Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 25914876

 
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP 05.12.2024 18:14
Tự đánh giá dân tộc VN
08.12.2023 13:08

Đánh giá người Việt Nam là những đánh giá và nhận xét về tư duy, tính cách, tâm lý và tập quán của người Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau đã được một số học giả trong và ngoài nước đưa ra trong các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học, các tiểu luận hay các công trình nghiên cứu xã hội học và dân tộc học.

 Các đánh giá này được nêu ra tại những thời điểm lịch sử khác nhau, bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, trong đó có một phần đáng kể về vai trò và tính hai mặt, ưu và nhược điểm của tư duy, tính cách, thói quen, tập quán người Việt trong tiến trình phát triển của dân tộc. Các tổng kết dựa trên các nghiên cứu còn một số khác là nhận định cá nhân hay suy diễn logic của các học giả nổi tiếng. Tính hai mặt của người Việt Nam đã được đa số các học giả thừa nhận và khẳng định trong các công trình nghiên cứu về tâm lý, văn hóaxã hội và lịch sử dân tộc. Những đặc điểm phổ biến trong tính cách, tâm lý và tập quán của người Việt mà các tác giả đã chỉ ra cũng không bất biến mà thay đổi theo sự thay đổi của những điều kiện xã hội cùng với sự giao lưu kinh tế, văn hóa, tư tưởng, học thuật với thế giới.

") center center / max(1em, 16px) no-repeat; min-width: 16px; min-height: 16px; width: 1em; height: 1em; display: inline-block; transform: scaleY(-1); max-height: 32px;">Lịch sửsửa

Trước thế kỷ 20sửa

Trang đầu tiên cuốn Đại Việt sử ký toàn thư.

Trong sách "Đại Việt sử ký toàn thư" đã có ghi chép về đặc điểm tính cách của người Việt.[1] Đến thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, các thương nhân phương Tây và các nhà truyền đạo Công giáo đã bắt đầu ghi chép về tính cách con người Việt. Đơn cử như trong sách Xứ Đàng Trong năm 1621 của tác giả người Ý Cristoforo Borri, ông đã có lời nhận xét và miêu tả về tính khí con người xứ Đàng Trong.[2]

Tới thời nhà Nguyễn, các sách do triều đình biên soạn như "Đại Nam thực lục", "Việt sử thông giám cương mục" cũng có ghi chép về đặc điểm tính cách của người Việt.[1]

Thời Pháp thuộcsửa

Nghiên cứu về đặc điểm tính cách thói quen của người Việt đã được các học giả phương Tây, đặc biệt là Pháp thực hiện từ khi thực dân Pháp bảo hộ An Nam. Tự phán và tự trào tính cách của dân tộc thì phải nói đến một nhân vật nổi danh trên trường văn học và báo chí là Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) ở đầu thế kỷ 20. Khi còn bình bút cho tờ báo Quốc ngữ ra đời sớm nhất ở Bắc Kỳ "Đăng cổ tùng báo"[3] (1907) Nguyễn Văn Vĩnh dưới bút danh giả nữ là Đào Thị Loan đã viết những bài phê phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu như tục đốt vàng mã, thói hư danh, nạn cờ bạc,... Đến khi trở thành chủ bút tờ "Đông Dương Tạp chí" trong hai năm 1913 và 1914, ông mở một chuyên mục mang tên là "Xét tật mình" lấy cảm hứng từ một câu của văn hào Pháp Emile Zola: "Nói hết, để biết hết, để chữa hết" (Tout dire pour tout connaitre, pour tout guérir) và giải thích thêm rằng: "Các nết xấu, các hủ tục của người Việt Nam ta, cần nói hết ra, đừng có giấu giếm, ai cũng biết thì mới sửa được. Luân lý là phải dạy người ta biết gốc rễ điều ác để tự nguyện tránh, mầm mống điều thiện để tự giác làm điều thiện".[4]

Nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dưới góc độ văn hóa được thể hiện trong các công trình nghiên cứu như "Việt Nam phong tục" (1915) của Phan Kế Bính, "Việt Nam văn hóa sử cương" (1938) của Đào Duy Anh, "Văn minh nước Nam" (1944) của Nguyễn Văn HuyênNhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn Đất Lề Quê Thói (Phong Tục Việt Nam) cũng có những nhận xét về tính cách và phong tục người Việt. Các học giả nổi tiếng như Phạm QuỳnhPhan KhôiNgô Đức Kế,Trần Trọng Kim... cũng như những nhà cách mạng hàng đầu như Phan Châu TrinhPhan Bội Châu đều có những nhận xét về tính cách người Việt. Những nhận xét này đã được tập hợp lại và xuất bản trong sách "Người xưa cảnh tỉnh" (2019).[5] Các học giả Pháp cũng có những nghiên cứu về người Việt như "Tâm lý dân tộc An Nam" của Paul Giran, "Người Nông Dân Châu Thổ Bắc Kỳ" của Pierre Gourou,...

Sau năm 1945sửa

Nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dưới góc độ khoa học lịch sử có công trình "Xã thôn Việt Nam" (1959) và "Tìm hiểu tính cách dân tộc" (1963) của Nguyễn Hồng Phong.[6]

Nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dưới góc độ tâm lý học có các công trình nghiên cứu của Đỗ Long, Vũ Dũng, Phạm Minh Hạc như "Những nghiên cứu tâm lý học" (2007) của Đỗ Long, "Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Những điều cần khắc phục" (2004) của tập thể tác giả hội viên Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục học Việt Nam do Phạm Minh Hạc chủ biên.

