Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 24942610

 
Tin tức - Sự kiện 11.05.2024 05:39
Chạy trời không khỏi nắng: Tổng thống Obama ký luật nhân quyền đặc biệt nhắm vào các quan chức vi phạm nhân quyền của CSVN,
26.12.2016 15:52

Nhà Trắng cho hay cuối tuần trước ông Obama đã ký thành luật dự luật S. 2943, tức Luật Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng năm 2017 (NDAA 2017).

Vận động luật Magnitsky ở Canada

Tổng thống Obama rời phòng họp báo

Image copyrightAP
Image captionÔng Barack Obama sắp mãn nhiệm tổng thống Hoa Kỳ

Tổng thống Barack Obama vừa ký luật mở rộng chế tài với các cá nhân vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trong luật này có điều luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (gọi tắt là Magnitsky Act), quy định chế tài với các cá nhân mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới.

Theo đó, các cá nhân, quan chức ở các nước, kể cả Việt Nam, nếu bị liệt vào dạng vi phạm nhân quyền, sẽ có thể bị Hoa Kỳ hạn chế nhập cảnh hoặc đóng băng tài sản.

Magnitsky Act cũng áp dụng cho các cá nhân bị kết tội tham nhũng, biển thủ và một số tội danh khác.

NDAA 2017 đã được lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua hồi đầu tháng.

Văn bản điều luật quy định: "Tổng thống có thể áp dụng chế tài... đối với bất kỳ cá nhân nào mà Tổng thống xác quyết, dựa trên các bằng chứng đáng tin cậy, là phải chịu trách nhiệm về hành vi giết hại bất hợp pháp, tra tấn hoặc các vi phạm nghiêm trọng khác đối với quyền con người được quốc tế công nhận nhằm vào các cá nhân ở bất kỳ quốc gia nào".

Điều luật này có hiệu lực 6 năm nhưng chỉ có Tổng thống Mỹ là có quyền chấm dứt chế tài với một cá nhân nào đó với điều kiện phải báo cáo cho Quốc hội.

Magnitsky Act được Thượng viện Mỹ thông qua 4 năm trước, thoạt tiên là để hạn chế nhập cảnh và đóng băng tài sản của các quan chức Nga liên quan tới cái chết của luật sư Nga Sergei Magnitsky.

Với NDAA 2017 vừa được ký thành luật, nay nó mở rộng phạm vi ra các nước khác trên thế giới.

Điều này được đánh giá là có ý nghĩa lớn vì các cá nhân vi phạm nhân quyền hay tham nhũng, thí dụ ở Việt Nam, nay có thể bị trừng phạt mà không liên quan quan hệ giữa hai chính phủ, điều mà Washington nhiều lần ngần ngại không muốn làm.

Magnitsky là ai?

Ngày 24/11/2008, Sergei Magnitsky, luật sư điều hành của công ty luật Firestone Duncan ở Moscow, đồng thời là cố vấn luật và thuế của Quỹ quản lý Đầu tư Hermitage Capital trụ sở London, bị cơ quan thuế của Bộ Nội vụ Nga bắt giữ. Sau đó ông Magnitsky bị truy tố tội trốn thuế trong vụ án hình sự chống Hermitage Capital.

Ngày 16/11/2009, ông Magnitsky chết trong trại giam Matrosskaya Tishina ở Moscow sau gần một năm bị giam giữ.

Để trừng phạt, điều luật mang tên ông đã được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn y nhằm áp chế tài với các cá nhân quan chức Nga bị cho là phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông.

Bộ luật về chi phí cho quân đội vào năm 2017 do Tổng thống Mỹ Barack Obama ký hôm thứ Sáu mở rộng "đạo luật Magnitsky" ra toàn thế giới và cho phép áp đặt lệnh trừng phạt chống lại tất cả những người- theo Washington, có liên quan đến tham nhũng và vi phạm nhân quyền.


