"Nếu có chuyện gì xảy ra với cuộc bầu cử này, một cảnh tượng kinh hoàng, chúng ta sẽ gặp nhau lần tới tại Venezuela, vì đó sẽ là nơi an toàn hơn nhiều để gặp nhau so với đất nước của chúng ta [Mỹ]", ông Trump nói với ông Musk trong cuộc phỏng vấn trực tuyến diễn ra vào sáng 13/8 (theo giờ Việt Nam), tờ Newsweek đưa tin.
"Được thôi, chúng ta sẽ đi. Anh và tôi sẽ đi, và chúng ta sẽ gặp mặt và ăn tối tại Venezuela", ông Trump nói.
Theo Newsweek, ông Trump cáo buộc rằng chính phủ Venezuela đã thả tội phạm bạo lực khỏi nhà tù và gửi họ đến Mỹ để giảm tỷ lệ tội phạm của chính nước này. Tạp chí của Mỹ cho biết, ông Trump đã nhiều lần đưa ra tuyên bố vô căn cứ về vấn đề này.
Roberto Briceno-Leon - người sáng lập và giám đốc của tổ chức phi chính phủ Đài quan sát Bạo lực Venezuela (OVV) - nói với trang factcheck.org rằng, không có bằng chứng nào cho thấy Venezuela đang đưa tù nhân sang Mỹ.
"Chúng tôi không có bằng chứng nào cho thấy chính phủ Venezuela đang dọn sạch các nhà tù hoặc bệnh viện tâm thần để đưa họ ra khỏi đất nước, cho dù là đến Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác", Briceno-Leon nói.
Thay vào đó, Briceno-Leon cho biết, sự sụt giảm trong số liệu tội phạm của Venezuela là kết quả của làn sóng di cư ồ ạt của gần 8 triệu người kể từ năm
Venezuela cấm mạng xã hội X trong 10 ngày
Theo Newsweek, vào tháng 7 vừa qua, ông Nicolas Maduro đã tái đắc cử Tổng thống Venezuela nhiệm kỳ thứ 3. Phe đối lập không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào liên quan đến gian lận trong cuộc bầu cử.
Reuters đưa tin, Tổng thống Maduro vào ngày 8/8 đã ban hành lệnh cấm sử dụng mạng xã hội X trên khắp cả nước trong 10 ngày.
"Mạng xã hội X sẽ rời khỏi Venezuela trong 10 ngày tới", ông Maduro phát biểu trên sóng truyền hình quốc gia Venezuela.
Lý giải quyết định trên, Tổng thống Venezuela cáo buộc tỷ phú Elon Musk - ông chủ của mạng xã hội X - kích động hận thù trên nền tảng này. Trước đó, hai ông Maduro và Musk thường xuyên có những cuộc đấu khẩu trên mạng xã hội X.
Bầu cử tổng thống Mỹ: 3 tuần bà Harris đảo chiều ngoạn mục
Dân trí) - Gia nhập cuộc đua vào Nhà Trắng muộn nhưng Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang giúp đảng Dân chủ lật ngược tình thế trước ứng viên Cộng hòa Donald Trump.
Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, cuộcbầu cử tổng thống Mỹ2024 đang cho thấy những diễn biến khó ngờ nhất, thậm chí làm thay đổi hoàn toàn cục diện bầu cử.
Tổng thống đương nhiệm Joe Biden, ứng viên đã giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ, hôm 21/7 bất ngờ thông báo ngừng tranh cử do sức ép từ nội bộ đảng sau cuộc tranh luận "lép vế" so với ứng viên Cộng hòa Donald Trump. Ông ủng hộ trao lại "ngọn đuốc" cho Phó Tổng thống Kamala Harris.
Điều này giúp đảng Dân chủ tái khởi động chiến dịch tranh cử không có nhiều triển vọng trước đó, đồng thời khép lại một trong những tháng hỗn loạn nhất trong lịch sử chính trị Mỹ những năm gần đây.