Tiếp cận giá trị truyền thống của dân tộc và nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dưới góc độ giá trị học có tác phẩm "Về giá trị và giá trị châu Á" (2005) của Hồ Sỹ Quý, "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam" (1980) của Trần Văn Giàu.

Nghiên cứu văn hóa Việt Nam có "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam" (1996), của Trần Ngọc Thêm, "Việt Nam - văn hóa và con người" của Nguyễn Đắc Hưng.

Tính cách của con người Việt Nam còn là đề tài của nhiều bài viết trên các báo và tạp chí.[7][8][9]

Về nhược điểm của người Việt, ở ngoài Việt Nam, gần đây có cuốn "Tổ quốc ăn năn" (2001) của ông Nguyễn Gia Kiểng và cuốn "Văn Hóa trì trệ nhìn từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21" (2001) của Lê Thị Huệ nêu lên nhiều khuyết điểm của người Việt. Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn có một cuốn sách nhan đề "Người Việt xấu xí" nói về thói quen và tính xấu của người Việt. Nhà xuất bản Thanh niên cũng xuất bản sách "Người Việt - Phẩm chất và thói hư tật xấu" (2009) của nhiều tác giả.[10]

") center center / max(1em, 16px) no-repeat; min-width: 16px; min-height: 16px; width: 1em; height: 1em; display: inline-block; transform: scaleY(-1); max-height: 32px;">Đặc điểm chungsửa

Trong tính cách nói chung của con người Việt Nam và trong từng nét tính cách nói riêng đều ẩn chứa tính hai mặt, cái tốt và cái xấu, giá trị và phản giá trị.[11] Một số tác giả cho rằng con người Việt Nam có những nét tính cách truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, coi trọng tình nghĩa, cần cùhiếu học đã tạo nên lịch sử đặc trưng của Việt Nam. Có quan điểm cho rằng chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại.[12] Lịch sử Việt Nam cho thấy sức sống của người Việt, sức chịu đựng, khả năng thích nghi với hoàn cảnh và vượt qua nghịch cảnh để tồn tại và phát triển. Nhờ phẩm chất đó mà người Việt vẫn còn tồn tại như là một dân tộc có một quốc gia độc lập cho đến ngày nay trong khi nhiều dân tộc khác ở Châu Á đã bị đồng hóa hay không duy trì nổi nhà nước của họ.[13] Người Việt cũng thiếu kinh nghiệm quan hệ với thế giới bên ngoài, quen sống co lại, ít có khao khát ra thế giới, tìm hiểu thế giới. Tuy nhiên người Việt cũng có ưu điểm là thích nghi nhanh, học nhanh nhưng hời hợt, dễ dãi chứ không phải tiếp nhận ở bề sâu văn hóa.[14]

Ngoài ra, thái độ coi trọng cộng đồng cũng là tính cách truyền thống đặc trưng của con người Việt Nam.[11] Mặc dù tính cộng đồng cao là một nét tính cách của con người Việt Nam có chứa đựng nhiều giá trị, song bên cạnh đó cũng có nhiều mặt hạn chế. Cộng đồng được đề cao quá mức đã ức chế sự phát triển cá tính, kìm hãm sự phát triển cá nhân vì cộng đồng không chấp nhận cá nhân đứng ngoài cộng đồng và cá tính không phù hợp với "luật bầy đàn" của cộng đồng. Bên cạnh coi trọng cộng đồng, người Việt còn rất coi trọng tình nghĩa.[15]

Bên cạnh đó, người Việt được cho là cần cù lao động và biết tiết kiệm,[16] cộng với tinh thần hiếu học,[17] bản chất thông minh, dễ tiếp thu và một nền giáo dục có truyền thống cả ngàn năm. Người Việt Nam xem giáo dục cao hơn sự giàu có và thành công và là trụ cột của văn hóa.[18] Nhưng giáo sư Trần Ngọc Thêm lại nhận xét ở người Việt cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận.[19]

Tuy nhiên, tính cách người Việt có một số đặc điểm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam, làm xấu đi hình ảnh của người Việt nói chung[20] gây nên nhiều hạn chế trong giao lưu kinh tế - văn hóa, nhất là khi Việt Nam đang trên đường hội nhập sâu hơn với thế giới.[21] Những thói hư tật xấu này phản ánh trình độ sống, trình độ làm người của người Việt.[22] Chính vì vậy khi trình độ trí tuệ và đạo đức của người Việt được nâng cao theo thời gian thì những thói hư tật xấu sẽ ngày càng ít phổ biến trong xã hội.

") center center / max(1em, 16px) no-repeat; min-width: 16px; min-height: 16px; width: 1em; height: 1em; display: inline-block; transform: scaleY(-1); max-height: 32px;">Theo địa phươngsửa

Sách Xứ Đàng Trong năm 1621 của thương gia người Ý Cristoforo Borri, có ghi chép về đặc tính của người Việt ở Đàng Trong như sau:[2]

  1. Dịu dàng và lịch thiệp
  2. Trọng khách, giản dị,
  3. Đoàn kết, thành thật với nhau
  4. Hay chia sẻ, quảng đại
  5. Yêu thích và dễ tiếp thu văn hóa nước ngoài

Tác giả Peter G. Bourne trong cuốn sách tựa đề Men, stress, and Vietnam xuất bản năm 1970 có đánh giá về ưu điểm khiến người miền Bắc chiếm nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền Sài Gòn gồm[23]

  1. Làm việc chăm chỉ,
  2. Có tính kiên trì,
  3. Luôn mong muốn vượt lên phía trước.

Ông Mai Thanh Thế đánh giá người Nam Bộ có những ưu điểm là:[24] yêu nước, khí phách, hào hiệp, dân chủ, thực tế, năng động, sáng tạo, ứng biến, tự do, tự chủ, mạo hiểm, cởi mở, xả thân vì nghĩa, cần cù.