© SPUTNIK/ СЕРГЕЙ МАЛЬГАВКО Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt chống các đại biểu Duma Quốc gia từ Crưm Như trong tài liệu lưu ý, theo ý kiến ​​của mình, tổng thống có thể áp đặt trừng phạt đối với bất kỳ người nước ngoài phải chịu trách nhiệm vì "giết người ngoài vòng pháp luật, tra tấn hoặc có hành vi vi phạm quy mô lớn về quyền con người được quốc tế công nhận đối với những người ở bất cứ nước nào." Ngoài ra, luật có nói về biểu hiện tham nhũng, trộm cắp và các tội khác. Hình phạt có cả việc khóa bất động sản hoặc tài sản có thể do Mỹ kiểm soát. Ngoài ra, người vi phạm đạo luật này sẽ không thể nhận được thị thực Mỹ. Các quy tắc này áp dụng cho 6 năm, nhưng các biện pháp trừng phạt áp dụng trong khuôn khổ của nó không có giới hạn thời gian và có thể được dỡ bỏ bằng quyết định của Tổng thống Mỹ.


Mục đích đạo luật để chế tài những kẻ bức hại nhân quyền trên khắp thể giới, bao gồm cấm họ nhập cảnh, đóng băng tài sản. Chuyên gia vấn đề Trung Quốc cho rằng, sau khi đạo luật này thông qua sẽ làm sợ hãi những quan chức ĐCSTQ chuyên bức hại người dân.

Ngày 17/12/2015, Đạo luật Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (the Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) đã được Thượng Nghị viện Mỹ thông qua. Đạo luật lấy tên của vị Luật sư người Nga là Sergei Magnitsky. Ông Magnitsky đã bị bỏ tù và chết trong tù năm 2009 vì vạch trần tình trạng tham nhũng của quan chức chính phủ.

Năm 2012, Quốc hội Mỹ thông qua “Luật chất vấn Chính trị Magnitsky” nhắm vào quan chức của Nga, sau khi được ông Obama ký đã trở thành pháp luật chính thức. Từ khi luật này được thi hành đến nay đã có hàng chục quan chức bị trừng trị, tính mạng nhiều người dân được giải cứu.

Thượng Nghị sĩ Carden cho rằng, hành động trừng phạt nhắm vào giới quan chức hủ bại và vi phạm nhân quyền của Nga được mở rộng ra toàn cầu, là một thắng lợi quan trọng của những người tranh đấu cho tự do và nhân quyền.

Nhà đấu tranh nhân quyền Cô Hạc (孤鹤) ở Trung Quốc Đại Lục cho biết, Dự luật này được thông qua là một cột mốc đánh dấu sự phản tỉnh của văn minh thế giới, thế giới Tây phương do Mỹ dẫn đầu đang tích cực tính sổ với tội phạm tại những nước độc tài. Ông nói: “Bao lâu nay bọn tham quan ở Đại Lục bức hại người dân tàn nhẫn, lặng lẽ mang vợ chồng con cái trốn sang các nước Tây phương. Nhiều kẻ đã được Thẻ xanh hoặc đang xin Thẻ xanh đều có dính líu đến bức hại nhân quyền, vì thế đạo luật này là tin rất vui với người dân Trung Quốc Đại Lục. Tôi tin sau khi đạo luật này thông qua sẽ gây khiếp sợ cho bọn tham quan ĐCSTQ.

Trương Kiện (Zhang Jian – 张健), chuyên gia về vấn đề Trung Quốc cũng cho rằng, đạo luật này sẽ khiến những quan chức ĐCSTQ chuyên ức hiếp người dân phải dè chừng. Vì con đường chạy trốn lưu vong ra nước ngoài sống ung dung sau khi gây tội ác ở trong nước đã bị ngăn chặn. Ông nói: “Đạo luật là đòn đánh phủ đầu đối với 95% quan chức ĐCSTQ. Vì bọn quan chức các cấp của ĐCSTQ không chỉ tham ô mà còn biến người dân Trung Quốc thành kẻ thù để chúng nô dịch, hủy hoại tinh thần và thể xác của họ.

