Việt Nam đến từ miền Nam đã thật sự “hội nhập” hoặc ít nhất là sống một cách thành đạt như những người trung lưu ở Canada. Không có một cơ quan nào đón tiếp họ. Thiếu giáo dục và thiếu cơ hội, những người tị nạn di cư mới này trở thành nạn nhân phải làm việc cho các băng đảng trả nhiều tiền để họ làm những công việc không cần kinh nghiệm.
Tỉ lệ rủi ro/phần thưởng trong việc trồng cần sa vào những năm 1990 ở Vancouver gần như chỉ là phần thưởng với những rủi ro không đáng kể. Xã hội, kể cả cảnh sát, có một thái độ tương đối rộng lượng đối với những người di cư mới (tống giam hàng loạt những người di cư mới không phải là hành động chính trị thời thượng ở Canada). Hơn nữa, xã hội, kể cả cảnh sát, đã có một thái độ mềm mỏng với tội phạm ma túy (có sự phân biệt lớn ở Canada và Anh Quốc giữa ma túy “nhẹ” như marijuana và “nặng” như heroin). Khi việc trồng cần sa ở đô thị bị phát giác, kết quả là phạm nhân chỉ bị phạt chứ không bị tù. Đó là môt sự khác biệt lớn giữa Canada và Hoa Kỳ, và đây là lý do tại sao việc trồng cần sa không xẩy ở phía Nam biên giới – ít nhất là cho đến những lúc gần đây.
Như vậy, đối với những thành viên của các băng đảng đến Vancouver, thật là dễ dàng tuyển mộ những người Việt Nam để trồng cần sa. Họ chuyển lợi nhuận vào các tổ chức tội phạm khác, kể cả việc buôn lậu heroin. Chỉ trong vài năm, những băng đảng Việt Nam đã đuổi nhóm Thiên thần Địa ngục ra khỏi Vancouver, cảnh sát đã phải gọi họ là “những tội phạm tập trung ngoại hạng và gan lì nhất từ trước đến nay ở Canada.”
Sống trong nền kinh tế kế hoạch tập trung của những năm 1980 ở Việt Nam – nơi mà tất cả mọi người đều “vi phạm pháp luật” chỉ để sống còn – và cuộc di cư cực kỳ khó khăn đến trại tị nạn ở Hong Kong – nơi từng được so sánh với một ‘gulag’ ở Liên Xô – chắc chắn đã ảnh hưởng tới sự quyết tâm của họ để thành công ở Canada bằng mọi giá.
Từ bờ biển miền Tây của Canada, và từ những người trồng cần sa đến từ miền Bắc Việt Nam và những người Việt gốc Hoa, thương mại đã lan rộng. Họ xuyên qua Canada, kéo thêm những người di cư (miền Nam) Việt Nam và dân châu Á khác vào việc kinh doanh, không chỉ là những người trồng, mà còn sử dụng những ngươi mua bán địa ốc và những người khác có khả năng dễ mượn tiền thế chấp bất động sản sang trọng ở ngoại ô. Và vì mạng lưới của người tị nạn Việt Nam có tính quốc tế, với thành viên của cùng một gia đình hoặc dòng họ được các chính phủ khắp nơi cho đến cư trú, vì vậy cũng không có gì là lạ việc kinh doanh cần sa đã nhanh chóng chạy sang các nước khác, phần lớn là Anh Quốc, khi mà tỉ lệ rủi ro/phần thưởng ở đây trở nên thuận lợi hơn nữa.
Còn một cái ngoắt ngoéo cuối cùng của câu chuyện này. Hoa Kỳ trước kia không được chọn làm nơi sản xuất (cần sa) vì luật pháp không khoan nhượng (như ở Canada hay Anh Quốc): bị bắt có nghĩa là xộ khám đến 10 năm.
Tuy nhiên, sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, an ninh biên giới đã được thắt chặt và số lượng ma túy bị tịch thu ở biên giới Canada – Hoa Kỳ tăng lên đáng kể. Vì thế, những người buôn lậu cần sa đã mở những cửa hàng ở Mỹ, cung cấp “dụng cụ làm vườn” và kiếm người buôn bán địa ốc trong cộng đồng người Việt có thể giúp họ mượn tiền thế chấp để mua bất động sản lớn ở vùng ngoại ô. Bạo lực đã gây rắc rối cho kinh doanh ở Vancouver, thất đáng buốn, cũng đã di chuyển xuống phía nam của đường biên giới.
Vào một lúc nào đó, có lẽ chỉ vài năm trước, các băng đảng Việt Nam đã quyết đinh rằng quê hương của họ ở đồng bằng sông Hồng sẽ là một điểm tốt để lập những vườn trồng cần sa (Có ai đã thử hàng ở Việt Nam chưa?) Điều này chắc chắn khiến cho chính phủ Việt Nam lo ngại, và họ đã bắt đầu có phản ứng: đầu năm 2007, sứ quán Anh và Canada đã giúp chính phủ Việt Nam thành lập một lực lượng đặc biệt chống rửa tiền đặc biệt là đống tiền cần sa. Với người Việt Nam bình thường, băng đảng kiếm được hàng triệu đô la ở nước ngoài có lẽ chỉ có một tác động đáng kể – tiền bán thuốc phiện hồi hương đang góp phần vào thị trường bất động sản vốn đã quá nóng.
Thế nào đi nữa, khi một món hàng xịn được những người nông dân ở đây phát giác, nó sẽ lan như lửa cháy rừng khô. Nếu trong tương lai marijuana được bán ở sàn chứng khoán Hà Nội thì tôi sẽ là người đầu tư.
Tác giả Michael L. Gray sống, không liên tục, ở Việt Nam từ năm 1995, phần lớn ở Hà Nội nhưng hiện ở Sai Gòn. Ông làm việc trong lĩnh vực truyền thông.
Câu chuyện người Việt và cây cần sa ở Đức
Lê Mạnh Hùng
Gửi tới BBC từ Berlin, Đức
Chụp lại hình ảnh,
Một trang trại trồng cần sa trong nhà
Nhận quốc tịch Đức vào khoảng cuối những năm 90, tôi nghĩ ngay đến việc du lịch Mỹ và Canada. Một thời gian sau đó tôi bắt tay vào việc thực hiện.
Biết vậy, một số bạn ở vài tòa soạn báo đặt tôi tìm hiểu về cộng đồng người Việt bên đó và cách thức làm ăn của họ. Tới nơi, tôi nhanh chóng nhận ra hai nghề đang hot lúc bấy giờ: nghề làm móng tay ở Mỹ và trồng cần sa ở Canada.
Máu tìm hiểu, cộng chịu khó ngoại giao, tôi nhanh chóng quen biết vài nhóm và một số nhân vật có "mác mỏ" trong hai lĩnh vực này. Thành thân thiết, tôi được họ giới thiệu tường tận về nghề, cho tham quan nhiều địa điểm ở nhiều thành phố khác nhau của Mỹ và Canada, được hút thử vài điếu và đi "lắc" với họ.
Trước khi chia tay, tôi nhận được lời mời "mở chi nhánh" ở Đức bởi tại Đức chưa hề phát triển hai nghề này. Tôi giải thích đại cho họ rằng cả hai nghề này đều không có triển vọng ở Đức vì các lý do a,b,c... Tôi thực tâm muốn quê hương thứ hai của tôi được yên bình.
Tôi đã sai lầm khi ngày ấy cho rằng nghề làm móng tay không thể phát triển ở Đức. Giờ thì nhan nhản khắp nơi các tiệm móng tay của người Việt, không ít người khấm khá, nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy.
Còn trồng cần sa?
Vài tháng sau đó có hai vị khách, thuộc dạng có tên tuổi trong làng trồng cần sa ở Canada sang Đức tìm gặp tôi. Họ tự giới thiệu vui là các "kỹ sư nông nghiệp" muốn đi khảo sát "vùng kinh tế mới" ở Đức.
Tôi nhận lời đưa họ đi xem các địa bàn và thầm nghĩ chỉ để khai thác thêm thông tin viết bài mà thôi. Tôi chẳng tin (và cũng chẳng muốn) họ làm được điều này ở Đức.
Việc đầu tiên: phải tìm hiểu sự quản lý của Đức trong lĩnh vực này, các luật lệ văn bản quy định ra sao. Ôi nước Đức - "Land des Gesetzes"/"Đất nước của các luật lệ.
Hai "kỹ sư trồng cỏ" từ Canada sang đã xanh hết cả mắt khi nghe tôi dịch cho nghe các điều quy định, các hình phạt liên quan đến ma túy, đến cần sa. Tiếp đến là phân tích thị trường, đánh giá nhu cầu sử dụng của người dân rồi đi tìm, nghiên cứu các địa điểm có thể triển khai.
Chụp lại video,
Người Việt bị bắt tại trại trồng cần sa khổng lồ ở Anh
Xin phép được tới thăm một loạt các gia đình người Việt quen biết có nhà riêng ở nhiều vùng, địa bàn khác nhau, với lý do muốn tìm hiểu cách thức xây dựng và chất lượng nhà ở của Đức, tôi đã không giúp hai chuyên gia trồng cỏ Canada khỏi lắc đầu ngao ngán.
Diện tích nước Đức đâu có lớn như Canada, nhà dân xây san sát cạnh nhau. Nói hơi quá, nhà này ăn mắm tôm là nhà kia ngửi thấy mùi liền. Dân Đức xây nhà rất kiên cố, dùng cho nhiều đời, các tầng hầm đổ bê tông dày bự, làm sao khoan đục dễ dàng để mở các lỗ, ngách, chạy đường ống dẫn, lấy trộm điện, nước, lỗ thông hơi này nọ cho việc trồng cỏ như bên Canada "nhà bằng gỗ, cạc tông".
