Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Chín 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30            
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 25530381

 
Tin tức - Sự kiện 20.09.2024 17:35
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
20.03.2024 21:10

Sau một loạt cách chức từ chũ tịch nhà nước Nguyễn Xuân Phúc cho đến các bí thư, chủ tịch tỉnh, huyện, xã, thôn thay thế toàn nhân sự gốc... Hôm nay NPT và nội các BK cách chức chủ tịch nhà nước gố Nam kỳ con của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt tức Võ Văn Thưởng

(Dân trí) - Xét nguyện vọng cá nhân và những vi phạm của ông Võ Văn Thưởng, Trung ương đồng ý để ông thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh.

Ngày 20/3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về việc cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo Ban Chấp hành Trung ương, ông Võ Văn Thưởng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở, được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, vừa qua theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông Võ Văn Thưởng đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - 1

Ông Võ Văn Thưởng được chấp thuận nguyện vọng xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước (Ảnh: Mạnh Quân).

Những vi phạm, khuyết điểm của ông Võ Văn Thưởng, theo Ban Chấp hành Trung ương, đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông.

Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, ông Võ Văn Thưởng đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.

Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của ông Võ Văn Thưởng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao cho Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các thủ tục theo quy định.

Chủ tịch nước là chức danh do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, do đó, quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng sẽ do Quốc hội tiến hành.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước tại kỳ họp bất thường lần thứ 4 Quốc hội khóa XV, hồi đầu tháng 3/2023. Cho đến khi được đồng ý cho thôi chức, ông Thưởng giữ cương vị Chủ tịch nước được hơn 1 năm.

Ông sinh năm 1970, quê ở tỉnh Vĩnh Long; là Cử nhân Triết học, Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn.

Ông Thưởng là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa XI, XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng hai khóa XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII. Ông Thưởng cũng là đại biểu Quốc hội khóa XII, XIV, XV.

Hàm ý của kết cục chính trị trường hợp ông Võ Văn Thưởng đối với Việt Nam

RFA
2024.03.19
Share
Hàm ý của kết cục chính trị trường hợp ông Võ Văn Thưởng đối với Việt NamÔng Võ Văn Thưởng tạm biệt ông Nguyễn Xuân Phúc trong ngày ông Phúc bàn giao công tác chủ tịch nước, tháng 2 năm 2023 

Những ngày qua, có liên tiếp một số thông tin liên quan đến việc thay đổi nhân sự cấp cao ở Việt Nam. Thực tế này gây ra nhiều đồn đoán về việc ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước, sẽ sớm rời khỏi chức vụ. 

Hôm 17 tháng 3, 2024, hãng tin Reuters cho biết Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ triệu tập một “cuộc họp bất thường” vào ngày 21/3 để quyết định về “các vấn đề nhân sự”. Reuters cho biết đã xem một lá thư gửi cho các đại biểu Quốc hội về vấn đề này. Lá thư do ông Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ký tên. 

Reuters cũng khẳng định “nhiều quan chức, nhà ngoại giao Việt Nam cho biết “một trong những vấn đề nhân sự mà Quốc hội sẽ thảo luận” chính là khả năng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức. 

Tuy bản tin không nói rõ hơn, nhưng những ngày qua có nhiều thông tin chính thức làm cho các nhà quan sát chính trị Việt Nam chú ý vì liên quan đến vấn đề nêu trên. 

Thông tin về cuộc họp bất thường có thể sẽ diễn ra hôm 21 tháng 3 xuất hiện trong bối cảnh gần đây, dư luận Việt Nam quan tâm đến sự việc Bộ Công an Việt Nam khởi tố, bắt tạm giam hàng loạt quan chức ở tỉnh Quảng Ngãi, Vĩnh Phú, Vĩnh Long vì liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn. 