Ông Thẩm Lương Khánh (Shen Qing Liang – 沈良庆), cựu quan chức Viện Kiểm sát tỉnh An Huy cũng cho biết, đạo luật này sẽ làm những quan chức đã đưa vợ con ra nước ngoài và tiếp tục ở lại trong nước gây tội ác phải sợ hãi.

Theo Đạo luật Magnitsky, có hơn 60 quan chức thuộc Cơ quan An ninh Nga, Sở Cảnh sát và Trại giam bị Mỹ đưa vào danh sách đen.

Nhiều người dân Trung Quốc Đại Lục đã chia sẻ trên mạng: “Mong rằng nước Mỹ sẽ cho công bố danh sách những kẻ vi phạm theo Đạo luật Magnitsky để cảnh cáo những kẻ khác về những hậu quả mà chúng phải chịu nếu không dừng hành vi tội ác lại.

Đọc thêm: https://vn.sputniknews.com/politics/201612242749552-my-mo-rong-dao-luat-magnitsky/



Các quan chức CSVN thuộc vào đối tượng trừng phạt của Tổng thống Hoa Kỳ

CTV Danlambao - Vào ngày 23/12/2016 Tổng thống Barack Obama đã ký thành luật Dự luật S. 2943 - Luật Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng năm 2017, trong đó có điều khoản mở rộng Magnitsky Act để áp dụng các biện pháp chế tài lên phạm vi toàn thế giới đối với những cá nhân mà chính phủ Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền.

Dự luật S. 2943 đã được Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ thông qua vào đầu tháng 12 vừa qua. Lồng trong dự luật về Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng dày 3.000 trang này là một điều lệ mở rộng Magnitsky Act để cho phép Tổng thống Hoa Kỳ, dựa trên bằng chứng đáng tin cậy, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ người nước ngoài nào, thuộc bất cứ quốc gia nào, đã có những hành vi giết người ngoài vòng pháp luật, tra tấn, hoặc có những vi phạm về quyền con người. Luật này cũng áp dụng cho những cá nhân tham nhũng, biển thủ hay những tội phạm khác. 

Những biện pháp chế tài bao gồm việc cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ và đóng băng tài sản.

Đây là một bước ngoặt lớn trong chính sách của Hoa Kỳ vốn trước đây chỉ có những biện pháp chế tài dành riêng cho một quốc gia. Việc phê chuẩn mở rộng Magnitsky Act đã cho phép Tổng thống Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chế tài đối với mọi cá nhân vi phạm của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Điều luật Chịu Trách Nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu - Magnitsky Act đã được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua vào năm 2012, cho phép chính phủ Hoa Kỳ phủ nhận Visa nhập cảnh cũng như đóng băng tài khoản các quan chức Nga được xem là có dính líu vào cái chết của Luật sư Sergei Magnitsky.

Với việc mở rộng Magnitsky Act, những quan chức CSVN cũng sẽ nằm trong danh sách những đối tượng bị trừng phạt bởi Tổng thống Hoa Kỳ cho những hành vi tham nhũng, hối lộ, giết người ngoài vòng pháp luật và vi phạm nhân quyền.

Theo các điều khoản của Đạo luật, Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động ("DRL") của Bộ Ngoại giao sẽ được trao thẩm quyền để xác định những cá nhân nào bị cho vào danh sách trừng phạt. DRL sẽ dựa vào những "thông tin đáng tin cậy thu được của các nước khác và các tổ chức phi chính phủ theo dõi các vi phạm nhân quyền". Do đó, các tổ chức hoạt động nhân quyền, các blogger Việt Nam có thể thu thập những chứng cứ khả tín và cung cấp cho bộ phận này (https://register.state.gov/contactus/contactusform).

27.12.2016


Nghị Viện Châu Âu ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền

nghi-vien-chau-au

Nghị quyết cũng đề cập đến mức độ bạo lực ngày càng tăng mà nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam áp dụng đối với những người biểu tình trên khắp nước trong tháng 5 năm 2016, khi người dân bộc lộ sự phẫn nộ của mình về thảm họa môi sinh cá chết. Nghị Viện Châu Âu xem cách ứng xử bằng bạo lực này là đáng lo ngại. Nghị Viện Châu Âu kêu gọi nhà cầm quyền CSVN tôn trọng quyền tự do tụ tập theo đúng những cam kết quốc tế của Việt Nam về nhân quyền.

