Người Bắc giải phong dân Nam: Dân Bắc từ nghèo thành giàu dân Nam từ giàu thành ăn máy
02.10.2023 18:48
Sau khi giải phóng miền Nam, tài nguyền miền Nam được chở ra Bắc khiến dân miền Nam trước kia dười thời VNCH âm no, hạnh phúc, giàu sang dần dần trở nên nghèo đói khắp nơi nhất là các tỉnh vựa lúa ĐBSCL cũng như miền Trung
Nghệ An: Quê hương bác Hồ trước 1975 dân không có cơm ăn áo mặc thuộc loại tỉnh nghèo nhất nước nay đã trở thành tỉnh giàu hơn nhiều tình miền Nam trươc đây trù phú Là một tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, tọa lạc tại vùng Bắc Trung Bộ, Nghệ An được biết đến là quê hương của Bác Hồ kính yêu. Không những thế, có thể ít ai biết rằng, Nghệ An còn là nơi có các làng xã được xếp hạng giàu nhất nước ta nữa. Hãy để toplist kể bạn nghe những xã giàu nhất Nghệ An nhé!
Xã Diễn Tháp (huyện Diễn Châu)
Nổi danh với cái tên làng tỷ phú đồng nát giàu nhất Việt Nam, khi về đến xứ Nghệ, không ai là không biết đến xã Diễn Tháp (huyện Diễn Châu). Trước đây, vùng đất nơi đây rất hoang sơ, nghèo khó, quanh năm nước ngập lụt khiến người dân vô cùng khổ sở. Những năm 2000 trở về đây, người dân toàn tỉnh Nghệ An và trong nước rất bất ngờ bởi hàng loạt các biệt thự hàng tỷ mọc lên và xe hơi xếp hàng dài ở trong xã Diễn Tháp.
Đi sâu vào đời sống người dân, không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Diễn Tháp là "làng tỷ phú đồng nát", bởi họ làm giàu từ việc buôn bán đồng nát. Đầu tiên chỉ là mua bán nhỏ, sau đó phát triển dần thành các đại lí lớn. Họ thu mua những gì có thể mua và bán cho các đại lí lớn hơn như lông gà, vịt, ve chai, sắt, nhôm,... Tiếp đó lan sang các tỉnh và lan ra cả nước ngoài, đặc biệt là Lào, thu mua lớn dần đến ô tô, xe máy,... Họ mua về, tái chế, rồi lại bán sang Lào với giá cao. Nhờ vậy mà Diễn Tháp dần dần trở nên no đủ, giàu có và là một trong những xã giàu nhất Nghệ An hiện nay.
Các căn biệt thự mọc lên lộng lẫy ở xã Diễn Tháp - Diễn Châu
Xã Đô Thành (huyện Yên Thành)
Làng tỉ phú nhờ việc xuất ngoại chính là cái tên mà khi nhắc đến xã Đô Thành (huyện Yên Thành) mà không ai là không biết. Trước đây, Đô Thành là một vùng đất trũng, mất mùa, ngập úng quanh năm. Nhưng ai biết được rằng những năm 80, 90, hàng loạt những người dân xã Đô Thành đua nhau đi xuất khẩu lao động tại các nước như Ba Lan, Anh, Đức,... để tìm kiếm cơ hội làm giàu góp phần cho cuộc sống lam lũ ngày càng no đủ hơn.
Nhờ việc đi xuất khẩu lao động cùng bản năng chăm chỉ vốn có, mà hiện nay, cuộc sống của bà con xã Đô Thành được "trở mình" rõ rệt. Những căn biệt thự đồ sộ, những hàng dài ô tô tiền tỉ mọc lên trên khắp các con đường vào xã. Bởi vậy mà Đô Thành cũng là một trong những xã giàu nhất Nghệ An hiện nay.
Những căn biệt thự tiền tỉ mọc lên trên đất Đô Thành
Xã Tiến Thủy (huyện Quỳnh Lưu)
Như chính cái tên của miền sông nước, xã Tiến Thủy (huyện Quỳnh Lưu) cũng được nhắc đến trong top những xã giàu nhất Nghệ An hiện nay. Là một xã có tới hơn 70% số dân sống bằng nghề đi biển cùng với số lượng tàu thuyền đánh bắt xếp hàng đầu huyền, xã Tiến Thủy đã ngày càng thành công trong việc đưa người dân thoát khỏi nghèo đói, vươn lên làm giàu với thu nhập bình quân khoảng 40 - 60 triệu đồng/ tháng.
Nhờ có địa hình thuận lợi gần biển, hiện nay, toàn bộ các con đường ở xã Tiến Thủy cũng đều được nâng cấp lên đường bê tông, các ngôi nhà to, biệt thự cũng được mọc lên cùng với thời gian, người dân thêm no đủ, giàu có hơn bằng nghề đi biển đánh bắt thủy hải sản.