"Lại còn cái gì thế này? Đồng hồ đo điện nước để hết trong tầng hầm à? Vậy người của công ty điện nước đi đọc đồng hồ lại được phép bước chân hẳn vào nhà dân ở sao? Đức lạc hậu thế á? Thế này thì lộ hết. Thiếu tôn trọng riêng tư người khác quá".
"Bên Canada văn minh hơn?", tôi hỏi lại. "Chứ sao! họ không được vào nhà. Đồng hồ đo điện nước để bên ngoài hết, chẳng cần mình, họ cũng bấm máy đọc được".
Hỏi đến thủ tục mua nhà, cách thức thanh toán tiền mua nhà, tôi lại nhớ tới hình ảnh người Việt ở một số nước như Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary và cả Canada, tay sách cả cái cặp bự đựng tiền mặt đi mua nhà.
Bên Canada, người ta mua cả cái nhà to như biệt thự giá chỉ chừng trên dưới nửa triệu đô, trồng cần sa thu nhập thuận lợi chỉ một thời gian không lâu gỡ được tiền nhà và bắt đầu có lãi to.
Chả biết ở các nước đó, thời đó và đến bây giờ việc quản lý lưu thông tiền tệ như thế nào chứ ở Đức thì từ khi tôi tới (năm 1991) đến nay chẳng có chuyện đó, mua cái nhà, cái xe mới đẹp đẹp một chút là chả hiểu bằng cách nào đó, sở thuế Đức cũng biết liền.
Mua đồ xây dựng các trại trồng cần sa ở đâu đây? Đương nhiên phải ra các siêu thị, các cửa hàng chuyên của Đức chứ sao. Người Việt ở Đức đâu có các cửa hàng bán đồ chuyên giống như bên Mỹ, Canada. Mà nếu bây giờ mở ra để phục vụ cho các quý đồng hương trồng cỏ thì khác gì "lạy ông tôi ở bụi này". Cảnh sát Đức thính mũi như "Bẹc giê" ấy. Khiếp chết được.
NGUỒN HÌNH ẢNH,PA
Khỏi nói hai "chuyên gia trồng cỏ" từ Canada đã buồn bã, thất vọng như thế nào. Nhìn hai khuôn mặt "dài như hai cái bơm" của họ là tôi biết liền. Tôi an ủi họ bằng mọi lý lẽ đáng thuyết phục nhất, cài thêm tí mê tín, dị đoan vào rằng tôi không mê cái ngành này lắm vì ngại nghiệp chướng lắm. Tôi chỉ biết cắm cổ đi học thêm, tìm công việc gì nó êm đềm, ổn định làm đủ sống để yên vui với vợ con.
Chia tay hai "kỹ sư trồng cỏ" Canada năm xưa, tôi vẫn tin chắc rằng chẳng bao giờ nghề trồng cần sa sẽ tới Đức. Vậy mà như thế nào đó ít năm sau này, tin tức cảnh sát Đức phá vỡ nhóm nọ, băng đảng kia trồng thuốc phiện, trồng cần sa, chứa người sống bất hợp pháp xuất hiện trên mặt báo Đức.
Vụ việc rộ lên chút ít một thời gian ngắn rồi im ắng. Có vẻ như chính quyền Đức đã thành công khi muốn dẹp bỏ tệ nạn này. Trong giới người Việt, tôi nghe thấy rất ít và phần lớn người ta chỉ tay về phía các nước khác, đặc biệt là nước Anh mỗi khi nói về trồng cần sa. Tôi chưa có dịp tìm hiểu kỹ vì sao ở Anh lại có thể phát triển được "ngành nông nghiệp mũi nhọn" này như thế.
Tệ nạn buôn bán thuốc lá, bắn giết nhau của người Việt Nam ở Đức giữa những năm 90 thế kỷ trước, đã cho cả chính quyền Đức và người Việt nhiều bài học quý giá để chung sống với nhau. Người Việt ở Đức tuy còn nhiều vấn đề, nhưng cũng đã có nhiều chuyển biến.
Ở một đất nước có bảo hiểm xã hội tốt như Đức, sống, làm ăn lương thiện và đầu tư nhiều thời gian cho gia đình, con cái, cho sức khỏe của bản thân mình sau khi đã trải qua nhiều năm vất vả, đó là sự đầu tư đúng đắn và vững chắc nhất. Tôi đã và vẫn đang nghĩ vậy.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng hiện đang sống tại Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức
Nguyễn Văn Chưởng là ai? Tóm tắt vụ án của Nguyễn Văn Chưởng
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Nguyễn Văn Chưởng là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Nguyễn Văn Chưởng là ai?
Nguyễn Văn Chưởng là một trong những tử tù trong vụ án giết người trên đường xuyên đảo Đình Vũ năm 2007. Tuy nhiên, gia đình Chưởng đã không ngừng kháng án và kêu oan cho tội danh của anh. Hiện nay, vụ án đang nhận nhiều sự quan tâm đến từ dư luận.
Nguyễn Văn Chưởng, sinh năm 1983, là người con của mảnh đất Hải Dương. Năm 2007, anh là một tù nhân bị kết án tử hình. Với tội ác nghiêm trọng: giết người và cướp tài sản tại đường xuyên đảo Đình Vũ, TP. Hải Phòng.
Vào lúc 21h30 ngày 14/7/2007, Thiếu tá Nguyễn Văn Sinh (1962) là cán bộ của Công an đang trên đường đi làm nhiệm vụ chốt điểm tại đường xuyên đảo Đình Vũ, TP. Hải Phòng. Khi gần đến cổng nhà máy thép Đình Vũ, bất ngờ bị ba kẻ đi trên một chiếc xe máy cùng hướng tấn công, dùng hung khí đâm vào vùng lưng và thái dương.
Thiếu tá Sinh đã nhanh chóng rút súng K59 và bắn 4 phát. Các đối tượng tấn công nhanh chóng tẩu thoát. Mặc dù Sinh được đưa đi cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng. Anh đã hy sinh vào lúc 8h30′ ngày hôm sau (15/7/2007).
Ngày 3/8/2007, Cơ quan CSĐT tội phạm Công an TP. Hải Phòng đã bắt giữ Nguyễn Văn Chưởng (Hải Dương). Là công nhân của Công ty TNHH Đại Phát (Hải Phòng), đã có vợ, không tiền án, tiền sự. Đồng thời, cũng bắt giữ Đỗ Văn Hoàng và Vũ Toàn Trung cùng ngày với Chưởng.
Trong số đó, Chưởng bị xác định là kẻ đứng đầu. Anh phải đối diện án tử hình vì hai tội giết người và cướp tài sản. Vũ Toàn Trung (TP. Hải Phòng) bị kết án 23 năm tù và Đỗ Văn Hoàng (TP. Hải Phòng) đã bị kết án tù chung thân vì hai tội giết người và cướp tài sản. Nguyễn Thị Lan Phương (Hải Phòng) bị phạt 12 tháng tù nhưng được cho hưởng án treo. Còn Nguyễn Trọng Đoàn (em ruột của Chưởng) bị kết án 2 năm tù vì tội che giấu tội phạm.
Thực hư việc Nguyễn Văn Chưởng có tội?
Phán quyết của Viện Kiểm sát
Vụ án này đã được Viện trưởng VKS NDTC kháng nghị. Nhưng Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã bác kháng nghị này. Theo Phó viện trưởng VKS NDTC Nguyễn Hải Phong cho biết: “Qua xem xét hồ sơ vụ án, chúng tôi thấy chưa đủ căn cứ vững chắc để kết luận Chưởng là người chủ mưu, cầm đầu vụ giết người”.
Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) phân tích: “Trước khi gây án, các bị cáo đã thống nhất là ‘đi bay’ (tức đi cướp). Vì vậy việc Chưởng bị kết tội cướp tài sản là không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng việc kết tội Chưởng về tội giết người cần phải xem xét lại. Bởi hồ sơ bản án cho thấy Chưởng chỉ là người lái xe máy. Trong khi hai bị can khác ngồi sau đã thực hiện hành vi đâm, chém và gây ra cái chết cho nạn nhân Sinh”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng căn cứ vào hồ sơ, Chưởng cũng không phải là người chủ mưu gây ra cái chết. Tuy nhiên, “Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì vụ này nếu có sai sót cũng đã vượt qua khả năng kháng nghị. Vì quyết định của Hội đồng thẩm phán là quyết định cuối cùng” – ông Nguyễn Văn Hiện nói.
Gia đình Nguyễn Văn Chưởng tiếp tục kêu oan
Sau khi nhận bản án, Chưởng đã không ngừng kháng án và kêu oan. Anh dùng tăm và chỉ từ chiếc chăn trong trại giam để viết thành một tờ đơn kêu oan và khẳng định mình vô tội.
Ông Nguyễn Trường Chinh, bố của Chưởng (1983), run rẩy khi chia sẻ nội dung của bức thư. Bức thư được thêu một cách nguệch ngoạc với nội dung như sau: “Án oan ôm hận nhờ Chính phủ – Giải oan hận này cho dân đen – Tấm lòng trong sạch thiên địa biết – Trả lại công bằng cho dân thường – Sao để quan sai hành hạ dân – Luật pháp Việt Nam là rất đúng – Đừng để oan sai giáng hạ cho dân lành”.