3 tuần bà Harris và đảng Dân chủ thay đổi tình thế
Phó Tổng thống Kamala Harris, người chính thức nhận đủ số phiếu đại biểu để trở thành ứng viên đại diện đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống. Bà Harris là phụ nữ da màu đầu tiên được chọn làm ứng viên tổng thống của một đảng lớn ở Mỹ, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc bầu cử ở quốc gia từ lâu đã bị chia rẽ bởi các vấn đề về chủng tộc và giới tính.
Mặc dù chiến dịch của bà Harris phần lớn vẫn thừa kế từ ông Biden, nhưng việc bà Harris là người triển khai đã mang lại hy vọng mới cho những người theo đảng Dân chủ vốn ngày càng ít hy vọng về cơ hội đánh bại ông Trump.
Dù gia nhập cuộc đua khá muộn, nhưng bà Harris đang cho thấy khả năng đảo ngược tình thế. Theo một khảo sát công bố hôm 10/8 của New York Times, bà Harris dẫn trước ông Trump ở các bang chiến trường quan trọng như Michigan, Wisconsin và Pennsylvania.
Hồi tháng 5, thậm chí trước cuộc tranh luận trực tiếp, các khảo sát cho thấy tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Biden hoặc ngang bằng hoặc kém so với ông Trump tại các bang chiến trường.
Ngay sau khi gia nhập đường đua, bà Harris đã tuyển dụng một loạt cố vấn chiến dịch cấp cao mới, thay thế những người trung thành với ông Biden bằng các đảng viên Dân chủ kỳ cựu khác.
Một lựa chọn đối tác được quan tâm nhất của bà Harris là lựa chọn ông Tim Walz, ứng viên phó tổng thống liên danh tranh cử.
Cùng với nhau, bà Harris và ông Walz mang lại những gương mặt mới cho cuộc bầu cử năm nay - "điểm cộng" nữa cho đảng Dân chủ. Trước đó, cuộc đua vào Nhà Trắng cho cử tri Mỹ 2 lựa chọn đều là những gương mặt đã cũ của kỳ bầu cử trước là ông Biden và ông Trump.
Ông Walz được dự đoán sẽ triển khai chiến dịch ở các bang được coi là truyền thống của đảng Dân chủ như Pennsylvania, Michigan và Wisconsin, nơi mà bà Harris hy vọng ông sẽ thu hút các cử tri da trắng và cử tri không học đại học bởi họ chiếm một phần không nhỏ cử tri của các bang chiến trường đó.
Cặp đôi Harris - Walz cũng nỗ lực giành lại nhóm cử tri trung thành và cấp tiến. Các cuộc thăm dò cho thấy người Mỹ gốc Latinh rất quan tâm đến việc xây dựng nhà ở và kinh tế. Đây có thể là những chủ đề chính trong chiến dịch của bà Harris tại các tiểu bang đó.
Phần lớn cử tri da màu vẫn có kế hoạch bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, tuy vậy chiến dịch kém hiệu quả của ông Biden đã khiến một phần chuyển hướng ủng hộ sang ông Trump, đặc biệt là trong nhóm thanh niên da màu.
Bà Harris, có cha là người Mỹ gốc Jamaica, có thể hưởng lợi từ chủng tộc của mình khi cố gắng thuyết phục những cử tri này. Tuy nhiên, các nhà chiến lược cho biết bà sẽ cần tập trung vào mối quan tâm chính sách của người Mỹ gốc Phi nếu muốn giành lại sự ủng hộ của họ. Điều đó bao gồm một thông điệp kinh tế mạnh mẽ và các chính sách cứng rắn về tội phạm.
Bà Harris đã cố gắng huy động phụ nữ da màu - một nhóm cử tri quan trọng của đảng Dân chủ đã giúp ông Biden giành được đề cử của đảng Dân chủ vào năm 2020.
Ngoài lợi thế về sự mới mẻ và sự ủng hộ cử cử tri da màu, bà Harris còn có ưu thế về tuổi tác khi trẻ hơn ông Trump gần 20 tuổi. Tuổi tác từ chỗ là điểm mạnh, trở thành điểm yếu của ông Trump.