Tàu cá tấp nập về bến ở xã Tiến Thủy - Quỳnh Lưu
Xã Minh Hợp (huyện Quỳ Hợp)
Xóm Minh Hồ, xã Minh Hợp (huyện Quỳnh Hợp) nổi tiếng với làng nghề trồng cam truyền thống và lâu đời. Có thể nói, mỗi năm, bằng nghề trồng cam lâu đời, người dân nơi đây đã thu lại được lợi ích vô cùng quan trọng trong việc đẩy lùi cái nghèo, cái đói, thúc đẩy việc làm giàu đi lên. Trung bình có tới 80% các hộ gia đình trồng cam có thu nhập khoảng 500 triệu đồng/ năm, trong đó phải kể đến khoảng trên dưới 10 hộ gia đình có thu nhập 2 -4 tỷ đồng/ năm. Diện tích trồng cam ở xóm ngày càng được mở rộng, chất lượng và doanh thu đầu ra, đầu vào ngày càng được nâng cao, vì thế mà nơi đây cũng trở thành một trong những xã giàu nhất Nghệ An hiện nay.
Thu hoạch cam ở xóm Minh Hồ - xã Minh Hợp
Xã Hợp Thành (huyện Yên Thành)
Nhắc đến làng Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành (huyện Yên Thành), rất nhiều người sẽ nhớ đến nơi đây chính là làng tỷ phú bánh chưng có truyền thống đã từ rất lâu đời. Với truyền thống gói bánh chưng, bánh tét cả ngày lễ, Tết hay ngày thường, sau đó đem đi xuất khẩu trong và ngoài nước, người dân làng Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành đã có cuộc sống ngày càng sung túc, nhiều con người tha phương đã trở về tiếp nối truyền thống gói bánh chưng mà vươn lên giàu có, no đủ. Vào các dịp lễ Tết, với số lượng bánh chưng, bánh tét xuất khẩu ra, người dân nơi đây đã thu nhập được trung bình khoảng 12-14 triệu đồng/ ngày. Cũng có hộ gia đình thu về được 40 - 50 triệu đồng/ ngày từ số bánh chưng, bánh tét xuất khẩu ra trong dịp Tết.
Làng Vĩnh Hòa gói bánh chưng ngày Tết
Trên đây là top 5 xã giàu nhất Nghệ An hiện nay. Trong tương lai, không chỉ 5 ngôi làng, xã này ngày càng phát triển mà hi vọng đất Nghệ quê Bác sẽ ngày càng mọc lên những ngôi làng, xã, huyện giàu có, cuộc sống người dân thêm no đủ, đầm ấm hơn nữa.
Nguồn tin: toplist.vn
Thủ đô Hà Nội
Dù đại dịch Covid-19 hay tình hình kinh tế ổn định trở lại thì kinh tế Thủ đô Việt Nam vẫn luôn duy trì ở mức phát triển khá trở lên. Đặc biệt là ở ngành kinh doanh bất động sản tăng mạnh, hàng tồn kho giảm nhanh, giúp kinh tế thủ Đô Hà Nội luôn tăng trưởng vượt bậc, mang lại giá trị GRDP bình quân đầu người lên tới 75 – 77 triệu đồng.
Thủ đô Hà Nội với nhiều địa điểm có tiềm năng phát triển mạnh như: nhiều khu thương mại lớn như: Royal city, Time City,… nhiều trung tâm bảo tàng đẹp với các tác phẩm nổi tiếng, nhiều trung tâm văn hoá lâu đời, cùng đó là hơn 11 khách sạn 5 sao đạt chuẩn quốc tế như: Horrison, Hilton Hanoi Opera, Melia, nikko, Sheraton,… Cùng đó là cách khách sạn 4 sao, 3 sao,.. Giúp nền kinh tế tại Thủ Đô luôn là nơi hội tụ nhiều nhân tài và nhân sự chất lượng nhất cả nước.
Hải Phòng
Là cảng, là trung tâm công nghiệp, nơi hội tụ đa dạng lĩnh vực như: văn hoá, y tế, giáo dục, thương mại và khoa học vùng Duyên Hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng Là thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời đô thị loại I Việt Nam.
Ngoài sự phát triển mạnh mẽ ở lĩnh vực công nghiệp, thì tiềm năng du lịch vẫn đang được thành phố khai thác triệt để. Với năm 2020, GDP của thành phố đạt 276,6 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh sự phát triển kinh tế, Hải Phòng còn được biết đến với các kiến trúc nổi tiếng, bãi biển đẹp, quần đảo Cát Bà ấn tượng cùng nhiều danh lam thắng cảnh, ẩm thực giúp ngành du lịch Hải Phòng tăng trưởng nhanh.