Giới quan sát chú ý đến một thực tế là các quan chức này đều có liên quan ở một mức độ nào đó tới ông Võ Văn Thưởng. Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, cựu chủ tịch tỉnh Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi là Cao Khoa (nhiệm kỳ 2011 - 2015) bị bắt. Ông Cao Khoa làm chủ tịch Quảng Ngãi cùng thời gian ông Võ Văn Thưởng là bí thư tỉnh ủy tỉnh này (2011 - 2014.) Truyền thông cho biết, tập đoàn Phúc Sơn bị xử lý vì sai phạm trong dự án đường bờ nam sông Trà Khúc do chính quyền Quảng Ngãi đầu tư năm 2012. Ngoài ra, Bộ Công an cũng khởi tố, bắt tam giam một quan chức tỉnh Vĩnh Long là ông Đặng Trung Hoành, Chánh văn phòng huyện ủy huyện Mang Thít, quê hương ông Võ Văn Thưởng, cũng với lý do liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn, với tội danh “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”. 

Thông tin thứ ba khiến cho giới quan sát nghĩ đến ông Võ Văn Thưởng là việc nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan thông báo Việt Nam yêu cầu hoãn chuyến thăm từ ngày 19 đến 22 tháng 3 vì “tình hình nội bộ”. Trong khi đó, các chính khách cấp bộ trưởng của Hà Lan sẽ vẫn tiếp tục thực hiện chuyến thăm như kế hoạch. 

Cuối cùng, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin hôm 14 tháng 3, 2024, bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamphao Ernthavanh, “đến chào nhân dịp sang nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam.” Thông thường, đại sứ nước ngoài đến chào nhân dịp sang nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam sẽ được chủ tịch nước tiếp đón. Nay người tiếp tục là một chính khách thuộc bên đảng và không có các chức vụ liên quan đến nhà nước. 

Năm 2023, vào tháng 1, Quốc hội Việt Nam cũng đã triệu tập một kỳ họp bất thường để phê chuẩn sự từ chức của ông Nguyễn Xuân Phúc, khi đó là chủ tịch nước. Reuters cho biết khi đó, ông Phúc “từ chức trong bối cảnh một chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp và kéo dài mà những người chỉ trích cho rằng chiến dịch đó có thể được sử dụng để phục vụ cho đấu tranh chính trị nội nội bộ (political infighting).”

Hiện tại, chưa ai biết chắc chắn những sự kiện trên liên quan với nhau ở mức độ nào, cũng chưa ai biết ông Võ Văn Thưởng có từ chức như ông Nguyễn Xuân Phúc hay không. Tuy nhiên, xâu chuỗi các sự kiện nêu trên trong bối cảnh chính trị Việt Nam và quốc tế, nhiều nhà quan sát cho rằng nếu ông Võ Văn Thưởng từ chức trong những ngày sắp tới, điều đó cho thấy nhiều vấn đề của chính trị Việt Nam. 

Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu kinh tế chính trị GS. TS Nguyễn Văn Chữ, nguyên Truởng khoa FAMIS (Tài chính, Kế toán, Kinh tế, Điện toán Ứng dụng, và Ngoại thương) - Marilyn Davies College of Business, University of Houston Downtown, cho rằng việc ông Nguyễn Xuân Phúc một năm trước từ chức và ông Võ Văn Thưởng năm 2024 (nếu thực sự sẽ từ chức) cho thấy Việt Nam có vấn đề xung đột nội bộ. Theo TS. Nguyễn Xuân Chữ, xung đột nội bộ ở Việt Nam do cấu trúc của hệ thống. Chính trị Việt Nam không còn thuần nhất như Bắc Triều Tiên vì ông Kim Jong Un thanh trừng bất kỳ ai chống đối, kể cả chú mình là ông Jang Song-Thaek. Chính trị Việt Nam cũng không thống nhất tuyệt đối như Trung Quốc, như trường hợp Tập Cận Bình thanh trừng hết đối thủ như Bạc Hi Lai trước đây. Việt Nam thì không có một bên toàn quyền tuyệt đối như vậy. Ông nói: 

“Tôi nghĩ nếu so sánh Bắc Hàn, Trung Quốc với Việt Nam thì tôi nghĩ tổ chức đảng của Việt Nam hơi lỏng lẻo so với hai tổ chức kia. Ở Bắc Hàn, anh Kim Jong Un thanh toán ngay những ai đụng đến ảnh. Do đó họ rất thống nhất. Hiện tượng phân nhóm ở trong đảng của Việt Nam thì nhiều hơn hai quốc gia kia.”