") center center / max(1em, 16px) no-repeat; min-width: 16px; min-height: 16px; width: 1em; height: 1em; display: inline-block; transform: scaleY(-1); max-height: 32px;">Đánh giá trong nướcsửa

Tính cáchsửa

Theo sử gia Trần Trọng Kim, về trí tuệ và tính cách, người Việt có cả tính tốt lẫn tính xấu. Về tính tốt, người Việt "có trí tuệ minh mẫn, học nhanh, khéo tay, sáng dạ, nhớ lâu, hiếu học, coi trọng học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức,... nhưng bên cạnh những tính tốt, người Việt vẫn có tính tinh vặt, quỷ quyệt, đôi khi bài bác, chế nhạo. Ngoài ra, người Việt mặc dù bình thường nhút nhát, chuộng hòa bình, nhưng khi chiến đấu vẫn có can đảm và giữ kỷ luật". Đồng tình với các nhận định trên, Lương Đức Thiệp cho rằng về tính chất tinh thần thì người Việt phần nhiều thông minh, nhưng hiếm người lỗi lạc. Bên cạnh đó, trí thông minh không có chỗ dùng thuận tiện thường tạo điều kiện cho thói tinh vặt. Liên hệ với đức tính hiếu học, Thiệp khẳng định "người Việt Nam hiếu học không phải vì khát hiểu biết mà chỉ vì mong một địa vị ưu thắng trong xã hội. Học đối với người Việt không phải để thỏa mãn một khát khao trí tuệ, mà chính là để làm kế mưu sinh".[25]

Trong Chương thứ năm trong Việt Nam quốc sử khảo mang tên Sự thịnh suy của dân quyền và dân trí của nước taPhan Bội Châu nhận định người Việt có năm "cái ngu", đó là "hay nghi kỵ lẫn nhau", "tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bễ những sự nghiệp đáng làm", "chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần", "thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung" và "biết có thân mình nhà mình mà không biết có nước".[26][27] Trong luận văn Pháp Việt Liên hiệp hậu chi tân Việt NamPhan Châu Trinh cho rằng người Việt có hai cặp đặc tính trái ngược nhau, đó là bài ngoại và ỷ ngoại, đi cùng với tự tôn và tự ti. Ông khẳng định hai đặc tính đó có sẵn trong tâm trí mỗi người, tùy thời mà bộc phát ra rồi trở nên cực đoan, lợi hại đều không thấy.[28] Học giả Phạm Quỳnh nhận định người Việt có "thiên tính đồng hoá", tức là biết xem xét và bắt chước nhưng không triệt để vào chỗ tinh tuý. Ông cho rằng tính "dễ đồng hoá" đó không phải là cái tính tốt".[29] Tương tự, thi sĩ Tản Đà trong bài "Mậu Thìn xuân cảm" đã cho rằng tuy trải qua bốn nghìn năm lịch sử nhưng dân tộc Việt "vẫn trẻ con".[30]

Trong khi đó, bàn về những thói hư tật xấu thường thấy ở người Việt, Nguyễn Văn Vĩnh nhận xét người Việt có tính ỷ lại, "ăn gian nói dối", đa nghi, "đồng bóng", vay mượn kém sáng tạo, "đục nước béo cò", thói "gì cũng cười", tệ cờ bạc...[4][31] Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn Đất Lề Quê Thói (Phong Tục Việt Nam) cũng nhận xét người Việt phần đông ranh vặt, quỷ quyệt, "bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi nhạo báng", "tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh...".[32]

Tinh thần làm việcsửa

Hồ Chí Minh cũng có những tác phẩm cảnh báo về những thói hư tật xấu trong tầng lớp cán bộ như Sửa đổi lối làm việc (1947).[33] Theo ông, cha đẻ của mọi thứ khuyết điểm là chủ nghĩa cá nhân. Bệnh tham lam, lười biếng, ba hoa, bè phái, địa phương chủ nghĩa, ham danh vị, quân phiệt, quan liêu, xa rời quần chúng, hẹp hòi, chuộng hình thức, lối làm việc bàn giấy, vô kỷ luật, ích kỷ, hủ hóa và nhiều đức tính xấu khác đều từ đó mà ra.[34] Viết trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt NamTrần Ngọc Thêm chỉ ra rằng đối với người Việt, khi đứng trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe dọa sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh đoàn kết và tính tập thể; nhưng khi nguy cơ ấy qua rồi thì có thể là thói tư hữu và óc bè phái, địa phương lại nổi lên.[35] Trong giao tiếp, khi thấy mình đang đứng trong cộng đồng quen thuộc thì tính thích giao tiếp nổi lên, còn khi vượt ra khỏi cộng đồng, đứng trước người lạ, thì tính rụt rè sẽ lấn át.[36] Ngoài ra, Trần Ngọc Thêm có bàn luận về "tính nước đôi" của người Việt, vừa đoàn kết vừa ích kỷ, thường phát huy tác dụng tốt trong chiến tranh, và thể hiện mặt trái trong hòa bình.[37] Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Bùi Hoài Sơn cho rằng Tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của người Việt chỉ xuất hiện trong những hoàn cảnh khó khăn, bần hàn còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì rất ít xuất hiện.[38]