Chiến dịch của ông Biden trước kia phải chịu tổn thất do mất đi sự ủng hộ của những người trẻ tuổi, những người thường bỏ phiếu cho đảng Dân chủ nhưng đã rời xa đảng này vì phản đối sự ủng hộ của ông đối với Israel và lo ngại về tuổi tác của ông.
Những cử tri trẻ tuổi rất quan trọng đối với đảng Dân chủ vì họ thường hoạt động như những tình nguyện viên trong suốt chiến dịch.
Với một thông điệp khác so với Tổng thống Biden, bà Harris dường như cũng tạo ra luồng sinh khí mới cho chiến dịch tranh cử.
Vừa qua, video đầu tiên về chiến dịch tranh cử của bà Harris đã được phát hành kèm theo bài hát "Freedom" của Beyoncé.
Các thông điệp khác nhau, nhưng chủ đề cốt lõi thì có điểm tương đồng với những gì ông Biden đã nói trong video phát động chiến dịch tái tranh cử của ông.
Cụ thể, Tổng thống Biden muốn chiến dịch của mình tập trung vào "dân chủ" và cuộc bạo loạn Đồi Capitol, còn bà Harris lại muốn tập trung vào "tự do" và "tương lai", đề cập đến các vấn đề thoát đói nghèo, bạo lực súng đạn và quyền phá thai
Vấn đề Israel cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lá phiếu của cử tri. Khi ông Biden còn tranh cử, nhiều cử tri Mỹ gốc Ả Rập cho biết họ sẽ không bỏ phiếu vào tháng 11 để phản đối chính sách hỗ trợ của ông Biden đối với Israel trong cuộc chiến Gaza.
Trong vòng vài ngày, bà Harris đã đưa ra một lập trường cứng rắn hơn nhiều. Bà khẳng định mình ủng hộ liên minh "không thể lay chuyển" của Mỹ với Israel, nhưng cũng chỉ trích về cách Israel triển khai chiến dịch quân sự ở Gaza.
Cách tiếp cận đó có thể giúp đảng Dân chủ nắm giữ một bang như Michigan, nơi có giá trị cao trong hệ thống đại cử tri đoàn của Mỹ.
Nguồn năng lượng mới đang giúp chiến dịch của bà Harris trở thành nam châm hút tài trợ từ những người ủng hộ. Chiến dịch của bà Harris thông báo đã huy động được 310 triệu USD trong tháng 7, con số lớn nhất cho đến nay trong kỳ bầu cử năm 2024 và gấp đôi số tiền ông Trump kêu gọi được vào tháng trước. Hơn 200 triệu USD trong số tiền này chuyển đến chỉ một tuần sau khi ông Biden thông báo ngừng tranh cử.
Các quan chức ủng hộ chiến dịch tranh cử của bà Harris cũng báo cáo rằng, nhìn chung họ đã huy động được 1 tỷ USD. Đây là tốc độ gây quỹ nhanh nhất mà một chiến dịch tranh cử tổng thống từng đạt được.
Khó khăn của bà Harris
Mặc dù tình hình có vẻ khởi sắc đối với đảng Dân chủ khi bà Harris trở thành ứng viên tổng thống, những khó khăn vẫn còn trước mắt. Kinh nghiệm trong vai trò công tố viên California có thể giúp bà Harris trong những cuộc tranh luận chống lại ông Trump nhưng điều này cũng bị coi là một trong những điểm yếu lớn nhất của bà.
Xuất thân công tố viên của bà Harris là lý do tại sao bà nhiều lần gặp khó khăn để đưa ra tầm nhìn của mình cho đất nước. So với các chính trị gia là thống đốc hoặc thành viên của quốc hội, các công tố viên thường không có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng thông điệp về tầm nhìn chính sách. Minh chứng rõ nhất là khi chiến dịch bắt đầu, đôi khi bà không thể mô tả các chính sách của riêng mình, đặc biệt là chính sách về Medicare.