Lý giải về điều này, ông cho rằng có thể là do Việt Nam không có cách mạng văn hóa kiểu Trung Quốc. Cách mạng văn hóa kiểu Trung Quốc thời Mao Trạch Đông đã xóa bỏ tất cả các xu hướng và di sản cũ. Việt Nam thì có nhiều thành phần, nhiều vùng miền, mà không bị triệt phá hoàn toàn. Cái đó tạo cơ sở cho sự rạn nứt từ bên trong.

Nội bộ chính trị Việt Nam, do đó, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Chữ, không thuần nhất mà phân mảnh hơn tổ chức đảng ở hai quốc gia có cùng ý thức hệ ở Châu Á. Theo ông, nó phân mảnh nhưng không tạo ra sự đa dạng như trong thể chế dân chủ, do có nhiều nhánh theo khuynh hướng hoặc vùng miền khác nhau, nhưng vẫn theo cách tổ chức tôn ti, đơn tuyến kiểu cũ.

Mặt khác, theo GS Nguyễn Văn Chữ, xung đột nội bộ do kết cấu lỏng lẻo hơn tất yếu dẫn đến đàn áp bên ngoài, như Nghị quyết 24 gần đây cho thấy. Họ muốn bảo đảm trong khi đang giải quyết các vấn đề nội bộ thì bên ngoài không nhân cơ hội đó làm chuyện gì khác, ảnh hưởng đến an ninh của hệ thống. Do đó, họ phải bắt hết những người bất đồng, ngay cả khi phần lớn không còn hoạt động gì.

Một hàm ý khác của vấn đề chính trị nội bộ của Việt Nam là ảnh hưởng của nó lên kinh tế. GS Nguyễn Văn Chữ, người từng là Kinh tế gia và Trưởng phòng Phân tích và Dự báo Kinh tế và Tài chính - Ngân hàng Khu vực Thứ năm (the 5th District) của hệ thống Ngân hàng Tín dụng Liên bang Hoa Kỳ, cho rằng chu kỳ kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xung đột trong đời sống chính trị. Điều này giống như mối quan hệ giữa kinh doanh và chính trị ở Mỹ, dù bối cảnh khác nhau. GS Nguyễn Văn Chữ cho biết nhiều nghiên cứu đã chỉ ra là ở Mỹ, hai năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống thì kinh tế thường tăng trưởng mạnh, do doanh nhân an tâm đầu tư. Còn hai năm cuối thì họ phải dừng lại, nghe ngóng chính sách của các ứng viên tổng thống mới để chuẩn bị. Chính trị Việt Nam không hoạt động như vậy, nhưng giới kinh doanh cũng có chu kỳ kinh doanh của họ, tương ứng với sự lên xuống của các chính trị gia.

Mặt khác, GS Nguyễn Văn Chữ trích dẫn một nghiên cứu của GS David Shambaugh cho biết Việt Nam là nước thân Mỹ nhất ở Đông Nam Á. Xu hướng này của người dân cũng làm cho chính trị Việt Nam khó mà thuần nhất được. Ông nói:  

“Ảnh hưởng của ngoại quốc đối với Việt Nam mạnh hơn ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cho nên cũng góp phần tạo ra xu hướng phân nhánh nhiều hơn trong chính trị Việt Nam. Nói cách khác là nó làm cho “nước đục hơn nữa”. 

Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Trần Trung Đạo ở Boston cho rằng các nhà quan sát nên theo dõi con đường chính trị của ông Võ Văn Thưởng trong những ngày sắp tới không chỉ ở vấn đề đối nội mà cả đối ngoại. Theo ông, nếu các nhà quan sát xem xét trường hợp Võ Văn Thưởng trong các khuynh hướng chính trị khác nhau thì nhận định về kết cục chính trị của thành viên trẻ nhất Bộ chính trị Việt Nam hiện nay sẽ bao quát, toàn diện hơn. Ông nói: 

“Nếu ông Võ Văn Thưởng bị hạ bệ trong kỳ họp tới của Quốc hội Việt Nam thì cần xem lý do tại sao. Nếu vì tham nhũng thì tham nhũng ở mức độ nào, từ nguồn nào. Nếu là nguồn Quảng Ngãi thì chuyện đó không phải mới xảy ra mà đã xảy ra lâu rồi, khoảng mười lăm năm trước. Vai trò của ông ấy ở Quảng Ngãi thì đã lâu lắm rồi. 

Thứ hai là để có câu trả lời chính xác thì ngoài vấn đề đối nội cũng cần xem xét vấn đề đối ngoại. Ví dụ như quan điểm của ông Võ Văn Thưởng với chuyến thăm của ông Tập Cận Bình vừa qua, ông ấy thân Mỹ hay không thân Mỹ, ông ta thuộc nhóm nào. Bởi vì trong Bộ Chính trị cũng có hai khối, một khối có khuynh hướng thân Trung cộng, một khối có khuynh hướng mở rộng về phía Tây phương và khuynh hướng thứ ba là khuynh hướng độc lập. Mình nên xem xét coi Võ Văn Thưởng thuộc về khuynh hướng nào, có ảnh hưởng gì trong tương lai nếu ông ta ở lại, và nếu ông ta đi thì có phải vì ảnh hưởng của khuynh hướng đối ngoại hay không.”

Vì sao Võ Văn Thưởng phải rút lui khỏi chính trường?

Triều đình cộng sản hiện đang rúng động! Thật khó tin khi mà trong một nhiệm kỳ, lại có hai Uỷ viên Bộ Chính trị ngồi ghế Chủ tịch nước, nhưng phải xin từ chức. Lại càng khó tin hơn khi mà trong vòng 13 tháng, tại khoá 13, lại có đến hai ông chủ tịch nước bị “ngã ngựa”. Nhưng chuyện khó tin này nay mai sẽ trở thành sự thật.

Ngày 13-3-2024, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam nhóm họp. Tại đây, sau báo cáo của Ban Nội chính Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Bộ Công an, các ủy viên Bộ Chính trị dự họp, đã thảo luận “sâu sắc” và nhất trí “khuyên”, nhưng nói đúng ra là “buộc” Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phải làm đơn xin thôi tất cả các chức vụ như: Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Uỷ viên Trung ương đảng, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 13…

Ảnh: Võ Văn Thưởng trong ngày tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước. Nguồn: VTV

Vì sao nên nỗi?

Năm 2011, khi đang là Uỷ viên Trung ương khoá 11, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Võ Văn Thưởng được điều động về làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi, thay cho Nguyễn Hoà Bình về nắm Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao.

Năm 2012, Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu (con nuôi Trịnh Đình Dũng, Uỷ viên Trung ương khoá 11, bộ trưởng Bộ Xây dựng), trúng thầu dự án Tuyến đường bờ nam sông Trà Khúc, có vốn đầu tư lên đến 1000 tỷ đồng.