Trước đó, ông cho biết thêm: “Khi bị bắt, Chưởng không biết bị bắt vì lý do gì. Các nhân chứng được triệu tập đều khẳng định con tôi vô tội. Tuy nhiên, Công an TP. Hải Phòng còng tay nhân chứng, đánh đập, bắt họ phải khai sai sự thật theo sự chỉ dẫn của họ. Nhiều nhân chứng khi về đã đến xin lỗi gia đình tôi vì không chịu được đòn đánh nên buộc phải khai sai”.
Nguyễn Văn Chưởng dùng tăm thêu đơn kêu oan lên áo
Một tử tù đã dùng tăm, rút chỉ từ chiếc chăn trong trại giam thêu lên áo thành một tờ đơn kêu oan ức và khẳng định mình vô tội.
“Lúc con tôi bị kết án tử hình, nó chỉ kịp vất chiếc áo đã dùng tăm, rút chỉ từ chiếc chăn trong trại giam thêu lên áo thành một tờ đơn kêu oan ức và khẳng định mình vô tội vì không biết và không có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ án mạng dẫn đến cái chết thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, công an phường Đông Hải 2 (Hải An, TP.Hải Phòng)”.
Kể đến đây, giọng ông Nguyễn Trường Chinh, bố tử từ Nguyễn Văn Chưởng (SN 28/03/1983, thôn Trung Tuyến, xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) run rẩy, những giọt nước mắt không biết tự bao giờ đã lăn trên đôi gò má đen xạm của ông.
Đôi bàn tay run run, ông lôi từ trong bọc vải ra chiếc áo trắng cũ kỹ có những dòng chữ được thêu nguệch ngoạc với dòng mở đầu “Chưởng vô tội”.
Gạt nước mắt, ông Chinh cho hay: “Tôi đã giữ chiếc áo có bức thư kêu oan do con tôi dùng tăm thêu lên đây được gần 5 năm. Phải là chỗ tin tưởng lắm tôi mới giao cho bức thư này. Bởi nó là lá đơn cuối cùng do con tôi viết kêu cứu cho nỗi oan ức của nó tại vụ án mạng trên”, ông Chinh cho biết thêm.
Nội dung bức thư được thêu khá nguệch ngoạc, nhưng ông Chinh đọc khá chi tiết cho chúng tôi: “Án oan ôm hận nhờ Chính phủ – Giải oan hận này cho dân đen – Tấm lòng trong sạch thiên địa biết – Trả lại công bằng cho dân thường – Sao để quan sai hành hạ dân – Luật pháp Việt Nam là rất đúng – Đừng để oan sai giáng hạ cho dân lành”.
Đọc xong bức thư, ông Chinh lại khóc, những giọt nước mắt mặn chát của một người cha khi chứng kiến những dòng tâm huyết của đứa con trai do ông đứt ruột đẻ.
Gần 5 năm đi kêu oan cho con, mái tóc ông đã bạc đi nhiều, đôi mắt không còn minh mẫn. Ông cho biết: “Nhiều lúc tôi đã định buông xuôi, nhưng thương con, thương cháu, tôi lại cất bước đi hết cơ quan này đến cơ quan kia để kêu cứu. Bởi không chỉ có tôi mà hàng chục người dân trong xóm đều biết, con tôi không có liên quan gì đến vụ án mạng đó. Thời điểm đó nó đang ở nhà”.Ông cũng cho biết thêm: “Khi bị bắt, Chưởng còn không biết bị bắt vì lý do gì. Các nhân chứng được triệu tập đều khẳng định con tôi vô tội. Nhưng Công an Hải Phòng còng tay nhân chứng, đánh đập, bắt họ phải khai khác đi. Nhiều nhân chứng khi về đã đến xin lỗi gia đình tôi, vì không chịu được đòn đánh đành phải khai sai sự thật theo sự chỉ dẫn của họ”.
Nguyễn Văn Chưởng tiếp tục kêu oan
Tử tù Nguyễn Văn Chưởng (31 tuổi, quê Hải Dương) đang chờ thi hành án tử hình tại trại tạm giam Trần Phú, TP Hải Phòng.
Tám năm kể từ khi xảy ra vụ án mạng, tử tù Nguyễn Văn Chưởng và gia đình vẫn đang có nhiều đơn kêu oan đề nghị các cấp xem xét lại bản án.
Một số tình tiết chưa được làm rõ
Theo bản án sơ thẩm ngày 12-6-2008 của Tòa án nhân dân TP Hải Phòng, ngày 14-7-2007 Vũ Toàn Trung và Ðỗ Văn Hoàng đi xe máy đến quán cà phê của Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Phòng để vay tiền mua heroin.
Chưởng hẹn với Trung và Hoàng buổi tối quay lại để cùng nhau đi cướp. 8g cùng ngày, cả ba chuẩn bị dao, kiếm đi theo hướng cảng nước sâu Ðình Vũ (Hải An, Hải Phòng).
Trên đường đi, cả nhóm gặp anh Nguyễn Văn Sinh là cán bộ Công an phường Ðông Hải. Khi anh Sinh dừng xe nghe điện thoại, Chưởng và đồng bọn dùng dao chém nhiều nhát làm anh Sinh tử vong.
Xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân TP Hải Phòng tuyên phạt năm bị cáo: Nguyễn Văn Chưởng tử hình về tội giết người, 4 năm tù về tội cướp tài sản.
Ðỗ Văn Hoàng tù chung thân về tội giết người, 3 năm tù về tội cướp tài sản. Vũ Toàn Trung 20 năm tù về tội giết người, 3 năm tù về tội cướp tài sản.
Nguyễn Thị Lan Phương 12 tháng tù (án treo) về tội không tố giác tội phạm. Em trai của Chưởng là Nguyễn Trọng Ðoàn (27 tuổi) cũng phải lãnh 2 năm tù về tội che giấu tội phạm.
Sau phiên tòa, Nguyễn Văn Chưởng, Ðỗ Văn Hoàng và Nguyễn Trọng Ðoàn kháng cáo. Tại hai phiên tòa, cả ba bị cáo này đều kêu oan, không nhận tội. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội bác kháng cáo, y án sơ thẩm.
Năm 2011, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án hình sự phúc thẩm.
Quyết định kháng nghị nêu rõ vụ án có một số vấn đề cần phải làm rõ, đề nghị xem xét về phần hình phạt theo hướng giảm nhẹ cho Nguyễn Văn Chưởng từ tử hình xuống chung thân.
Tuy nhiên tháng 12-2011, Tòa án nhân dân tối cao có quyết định giám đốc thẩm, không chấp nhận kháng nghị của viện trưởng Viện KSND tối cao, giữ nguyên án phúc thẩm.
Lời kêu oan trải dài 8 năm
Tám năm qua, tử tù Nguyễn Văn Chưởng, bố mẹ Chưởng là ông Nguyễn Trường Chinh, bà Nguyễn Thị Bích và một số luật sư có rất nhiều đơn kêu oan gửi các cấp đề nghị xem xét lại bản án.
Thời gian gần đây, biết con sắp bị thi hành án, vợ chồng ông Chinh càng thêm lo lắng. Ông Chinh – bà Bích phải cầm cố nhà cửa và lang thang ở TP Hà Nội nhiều tháng nay kêu oan cho con.
Luật sư Hoàng Văn Quánh (Ðoàn luật sư TP Hà Nội), người bảo vệ cho Nguyễn Văn Chưởng ở phiên phúc thẩm, cho biết tại tòa cả hai anh em Chưởng khai bị đánh đập nên phải nhận tội. Các bản cung phía dưới chữ ký Chưởng đều viết chữ “EC” (tức bị ép cung).
Hồ sơ vụ án có một số tài liệu bị mất, biên bản xác định thương tích trên người bị cáo Chưởng khi Chưởng về trại tạm giam Trần Phú do giám thị trại giam lập, có y sĩ trại giam chứng kiến nhưng không có trong hồ sơ.
Khi bị bắt, Chưởng bị tịch thu điện thoại. Bị cáo và luật sư đề nghị cơ quan điều tra khôi phục cuộc gọi và xác định xem Chưởng có mặt tại Hải Phòng vào tối 14-7 hay không nhưng yêu cầu này cũng không được thực hiện.
Ðôi dép, khẩu trang màu xanh và thanh đoản kiếm thu giữ tại hiện trường thì cơ quan điều tra không làm rõ của ai. Quần dài và áo lót của nạn nhân là tang vật thu giữ, sau đó bị hủy mà không hiểu vì lý do gì.
Quá trình tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra, các luật sư bị Công an TP Hải Phòng gây khó dễ, kéo dài thời gian cấp giấy chứng nhận bào chữa, không cho tiếp xúc với bị can. Họ phải gửi đơn kiến nghị đến Bộ Công an, Viện KSND tối cao và phó thủ tướng Chính phủ.
“Bài bào chữa của tôi dành cho Chưởng dài 23 trang với gần 20 vấn đề đặt ra đề nghị tòa và viện xem xét không được chấp nhận. Tôi cho rằng việc kết tội Chưởng giết người là chưa có cơ sở” – luật sư Quánh nhấn mạnh.
Bị án có chứng cứ ngoại phạm?
Theo cáo trạng và các bản án thì sau khi gây án, sáng 15-7 Chưởng từ Hải Phòng về Hải Dương, tuy nhiên nhiều nhân chứng lại nói Chưởng có mặt tại Hải Dương vào đêm 14-7.