Thêm vào đó số phiếu bầu của bà yếu đến mức bà đã bỏ cuộc trước cuộc họp kín ở Iowa. Với tư cách là phó tổng thống, bà đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố khá quanh co.
Một lý do khác khiến cho bà khó có thể định hình rõ được thông điệp của mình có thể là vì bà Harris hiếm khi phải xoay xở để chiếm lấy các cử tri dao động, những người quyết định cuộc bầu cử tổng thống. Bà đến từ California, nơi đảng Dân chủ chiếm ưu thế. Bà có vẻ gặp khó khi phải đưa ra những lập luận về vấn đề túi tiền, về thương mại toàn cầu và an ninh biên giới.
Một khó khăn lớn khác của bà Harris là những vấn đề của chính quyền đương nhiệm mà bà hiện là phó tổng thống. Các cuộc thăm dò trước đó cho thấy chiến dịch của ông Biden đã vật lộn trong nhiều tháng. Các chính sách về nhập cư hay kinh tế của ông không được ủng hộ. Những dấu ấn không mấy tích cực của chính quyền hiện tại chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của bà trong mắt cử tri.
Đối với tình hình tại Trung Đông, sự ủng hộ liên tục của ông Biden đối với Israel trong cuộc chiến tại Gaza đã làm giảm sự ủng hộ của ông trong số các cử tri trẻ.
Mặc dù bà Harris đang có những nỗ lực đáng kể để thuyết phục cử tri nhưng thực tế là ngay trong nội bộ đảng Dân chủ cũng chưa hoàn toàn tin tưởng bà. Chỉ có khoảng 6 trong 10 cử tri Dân chủ tin tưởng bà hơn ông Trump làm tốt hơn công việc xử lý cuộc chiến ở Gaza, đây là tỷ lệ thấp nhất trong đảng của bà về các vấn đề được hỏi.
Cuối cùng là vấn đề về định kiến giới trong cử tri Mỹ. Với việc bà Kamala Harris trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ, điều này sẽ đặt ra một câu hỏi quan trọng cho cử tri Mỹ: Liệu quốc gia này đã sẵn sàng cho nữ tổng thống đầu tiên chưa? Nhất là khi người Mỹ chưa từng bầu một phụ nữ vào Nhà Trắng.
Các cuộc khảo sát đã phát hiện ra khoảng cách lớn về giới tính trong đánh giá liệu bà Harris và ông Trump có phải là một lãnh đạo mạnh mẽ hay không. Kết quả chi tiết do Đại học Marquette cung cấp cho thấy rằng mặc dù phụ nữ da trắng chỉ có xu hướng mô tả ông Trump mạnh mẽ hơn bà Harris một chút, nhưng lợi thế của cựu Tổng thống so với bà đã vượt quá 25 điểm khi khảo sát nhóm nam giới da trắng.
Cuộc thăm dò của New York Times/Siena vào tháng 7 chỉ ra khoảng 1/6 nam giới da trắng không có bằng đại học cho biết họ nhìn nhận bà Harris là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Những đánh giá này có thể gây khó khăn cho bà Harris trong việc duy trì mức độ ủng hộ tối thiểu của nam giới mà bà cần để chiến thắng.
Nói cách khác, bất chấp tinh thần đang lên của đảng, bà Harris bắt đầu cuộc đua giành chức tổng thống với vị thế yếu hơn. Để giành chiến thắng, bà sẽ cần một chiến lược "vừa công, vừa thủ" để đối phó hiệu quả với ứng viên Cộng hòa Donald Trump.
Chiến lược tranh cử của ông Trump bị xáo trộn
Dù vẫn phải đối mặt với không ít thách thức, song chiến dịch tranh cử của bà Harris chắc chắn sẽ khiến ông Trump phải điều chỉnh chiến lược tranh cử.
Chỉ chưa đầy 1 tháng trước, đội ngũ của ông Trump vẫn hoàn toàn tin tưởng vào chiến thắng vang dội của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Giờ đây, mọi thứ đã khác.