< iframe id="aswift_3" name="aswift_3" browsingtopics="true" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="696" height="280" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allow="attribution-reporting; run-ad-auction" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-5634816185597865&output=html&h=280&adk=1384603236&adf=346415100&pi=t.aa~a.829776362~i.20~rp.4&w=696&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1710983869&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=2456782217&ad_type=text_image&format=696x280&url=https%3A%2F%2Fbaotiengdan.com%2F2024%2F03%2F15%2Fvi-sao-vo-van-thuong-se-phai-rut-lui-khoi-chinh-truong%2F&fwr=0&pra=3&rh=174&rw=696&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiMTIyLjAuNjI2MS4xMjkiLG51bGwsMCxudWxsLCI2NCIsW1siQ2hyb21pdW0iLCIxMjIuMC42MjYxLjEyOSJdLFsiTm90KEE6QnJhbmQiLCIyNC4wLjAuMCJdLFsiR29vZ2xlIENocm9tZSIsIjEyMi4wLjYyNjEuMTI5Il1dLDBd&dt=1710983869065&bpp=3&bdt=1611&idt=-M&shv=r20240319&mjsv=m202403190101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3D5bb7e10904a7b9f1%3AT%3D1710983746%3ART%3D1710983746%3AS%3DALNI_MZkNh54FaibCzoayE3EBkAXo5EEqg&gpic=UID%3D00000dd4444346ac%3AT%3D1710983746%3ART%3D1710983746%3AS%3DALNI_MbjDo_tWdhUeWXSUhOwKZc0W8befA&eo_id_str=ID%3Da245a9272247cb18%3AT%3D1710983746%3ART%3D1710983746%3AS%3DAA-AfjYNiv-OQYiho-s6pzkXuxXW&prev_fmts=0x0%2C1068x280&nras=3&correlator=4892692680963&frm=20&pv=1&ga_vid=300847544.1710983868&ga_sid=1710983868&ga_hid=28539574&ga_fc=0&u_tz=-240&u_his=1&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=1&dmc=8&adx=418&ady=1959&biw=1903&bih=919&scr_x=0&scr_y=0&eid=44759876%2C44759927%2C44759837%2C31081904%2C31081906%2C44798934%2C95326315%2C31082005%2C95320377%2C31081572%2C31081792%2C95326916%2C31078663%2C31078665%2C31078668%2C31078670&oid=2&psts=AOrYGslbWRFJp2Hnn-LfsRYxsMioWESqBbFMOVsKN2GuXuqdk6gB9V8ugdKWp78Uqjy7dsp-oXcASULhHjtd3DxM-_lfzg&pvsid=1047164043651237&tmod=597257841&uas=0&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fr.search.yahoo.com%2F_ylt%3DAwrNOET4iftlD9UDHkrBGOd_%3B_ylu%3DY29sbwNiZjEEcG9zAzUEdnRpZAMEc2VjA3Ny%2FRV%3D2%2FRE%3D1711012472%2FRO%3D10%2FRU%3Dhttps%253a%252f%252fbaotiengdan.com%252f2024%252f03%252f15%252fvi-sao-vo-van-thuong-se-phai-rut-lui-khoi-chinh-truong%252f%2FRK%3D2%2FRS%3DzIpGOeuAtbax866j4WysHRuJOSQ-&fc=1408&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1920%2C919&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&bz=1&td=1&psd=W251bGwsbnVsbCxudWxsLDFd&nt=1&ifi=4&uci=a!4&btvi=1&fsb=1&dtd=26" data-google-container-id="a!4" data-google-query-id="CKqmhs6XhIUDFWUOTwgdwqMKPQ" data-load-complete="true" style="box-sizing: border-box; max-width: 100%; left: 0px; position: absolute; top: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; width: 696px; height: 280px;">< /iframe>

Các lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi sau đây đã đưa ra chủ trương, nghị quyết, liên quan đến quyết định đầu tư dự án trọng điểm này, gồm:

– Võ Văn Thưởng, sinh năm 1970, quê Măng Thít, Vĩnh Long, Uỷ viên Trung ương, bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi 2011-2014

– Cao Khoa, sinh năm 1954 quê Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2014.

– Đặng Văn Minh, sinh năm 1966, quê Đức Phổ, Quảng Ngãi, Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải, giai đoạn 2010-2015.

Ngày 8-3-2024, Bộ Công an đồng loạt khởi tố, bắt giam các quan chức lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Vĩnh Phúc, liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn.

Cũng hôm đó, ở tỉnh Quảng Ngãi, hai ông Cao Khoa, cựu chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi (nghỉ hưu năm 2014) và Đặng Văn Minh, Phó bí thư thành uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã bị C03 Bộ Công an bắt giam, với tội danh “nhận hối lộ” theo điều 354 Bộ luật Hình sự. Ngay trong chiều ngày 8-3, hai ông Khoa và Minh bị di lý về Hà Nội để giam giữ, phục vụ điều tra.