Chúng tôi gặp anh Nguyễn Trọng Ðoàn (em trai Chưởng, chấp hành xong hình phạt tù) tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
Ðoàn cho biết năm 2007, hai anh em đi làm tại Hải Phòng, cứ cuối tuần lại đi xe máy về quê thăm bố mẹ. Theo anh Ðoàn, chiều 14-7, anh từ Hải Phòng về quê trước. Chưởng và bạn là Trịnh Xuân Trường về sau.
Khoảng 7g tối 14-7, Ðoàn ra quán Internet và đợi Chưởng về để lấy xe máy đi chơi. Sau khi Chưởng về thì ghé quán Internet đưa xe cho em trai, về nhà ăn cơm với bố mẹ, ra nhà văn hóa xem văn nghệ, rồi đến một số nhà bạn bè chơi.
Khi anh trai bị bắt, Ðoàn đi xin xác nhận của những người làm chứng để nộp cho công an thì bị bắt luôn. Sau khi Ðoàn bị bắt, tất cả các nhân chứng này đều thay đổi lời khai, nói rằng có gặp Chưởng tại Hải Dương nhưng không nhớ rõ có phải đêm 14-7 hay không.
Trong số các nhân chứng có anh Trần Quang Tuất (32 tuổi). Lời khai của anh Tuất ở cơ quan điều tra thể hiện không nhớ rõ đêm Chưởng về quê.
Sau đó anh Tuất có đơn xác nhận lại và tại tòa sơ thẩm, anh đều khai rõ: đêm 14-7, Chưởng ghé nhà anh chơi.
Khi bị triệu tập đến cơ quan điều tra, anh bị đánh đập nên mới phải khai không nhớ rõ ngày. Sau đó về suy nghĩ lại thấy áy náy, anh và vợ làm đơn khẳng định tối 14-7 có gặp Chưởng tại Hải Dương.
Anh Trịnh Xuân Trường (28 tuổi) cũng có đơn xác nhận nêu rõ tối 14-7, anh cùng Chưởng về Hải Dương chơi và đến nhà một số bạn bè. Nhưng khi được triệu tập lên Công an TP Hải Phòng, bị nhục hình anh phải xác nhận theo công an là sáng 15-7 mới cùng Chưởng về quê.
Cần xem xét lại
Ông Lê Đình Khanh, phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, cho biết: “Tôi đọc qua hồ sơ vụ án và thấy còn có nhiều vấn đề. Vụ án có năm bị cáo thì ba bị cáo kêu oan.
Tôi cũng phân vân, đây là vụ giết thiếu tá công an phường, liệu Công an TP Hải Phòng có vì điều đó mà làm không khách quan hay không?
Mọi việc phải được xem xét cẩn trọng. Tôi xem lại vụ việc và sẽ báo cáo lên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Có thể đưa vụ án này vào những vụ án cần thiết phải xem xét, rà soát lại”.
Được biết, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được hồ sơ do gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng và các luật sư gửi đến. Theo ông Lê Đình Khanh, trong cuộc họp sáng nay (23-12) tại Hà Nội, ông sẽ báo cáo vụ việc cho Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
***
Nên sớm bỏ hình phạt tử hình Hoàng Hải Vân Chủ nhật, ngày 06/08/2023
Dư luận đang xôn xao về một trường hợp sắp bị thi hành hình phạt tử hình. Mặc dù tử tội, gia đình và các luật sư bào chữa liên tục kêu oan và đưa ra nhiều dẫn chứng vi phạm quy trình tố tụng, nhưng chúng tôi không có bằng chứng khẳng định trường hợp này có oan sai hay không. Chúng tôi chỉ nêu những lý do nên bỏ hình phạt tử hình đối với mọi trường hợp.Việc bãi bỏ hoàn toàn án tử hình là câu chuyện đang tranh cãi nhưng đang là xu hướng chung được sự đồng thuận trên toàn thế giới. Hiện tại, trong số 193 Quốc gia Thành viên Liên Hợp Quốc, có tới 162 quốc gia đã không có vụ hành quyết nào trong ít nhất 10 năm, trong đó có 112 quốc gia đã bãi bỏ án tử hình trong luật (tính đến năm 2019, theo liên minh châu Âu). Như vậy là các nước còn duy trì án tử hình là rất ít trên phạm vi toàn thế giới. Trong số "rất ít" đó, có nước ta. Bộ Chính trị ban hành Quy định 114: Không để tồn tại "gia tộc quyền lực"Một thứ "luật" ngoài luật - "Ai cho doanh nghiệp lương thiện"?Những người ủng hộ bỏ án tử hình lập luận rằng, việc kéo dài chết chóc sau một vụ án là không cần thiết, rằng giết người không có tác dụng răn đe tội phạm, án chung thân cần được coi là sự cách ly cao nhất, rằng con người dù tàn ác tới đâu cũng cần được sống để có cơ hội hoàn lương. Đó là chưa kể những khiếm khuyết trong quá trình tố tụng có thể gây oan sai, hình phạt tử hình mà oan sai thì không thể sửa chữa được. Những lập luận đó được nhân loại văn minh chấp nhận. Liên Hợp Quốc đã rất nhiều lần kêu gọi các quốc gia đình chỉ thi hành án tử, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn án tử hình khỏi luật pháp của tất cả các quốc gia. Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta, 1985, phải nói là mở đầu một giai đoạn của chính sách hình sự khắc nghiệt được luật hóa (trước đó tội hình sự dựa vào các các sắc lệnh hoặc pháp lệnh) với 4 lần sửa đổi, bổ sung vào những năm 1989, 1991, 1992, 1997, số tội danh có án tử hình tăng lên đến 44, chiếm chiếm 20,3% trên tổng số 216 điều luật về tội phạm.
Bắt đầu từ năm 1999, đánh dấu sự đảo ngược của chính sách hình sự theo hướng nhân đạo hóa. Là một phóng viên dự tất cả các cuộc thảo luận về Bộ Luật hình sự sửa đổi trong năm này, tôi không quên được hình ảnh Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc thay mặt Ban soạn thảo tha thiết kêu gọi Quốc hội kế thừa tinh thần nhân văn của Bộ luật Hồng Đức nhằm giảm các tội danh có án tử hình, giảm nhẹ hình phạt đối với trẻ em và phi hình sự hóa một số tội (ví dụ: phi hình sự hóa tội đầu cơ, quy định người thân không tố cáo nhau không có tội…). Theo dõi các phiên thảo luận mới thấy, không phải đại biểu Quốc hội nào cũng đồng thuận với chính sách hình sự giảm nhẹ, lạ lùng nhất là các đại biểu cầm bút (văn nhân) lại "sắc máu" hơn các đại biểu cầm súng (quân đội, công an). Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự được thông qua năm 1999 (có hiệu lực từ năm 2000) có một bước tiến rất lớn trong giảm nhẹ hình phạt. Riêng về tội tử hình, đã thu hẹp phạm vi áp dụng từ 44 tội danh xuống còn 29, chiếm 11% tổng số các điều luật về tội phạm, tức giảm gần một nửa so với trước.
10 năm sau, Bộ luật hình sự 2009 tiếp tục bỏ khung hình phạt cao nhất có án tử hình xuống còn 22, chiếm 8% tổng số các điều luật. Đến Bộ luật hình sự 2015 với lần sửa đổi năm 2017, số tội có án tử hình còn 18, chiếm 5,7% và duy trì đến ngày nay. Như vậy là trong 30 năm, từ năm 1985 đến 2015, tội phạm có khung cao nhất là tử hình giảm 59%. Đó là những nỗ lực rất lớn trong việc giảm nhẹ chính sách hình sự. Việc xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình đã được nhiều người đặt ra từ hàng chục năm nay, nhất là từ khi nước ta hội nhập với thế giới, nhưng chưa thấy có dấu hiệu là Việt Nam sẽ làm được trong tương lai gần.
Khó khăn lớn nhất trong việc loại bỏ hình phạt tử hình có lẽ xuất phát từ văn hóa và tập quán. Tâm lý "ơn đền oán trả", "mạng đền mạng", "nợ máu phải trả bằng máu" còn rất nặng nề trong dân chúng.
Tâm lý trên được nuôi dưỡng bởi những tác phẩm văn chương được phổ cập rộng rãi nhất như chuyện Tấm Cám, nhất là Truyện Kiều. Truyện Kiều, dù là một kiệt tác văn chương nhưng là một tác phẩm thiếu lòng khoan dung nhất (chuyện Tấm Cám xếp thứ nhì) trong kho tàng văn học Việt Nam ta.
Cần sa bạt ngàn (Canada). Nguôn: ontheNet Những người buôn bán ma túy đã thuê nông dân trồng cần sa, và công an cho biết rằng chúng đã được trồng khá lâu rồi vì người dân địa phương không hiểu đó là loại cây gì. Người chủ của một vườn cần sa nghĩ rằng đây là một loại cây thuốc (và đúng vậy, nó là một loại thuốc), và nhìn chung thì nông dân rất ngạc nhiên khi biết rằng đó chính là một loại dược liệu bị cấm.
Có một số tài liệu, không nhiều, về lịch sử việc sử dụng cây cần sa ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây nó không phổ biến như ở bên Lào hoặc một số nước láng giềng khác. Rượu và thuốc phiện (nay là Heroin) là những dược liệu được sử dụng theo cổ lệ. Tuy cần sa được trồng ở miền Nam trong thời kỳ chiến tranh, nhưng việc trồng cây này đã giảm rõ rệt sau khi lính Mỹ rút đi.