Bên cạnh đó, người Việt thì có triết lý vừa phải, "lắm thóc nhọc xay", "cầu sung vừa đủ xài" lại vừa không có thói quen coi trọng thời gian, coi thời giờ là "cao su".[39] Chỉ khi thấy mình thua kém người xung quanh quá nhiều thì mới cố gắng, nhưng ngay khi thấy mình đã như mọi người rồi thì lại làm việc cầm chừng.[37]

Kinh tế và chính trịsửa

Vương Trí Nhàn nhận định người Việt đang làm kinh tế bằng tư duy chiến tranh bất chấp cái giá của nó.[14] Ông cho rằng cái xấu của người việt tựu trung lại là "gian và tham"..[20] Người Việt nặng về bản năng và tự phát, ít lý trí, suy nghĩ, tầm nhìn của người Việt rất ngắn hạn, chỉ biết trước mắt, hiện tại.[40] Ông cho rằng tâm lý và cách tư duy của người Việt mang tính tiểu nông, thiếu chính xác trong mọi thứ, thiếu khoa học, thiếu nghiên cứu, sống bộc phát hồn nhiên.[20] Tác giả Nguyễn Thị Lan Phương nhận định người Việt có tư duy sản xuất nhỏ: tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nghiêng về tình, yếu về lý, tư duy kinh tế mang tính thiển cận, thực dụng; tư duy tiểu nông vốn chỉ phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp nhỏ.[41] Đồng tình với quan điểm trên, Bùi Hoài Sơn cho rằng lối tư duy và sản xuất tiểu nông của người Việt mang tính tùy tiện, manh mún.[38] Trong khi đó, Đỗ Kiên Trung nêu ba điểm không tích cực trong tư duy người Việt đó là: tầm nhìn ngắn hạn, tư duy đám đông triệt tiêu tư tưởng cá nhân và sự lên ngôi của kinh nghiệm.[42] Phạm Quý Thọ cho rằng nhiều người Việt thiếu sáng tạo vì sao chép nhiều quá.[43] Nguyễn Lân Dũng nhận định Người Việt chưa hiểu đúng mặt tích cực của kinh tế thị trường, nhưng lại chịu những ảnh hưởng xấu của kinh tế thị trường. Lòng tham đẩy lùi nhân cách, làm xấu đi các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đó là sự hiếu danh, sính bằng cấp, đặc biệt là quan chức nhà nước. Nhiều người Việt hiện nay cũng coi nặng tiền tài hơn giáo dục.[44]

Trần Đình Thiên, cho rằng Việt Nam chậm tiến là vì cấu trúc phát triển quá bền vững dựa trên con trâu, cái cày và con người hơn nữa phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh cho nên luôn cảnh giác với những sự đổi mới bên ngoài.[45] Theo ông người Việt cũng chưa có văn hóa tự chịu trách nhiệm mà thường đổ lỗi.[45] Theo Nguyễn Hồi Loan, tính tôn ti trật tự dòng tộc đã dẫn tới mặt trái: tính gia trưởng, trọng nam khinh nữ, đặc biệt là tâm lý địa phương, cục bộ. Nông dân Việt Nam có thói quen dựa dẫm, ỷ lại tập thể, vào số đông. Người Việt cũng có tâm lý cào bằng, đố kỵ, không muốn ai hơn mình.[46] Tâm lý sĩ diện trong đời sống người nông dân dẫn tới tính khoa trương, trọng hình thức. Người nông dân sẵn sàng chạy theo các thủ tục nặng nề, nghi lễ tốn kém trong cưới xin, ma chay, hội lễ... gây đói nghèo cho nhiều người dân. Ngày nay văn hóa làng xã không chỉ ở nông thôn mà còn ảnh hưởng tới đời sống đô thị, khiến đời sống đô thị Việt Nam phảng phất những nét phong cách của nông thôn.[46]

Theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nhiều người Việt đang tự hạ thấp vị trí của mình xuống, việc gì cũng phải xin xỏ, cầu cạnh, không dám công khái tố cáo các hành động sai trái của những người có chức có quyền, biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội do đời sống xã hội thiếu dân chủ khiến cái xấu không được chỉ đích danh.[44] Theo ông Vương Trí Nhàn điều quan trọng là tự nhận thức mình là người thế nào. Tất cả tương lai của dân tộc nằm trong hành động này. Tuy nhiên một trong những thói xấu của người Việt là rất sợ nói đến thói xấu của mình khiến cả xã hội đóng băng trong sự tự khen thưởng.[22] Ngoài ra còn có không ít người mắc căn bệnh "cuồng địa vị". Điều này gắn liền với sự thiếu gương mẫu và thoái hoá của quan chức nhà nước các cấp do bộ máy nhà nước thiếu tin tưởng và ít trọng dụng người tài.[44] Ông Nguyễn Gia Kiểng nhận xét nước Việt Nam đau khổ và nghèo nàn vì văn hóa Việt Nam thui chột còn tâm lý người Việt Nam bệnh hoạn.[47]

") center center / max(1em, 16px) no-repeat; min-width: 16px; min-height: 16px; width: 1em; height: 1em; display: inline-block; transform: scaleY(-1); max-height: 32px;">Đánh giá từ bên ngoàisửa

Trong cuốn Sách Xứ Đàng Trong năm 1621 của thương gia người Ý Cristoforo Borri, ông cho rằng tính cách của người Việt ở Đàng Trong trái ngược với cách sống chân thật và rộng rãi hay cho của họ là tính nóng nảy và thói quen xin những thứ mình thấy đẹp, dù người có không muốn cho.[2] Còn trong bài viết về người An Nam trong bách khoa toàn thư của Encyclopædia Britannica xuất bản năm 1911 nhận xét người An Nam tuy thích nhàn hạ nhưng chăm chỉ hơn những dân tộc láng giềng, biết kính trọng bề trên và cha mẹ, nhưng không chân thật và không có cảm xúc mạnh, có tình yêu quê hương, xóm làng. Điều đó khiến người Việt khó có thể ở xa nhà lâu ngày. Từ điển này liệt kê những thói hư của người Việt gồm cờ bạc, hút thuốc phiện, kiêu căng và giả dối.