Bắc Ninh
Bắc Ninh chỉ là một tỉnh nhỏ nhất Việt Nam nhưng lại là tỉnh thành có kinh tế lớn hàng đầu khu vực phía Bắc. Trong những năm gần đây, kinh tế Bắc Ninh càng được tăng mạnh với nhiều dự án công nghệ cao như: Canon, Microsoft, Samsung,…
Và đến năm 2020, Bắc Ninh trở thành một đơn vị hành chính được xếp thứ 22 tại Việt Nam với dân số xếp thứ 6 về GRDP. Bên cạnh phát triển ngành công nghiệp, nền văn hoá của Bắc Ninh cũng được đông đảo du khách biết đến và xem như một nét văn hoá tiêu biểu.
Quảng Ninh
Là một tỉnh ven biển với đầy đủ biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi và biên giới. Vì vậy, nơi đây được ví như một Việt Nam thu nhỏ. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc nước ta, với nhiều mỏ than đá, vịnh Hạ Long nổi tiếng và nhiều di sản, kỳ quan được thế giới công nhận và yêu thích.
Quảng Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội như: nhiều trung tâm thương mại, là đầu mối giao thương Việt Nam và Trung Quốc, là tỉnh có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ,… Vài năm trở lại đây, Quảng Ninh là tỉnh có tốc độ tăng trưởng đột phá, GDP đầu quân bình người đạt tới 4.528 USD – tăng gấp 2 lần so với bình quân chung trên cả nước.
Vì sao miền Tây trở thành nghèo khó ?
Định Tường - Hiền Vương - Hồng Dân
"Thoát nghèo" ở miền Tây
Định Tường, VNTB, 15/07/2023
Chuyện người nghèo ở miền Tây vì "nhà hết gạo" nên phải mò cua, bắt cá ăn qua bữa là thường tình, dù nơi đây là vựa lúa số một Việt Nam.
"Mấy gia đình có con lấy chồng Hàn Quốc xây nhà bự lắm."
Bưng tô cơm nguội, ngả trái dừa tươi chặt chừng 3 nhát dao bén rồi chan trực tiếp nước dừa vào tô cơm, nạo thêm miếng cơm dừa non cũng xong bữa. Bến Tre xứ dừa, nhiều nhà nghèo khó đã chọn ăn như vậy.
Một khảo sát của Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu đồng bằng sông Cửu Long nhận định hiện tượng lao động nông thôn, đặc biệt lao động trẻ, lên các vùng đô thị, các khu công nghiệp ngày càng nhiều.
Biến đổi khí hậu hay cụ thể hơn là thời tiết bất thường là một trong các nguyên nhân của tình trạng trên. Yếu tố thay đổi tự nhiên như biến đổi khí hậu, cộng thêm tình trạng suy thoái môi trường và tài nguyên thiên nhiên, các chính sách còn bất cập, tâm lý xã hội, thất nghiệp, nghèo, thu nhập thấp, gia tăng dân số nông thôn, nhu cầu lao động tăng cao ở các vùng đất đang phát triển công nghiệp… là những nguyên nhân thúc đẩy tình trạng di dân.
Sự dịch chuyển lao động này có một số lợi ích nào đó cho người lao động nhưng cũng để lại nhiều tiêu cực. Có thể kể đến như làm cho các vùng nông thôn đìu hiu, vắng vẻ, nhiều nơi đồng ruộng bỏ hoang hoặc thiếu đầu tư canh tác.
Người trẻ lên thành phố thường phải bỏ con lại cho ông bà ở nhà chăm lo, thiếu quản lý, dạy dỗ dễ hư hỏng, thậm chí bị xâm hại. Một số thanh niên nam nữ lên các vùng đô thị lại nhiễm một số thói xấu chốn thị thành. Trong khi đó, việc gia tăng dân số cơ học thiếu kiểm soát vùng đô thị cũng góp phần phá vỡ nhiều quy hoạch cơ sở hạ tầng, tăng ô nhiễm, kẹt xe, rác thải, nước thải, tai nạn công nghiệp…
Đã có một dạo những nhà đạo đức lên án chuyện "bia ôm toàn con gái miền Tây". Đâu chỉ vậy, miền Tây còn có những xóm Đài Loan, xóm Hàn Quốc, đảo Việt kiều…
Nhiều người ngậm ngùi nói rằng xóa đói giảm nghèo thiết thực, hiệu quả có được ở miền Tây đó là nhờ Đảng và Nhà nước "cho phép" những cô gái hiếu thảo, tự nguyện làm những nghề gọi là "tệ nạn xã hội" hay mại dâm trên khắp vùng miền, những "khu đèn đỏ" nước lân cận hoặc chấp nhận lấy chồng các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Mã Lai… để có cơ hội, thu nhập cao hơn bình thường giúp đỡ gia đình.
Rất nhiều cô gái đi "hành nghề" giúp được bố mẹ già, tưởng chừng cả đời ở nhà lá, nay được ở nhà xây ấm áp, những đứa em trai có điều kiện học hành đến nơi đến chốn, thành người có ích cho xã hội.