Vậy thì tại sao bây giờ nó trở lại? Người nước ngoài ở Hà Nội từ lâu đã than vãn về sự thiếu cần sa tốt ở địa phương, nhưng đây không chỉ là một sự tình cờ may mắn. Trong mười năm qua, những người Việt Nam buôn lậu ma túy đã trở thành nguồn cung cấp chính cần sa tinh chế cho thế giới. Sự lớn mạnh đột ngột của các vườn cần sa xung quanh Hà Nội chỉ là một trường hợp như “gà về chuồng để ngủ”.
Nhiều người trông cần sa là trẻ em Ảnh minh họa nạn nhân của bọn buôn lậu cần sa và buôn người tại Anh Quốc. Nguồn: The Sunday Times, 25th August 2013Ảnh minh họa nạn nhân của bọn buôn lậu cần sa và buôn người tại Anh Quốc. Nguồn: The Sunday Times, 25th August 2013Nhưng làm thế nào và tại sao các băng đảng ở miền Bắc Việt Nam lại có thể biến cần sa thành một nguồn lợi của họ?
Câu chuyện chạy sang nước Anh, nơi mà vài năm gần đây cảnh sát đã bắt được một số kỷ lục những “vườn nước” trồng cần sa. Từ 2005-2007, ở London, nhà chức trách khám phá khoảng 1500 khu trồng cây cần sa, 500 vụ nhiều hơn 2 năm trước đó.
Có khoảng 75 phần trăm những người trồng cần sa này là người Việt Nam, và hầu hết họ là những người dân mới di cư gần đây. Tình trạng này đã xấu đến mức nhân viên di trú đã phải đi cùng với cảnh sát trong các cuộc truy bắt.
Rất nhiều công nhân trồng cần sa là trẻ em, đó là những trẻ bị những băng đảng buôn thuốc phiện dấu mang sang Anh Quốc, đặc biệt là để trồng cần sa. Trẻ em là đối tượng dễ dàng kiểm soát và có thể trả công rẻ mạt. Hơn nữa, chúng không thể bị buộc tội hình sự khi bị bắt, và như thế sau khi việc trồng cần sa bị đổ bể, những đứa trẻ có thể được đưa ra khỏi sự chăm nom của chính phủ và quay trở lại một nơi trồng cần sa khác. Nếu chúng bị ép phải trở về Việt Nam thì cũng không có gì có thể ngăn cản chúng khỏi bị dấu mang trở lại Anh quốc một lần nữa. (Một lỗ hổng trong Luật của Anh đã khiến cơ quan nhập cảnh không có trách nhiệm bảo an cho trẻ theo Đạo luật về Trẻ em năm 2004).
Món lợi khổng lồ. Một căn nhà trồng cần sa có thể kiếm được 500.000 đô la Mỹ một năm. Mười năm trước, 11% cần sa ở Anh là cần sa nội địa. Hiện nay số lượng này là 60%. Hơn nữa, một loại marijuana mạnh goi là skunk, có lượng thuốc nhiều gấp 10 đến 20 lần loại cần sa bình thường. Vườn trồng cần sa dùng những dụng cụ công nghệ cao giá lên tới 100,000 USD để gia tăng sản lượng và tránh sự dòm ngó của hàng xóm (mùi cây và độ nóng từ vườn cần sa rất cao, và phân bón hóa học rất độc).
Lý do trực tiếp cho sự gia tăng mức cung (và lợi nhuận) là do một thay đổi về mặt pháp luật năm 2004 đã giảm cần sa xuống dược liệu hạng C thay vì hạng B. Điều này có nghĩa rằng người tiêu thụ sẽ không bị buộc tội hình sự nếu như họ chỉ tích trữ một lượng nhỏ. Người ta hiểu rằng đây là một sự phi tội phạm hóa và do đó sản xuất cần sa nội địa cất cánh.
Miền Tây Canada, thiên đường của cần sa
Cần sa. Nguồn: Getty ImagesCần sa. Nguồn: Getty ImagesNhưng tại sao những băng đảng Việt Nam lại chuyên trồng cần sa? Tại sao không phải là những nhóm tội phạm khác? Để trả lời cho vấn đề này, chúng ta hãy tiếp tục đi đến thành phố Vancouver tươi đẹp ở bờTây đất nước Canada của tôi. Từ giữa đến cuối những năm 1990, người Việt Nam hầu như chiếm lĩnh toàn bộ công nghiệp trồng cần sa ở Vancouver và các vùng lân cận ở tỉnh bang British Columbia. Đây không phải là một chiến công nhỏ, vì sản xuất marijuana quy mô lớn trước đó thuộc quyền cai quản của câu lạc bộ xe máy Thiên thần Địa ngục (Hells Angels) khét tiếng với việc sử dụng bạo lực với đối thủ.
Bờ tây của Canada đã là một ổ cung cấp marijuana từ nhiều năm. Trong những năm 1960, những người Mỹ trốn quân dịch đã đến vùng núi của tỉnh Bristish Columbia và trồng cần sa như một nguồn để sinh nhai. Người Canada có thái độ thản nhiên với chất kích thích nhẹ, và nhiều người sống ở bờ Tây đã trồng cần sa trong vườn của họ. Nhưng đây là những người “thích” trồng để dùng hoặc để bán lại cho bạn bè. Nhóm Thiên thần Địa ngục bắt đầu sản xuất cần sa ở mức độ công nghiệp lớn để cung ứng cho thị trường lớn ở Mỹ. Và trong những năm 1990, các băng đảng Việt Nam bắt đầu chiếm lĩnh thị trường.
Nhóm Thiên thần Địa ngục có những vườn ươm lớn ở trong các chuồng súc vật ở vùng nông thôn. Khi một khu trồng “cỏ” bị phát giác, cả “vụ mùa” sẽ mất và rất khó để bắt đầu lại. Những băng đảng người Việt lại chú trọng biến những nhà trọ và những căn nhà nhỏ ở khu vực đô thị thành những nơi trồng trọt. Nếu bị phát giác, họ dễ dàng lập lại những vườn ươm ở những nơi khác. Một điều quan trọng là, cảnh sát có thái độ mềm mỏng đối với tội phạm, ít nhất là lúc bắt đầu, và người nào bị bắt vì trồng cần sa sẽ chỉ bị phạt hoặc là bị tuyên án treo (không phải ngồi tù).
Một báo cáo của cơ quan chống ma túy của Mỹ năm 2000 cho biết rằng năm 1998, có 2.351 trường hợp trồng cần sa bị phát giác ở tỉnh bang Bristish Columbia. Một năm sau, những trường hợp này tăng 30%, tức là 3.279 vụ. Năm 1994, khoảng 325 cân marijuana bị tịch thu khi đang vận chuyển qua biên giới British Columbia với Hoa Kỳ (tiểu bang Washington). Và vào năm 1998 cảnh sát tịch thu 2600 cân cần sa.
Marijuana phẩm chất cao được chế biến hoàn hảo ở British Columbia, nơi mà các cửa hàng công khai bán hạt giống, dụng cụ và sách dạy trồng cây trong nước. Những năm 1990 “BC Bud” là loại cần sa hảo hạng và người Mỹ rất thích loại này. Giá một cân (pound – cân Anh) khoảng từ 1,500 USD cho đến 2000 USD ở Vancouver, và cần sa đó được bán với giá 3000 USD một cân ở California và tới 8000 USD một cân ở New York (số liệu lấy từ Báo cáo năm 2000 của DEA). Những đánh giá gần đây cho biết rằng giá trị thương mại của cân sa khoảng 6,5 tỷ đô la Mỹ một năm cho tỉnh British Columbia, đứng thứ hai sau dầu mỏ và khí đốt.
Hải Phòng, như những thành phố cảng khác, có nhiều thành phần bất hảo cansa_route3Nhưng thế này mới chỉ là đặt phạm vi của vấn đề, nó vẫn không trả lời câu hỏi ban đầu của chúng ta là: Có nhiều nhóm dân di cư ở Vancouver, tại sao các băng đảng Việt Nam lại thống trị [thị trường cần sa] nhanh đến như vậy?
Để trả lời cho câu hỏi, tôi nghĩ là rất cần để xem lại câu chuyện cụ thể của việc di cư. Và cũng cần nói ngay cho rõ, những người Canada gốc Việt không liên quan gì đến câu chuyện này. Trong những năm sau 1975, Canada cũng như nhiều quốc gia phương Tây khác đón nhận hàng chục nghìn người Việt Nam tị nạn cộng sản. Những người tị nạn này đến từ miền Nam Việt Nam, phần lớn là chuyên viên có học vấn. Họ sinh sống ở những đô thị lớn ở Montreal, Ottawa và Toronto, và ít hơn ở những thành phố khác như Edmonton và Vancouver.
Nhìn chung, thế hệ những người tị nạn di cư đầu tiên này khá thành công ở Canada. Ottawa, quê tôi, là một trong số ít trong các thành phố Bắc Mỹ mà không có cái thực sự gọi là “khu phố Tầu”. Chúng tôi lại có khu phố Việt Nam, với đầy các cửa hàng, doanh nghiệp thương mại đa dạng (không chỉ là nhà hàng) do người Việt Nam hoặc người Việt gốc Hoa làm chủ. Ottawa là trung tâm của công nghiệp cao của Canada, và một vài năm trước tờ Ottawa Citizen đã đăng một câu chuyện tiêu biểu cho sự nổi bật của những kỹ sư Canada gốc Việt Nam ở trong khu vực kinh tế này.