Nhà truyền giáo người Ý Francesco Buzomi khen ngợi việc xã hội Việt Nam có tổ chức cao, người dân Việt Nam thừa hưởng những đức tính, phong tục "đáng khâm phục" là nhờ Khổng giáo. Cũng theo ông này, "người Việt không nghiêng về văn chương, tính tình không thâm hiểm như người Tàu. Họ không quá nghiêng về quân bị, tính tình không độc ác như người Nhật, dễ nghe, dễ tin và nhiều mê tín nhưng người dân Việt dễ nhận ra lẽ phải, không kiêu căng hay tự tin như người Tàu".[48]

Theo Viện Nghiên cứu khoa học xã hội học Hoa Kỳ thì người Việt có 10 tố chất cơ bản sau:[49][50]

  1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn.
  2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
  3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
  4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
  5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học đến nơi đến chốn nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, người Việt học tập không phải chỉ vì kiến thức (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì đam mê).
  6. Hiếu khách song không bền.
  7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).
  8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
  9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, để tiểu cục làm mất đại cục.
  10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).

Người Việt thiếu khả năng sáng tạo. Điều này thể hiện rõ trong các số liệu do các tổ chức quốc tế công bố. Năm 2012, Tổ chức Sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization – WIPO thuộc Liên hiệp quốc) công bố chỉ số đổi mới và sáng tạo quốc gia, Việt Nam xếp thứ 76/141 nước, đứng thứ 5 trong khu vực sau Singapore, Malaysia, Brunei Darussalam, Thailand. Chỉ số đổi mới và sáng tạo của Việt Nam nhìn chung ở mức dưới trung bình. Số lượng ấn phẩm khoa học ở Việt Nam vào hàng thấp nhất trong khu vực: bằng 1/5 so với Thái Lan (14.594 bài trong cùng thời gian), 1/3 so với Malaysia (9742 bài), 1/14 so với Singapore (45.633 bài), thấp hơn cả Indonesia (4389 bài) và Philippines (3901 bài).[51] Chính vì vậy đóng góp của người Việt cho thế giới rất ít. Trong bảng xếp hạng Chỉ số quốc gia tốt (Good Country Index) của Simon Anholt đánh giá mức đóng góp của các quốc gia cho thế giới, năm 2017 Việt Nam xếp hạng 128/163 nước.[52] Các chỉ số như số lượng sinh viên học tập tại nước ngoài, số bài báo quốc tế, số xuất bản phẩm quốc tế, số bằng sáng chế của Việt Nam theo bảng xếp hạng này đều ở mức thấp hơn so với trung bình chung của thế giới.[53]

Theo Marko Nikolic nhà văn người Serbia, sống ở Việt Nam từ 2014:"... Người Việt còn nhiều tính chất mà tôi ngưỡng mộ. Ví dụ, trong mắt tôi, người Việt có một tinh thần tích cực và lạc quan, biết yêu đời và giữ niềm tin vào cuộc sống bất luận họ gặp khó khăn gì trong đời sống. Dù hoàn cảnh nghèo khó, túng thiếu, gian nan đến đâu, người Việt biết giữ lòng nhiệt tình và giữ nụ cười trên mặt, không để suy sụp tinh thần, không mất đi niềm vui giản dị. Họ có thể chịu đựng một cách kiên cường, họ sở hữu một sức đề kháng đáng kinh ngạc, Paul Giran viết trong Tâm lý người An Nam. Dưới một khí hậu khắc nghiệt [...] họ chứng tỏ mình có những phẩm chất lớn lao về sự kiên trì. Ở thái cực khác, nền văn hóa của chúng tôi hay có xu hướng gọi đó là an phận, tức là một thái độ không thực sự tốt vì con người luôn luôn phải phấn đấu để thay đổi số phận và hoàn thiện hoàn cảnh. Cho nên chúng tôi thích nghi ngờ, xem xét lại tình hình, phê phán chính quyền và nắm vai trò chủ động trong việc xây dựng tương lai của mình. Và theo tôi, đây là một thái độ hữu ích mà cả người Việt cần nghĩ tới..."[54]"...Tuy nhiên, tôi có cảm giác người Việt vẫn chưa thực sự tự tin về mình, vẫn tự coi mình kém cỏi, lép vế về giá trị so với người Tây như đang mang mặc cảm, tự ti. Và đây là một điều rất đáng buồn. Tôi hay hỏi ý kiến của học sinh về tính cách người Việt và họ hay đưa ra những từ tiêu cực như bất lịch sự hay lười biếng. Hỏi về lịch sử Việt Nam thì họ lắc đầu, bảo chán như thể không muốn biết đến lịch sử nước mình. Chuyện văn học, điện ảnh cũng vậy: đa phần học sinh của tôi chỉ thích xem phim và đọc sách nước ngoài...."[55]