Cùng lúc, tại tỉnh Vĩnh Long, Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng bắt giam Đặng Trung Hoành, huyện uỷ viên, Chánh văn phòng Huyện uỷ Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long. Có thông tin cho hay, Hoành là anh họ của ông Võ Văn Thưởng, đương kim chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Đặng Trung Hoành, người nhà của Võ Văn Thưởng. Nguồn ảnh: Bộ Công an

Thông tin nội bộ mà chúng tôi có được, theo lời khai của Nguyễn Văn Hậu, chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, năm 2012, Đặng Trung Hoành là người đã đứng ra môi giới cho Phúc Sơn nhận được dự án ngàn tỷ tại Quảng Ngãi. Hoành đã cầm của Hậu số tiền 60 tỷ đồng (thời điểm năm 2012).

Được biết, tại cơ quan điều tra, Đặng Trung Hoành nhận tội, nhưng chỉ nhận tội một mình, tuyệt nhiên ông ta không hề khai với cơ quan điều tra việc ông ta chia chác cho bất kỳ ai số tiền “lót tay” mà ông ta nhận được từ Tập đoàn Phúc Sơn.

Cái chết được báo trước

Như vậy, chỉ sau hơn một năm nhậm chức, thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc ngồi vào ghế chủ tich nước, ông Võ Văn Thưởng sắp bị truất phế nửa chừng. Dư luận cho rằng, ghế chủ tịch nước có “dớp”, nên có quá nhiều chuyện không hay xảy ra khi ai đó ngồi vào.

Năm 2016, sau khi tái trúng cử Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 12, từ bộ trưởng Bộ Công an, Trần Đại Quang nhảy lên ngồi ghế chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2016-2021. Ngồi chưa được một năm, Trần Đại Quang phát bệnh, phải đi Nhật Bản chữa trị, nhưng y tế Nhật cũng đành “bó tay”. Nội bộ rò rỉ thông tin, chủ tịch Quang bị đầu độc phóng xạ. Trần Đại Quang đi theo Mác – Lê hồi tháng 8-2018. Ân huệ mà đảng dành cho Quang, cũng là cách mà đảng trang điểm bộ mặt, là em trai và con trai ông Quang được tiến thân trong guồng máy chính trị.

Tháng 10-2018, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay Quang, “ôm” luôn chức chủ tịch nước. Sáu tháng sau, vào tháng 4-2019, Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ, suýt bỏ mạng trong chuyến kinh lý ở Kiên Giang.

Tháng 4-2021, sau đại hội 13, được làm “nhân sự đặc biệt” ngồi lại ghế tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba, Nguyễn Phú Trọng đã bàn giao chức chủ tịch nước cho Nguyễn Xuân Phúc.

Tháng 1-2023, trong cuộc tranh giành quyền lực triền miên, gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc bị vướng vào đại án test kit Việt Á. Phe tấn công buộc ông Phúc phải viết đơn xin từ bỏ chức chủ tịch nước, cùng tất cả các chức vụ trong đảng, rời khỏi chính trường. Đổi lại, ông Phúc được bảo đảm tuyệt đối không hồi tố, cùng sự an toàn của vợ, con ông.

Tháng 2-2023, từ vị trí A5 – theo thứ tự quyền lực trong đảng – Võ Văn Thưởng được đưa lên A2, thay Nguyễn Xuân Phúc, tuyên thệ nắm chức chủ tịch nước. Có hai nhân sự được giới thiệu lấy phiếu thăm dò tại Bộ Chính trị là Tô Lâm và Võ Văn Thưởng. Tuy nhiên, đa số phiếu đã dành cho ông Thưởng. Kể từ ngày đó, nhiều thế hệ đảng viên cộng sản đánh giá ông Thưởng là “ngôi sao sáng giá”, xứng đáng tham gia cuộc đua, tranh vị trí A1 – Tổng bí thư – tại đại hội 14.