Nói chung, đây là câu chuyện về người Canada gốc Việt khắp mọi nơi ở Canada, những chuyên viên có học vấn, thuộc đủ ngành nghề. Tuy nhiên khi nói đến Vancouver thì mọi thứ đã thay đổi đôi chút. Vancouver là một điểm đến cho những người miền Bắc Việt Nam đã đi tị nạn ở Hồng Kông. Đây là những người tị nạn kinh tế [hay vì chính sách bài Hoa của đảng cộng sản] chạy khỏi Việt Nam khoảng giữa những năm 1980. Rất nhiều người trong số họ xuất thân bình thường, nhìn chung, hầu hết họ đến từ Hải Phòng và một số vùng nghèo khó ở vùng duyên hải miền Bắc. Hải Phòng, như những thành phố cảng khác, có nhiều thành phần bất hảo. Tôi được nghe kể rằng vào những năm 1980, Việt Nam ở giai đoạn tuyệt vọng đến nỗi cán bộ chính phủ bắt những tội phạm xấu xa nhất tống lên thuyền để đẩy đi Hồng Kông. Thế nào đi nữa thì trại tị nạn ở Hồng Kông cũng là một nơi khủng khiếp, người tị nạn bị bỏ quên hàng năm trời trong tình trạng hoang mang, dưới sự cai quản của những băng đảng phát triển tràn lan không bị chính quyền bên ngoài kiềm chế. Ngay cả nếu không có xu hướng pháp tội, sau khi tới ở đó, không ai có thể trách bạn có xu hướng này khi rời khỏi trại tị nạn ở Hong Kong.
Những người miền Bắc Việt Nam đến Canada vào những năm cuối 1980 và những năm 1990 thường đến Vancouver hoặc miền Tây Canada (Tôi không hiểu tại sao). Ở đó, họ có lẽ đã gặp những người Việt Nam đến từ miền Nam đã thật sự “hội nhập” hoặc ít nhất là sống một cách thành đạt như những người trung lưu ở Canada. Không có một cơ quan nào đón tiếp họ. Thiếu giáo dục và thiếu cơ hội, những người tị nạn di cư mới này trở thành nạn nhân phải làm việc cho các băng đảng trả nhiều tiền để họ làm những công việc không cần kinh nghiệm.
Tỉ lệ rủi ro/phần thưởng trong việc trồng cần sa vào những năm 1990 ở Vancouver gần như chỉ là phần thưởng với những rủi ro không đáng kể. Xã hội, kể cả cảnh sát, có một thái độ tương đối rộng lượng đối với những người di cư mới (tống giam hàng loạt những người di cư mới không phải là hành động chính trị thời thượng ở Canada). Hơn nữa, xã hội, kể cả cảnh sát, đã có một thái độ mềm mỏng với tội phạm ma túy (có sự phân biệt lớn ở Canada và Anh Quốc giữa ma túy “nhẹ” như marijuana và “nặng” như heroin). Khi việc trồng cần sa ở đô thị bị phát giác, kết quả là phạm nhân chỉ bị phạt chứ không bị tù. Đó là môt sự khác biệt lớn giữa Canada và Hoa Kỳ, và đây là lý do tại sao việc trồng cần sa không xẩy ở phía Nam biên giới – ít nhất là cho đến những lúc gần đây.
Như vậy, đối với những thành viên của các băng đảng đến Vancouver, thật là dễ dàng tuyển mộ những người Việt Nam để trồng cần sa. Họ chuyển lợi nhuận vào các tổ chức tội phạm khác, kể cả việc buôn lậu heroin. Chỉ trong vài năm, những băng đảng Việt Nam đã đuổi nhóm Thiên thần Địa ngục ra khỏi Vancouver, cảnh sát đã phải gọi họ là “những tội phạm tập trung ngoại hạng và gan lì nhất từ trước đến nay ở Canada.” Sống trong nền kinh tế kế hoạch tập trung của những năm 1980 ở Việt Nam – nơi mà tất cả mọi người đều “vi phạm pháp luật” chỉ để sống còn – và cuộc di cư cực kỳ khó khăn đến trại tị nạn ở Hong Kong – nơi từng được so sánh với một ‘gulag’ ở Liên Xô – chắc chắn đã ảnh hưởng tới sự quyết tâm của họ để thành công ở Canada bằng mọi giá. Từ bờ biển miền Tây của Canada, và từ những người trồng cần sa đến từ miền Bắc Việt Nam và những người Việt gốc Hoa, thương mại đã lan rộng. Họ xuyên qua Canada, kéo thêm những người di cư (miền Nam) Việt Nam và dân châu Á khác vào việc kinh doanh, không chỉ là những người trồng, mà còn sử dụng những ngươi mua bán địa ốc và những người khác có khả năng dễ mượn tiền thế chấp bất động sản sang trọng ở ngoại ô. Và vì mạng lưới của người tị nạn Việt Nam có tính quốc tế, với thành viên của cùng một gia đình hoặc dòng họ được các chính phủ khắp nơi cho đến cư trú, vì vậy cũng không có gì là lạ việc kinh doanh cần sa đã nhanh chóng chạy sang các nước khác, phần lớn là Anh Quốc, khi mà tỉ lệ rủi ro/phần thưởng ở đây trở nên thuận lợi hơn nữa. Còn một cái ngoắt ngoéo cuối cùng của câu chuyện này. Hoa Kỳ trước kia không được chọn làm nơi sản xuất (cần sa) vì luật pháp không khoan nhượng (như ở Canada hay Anh Quốc): bị bắt có nghĩa là xộ khám đến 10 năm.
Tuy nhiên, sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, an ninh biên giới đã được thắt chặt và số lượng ma túy bị tịch thu ở biên giới Canada – Hoa Kỳ tăng lên đáng kể. Vì thế, những người buôn lậu cần sa đã mở những cửa hàng ở Mỹ, cung cấp “dụng cụ làm vườn” và kiếm người buôn bán địa ốc trong cộng đồng người Việt có thể giúp họ mượn tiền thế chấp để mua bất động sản lớn ở vùng ngoại ô. Bạo lực đã gây rắc rối cho kinh doanh ở Vancouver, thất đáng buốn, cũng đã di chuyển xuống phía nam của đường biên giới.
Vào một lúc nào đó, có lẽ chỉ vài năm trước, các băng đảng Việt Nam đã quyết đinh rằng quê hương của họ ở đồng bằng sông Hồng sẽ là một điểm tốt để lập những vườn trồng cần sa (Có ai đã thử hàng ở Việt Nam chưa?) Điều này chắc chắn khiến cho chính phủ Việt Nam lo ngại, và họ đã bắt đầu có phản ứng: đầu năm 2007, sứ quán Anh và Canada đã giúp chính phủ Việt Nam thành lập một lực lượng đặc biệt chống rửa tiền đặc biệt là đống tiền cần sa. Với người Việt Nam bình thường, băng đảng kiếm được hàng triệu đô la ở nước ngoài có lẽ chỉ có một tác động đáng kể – tiền bán thuốc phiện hồi hương đang góp phần vào thị trường bất động sản vốn đã quá nóng.
Thế nào đi nữa, khi một món hàng xịn được những người nông dân ở đây phát giác, nó sẽ lan như lửa cháy rừng khô. Nếu trong tương lai marijuana được bán ở sàn chứng khoán Hà Nội thì tôi sẽ là người đầu tư. Tác giả Michael L. Gray sống,
không liên tục, ở Việt Nam từ năm 1995, phần lớn ở Hà Nội nhưng
ở Sai Gòn. Ông làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Trồng “cỏ” làm giầu ở Canada Nguyễn Tài Ngọc Ở Canada và ở Mỹ có hai nghề phần đông đại đa số nhân công là người Việt Nam, người nước ngoài khó chen chân vào. Cả hai giống nhau ở những điểm: 1. Không cần có học thức cao. 2. Không cần biết nói hay hiểu tiếng Anh nhiều. Phát âm bập bẹ “Hao a-rờ dzu?” hay “Ai dzớt kêm tu Dzù-Nai-Tích-Tết ờ phiu dzưa ờ gô” (I just came to the Unites States a few years ago) là đủ trình độ đi làm. 3. Chủ luôn luôn là người Việt. 4. Không nộp thuế cho chính phủ. 5. Chỉ cần làm trong một thời ngắn là tài chính được dồi dào, có thể mua xe Lexus hay Mercedes, không như những người học đại học, ra trường tìm đỏ mắt không ra việc mà còn phải trả tiền nợ mượn khi đi học, nghèo xấc bấc xang bang. 6. Giờ làm tùy hỷ, không nhất định.
7. Chủ trả tiền mặt. 8. Chủ không mua cho bảo hiểm y tế. 9. Có thể ngửi hóa chất hại cho cơ thể. 10. Làm việc trong nhà có máy lạnh. 11. Khi làm việc nghe nhạc Sến Đàm Vĩnh Hưng 24/24 thoải mái, chủ không than phiền. Và những điểm cách biệt: 1. Ở Mỹ làm việc trong sung sướng, danh chính ngôn thuận, tiếp xúc với nhiều khách; ở Canada làm việc trong âu lo, sống chui sống nhũi, không muốn gặp ai. 2. Phần đông nhân công ở Mỹ là người Việt ngày xưa sống trong thời Việt Nam Cộng Hòa, trong khi ở Canada phần đông là người miền Bắc (sinh sống ở ngoài Bắc trước tháng 4-1975). 3. Ở Mỹ tuy giầu, nhưng không giầu kinh khiếp như ở Canada. 4. Ở Mỹ việc làm hợp pháp; ở Canada bất hợp pháp, bị cảnh sát bắt thì sẽ vào viếng thăm Khám Chí Hòa.