Người Việt

dân tộc có nguồn gốc từ miền bắc Việt Nam ngày nạy Ngôn ngữ
Người Việt / Kinh
Tổng dân số
100 triệu
Khu vực có số dân đáng kể
 Việt Nam98,17 triệu (2021)[1]
 Hoa Kỳ2.183.000 (2019)[2]
 Campuchia400.000-1.000.000[3]
 Nhật Bản432.934 (2021)[4]
 Pháp300.000[5]–350.000[6][7]
 Úc294.798 (2016)[8]
 Canada240.514[9]
 Đài Loan215.491 (2022)[a]
 Hàn Quốc208.000 (2021)[19]
 Đức200.000 (2021)[20]
 Nga13.954[21]–150.000[22]
 Thái Lan100.000[23][24]–500.000[25]
 Lào100.000[26]
 Vương quốc Anh90.000[27]–100.000[28][29]
 Malaysia80.000[30]
 Cộng hòa Séc60.000-80.000[31]
 Ba Lan40.000-50.000[31]
 Angola40.000[32][33]
 Trung Quốc36.205 (2010)[b][34] - 303.000 (2020)[35]/33.112 (2020)[36][c]
 Na Uy28.114 (2022)[37]
 Hà Lan24.594 (2021)[38]
 Thụy Điển21.528 (2021)[39]
 Ma Cao20.000 (2018)[40]
 UAE20.000[41]
 Ả Rập Xê Út20.000[42][43][44]
 Slovakia7.235[45]–20.000[46]
 Đan Mạch16.141 (2022)[47]
 Singapore15.000[48]
 Bỉ12.000-15.000[49]
 Phần Lan13.291 (2021)[50]
 Síp12.000[51][52]
 New Zealand10.086 (2018)[53]
 Thụy Sĩ8.000[54]
 Hungary7.304 (2016)[55]
 Ukraina7.000[56][57]
 Ireland5.000[58]
 Ý5.000[59]
 Áo5.000[60][61]
 România3.000[62]
 Bulgaria2.500[63]
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
Tôn giáo
Phật giáoNho giáoĐạo giáo và Tín ngưỡng dân gian[64][65][66]
Công giáoCao ĐàiHòa Hảo và các tôn giáo khác.
Sắc tộc có liên quan

"); background-position: center center; background-size: max(1em, 16px); background-repeat: no-repeat; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; min-width: 16px; min-height: 16px; width: 1em; height: 1em; display: inline-block; transform: scaleY(-1); max-height: 32px;">Nguồn gốc

Truyền thuyết

Theo truyền thuyết, những người Việt đầu tiên là con cháu của một thần rồng tên là Lạc Long Quân và một vị tiên tên là Âu Cơ. Hai người đã lấy nhau, sinh sống cùng nhau và đẻ ra một bọc 100 trứng, số trứng này nở ra 100 người con. Những người con sinh ra cùng một bọc gọi là "cùng bọc" (hay còn gọi là Đồng bào) và "đồng bào" là cách gọi của người Việt để nói rằng tất cả người Việt Nam đều có chung một nguồn gốc.

Nhân chủng học

Có hai luồng quan điểm về nguồn gốc của người Việt. Một số học giả tin rằng người Việt đầu tiên di chuyển từ quần đảo Indonesia thông qua bán đảo Mã Lai và Thái Lan cho đến khi họ định cư ở khu vực đồng bằng sông Hồng,[67] bằng cách lần theo con đường của các công cụ đá từ cuối Thế Pleistocen (600.000-12.000 trước Công nguyên), trên đảo Java, bán đảo Malaysia, Thái Lan và phía bắc Miến Điện. Những công cụ bằng đá được cho là các công cụ con người đầu tiên được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà khảo cổ tin rằng vào thời điểm này Hymalaya, một dãy núi ở miền bắc Miến Điện và Trung Quốc, tạo ra một rào cản băng giá cô lập người dân Đông Nam Á. Một số khác cho rằng người Việt đầu tiên vốn là một bộ tộc gốc Mông Cổ ở Tây Tạng, di cư xuống phía nam từ thời đồ đá cũ.[68] Nhóm dân tộc này định cư tại vùng Bắc Bộ, thượng nguồn sông Hồng ngày nay và tạo nên nền văn minh Đông Sơn. Nhóm bộ tộc này cũng có sự tương đồng rất lớn về nhân chủng, văn hóa với các tộc người ở phía Nam Trung Quốc - mà sử Trung Quốc còn gọi là cộng đồng Bách Việt.

Vào năm 257 TCN An Dương Vương thành lập vương quốc Âu Lạc, tại miền Bắc Việt Nam bây giờ. Vào năm 208 TCN vua nước Nam Việt là Triệu Đà tiến đánh và chiếm được Âu Lạc. Triệu Đà hợp nhất Âu Lạc vào Nam Việt.

Năm 2019, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc - công nghệ gen Vinmec công bố kết quả nghiên cứu về bộ gen người Việt khẳng định sự khác biệt giữa quần thể người Hán và quần thể người Việt. Người Việt có nguồn gốc chính từ người Đông Nam Á cổ đại. Nghiên cứu của Vinmec cũng củng cố giả thuyết khoa học về việc con người từ châu Phi di cư tới các nước Đông Nam Á. Sau đó, con người di cư sâu vào lục địa theo hướng từ phía Nam lên phía Bắc.[69][70][71]

"); background-position: center center; background-size: max(1em, 16px); background-repeat: no-repeat; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; min-width: 16px; min-height: 16px; width: 1em; height: 1em; display: inline-block; transform: scaleY(-1); max-height: 32px;">Phân bố

Trên thế giới

Vào thế kỷ 16, một số người Việt di cư lên phía bắc vào Trung Quốc. Tuy đã bị ảnh hưởng Trung Hoa nhiều hơn, con cháu những người này vẫn còn nói tiếng Việt và được công nhận là một dân tộc thiểu số tại Trung Quốc.