Cù lao Tân Lộc, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, Cần Thơ nằm tách biệt với đất liền, bao quanh bởi dòng sông Hậu. Để đến đây phải đi qua đò. Hiện có 5 bến đò đặt ở các vị trí khác nhau, hoạt động ngày đêm để đưa người dân, khách du lịch… qua sông.
Đường đi khó, nhưng vào sâu trong làng, từng con đường được láng nhựa sạch sẽ. Những căn nhà cao tầng, xây theo phong cách biệt thự khang trang.
Một viên chức địa phương cho biết, cả phường Tân Lộc hơn 7 ngàn hộ dân, khoảng 29 ngàn nhân khẩu, nhưng có hơn một ngàn cô gái lấy chồng nước ngoài. Trung bình 10 nhà thì 8 nhà cho con gái lấy chồng ngoại quốc.
Gần chục năm qua, việc các cô gái lấy chồng Đài Loan ở Tân Lộc đã giảm hẳn. Nếu như trước đây 10 cô gái qua đó làm vợ thì giờ chỉ còn 2-3 người. Đổi lại, các gia đình định hướng cho con chuyển sang lấy chồng… Hàn Quốc.
Nguyên nhân được giải thích rằng : "Lương ở Đài Loan chỉ có mười mấy triệu một tháng, trong khi đó, ở Hàn Quốc mấy chục triệu. Mấy gia đình có con lấy chồng Hàn Quốc, xây nhà to và cao lắm".
Trong 10 năm đã có hơn 1,3 triệu người đồng bằng sông Cửu Long xuất cư.
Miền Tây sẽ cơ bản duy trì mô hình sản xuất hiện nay tại các địa phương cho đến 2030
Trong Báo cáo Kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 nêu ra "ba vòng xoáy đi xuống" của vùng đất giàu tiềm năng, nhiều thách thức này là : vòng xoáy ngân sách, vòng xoáy lao động và vòng xoáy cấu trúc kinh tế vùng.
Thứ nhất, vòng xoáy ngân sách : Chính là thiếu đầu tư tương xứng của Nhà nước thời gian dài cho các khâu then chốt trong phát triển vùng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, logistics.
Thứ hai, vòng xoáy lao động : Đây là tình trạng thiếu việc làm tại chỗ, người trẻ tuổi bị "đẩy" ra khỏi vùng, lên Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ, dẫn đến sự suy giảm trầm trọng số lượng lẫn chất lượng lao động. Kết quả Tổng điều tra dân số, nhà ở năm 2019 chỉ ra, trong 10 năm đã có hơn 1,3 triệu người đồng bằng sông Cửu Long xuất cư.
Thứ ba, vòng xoáy cơ cấu kinh tế vùng : Vấn đề này được cho là sự "thiên lệch" trong việc thực thi "sứ mệnh an ninh lương thực". Cả ba vòng xoáy này đều liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực.
Điều đó đã và đang khiến cho đồng bằng sông Cửu Long từ một vùng đất giàu tiềm năng phát triển, bỗng trở nên ì ạch ; dù đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế nằm kế Thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, song không được hưởng lợi để phát triển.
Dưới góc độ là một nhà nông học, người có nhiều tâm huyết với sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho rằng, từ năm 1989 đến nay, suốt 32 năm, nông dân trồng lúa đã làm rạng rỡ nước nhà, đặt Việt Nam vào vị trí top 3 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
"Tuy nhiên, người trồng lúa vẫn chưa làm giàu được do chạy theo sản lượng bằng việc sử dụng quá nhiều hóa chất, giá thành cao, chất lượng thấp, vừa phí phạm nước tưới. Trong khi đó, một số ít nông dân đã làm giàu nhờ chuyển sang sản xuất những loại cây con khác không phải cây lúa.
Hiện nay, cây lúa Việt Nam phải sống chung với biến đổi khí hậu như nước lũ, hạn, mặn xâm nhập vừa giảm phát thải khí nhà kính, vừa làm nhiệm vụ chính trị để bảo đảm an ninh lương thực cho toàn xã hội, vừa làm nhiệm vụ kinh tế…" – Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân phát biểu từ góc nhìn… lý thuyết.
Sở dĩ gọi là lý thuyết, vì theo một nhìn nhận của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, thì, "thay đổi nền sản xuất lúa gạo là vấn đề không dễ, thực hiện việc thay đổi đó càng khó khăn hơn. Nếu hệ thống canh tác lúa hiện tại không thay đổi, mà tiếp tục được duy trì thì thu nhập người nông dân sẽ không cải thiện, chưa kể gây nguy cơ suy giảm tài nguyên, lãng phí đầu vào và đặc biệt là gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như khiến cho quá trình biến đổi khí hậu xảy ra nhanh hơn".
Ý kiến trên của người đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam được nêu tại hội thảo tham vấn Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long", tổ chức mới đây ở tỉnh Hậu Giang.