Thế nhưng…

Lúc mới nhậm chức Chủ tịch nước, Võ Văn Thưởng mời Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol ngồi vào ghế sắp gãy, bây giờ chắc gãy thật rồi. Nguồn ảnh: VNE

***

Chuyện kể rằng, đầu năm 2016 tại một bàn trà, khi nhận tin đại hội 13 đã bầu xong, xướng tên “19 vì tinh tú” tham gia Bộ Chính trị, mọi người ồ lên khi Võ Văn Thưởng, 46 tuổi, có tên trong danh sách. Đại tá Nguyễn Văn Yên, Vụ trưởng vụ 1, Ban Nội chính Trung ương, ngồi cùng bàn, đã buột miệng “Mịa nó, tao suýt bắt nó năm 2013 rồi”! Nguyễn Văn Yên hiện nay là Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Trong một diễn biến gây chú ý, trong hai ngày 28 và 29-1-2024, Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công an, đi thăm các cựu lãnh đạo phía Nam là các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, cùng các tướng lĩnh công an đã nghỉ hưu tại TPHCM. Tô Lâm đi vấn an hay báo cáo việc hệ trọng, không ai biết được. Những người am hiểu chính trường, lúc đó chỉ cảm nhận rằng có điều gì đó bất bình thường sắp xảy ra.

Tô đại tướng thăm cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nguồn: Báo Thanh Niên
Đại tướng Tô Lâm thăm cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Nguồn: Báo Thanh Niên
Tô đại tướng thăm các cựu lãnh đạo Bộ Công an đã nghỉ hưu. Nguồn: Báo Thanh Niên

Trong số hai trăm Uỷ viên Trung ương đảng, hầu như người nào cũng có “tì vết” với vô vàn tội danh, sai phạm như: Bảo kê, tham nhũng, nhận hối lộ, vi phạm điều lệ đảng, có vấn đề lý lịch, lập trường quan điểm không rõ ràng, tự diễn biến… Chỉ có điều, khi cần thêm “củi” để ném vô lò, hoặc cần hạ bệ ai đó trong cuộc tranh giành quyền lực, các “tì vết” của họ đã có trong quá khứ, sẽ bị những kẻ gọi nhau là “đồng chí” lôi ra để “thịt” lẫn nhau.

Dư luận xôn xao, bình luận sôi nổi về những biến động từ chính trường Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ màn mở đầu cho cuộc quyết đấu tranh giành quyền lực trong đảng trước thềm đại hội 14. Ai sẽ ngồi vào cái ghế tổng bí thư để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng, nắm chức vụ lãnh tụ tối cao của đảng, đó mới là đích ngắm cuối cùng của các phe phái. Từ bây giờ cho tới ngày đại hội chính thức diễn ra, sẽ còn nhiều màn trình diễn với đầy đủ các thể loại, dở khóc dở cười…Lê Văn Đoành, Tiếng Dân



Cho thôi chức, bố trí công tác khác với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý

Hoài Thu
00:00/04:49

(Dân trí) - "Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, cho nghỉ công tác, nghỉ hưu, bố trí công tác khác với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thông tin.

Sáng 17/5, Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ (Hội nghị Trung ương 7) khóa XIII bế mạc sau 2,5 ngày làm việc.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khái quát nhìn lại nửa đầu nhiệm kỳ khóa XIII, đất nước đã vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Kinh tế tăng trưởng khá trong bối cảnh nhiều thách thức

Về kinh tế - xã hội, theo Tổng Bí thư, trong bối cảnh tình hình kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm, có nhiều rủi ro, kinh tế nước ta vẫn tiếp tục tăng trưởng khá. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã nhận định Việt Nam là một điểm sáng "trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu.

Tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 2,56%, trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng âm; tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 8,02%  - cao hơn nhiều so với kế hoạch (6-6,5%) và ở mức cao so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Cho thôi chức, bố trí công tác khác với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý - 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ (Ảnh: Nhật Bắc).

Tăng trưởng GDP trong quý I tuy chỉ đạt 3,2% so với cùng kỳ, nhưng theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, cả năm 2023 vẫn có thể đạt 6-6,5%.

Bên cạnh đó, Tổng Bí thư ghi nhận nhiều đổi mới tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

"Chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta lại được chỉ đạo một cách mạnh mẽ, bài bản, đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả rõ rệt như thời gian gần đây", người đứng đầu Đảng nhấn mạnh.