Trong thời Pháp thuộc, một số người Việt làm công nhân đồn điền, khai mỏ tại Tân Đảo[72] (nay là Nouvelle-Calédonie và Vanuatu)... Ngoài ra còn một số cộng đồng người Việt ở RéUNI0NHaiti... thành lập từ những chí sĩ yêu nước bị đày ải. Tại XiêmTrung QuốcLàoCampuchia cũng có khá nhiều người Việt sinh sống. Cũng trong thời kỳ này, một số người Việt yêu nước đã sang XiêmTrung QuốcLiên Xô... thành lập các tổ chức cách mạng nhằm tránh sự bắt bớ của chính quyền thuộc địa tại Việt Nam.

Khi thực dân Pháp rời khỏi Việt Nam vào năm 1954, một số người Việt di cư sang Pháp, gần 900.000 người từ miền Bắc di cư vào miền nam.

Sau Chiến tranh Việt Nam, hơn 1 triệu người Việt di tản và vượt biên. Phần lớn những người này tái định cư tại Bắc MỹTây Âu và Úc. Tại Hoa Kỳ có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt khá lớn.

Tại Việt Nam

Tuy gốc từ miền Bắc Việt Nam, người Việt đã Nam tiến và chiếm đất đai của vương quốc Chiêm Thành qua thời gian. Hiện nay họ là dân tộc đa số trong phần lớn các tỉnh tại Việt Nam.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Kinh ở Việt Nam có dân số 73.594.427 người, chiếm 85,7% dân số cả nước, cư trú tại tất cả 63 tỉnhthành phố. Các tỉnh, thành phố có số lượng người Kinh lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh (6.699.124 người), Hà Nội (6.370.244 người), Thanh Hóa (2.801.321 người), Nghệ An (2.489.952 người), Đồng Nai (2.311.315 người), An Giang (2.029.888 người).

Người Kinh là dân tộc đa số tại Việt Nam, tuy nhiên tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, người Kinh lại là dân tộc thiểu số: Lào Cai (212.528 người, chiếm 34,6% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số), Hòa Bình (207.569 người, chiếm 26,4% dân số toàn tỉnh, người Mường là dân tộc đa số ở Hòa Bình, chiếm 63,9%), Sơn La (189.461 người, chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh, người Thái là dân tộc đa số ở Sơn La), Lạng Sơn (124.433 người, chiếm 17,0% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số), Hà Giang (95.969 người, chiếm 13,2% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số), Điện Biên (90.323 người, chiếm 18,4% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số), Lai Châu (56.630 người, chiếm 15,3% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số), Bắc Kạn (39.280 người, chiếm 13,4% dân số toàn tỉnh, người Tày là dân tộc đa số ở tỉnh này), Cao Bằng (29.189 người, chỉ chiếm 5,76% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số).

"); background-position: center center; background-size: max(1em, 16px); background-repeat: no-repeat; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; min-width: 16px; min-height: 16px; width: 1em; height: 1em; display: inline-block; transform: scaleY(-1); max-height: 32px;">Kinh tế

Có thể nói nền kinh tế mạnh nhất là nền nông nghiệp lúa nước. Nền văn minh lúa nước đã được khai sinh từ rất ngàn đời xưa và đạt được trình độ nhất định. Nền nông nghiệp phát triển cũng nhờ một phần vào sự đào đê, đào nương. Ngoài nghề nông nghiệp, người Kinh cũng làm một số các nghề khác ví dụ như chăn nuôi gia súc, làm đồ thủ công...

"); background-position: center center; background-size: max(1em, 16px); background-repeat: no-repeat; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; min-width: 16px; min-height: 16px; width: 1em; height: 1em; display: inline-block; transform: scaleY(-1); max-height: 32px;">Văn hóa

Văn học

Văn học của người Việt đã từng tồn tại từ rất lâu và được truyền miệng qua truyển cổ, ca dao, tục ngữ... Nghệ thuật phong phú như ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, múa, diễn xướng... Hàng năm thì theo truyền thống các làng đều tổ chức hội làng với các sinh hoạt cộng đồng. Khoảng sau Công Nguyên, người Kinh bị Bắc thuộc nên đã dùng chữ Hán, nhưng về sau tự tạo thêm chữ viết riêng là chữ Nôm. Tuy nhiên chữ Hán vẫn là ngôn ngữ chính thức được dùng trong hành chính và giáo dục. Từ khoảng thế kỷ thứ 16 các giáo sĩ truyền giáo đến từ phương Tây thấy cần dùng chữ cái Latin để ký âm tiếng Việt. Từ đó xuất hiện chữ Quốc Ngữ được sử dụng rộng rãi ngày nay.[73] Năm 1945, 95% dân số Việt Nam mù chữ[74] nhưng đến năm 2010 tỷ lệ biết chữ ở người lớn là 97,3%.[75] Tuy nhiên tỷ lệ đọc sách của người Việt khá thấp ở mức 0,8 cuốn sách/người/năm.[76]

Người Việt có truyền thống ăn trầu cau, hút thuốc lá, nước vối, nước chè, hút thuốc lào, các loại cơmcháoxôimắm tômthịt chótrứng vịt lộn. Việc hút thuốc lá, thuốc lào có lẽ sau thế kỷ 16, sau khi cây thuốc lá nhập vào Việt Nam từ châu Mỹ. Ngoài các giá trị vật chất, người Việt còn có những giá trị tâm linh như việc thờ cúng tổ tiên, giỗ và các lễ hội như Tết. Các tôn giáo phổ biến như Phật giáoCông giáo Rômađạo Cao Đài...