Trong một diễn biến liên quan chuyện cây lúa ở miền Tây, hôm 7/7/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 816/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, giai đoạn đến 2030, cơ bản duy trì mô hình sản xuất hiện nay tại các địa phương ; sau năm 2030, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo phân vùng sinh thái đã được xác định trong quy hoạch vùng, trong đó việc chuyển đổi chủ yếu diễn ra ở vùng sinh thái mặn-lợ và vùng chuyển tiếp ngọt-lợ.
Công việc hiện tại là tập trung xây dựng hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi và nghiên cứu điều chỉnh quy chế vận hành hệ thống thủy lợi. Trong đó, tiến trình thực hiện theo hướng từ ngoài vào trong, từ vùng ven biển mặn-lợ đến vùng chuyển tiếp ở giữa đồng bằng. Tiến hành đồng thời với quá trình này là xây dựng và triển khai các chương trình, cơ chế chính sách hỗ trợ người dân trong quá trình chuyển đổi sản xuất, đặc biệt là hỗ trợ người dân trồng lúa 3 vụ chuyển đổi sang các loại cây trồng có giá trị và hiệu quả kinh tế cao khác…
Xem ra những quyết sách mà Đảng và Nhà nước đang hoạch định cũng chỉ nhắm đến bước đầu để giúp miền Tây… bớt nghèo (!?)
Hiền Vương
Nguồn : VNTB, 14/07/2023
*************************
Chuyện đau lòng ở Kiên Giang : bé gái tử vong vì "nhà thiếu gạo"
Hồng Dân, VNTB, 13/07/2023
Ông Thạch Thuận, chú ruột của bé gái cho biết, T. thường mò cua, cá về nấu cho các em ăn trong những ngày nhà thiếu gạo.
Bé gái T. thường mò cua, cá về nấu cho các em ăn trong những ngày nhà thiếu gạo.
Chuyện đau lòng xảy ra ở quê nhà của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ngày 13/7/2023, bác sĩ Vũ Hoài Phương – Khoa Cấp cứu, bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang xác nhận, có 1 trường hợp được đưa đến Khoa Cấp cứu nhưng đã tử vong vào chiều 12-7. Bác sĩ Phương (trực cấp cứu ca bệnh) cho biết, bệnh nhân T.T là bé gái sinh năm 2010 ngụ xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành.
Bệnh án cho biết bệnh nhân nhập viện lúc 14g36 ngày 12-7 trong tình trạng ngừng thở, tím tái toàn thân, mạch bẹn cảnh không bắt được, tim không nghe, phổi lồng ngực mất di động. Các bác sĩ đã tiến hành kiểm tra, cấp cứu cho bệnh nhân như bóp bóng giúp thở, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, mắc monitor theo dõi… Chẩn đoán của bác sĩ là đột tử chưa rõ nguyên nhân.
Theo lời khai lúc vào viện của bà T.L (mẹ bệnh nhân), bé ăn cua, cá lau kiếng luộc cùng trứng cá kiếm được trong hang. Khoảng 1 tiếng sau, người thân phát hiện bé mê man, sùi bọt mép nên đưa đi cấp cứu.
Gia đình cháu bé cho biết, nạn nhân thường mò cua, cá về nấu cho các em ăn trong những ngày nhà thiếu gạo. Trứng cá lau kiếng không nằm trong bụng cá mà thường tìm thấy trong hang cá. Trứng có màu vàng, từng chùm. Khu vực ao bé gái bắt cá, cua đã bỏ hoang nhiều năm sau khi chủ ao nuôi cá thua lỗ.
Tham vấn ý kiến từ bác sĩ Bùi Ngọc Thành, Trưởng khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, thì ở bệnh viện nơi ông làm việc chưa từng tiếp nhận trường hợp ngộ độc do cá hay trứng cá lau kiếng.
Theo kinh nghiệm thực tiễn, ông ghi nhận trứng cá nóc và mật cá trắm có độc nhưng bệnh nhân không thể diễn tiến tử vong trong vài giờ. "Không loại trừ khả năng bé ăn phải trứng cá bị nhiễm độc từ môi trường bên ngoài", bác sĩ Thành nói.
Ông Thạch Thuận, chú ruột của nạn nhân nói rằng ông cùng nhiều người trong xóm từng ăn loại trứng cá này nhưng không xảy ra chuyện ngộ độc.
Vấn đề cần đặt ở đây không phải là chuyện "trứng cá" hay "cua" nhiễm độc ra sao, có phải từ chuyện "dư lượng thuốc trừ sâu" trên đồng ruộng, mà là ở lý do của việc phải ăn "trứng cá", đó là một bé gái 13 tuổi đã phải "thường mò cua, cá về nấu cho các em ăn trong những ngày nhà thiếu gạo".
Bé gái tuổi 13 này lại ở tại tỉnh Kiên Giang của xứ miền Tây nổi tiếng là vựa gạo không chỉ nuôi được cả nước, mà còn xuất khẩu đứng trong 3 quốc gia hàng đầu của thế giới.