Hai nghề đó là: ở Mỹ, nghề làm nail, và ở Canada, nghề “trồng cỏ”: trồng lậu cây cần-sa để bán. Tờ báo Winnipeg Sun số ra ngày 9-tháng 8-2011 loan báo Cảnh Sát RCMP –Royal Canadian Mounted Police- vừa phát giác một khu trồng trọt quy mô gần 3000 cây cần-sa marijuana trị giá 2.9 triệu đô-la ở vùng đồng quê gần St. Amelie. Theo lời cảnh sát, những cây cần-sa này được trồng trong sáu nhà kính lớn (green house), với rất nhiều nhà kính khác đang trong tình trạng xây dựng dở dang. Ba người Việt Nam chủ miếng đất này, thường trú dân của bang British Columbia, đã bị cảnh sát bắt giữ. Cây cần-sa bị Cảnh Sát Winnipeg phát giác (Ảnh của Winnipeg Sun)
Theo tài liệu thu nhặt của tờ báo Winnipeg Sun, phần đông những nơi trồng cần-sa là ở phía Bắc Winnipeg, nơi rừng cây trùng trùng điệp điệp, và 90% chủ nhà cửa đất đai của những người trồng cần-sa bị bang Manitoba thưa để tịch biên tài sản là người Việt Nam. 15 trong số 17 chủ nhà trồng cần-sa tịch biên là người Việt Nam. Một trong những người này là hội viên của một băng đảng gây tội ác, trồng cần-sa, chuyên chở và buôn bán với tổ chức quy mô và tinh xảo. Đây không phải là một vấn đề nan giải chỉ riêng cho bang Winnipeg, mà cho toàn cõi Canada. Đa số tội ác về trồng cây cần-sa, buôn bán thuốc phiện ở Canada là do người Việt Nam. Lý do nguyên thủy tại sao người Việt trồng cần-sa ở Canada cũng có chữ “Việt Nam”: Chiến tranh Việt Nam. Vào thập niên 1960, chính phủ Hoa Kỳ bắt quân dịch gửi quân sang Việt Nam chiến đấu. Hơn 50,000 thanh niên bỏ Mỹ sang Canada sống để trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Phần đông chọn nơi cư ngụ ở bang phía Tây Canada, British Columbia (có thành phố Vancouver) vì nơi đây có nhiều rừng núi và khí hậu mát mẻ hơn ở phía Đông. Những thanh niên này theo phong trào hippie nên họ có đời sống thác loạn, hút thuốc phiện là chuyện thông thường. Họ bắt đầu trồng cây cần-sa, đa số với mục đích dùng riêng cho cá nhân, hoặc nếu có bán thì chỉ bán cho đủ sống. Nhưng dần dần băng đảng “Hells Angels” bắt đầu tổ chức trồng trọt quy mô, làm hẳn kỹ nghệ sản xuất để bán lại cho thị trường tiêu thụ bên Mỹ. Sau tháng Tư năm 1975, làn sóng tỵ nạn Việt Nam đầu tiên đến Canada. Họ ở trải khắp mọi nơi trên Canada, chủ yếu là những thành phố lớn như Vancouver, Toronto, Ottawa, Montreal, và Quebec. Những người Việt tỵ nạn này phần đông là thành phần có học, hoặc là dân buôn bán chăm chỉ cố gắng rồi thành công ở xứ người. Ottawa là thành phố tập trung nhiều kỹ nghệ tân tiến của Canada và có khá nhiều người Việt trẻ tuổi tốt nghiệp kỹ sư. Tờ báo Ottawa Citizen đã viết một bài ca tụng người Việt tỵ nạn đã đóng góp vào công việc nâng cao Canada. Thành phố Vancouver thì lại khác. Rất nhiều người Bắc ở Hải Phòng vào cuối thập niên 1980 dùng thuyền sang Hồng-Kông lánh nạn. Những người Bắc này phần đông ít học thức, quá nghèo nên trốn đi. Họ rời Việt Nam vì lý do kinh tế, không như những người Nam Việt Nam rời bỏ quê hương vì lý do chính trị. Có một tin đồn, không biết đúng hay sai là chính phủ Cộng Sản Việt Nam nhân cơ hội này đẩy hết những tù nhân thuộc thành phần gian ác của xã hội ra khỏi Hải Phòng. Những người tỵ nạn từ Hải Phòng này cùng với những băng đảng đến trú ngụ ở Vancouver. Người ta không biết tại sao nhưng có thể đó là chính sách của chính phủ Canada trải rộng người Việt khắp nơi và chỉ vì một trùng hợp ngẫu nhiên mà những người này đến Vancouver. Không có kiến thức học vấn, ít nơi mướn làm việc, đời sống tài chính không ổn định, những người Việt vùng miền Bắc này và những băng đảng quay sang nghề kiếm tiền nhanh nhất: trồng cần-sa để bán. Theo một bản tường trình năm 2000 của DEA (Drug Enforcement Agency) Hoa Kỳ, vào thập niên 1990, một loại thuốc phiện tên BC Bud ở Vancouver một pound (nửa ký) bán từ $1,500 đến $2,000, ở California bán $3,000, và New York bán $8000. Bán được lời rất nhiều tiền mà hình phạt hầu như không hiện hữu. Đối với luật pháp Canada, buôn bán marijuana chỉ là một tội nhẹ, bị phạt một số tiền và một án treo, chẳng ai bị bắt (ở British Columbia, chỉ có 10% người bị bắt về tội trồng cần-sa phải vào tù). Vì lý do này mà những băng đảng người miền Bắc trong một sớm một chiều chiêu dụ bao nhiêu người đồng hương nhẩy vào nghề trồng cần-sa. Băng đảng Hells Angels của Mỹ lúc bấy giờ chú trọng trồng cần-sa hàng loạt trong một nông trại ở ngoại ô. Một khi phát giác và bị tịch thu, chẳng những vốn bị mất nhiều mà khai triển trở lại cũng khó. Ngược lại, người Việt Nam đổi chiến thuật trồng cần-sa ở trong nhà ngay trong thành phố hay ở vùng lân cận thành phố để đánh lạc hướng cảnh sát . Làng xóm không nghi ngờ, mà cảnh sát cũng không nghĩ ra. Chẳng phút chốc người Việt quá thành công, và rồi vào thập niên 1990, hoàn toàn làm bá chủ việc trồng “cỏ”. Trồng cần-sa tiêu thụ số lượng điện nước rất lớn. Dùng điện nước trong nhà sẽ bị công ty Điện Nước phát giác nên người Việt Nam câu lậu điện, nước từ những nơi khác hoặc ở đèn đường. Đôi lúc họ sửa cả số đồng hồ. Có một ước lượng là mỗi nhà trồng cần-sa ăn cắp điện nước trị giá $15,000 đô-la một năm. Cắt nối dây điện, sửa đổi công-tơ điện, tăng cường độ điện dùng, dùng thêm quạt máy… tất cả làm tăng thêm nạn nguy hiểm cháy nhà, không những chỉ nhà trồng cần-sa, mà cho cả những nhà lân cận. Trong một vài thành phố, cứ mỗi một trong tám điện thoại cứu cấp gọi cảnh sát báo cháy nhà là do nhà trồng cần-sa gây ra hỏa hoạn. "Grow Ops" Trồng cần-sa trong nhà (Ảnh Internet)
Cây cần có không khí để sống nên thông thường họ đổi lại hệ thống thổi gió từ lò sưởi để không khí lưu chuyển khắp nhà. Hơi độc của các chất hóa học dùng cho cây tăng trưởng tích tụ ở trong nhà, hay phát ra bên ngoài, ảnh hưởng không khí của các nhà láng giềng. Áp xuất của hơi tích tụ có thể nổ tung, phá vỡ nhà bất cứ lúc nào. Để đem một số lượng nước rất cao vào nhà tưới cây, họ thường làm một hệ thống nước đặc biệt ở dưới hầm nhà. Nước vào càng nhiều thì độ ẩm ướt càng cao nên họ phải đặt thêm ống thoát hơi ra ngoài, thông thường là đi ra lối trên nóc nhà. Đèn phải sáng suốt ngày đêm cho cây lớn, sức nóng làm nước ẩm trong đất quyện với những thuốc acid giết bọ trở thành hơi độc hại trong không khí, ảnh hưởng đến người trong nhà. Không khí ẩm ướt tạo ra mốc trong tường, gây độc hại cho người hít thở không khí. Người Việt trồng cần-sa ở nhà mướn, và cả ở nhà họ mua. Để nhà trống không thì bị hàng xóm nghi hoặc nên họ mướn người Việt khác đến ở để hàng xóm khỏi dòm ngó. Những người được mướn này sẽ chăm sóc cho việc trồng cần-sa. Nếu bị cảnh sát phát giác thì chỉ có những người này bị bắt, chủ không bị hề hấn gì. Nhà trồng cần-sa như thế này ở Canada gọi là GROW OPS. Người Việt Nam mướn hay mua nhà để trồng cần-sa nhiều đến nỗi vào năm 2004, Hiệp Hội Buôn Bán Bất Động Sản Canada phải phát hành một quyển cẩm nang để huấn luyện nhân viên làm cách nào có thể phát hiện nhà đã dùng để trồng cần sa hay để ý những người như thế nào có thể dùng nhà để trồng cần sa khi hỏi mua hay mướn. Vào tháng 9 năm 2008, cảnh sát Canada khám phá một nông trại trần cần-sa nhiều nhất trong lịch sử Canada với hơn 40,000 cây cần-sa, trị giá bán ngoài thị trường tiêu