Trang phục

Trang phục truyền thống trong đám cưới của người Việt ngày xưa

Nói chung người Việt Nam dù ở Bắc, Trung hay Nam đều có cách mặc gần giống nhau. Các loại quần áo như áo ngắn mặc với quần lá tọa ống rộng, quần có cạp hoặc dùng dây rút. Thời xưa thì đàn ông để tóc dài, búi tó, hoặc thắt khăn đầu rìu,... Vào các lễ hội đặc biệt thì mặc áo dài khăn đống, mùa áo đơn giản không có văn hoa. Chân thì đi guốc mộc.

Vào thời xưa thì phụ nữ người Kinh ai cũng mặc yếm. Váy thì váy dài với dây thắt lưng. Các loại nón thông thường như thúng, ba tầm... Trong những ngày hội thì người phụ nữ thường mặc áo dài. Các thiếu nữ thì hay làm búi tóc đuôi gà. Các đồ trang sức truyền thống như trâm, vòng cổhoa tainhẫnvòng tay mang phong cách tùy theo từng vùng. Phụ nữ Nam Bộ thường mặc áo bà ba với các kiểu cổ như tròn, trái tim, bà lai với các khăn trùm đầu. Nón lá có thể nói là nón được sử dụng rộng rãi nhất cho phụ nữ thời xưa do nó có thể tự làm và che nắng rất tốt.

"); background-position: center center; background-size: max(1em, 16px); background-repeat: no-repeat; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; min-width: 16px; min-height: 16px; width: 1em; height: 1em; display: inline-block; transform: scaleY(-1); max-height: 32px;">Xã hội

Theo truyền thống ngàn đời thì người Kinh sống theo làng. Nhiều làng họp lại thì thành một . Mỗi làng có thể có nhiều xóm. Nếu tính ra một thôn của miền Bắc thì bằng với một ấp của miền Nam. Trong các làng và xã đều có luật lệ riêng mà mọi người đều phải thi hành. Các làng miền Bắc thường được che chắn bằng cách trồng tre hoặc xây cổng kiên cố. Mỗi làng đều có nơi hội tụ và thờ lạy chung. Một số làng có đình thờ thành hoàng làng, là người được coi là thần bảo hộ của làng. Vào thời xưa thì phụ nữ bị cấm không được đến đình làng.

Tầm vóc

Hiện nay, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 168,1 cm, nữ cao trung bình 156,2 cm.[77]

Mức tăng chiều cao của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn 1990-2020 tương đương thời kỳ vàng của Nhật Bản về tăng chiều cao thanh niên trong giai đoạn 1955-1995.[78]

Nhà cửa

Phong cách và hình dạng nhà cửa tùy theo từng vùng và miền. Chủ yếu là nhà được xây dựng bằng những vật liệu sẵn có như cỏ khô, rơm rạ, tre nứa. Nhà điển hình là nhà lá 3 gian hoặc 5 gian. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết khí hậu nên nhà cửa ở miền trung và miền nam có chút ít khác biệt nhưng nhìn chung vẫn là kết cấu nhà 5 gian. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân nên nhà ở đã có sự thay đổi cả về kết cấu và vật liệu xây dựng. Hầu như nhà nào cũng có phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn và nhà bếp (đôi khi phòng ăn và nhà bếp là một).

Hôn nhân gia đình

Tuổi kết hôn hợp pháp là nam đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi. Chế độ một vợ một chồng. Gia đình của mẹ gọi là nhà ngoại, gia đình của bố gọi là nhà nội. Hôn nhân đồng tính hiện không bị cấm (Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014) tuy nhiên vẫn "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8 của luật này).

"); background-position: center center; background-size: max(1em, 16px); background-repeat: no-repeat; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; min-width: 16px; min-height: 16px; width: 1em; height: 1em; display: inline-block; transform: scaleY(-1); max-height: 32px;">Đánh giá

Những đánh giá về người Việt Nam hiện đại (thế kỷ 20-21) đã được một số học giả trong và ngoài nước đưa ra trong các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học, các tiểu luận hay các công trình nghiên cứu xã hội học và dân tộc học. Các đánh giá này được nêu tại những thời điểm lịch sử khác nhau, trong đó có một phần đáng kể về vai trò và tính hai mặt, ưu và nhược điểm trong tư duy, tính cách, tâm lý và tập quán người Việt trong tiến trình phát triển của dân tộc. Các tổng kết dựa trên các nghiên cứu còn một số khác là nhận định cá nhân hay suy diễn logic của các học giả nổi tiếng. Tính hai mặt của người Việt Nam đã được đa số các học giả thừa nhận và khẳng định trong các công trình nghiên cứu về tâm lý, văn hóa, xã hội và lịch sử dân tộc. Những đặc điểm phổ biến trong tư duy, tính cách, tâm lý và tập quán của người Việt mà các tác giả đã chỉ ra cũng không bất biến mà thay đổi theo sự thay đổi của những điều kiện xã hội cùng với sự giao lưu kinh tế, văn hóa, tư tưởng, học thuật với thế giới.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 281 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 192 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 182 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 154 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 152 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.