Bé gái tuổi 13 ấy ở hôm nay không phải là cô bé tuổi 13 thuở nào của miền Nam mà thi sĩ Nguyên Sa đã phải :
"Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám ?
Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba…".
Trong một văn bản có tên "Quyết định phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang" mà người viết bài này có được, thì tổng số hộ dân cư trên địa bàn tỉnh là 465.665 hộ ; trong đó hộ dân tộc thiểu số là 69.226 hộ.
Tổng số hộ nghèo của Kiên Giang hiện nay là 8.854 hộ, chiếm tỷ lệ 1,90% ; trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số 2.552 hộ ; tỷ lệ 3,68%. Hộ cận nghèo có 14.787 hộ, chiếm tỷ lệ 3,18% ; trong đó, hộ cận nghèo dân thiểu số 3.871 hộ, tỷ lệ 5,59%.
Ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, nhà chức trách nói rằng có 5954 hộ, nhưng số hộ nghèo chỉ có 85 hộ, cận nghèo là 99 hộ.
Như vậy, xem ra chuyện đau lòng ở trên khi phải "thường mò cua, cá về nấu cho các em ăn trong những ngày nhà thiếu gạo" chỉ chiếm tỷ lệ 1,43% ở huyện Châu Thành, mà lại còn nhằm vào "hộ nghèo dân tộc thiểu số". Tỷ lệ này, vì lẽ ấy, cho thấy một góc nhìn khác về phân hóa giàu – nghèo đến cùng cực của vấn đề sắc tộc ở đồng bằng sông Cửu Long.
Hồng Dân
Nguồn : VNTB, 13/07/2023
Author:
Định Tường, Hiền Vương, Hồng Dân
Những phận nghèo ở miền Tây sau 48 năm ‘giải phóng’
Sau năm giải phóng, Sóc Trăng vẫn còn nhiều hộ nghèo nhà ở tạm bợ, chưa đạt chuẩn nông thôn mới. Mặt khác, nhà ở ven sông, ngoài đê biển nơi mà có nguy cơ sạt lở rất cao.
Listen to this article
Trời ơi! Nơi sản xuất ra lúa gạo và nông sản bậc nhứt của nước mà có nhiều người nghèo đến vậy sao?
Anh ấy đi đâm chuột, cách nói phổ biến ở đây để chỉ ‘săn chuột’, trong đêm và sáng nay bà con thấy cái xuồng trôi dạt trên sông còn anh ấy thì biệt tâm, rất có thể đã mất mạng.
Người dân địa phương đoán rằng anh ấy có thể bị ghe lớn đụng trong đêm và anh ấy đã mất mạng vì cú đụng đó. Vẫn theo kinh nghiệm, thường thì khoảng hai ngày sau, xác sẽ nổi lên và bà con sẽ vớt thi thể anh ấy về an táng. Bà con chòm xóm nghe hung tin bèn ‘triển khai’ thuyền bè khắp các ngã sông và rạch để tìm xác anh ấy. Cho đến nay, đã qua 48 giờ, chỉ thấy cái xuồng và công cụ săn chuột, nhưng vẫn chưa phát hiện thi thể anh ấy.
Phải ghi nhận rằng cuộc sống của đa số người dân ở đây hiện nay đã dễ thở hơn trước, hiểu theo nghĩa tiện nghi hơn, làm ăn khấm khá hơn. Nhưng cũng phải ghi nhận rằng còn nhiều người cực khổ lắm. Anh đi đâm chuột đó chỉ là một trường hợp tiêu biểu mà thôi. Có lẽ anh ấy kém may mắn hơn những người nghèo khác, vì anh phải trả giá bằng mạng sống của mình.
Có bao nhiêu người nghèo như anh đâm chuột? Theo một điều tra xã hội năm 2019 thì có khoảng 11% hộ nghèo ở miền Tây. Đọc con số này làm tôi sốc! Trời ơi! Nơi sản xuất ra lúa gạo và nông sản bậc nhứt của nước mà có nhiều người nghèo đến vậy sao? Xin nói thêm rằng ‘nghèo’ ở đây có nghĩa là có thu nhập 13,300 đồng 1 người 1 ngày, tức khoảng 0.6 USD một ngày.
Tôi đoán rằng nếu tính nghèo theo định nghĩa của mấy nước phương Tây, hay ngay cả chuẩn của Thái Lan) thì tỷ lệ nghèo ở miền Tây chắc cao hơn con số 11%.
Cái nghèo làm cho người ta liều lĩnh. Thoạt đầu, nghe ‘đâm chuột’ tôi thấy vừa ngạc nhiên vừa thương tâm. Hồi xưa, người ta đi bắt chuột đồng sau khi thu hoạch lúa, còn ngày nay có chuyện ‘đâm chuột’, nghe … ghê quá. Thương tâm là vì phải khổ đến độ đi săn chuột thay vì bắt tôm cá. Có thể do tôm cá dưới sông càng ngày càng cạn kiệt nên người ta phải đi săn chuột?