thụ là $40 triệu đô-la. Chủ nông trại là một người Việt Nam, Việt Hà, mua nông trại này vào tháng 11 năm 2005 với giá là $190,000 đô-la. Ở Mỹ trồng cần-sa là một trọng tội (felony) với án tù mười năm, trong khi ở Canada chỉ là một tội nhẹ. Ngay cả sau khi bị bắt và kết tội, chỉ có 10% bị đi tù nên đó là lý do dân Việt Nam ở Canada tranh nhau trồng cỏ, bán qua thị trường tiêu thụ bên Mỹ (85% cần-sa trồng ở British Columbia bán qua bên Mỹ) . Tiền thu vào quá nhiều -chỉ ở British Columbia tiền cần sa bán thu vào là bẩy tỷ đô-la-, nên càng thêm nhiều người Việt nhẩy vào trồng cần-sa. Có nhiều gia đình thân nhân ở phân tán khắp nơi, người ở Canada, người ở Pháp, người ở Mỹ…nên sau khi khám phá môi trường thuận lợi giống Canada và có người tiêu thụ, người Việt trồng cần-sa nhanh chóng lan sang Anh Quốc. Năm 2004 luật pháp Anh Quốc hạ thấp tội trạng cần-sa từ Cấp B xuống cấp C, có nghĩa là nếu một người bị bắt hút cần-sa với một số lượng ít thì sẽ không bị kết tội. Dân chúng lại nghĩ trái ngược là luật pháp thay đổi không bắt người hút cần-sa nữa nên số lượng trồng cần-sa một sớm một chiều tăng lên gấp bội. Ở London, vào năm 2003-2004, cảnh sát bắt 500 nhà trồng cần-sa, Năm 2005-2007, con số đó tăng lên gấp ba, 1,500. 75% những người trồng cần-sa ở London là người Việt Nam, nhiều đến nỗi mà Cảnh Sát của Sở Ngoại Kiều tháp tùng Cảnh Sát thành phố mỗi khi bố ráp. Băng đảng hay người Việt trồng cần-sa ở Anh chiêu dụ trẻ con chăm sóc cây cối, nhà cửa vì luật pháp Anh Quốc không khắt khe với con nít. Giống như Canada, trồng cần-sa ở Anh mang một số tiền lời khổng lồ. Họ ước lượng một nhà có thể mang vào $500,000 một năm. Biến cố Sep-11-2001, và gần đây giá nhà bên Mỹ sụp so với Canada, thay đổi cục diện trồng cần-sa ở Canada. Để chống quân khủng bố xâm nhập vào nước Mỹ quá dễ dàng (vài không tặc ngày Sep-11 đã xâm nhập vào Mỹ qua đường bộ từ Canada), chính phủ Hoa Kỳ siết chặt kiểm soát an ninh ở vùng biên giới. Sự gia tăng tuần tiễu ở biên giới chống khủng bố này vô tình bắt nhiều dân buôn lậu bạch phiến từ Canada. Dân chuyên môn trồng cỏ ở Canada do đó thay đổi chiến thuật, di chuyển sang bên Mỹ: New Jersey, Seattle, San Francisco, Houston, và ngay cả vùng San Gabriel Valley phía Đông của Los Angeles . Ở Seattle, người Việt Nam trồng cần-sa trong những tiệm bán cây cối trá hình. Họ tìm những người Việt Nam mua bán nhà cửa khác mượn tiền ngân hàng cho họ mua những miếng đất lớn ở vùng thôn quê để trồng marijuana với kế hoạch quy mô vĩ đại. Vào tháng 3 năm ngoái, cảnh sát viên Thomas Lucasiewicz trong một đêm đi tuần ở thành phố Monrow Township, New Jersey ngửi thấy mùi cần sa đốt khá nặng qua gió vào trong xe của mình. Nhìn chúng quanh không thấy ai hút, anh ta và người lính đồng hành dừng lại ở một căn nhà và gõ cửa. Khi có người ra mở cửa thì hai người khám phá một cảnh chưa từng thấy: hàng hàng lớp lớp chậu cần-sa trồng khắp nơi trong nhà. Dây điện chằng chịt trong nhà đốt cháy sáng 64 bóng đèn cho cây sống. Chủ nhà là Thu Nguyên, đàn bà,và hai người đàn ông khác, công dân Canada, bị bắt. Số lượng cây cần-sa trong nhà trị giá 10 triệu đô-la.Trong vòng hai ngày kế tiếp, cảnh sát khám phá thêm năm căn nhà mướn trồng cần-sa, với 3,370 cây trị giá $400,000, hai người bị bắt giam. Cảnh sát New Jersey nói là kế hoạch trồng cần sa này nhập cảng từ Canada. Tất cả những người này bị kết tội trồng cần sa, oa trữ bạch phiến với mục đích phân phối bán -mỗi tội có thể mang án tù đến 20 năm-, và ăn cắp điện. Một người đã tẩu thoát, hai người đã bỏ trốn sang Thái Lan. Tuy rằng một thống kê gần đây nhất cho thấy 51% dân Canada ủng hộ việc cho phép hút marijuana, Đảng Bảo Thủ The Conservative Party do Thủ Tướng Stephen Harper lãnh đạo trình bày nhiều dự án thay đổi luật pháp tăng án tù, và tích cực trong việc bố ráp và bắt giam những người trồng cần-sa. Chỉ có thời gian mới trả lời là phe nào sẽ thành công, chính phủ Stephen Harper, hay nhóm thiểu số người Việt Nam dùng đủ mọi thủ đoạn bất chính với mục đích duy nhất là kiếm ra tiền, làm tổn thương danh dự của bao nhiêu người Việt Nam khác trên thế giới. Nguyễn Tài Ngọc September 2011 http://www.saigonocean.com/
Tài liệu tham khảo: http://www.winnipegsun.com/2011/08/17/viet-bong-overthrown-by-criminal-forfeiture-unit http://www.michaelgray.ca/writing/dope/dope.html http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/4620272.stm http://www.sherdog.net/forums/f48/vietnamese-gangs-stranglehold-over-canadian-marijuana-industry-1100631/ http://www.schumacherrealty.com/pdfs/realtor_toolbox/GROW%20OPS.pdf http://www.nj.com/news/index.ssf/2010/03/marijuana_scent_led_police_drug_production.html close< iframe id="ads-place-2018421" scrolling="no" width="0" height="0" style="box-sizing: border-box; margin: 0px; padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; font: inherit; vertical-align: baseline; max-width: 100%;">< /iframe>Các văn nhân học giả của chúng ta đã ca ngợi Truyện Kiều lên tận mây xanh và đưa vào sách giáo khoa để dạy học trò nhiều thế hệ. Và nhiều thế hệ đó đã đồng thuận với cảnh "Máu rơi thịt nát tan tành/Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời", chẳng có ai, chẳng có thầy giáo nào nghĩ rằng và nói với học trò rằng Tú Bà hay Sở Khanh tuy xấu xa độc ác nhưng tội không đáng chết, ngay cả đối chiếu với Bộ luật hình sự hà khắc nhất của nước ta thì tội của họ cũng không đến mức tử hình. Tâm lý muốn giết chết những người xấu ăn sâu trong dân chúng đến mức dù Bộ luật hình sự 2015 quy định phạm tội nhận hối lộ (từ 1 tỷ đồng trở lên có khung hình phạt cao nhất là tử hình) nếu bị cáo sau khi bị kết án mà nộp lại ít nhất ¾ tiền hối lộ đã nhận thì được miễn tử, nhưng dân chúng vẫn "gào thét" kêu gọi tử hình những kẻ nhận hối lộ số tiền lớn dù họ có nộp lại tiền theo đúng tỷ lệ hay không. Từ đại án "chuyến bay giải cứu"- Chống tham nhũng, hối lộ từ gốcTừ phiên toà "chuyến bay giải cứu"- nóng bỏng chuyện làm sạch đội ngũCó lẽ đó là sự cản trở lớn nhất khiến cho việc xóa bỏ hoàn toàn án tử hình khó trở thành một chương trình nghị sự, dù phần lớn các nước trên thế giới đã bỏ án tử hình. Nguyên tắc của một xã hôi nô lệ là "giết lầm hơn bỏ sót", còn nguyên tắc của xã hội tự do là "thà bỏ sót hơn giết lầm". Đối với những người yêu tự do, thà tha chết cho những người đáng chết còn hơn là giết lầm người vô tội. Bất cứ một vụ án nào, nếu có vi phạm quy trình tố tụng thì đều có khả năng dẫn đến oan sai, mà oan sai trong án tử hình sẽ không còn cơ hội sửa chữa. Đó là một trong những lý do nên bỏ án tử hình. Và nguyên tắc của xã hội tự do còn cao hơn như thế nữa. Đối với luật hình của xã hội tự do, trừng phạt là tạo sự răn đe để ngăn chặn sự tiếp diễn của hành vi phạm tội, trong trường hợp đặc biệt nguy hiểm thì cách ly tội phạm ra khỏi cộng đồng để hắn ta không còn cơ hội tái phạm. Với mục đích như vậy thì tù chung thân là sự cách ly cao nhất. Tử hình là không cần thiết đối với mục tiêu răn đe và cách ly. Nó chỉ thỏa mãn não trạng căm ghét đối với cái xấu chứ hoàn toàn không có tác dụng làm cho xã hội tốt đẹp hơn, trong khi tước bỏ tất cả các cơ hội hoàn lương của của kẻ phạm tội