Tổng Bí thư nhắc lại tinh thần đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào".

Nhắc đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư đánh giá có nhiều dấu ấn nổi bật trong việc kết hợp hài hòa giữa "xây" và "chống".

Người đứng đầu Đảng cho biết đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, cho nghỉ công tác, nghỉ hưu, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Các địa phương cũng bố trí công tác và thực hiện chính sách đối với 22 trường hợp cán bộ sau khi bị kỷ luật theo đúng chủ trương của Đảng về việc "có vào, có ra; có lên, có xuống".

Cho thôi chức, bố trí công tác khác với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý - 2

Các đại biểu dự Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ (Ảnh: Nhật Bắc).

Việc này, theo Tổng Bí thư, thể hiện tinh thần kiên quyết, gương mẫu, nghiêm minh, nhân văn, có tác dụng giáo dục, cảnh tỉnh, răn đe trong đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên; đồng thời đã khẩn trương chỉ đạo kiện toàn các nhân sự lãnh đạo thay thế, được dư luận cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, đánh giá cao.

Trong khi đó, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng tiếp tục được tăng cường đã góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ hay tình trạng tham nhũng, "lợi ích nhóm", "tư duy nhiệm kỳ"; "chủ nghĩa cá nhân", "tha hóa quyền lực" trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.

Bên cạnh những ưu điểm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý vẫn còn một số hạn chế, tồn tại và chỉ ra một số bài học kinh nghiệm về việc đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách, lề lối làm việc.

Loại bỏ tư tưởng bàn lùi, làm cầm chừng, giữ an toàn

"Chúng ta tuyệt nhiên không được chủ quan, tự mãn, quá say sưa với những kết quả, thành tích đã đạt được và cũng không quá bi quan, dao động trước những khó khăn, thách thức", Tổng Bí thư nhấn mạnh khi đề cập về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội khóa XIII.

Để phát triển nhanh, bền vững, lãnh đạo Đảng lưu ý cần tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế.

Cho thôi chức, bố trí công tác khác với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý - 3

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, cùng các đại biểu dự phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 7 - Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ (Ảnh: Nhật Bắc).

Liên quan đến công tác cán bộ, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần lựa chọn, bố trí đúng những người có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết, vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy Nhà nước.

Người đứng đầu Đảng cũng nêu quyết tâm đấu tranh loại bỏ những người sa vào tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cục bộ, ưu ái tuyển dụng người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn.

Song song với đó, Tổng Bí thư nhắc cần cơ chế, chính sách khuyến khích, bảo vệ những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Bên cạnh việc kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư đồng thời yêu cầu chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, làm cầm chừng, giữ an toàn, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; hay tâm lý lo ngại nếu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quá mạnh sẽ cản trở sự phát triển.

"Tôi đã nhiều lần nói, nay xin nhắc lại: Những ai có tư tưởng ấy thì hãy đứng sang một bên để người khác làm! Tất cả chúng ta, nhất là những người trực tiếp làm công tác tổ chức, cán bộ, phải có ý chí, quyết tâm cao, có tấm lòng trong sáng, có con mắt tinh đời, đừng "nhìn gà hóa cuốc"; đừng "thấy đỏ tưởng chín"", Tổng Bí thư nhấn mạnh.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
[24.07.2024 18:44]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ
5 người Việt bị bạn hùn hạp gốc Mỹ gốc Hoa đầu độc cyanure rồi tự sát trên quê hương hải tặc để xóa nợ

     Đọc nhiều nhất 
[Đã đọc: 346 lần]
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ [Đã đọc: 321 lần]
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư [Đã đọc: 307 lần]
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên. [Đã đọc: 287 lần]
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui [Đã đọc: 250 lần]
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80 [Đã đọc: 244 lần]
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm [Đã đọc: 190 lần]
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng! [Đã đọc: 188 lần]
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi [Đã đọc: 144 lần]
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 78 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.