Dù vì lý do gì thì người nghèo ở miệt quê vẫn còn khổ lắm, họ phải bươn chải để có vài chục ngàn đồng mỗi ngày. Con số này chỉ là con số lẻ của những người khấm khá ở thành thị. Nói cách khác, khoảng cách giữa người giàu và nghèo ở Việt Nam vốn đã lớn thì nay càng lớn hơn.
Khoảng cách giữa người giàu và nghèo cũng là một chỉ số phản ảnh sự lành mạnh của một xã hội. Cố Tổng thống John F Kennedy từng nói một câu chí lí: nếu một xã hội tự do không giúp được những người nghèo chiếm đa số thì xã hội đó cũng không cứu được những người giàu thiểu số.
Cũng con sông này, ngày xưa, trong thời chiến tranh, thỉnh thoảng có xác người trôi sông vì bị ‘cách mạng’ hành quyết, thường là đập đầu. Ngày nay, con sông này cũng thỉnh thoảng chuyên chở xác người, trong đó có những người quá nghèo và không có thân nhân, họ chọn cách để cho xác mình vùi trong lòng sông.
Nếu là tiểu thuyết gia, tôi có nhiều chuyện để viết.
Nguyễn Tuấn
‘Lương giáo viên không đủ sống là nỗi nhục của chế độ’
Listen to this article
Chính quyền, các cấp quản lý, xã hội càng đòi hỏi ở giáo viên nhiều bao nhiêu thì càng phải tôn trọng họ bấy nhiêu. Để người giáo viên lương không đủ sống, bị xã hội coi thường, đó là nỗi nhục của chế độ, của Đảng và Nhà nước này.
Nghề giáo viên lương thấp lại khát khao muốn vươn lên có mức sống loại cao trong xã hội, nên cũng đua theo phong trào “Làm nghề gì ăn nghề ấy”. Các công chức, công an, phòng thuế … “ăn” vào dân; quan chức cùng đại gia “ăn đất”, “ăn dự án”, bác sĩ “ăn bệnh nhân”, Sư “ăn phật tử”… Vậy là giáo viên cũng đua nhau “ăn học sinh”!
“Làm nghề gì ăn nghề ấy” là do thể chế này đẻ ra và ngày càng tác oai, tác quái, mất kiểm soát, làm tha hoá hết bản chất đạo đức của mọi nghề nghiệp hiện hành. Vì vậy, nhiều người có lương tri đã bỏ nghề: Mấy vạn giáo viên, mấy vạn bác sĩ, công chức đã bỏ nghề trong thời gian gần đây.
Thưa các nhà giáo, các bạn đồng nghiệp yêu quý. Cứu nguy giáo dục chính là trông cậy vào đội ngũ giáo viên. Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nên gìn giữ truyền thống đó, vì khi vứt bỏ đi rồi mới thấy nó cao quý, mà muốn khôi phục cũng không được nữa. Nghề thầy giáo dù ở nước nào cũng là nghề thanh bạch, có cuộc sống tâm hồn phong phú, thiện lành, ổn định, yêu thích giao tiếp, làm việc giáo dục trẻ em; hạnh phúc là cảm nhận thấy những trẻ em phát triển, trưởng thành từ sự giáo dục của mình; cảm nhận được sự yêu mến, kính trọng từ học sinh… và bằng lòng với cuộc sống mức thường thường trong xã hội.
Giáo viên còn là nghề có điều kiện tốt nhất để phát triển và hoàn thiện bản thân. Đó là đạo đức, lối sống của nghề giáo viên. Người giáo viên dạy giỏi mà sống lương thiện, an bình, thanh bạch HS càng kính trọng, yêu quý. Đó là hạnh phúc của nhà giáo.
Nếu những ai muốn mình có quyền uy, dùng quyền uy để kiếm nhiều tiền, khao khát cuộc sống giàu sang như các quan chức, đại gia… thì đừng làm giáo viên nữa, đừng ở ngành giáo dục nữa.
Lương giáo viên phổ thông không đủ sống là lỗi của Nhà nước. Tôi là một nhà giáo, cũng đã từng uất ức khi thấy con mình nằm bệnh viện, ăn cơm với mấy ngọn rau muống luộc và mấy hạt lạc; trong khi thằng bé nằm giường bên, nó ném miếng giò nạc đi, bảo ăn mãi chán lắm…
Tôi từng cảm thấy nhục nhã, khi chiều về lại đèo thùng nước gạo từ trường về nhà để nuôi heo…
Tôi thấu hiểu nỗi niềm của các giáo viên khi thấy mình nghèo quá. Nghèo thường làm cho người ta dễ hèn đi! Nhưng chúng ta phải đoàn kết cùng nhau đấu tranh với chính quyền để tìm cách cải thiện đời sống giáo viên, chứ không thể “ăn vào học sinh” được! Đó là nguyên tắc đạo đức của nhà giáo.