"Cuộc đua đã thay đổi", Corey Lewandowski, cố vấn lâu năm của ông Trump nhận định với Reuters. Vị cố vấn này thừa nhận, họ muốn đấu với ông Biden hơn bởi khi đó cơ hội thắng cử của ông Trump cao hơn.
Đối thủ của ông bây giờ không phải ứng viên mà đội ngũ của ông đã dày công tìm hiểu lâu nay. Đối thủ của ông là nữ phó tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.
Các trợ lý của ông Trump cho biết, họ muốn đánh bại Phó Tổng thống Harris bằng cách tuyên truyền bà là một người theo chủ nghĩa tự do ở San Francisco, người chịu trách nhiệm về tình trạng vượt biên trái phép và lạm phát. Tuy nhiên, trong vài ngày qua, ông Trump đã nhiều lần bỏ qua thông điệp đó và chuyển sang hướng quen thuộc hơn: công kích cá nhân.
Lối công kích của ông Trump đã chứng minh hiệu quả trong quá khứ khi buộc đối thủ của ông phải dành thời gian để phòng thủ thay vì giải quyết các vấn đề. Điều này đặc biệt đúng đối với các ứng cử viên nữ và thậm chí còn khó khăn hơn đối với bà Harris, người phải đối mặt với các cuộc tấn công về sắc tộc và giới tính của mình.
Những người thân cận với ông Trump nghi ngờ về tính hiệu quả của các công kích cá nhân nhằm vào bà Harris. Thay vào đó, họ muốn ông Trump đưa ra quan điểm về giá thực phẩm, giá xăng, tình trạng vượt biên trái phép và ca ngợi di sản đối ngoại của mình, và tránh đề cập đến chủng tộc hay giới tính của đối phương.
Đội ngũ của ông Trump cũng tìm cách gắn bà Harris với những chính sách gây tranh cãi của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Những lo ngại về tình hình kinh tế, xã hội dưới thời Tổng thống Biden đã giúp đảng Cộng hòa chiếm ưu thế trong hầu hết quá trình bầu cử cho tới nay.
Bà Harris, với vai trò là phó tổng thống, dù ít hay nhiều, vẫn sẽ có liên quan đến toàn bộ dấu ấn của chính quyền hiện tại. Đó là lý do, đảng Cộng hòa đã cố gán những tranh cãi liên quan đến vấn đề nhập cư cho bà Harris.
Ngoài ra, đội ngũ của ông Trump cũng công kích nhắm vào tiểu sử công tố viên của bà Harris.
Bà Harris từng là công tố viên tòa án và là tổng chưởng lý của bang California, từng đối đầu với "đủ loại tội phạm".
Chiến dịch của ông Trump chỉ trích bà quá cứng rắn, đặc biệt là đối với những nam giới da màu phạm tội ma túy. Sự công kích này nhằm mục đích làm suy yếu sự ủng hộ từ một bộ phận cử tri dành cho bà Harris. Mặt khác, họ trích dẫn những trường hợp mà bà Harris đã chọn không truy tố hoặc cho phép ân xá những cá nhân tiếp tục phạm tội mới.
Tuy vậy, một số đảng viên Cộng hòa lo ngại chiến lược công kích của cựu Tổng thống đang lái chiến dịch tranh cử theo hướng gây chia rẽ và tổn hại đến chính đảng Cộng hòa. Ông David Kochel, một chiến lược gia lâu năm của đảng Cộng hòa, cho rằng sự công kích, đặc biệt ở khía cạnh chủng tộc, là không cần thiết và nguy hiểm.
Chiến lược công kích của ông Trump thậm chí có thể gây phản ứng ngược trong khi cặp đôi Harris - Walz tập trung vào những nội dung chính sách như vấn đề người tị nạn và di cư, chống lạm phát, vấn đề quyền của phụ nữ quyết định phá thai, công bằng xã hội, tôn trọng dân chủ và nhà nước pháp quyền.