Mình túng thiếu có thể làm thêm nhiều việc để kiếm thêm tiền, nhưng không thể bắt học sinh nộp tiền cho mình dưới bất cứ hình thức nào. Hiệp hội giáo viên Mỹ cũng đưa ra 50 việc để giáo viên làm thêm kiếm tiền: trông trẻ ngoài giờ, bán hàng, phục vụ hàng ăn/uống buổi tối, chủ nhật; dạy kèm các môn cho học sinh không phải của lớp mình/ trường mình; dạy ở các Trung tâm học tập cộng đồng; tư vấn tâm lý, giáo dục; thiết kế thời trang, làm vườn…
Ở ta nhiều giáo viên nói với tôi, làm giáo viên nghèo lương thấp nhưng “tỷ phú” về thời gian để chăm sóc gia đình, để có thể làm nhiều việc ra tiền. Thực ra những trải nghiệm “làm thêm” lành mạnh của giáo viên cũng rất có ích cho việc giáo dục học sinh.
Thời đại 4.0 rồi, Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục nên giảm bớt biên chế đi. Bỏ Phòng Giáo dục đi. Càng lắm người quản lý càng bày ra lắm trò thi đua, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, gây rối cho bên dưới, làm khổ giáo viên. Tất cả các cấp quản lý từ bộ trưởng đến hiệu trưởng, cố hết sức rũ bỏ hết những cái gì quấy rầy, làm khổ giáo viên, để họ tập trung vào chuyên môn và còn thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, làm thêm kiếm sống.
Chính quyền, các cấp quản lý, xã hội càng đòi hỏi ở giáo viên nhiều bao nhiêu thì càng phải tôn trọng họ bấy nhiêu. Để người giáo viên lương không đủ sống, bị xã hội coi thường, đó là nỗi nhục của chế độ, của Đảng và Nhà nước này.
Tôi còn nhớ vào đầu những năm 1960, cán bộ quản lý được tập huấn về mục đích, phương châm giáo dục XHCN để về tổ chức tập huấn cho giáo viên trong kỳ nghỉ hè. Nghe ông Tố Hữu nói thì căng lắm. Có anh phát biểu rồi đọc thơ: “Ngang lưng thì thắt phương châm/ đầu đội nguyên lý, tay cầm mục tiêu/ nghỉ hè mà thấy liêu xiêu …”
Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên bảo, “học gì thì học, nhưng phải để giáo viên được nghỉ hè ít nhất hai tháng. Các anh chị biết không, người giáo viên yêu nghề sư phạm là vì đó là nghề tự do và được nghỉ ba tháng hè.”
Người quản lý hiểu như vậy, tôn trọng nghề giáo viên như vậy thì dù khó khăn đến mấy, họ vẫn “Tất cả vì học sinh thân yêu”! (Khẩu hiệu của giáo viên vào những năm 1960 – 1980).
Phải nghiên cứu tìm ra cơ chế bầu những giáo viên giỏi, tốt làm hiệu trưởng và trả phụ cấp xứng đáng. Hiệu trưởng là linh hồn của nhà trường; Hiệu trưởng tốt thì nhà trường tốt, Hiệu trưởng hỏng thì nhà trưởng hỏng. Hiệu trưởng ngu dốt nhưng chạy chọt bằng nhiều tiền để có chức quyền, rồi dùng quyền uy đó để kiếm tiền, thì giáo dục hỏng không gì cứu vãn được.
Mới đây chuyện động trời xảy ra, đó là khi Hiệu trưởng trường Chu Văn Thịnh, ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La phải chuyển đi làm hiệu phó trường khác, thì vợ ông ta phụ trách bếp ăn của trường này, đã bỏ chất độc vào thức ăn của hơn 400 học sinh bán trú. Chắc hẳn vợ chồng chị ta bị mất nhiều quyền lợi to lắm. Món tiền quá lớn đã che lấp hết lương tri để chị ta hành động mù quáng vậy đó.
Khi động cơ kiếm tiền bằng bất cứ cách nào thì tất yếu dẫn đến hành động vô minh tăm tối.
Nói thật, không trông mong gì ở cái Quốc hội ăn hại này! Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục đã ban hành từ lâu, mà không có giám sát thi hành; bao nhiêu chuyện quốc gia đại sự mà Quốc hội cứ như không biết gì, toàn đi bàn chuyện lăng nhăng.
Mạc Văn Trang
TRĂM NGƯỜI LAO VÀO CƯỚP GIẬT COI MÀ XẤU HỔ...!!!
Thiên đàng xã hội cộng sản như thế này sao..???!!!
Gần nửa thế kỷ "giải phóng" đuổi dân giầu Miền Nam để lôi toàn dân
xuống cảnh đói nghèo phải sống nhờ và những Người Thua Trận...!!!
Ông Nguyễn Phú Trọng và toàn đảng csVN nghĩ sao..???