Theo các nhà phân tích, ở thời điểm chưa đầy 3 tháng nữa là đến bầu cử, ông Trump cần tìm một thông điệp mới nhằm lôi kéo sự ủng hộ của cử tri, khi phải đối đầu với một ứng viên trẻ tuổi hơn và năng động hơn
Minh Phương - Hải Đăng - Ngọc Anh
Bà Harris nêu ưu tiên chính sách nếu đắc cử tổng thống
Thành Đạt
(Dân trí) - Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris đặt mục tiêu mở rộng cơ hội cho người lao động và tầng lớp trung lưu tại Mỹ nếu đắc cử.
Bà Harris nêu ưu tiên chính sách nếu đắc cử tổng thống - 1
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ảnh: Reuters).
"Chúng tôi biết rằng nhiều người Mỹ vẫn chưa cảm nhận được sự tiến triển trong cuộc sống hàng ngày của họ. Các chi phí vẫn còn quá cao", Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại một sự kiện vận động tranh cử ở Raleigh, Bắc Carolina hôm 16/8.
"Nếu trở thành tổng thống, tôi sẽ tập trung cao độ vào việc tạo ra các cơ hội cho tầng lớp trung lưu, thúc đẩy an ninh kinh tế, sự ổn định và giá trị của họ. Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng cái mà tôi gọi là nền kinh tế cơ hội", bà Harris nói thêm.
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ cho biết bà sẽ tập hợp lực lượng lao động với các doanh nghiệp nhỏ và các công ty lớn để đầu tư vào Mỹ, tạo ra việc làm tốt và đạt được tăng trưởng trên diện rộng.
"Chìa khóa để tạo ra nền kinh tế cơ hội này là xây dựng tầng lớp trung lưu của chúng ta. Điều này là cần thiết. Tầng lớp trung lưu là một trong những thế mạnh lớn nhất của nước Mỹ", bà Harris nói thêm.
Bà Harris nhấn mạnh việc xây dựng tầng lớp trung lưu sẽ là "mục tiêu quyết định" trong nhiệm kỳ tổng thống của bà.
"Bởi vì tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng khi tầng lớp trung lưu mạnh, nước Mỹ sẽ mạnh", phó tổng thống Mỹ tuyên bố.Đề cập đến ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, bà Harris chỉ trích ông Trump có kế hoạch "phá hủy" tầng lớp trung lưu, trừng phạt những người lao động và khiến chi phí sinh hoạt tăng lên đối với hàng triệu người Mỹ.
"Khi tôi được bầu làm tổng thống, chúng ta sẽ hành động để giảm chi phí, tăng cường an ninh và ổn định tài chính cho các gia đình, đồng thời mở rộng cơ hội cho người lao động và trung lưu ở Mỹ", bà Harris cho biết.
Theo một cuộc thăm dò được công bố hôm 14/8, bà Harris đang dẫn trước hoặc ngang bằng với ông Trump tại 6/7 bang chiến địa, khi bà đang đẩy mạnh chiến dịch tranh cử sau khi Tổng thống Joe Biden rút khỏi đường đua vào tháng trước.
Cuộc khảo sát từ Dự án Swing State của Cook Political Report cho thấy bà Harris dẫn trước ông Trump trên các bang chiến địa là Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Bắc Carolina, Pennsylvania và Wisconsin.
Bang chiến địa là các bang mà cử tri không nghiêng hẳn về đảng Dân chủ hay Cộng hòa. Kết quả phiếu bầu ở những bang này có thể quyết định kết quả bầu cử tổng thống Mỹ chung cuộc vào tháng 11.
Tại từng bang, bà Harris đã đảo ngược tình thế hồi tháng 5 cho đảng Dân chủ, vượt qua ông Trump ở một số bang mà trước đó cựu Tổng thống Mỹ dẫn trước ông Biden.
Kể từ khi khởi động chiến dịch tranh cử của mình vào tháng trước, bà Harris đã giành được sự ủng hộ khá lớn trên toàn quốc và ưu thế trong các cuộc thăm dò ở các bang chiến địa.
Theo AFP