Nghị Viện Châu Âu vừa thông qua một loạt nghị quyết lên án tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại một số quốc gia, trong đó có một nghị quyết dành cho nhà cầm quyền CSVN.

Theo một thông cáo báo chí đưa ra sau cuộc biểu quyết lúc 12 giờ trưa Thứ Năm ngày 9 tháng 6, Nghị Viện Châu Âu lấy làm tiếc về những vi phạm nhân quyền tiếp diễn ở Việt Nam, bao gồm sự hăm dọa, sách nhiễu, hành hung, bắt bớ tùy tiện, những bản án tù dài hạn và những phiên xử bất công chống lại các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, nhà bất đồng chính kiến và những người bảo vệ nhân quyền. Nghị Viện Châu Âu hối thúc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam chấm dứt ngay lập tức mọi sự sách nhiễu, hăm dọa và truy tố đối với những người này.

Nghị quyết cũng đề cập đến mức độ bạo lực ngày càng tăng mà nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam áp dụng đối với những người biểu tình trên khắp nước trong tháng 5 năm 2016, khi người dân bộc lộ sự phẫn nộ của mình về thảm họa môi sinh cá chết. Nghị Viện Châu Âu xem cách ứng xử bằng bạo lực này là đáng lo ngại. Nghị Viện Châu Âu kêu gọi nhà cầm quyền CSVN tôn trọng quyền tự do tụ tập theo đúng những cam kết quốc tế của Việt Nam về nhân quyền.

Nghị quyết nói thêm rằng, những phát hiện từ các cuộc điều tra về thảm họa môi trường phải được công bố và những kẻ gây ra phải chịu trách nhiệm. Nghị Viện Châu Âu cũng kêu gọi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam chấm dứt việc truy bức tôn giáo trong nước, sửa đổi pháp luật về vị thế của các nhóm tôn giáo thiểu số và thu hồi bản dự thảo thứ năm của luật tín ngưỡng và tôn giáo, hiện đang được tranh luận trong Quốc Hội, bởi vì luật này không thích hợp với những quy chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.

Huy Lam / SBTN

Le Nguyen (Danlambao) - Tiến trình hình thành, phát triển xã hội loài người do mâu thuẫn lợi ích, xung đột quyền lợi, chiến tranh chiếm đoạt gây ra nhiều thảm họa làm chấn động lương tâm nhân loại và để giảm thiểu, ngăn chận tội ác man rợ giữa người với người với nhau nên vấn đề nhân quyền trong lịch sử cổ, trung, cận đại đã được một số cá nhân, một vài dân tộc và các quốc gia tiến bộ của cộng đồng nhân loại thời hiện đại đem ra bàn thảo, đúc kết để trở thành quy tắc ứng xử chung cho mọi phe phái, mọi quốc gia giúp cho môi trường sống của cộng đồng, của xã hội loài người ngày càng hoàn thiện, tốt đẹp hơn.

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời ngày 10/12/1948 không phải là bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên của loài người. Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền chỉ là bản tuyên ngôn nhân quyền tiếp nối của bản tuyên ngôn được khắc trên trụ đồng Cyrus năm 534 trước công nguyên của vua Cyrus xứ Ba Tư. Bản tuyên ngôn của các dân tộc thuộc các bộ lạc Ả Rập năm 590 sau công nguyên. Tuyên ngôn nhân quyền của Anh Quốc năm 1689. Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ năm 1789... Cùng với nhiều tuyên ngôn nhân quyền bất thành văn của các tôn giáo, các truyền thống văn hóa, đạo đức của nhiều dân tộc khắp nơi trên thế giới trong tiến trình hình thành, phát triển xã hội loài người.

Khác biệt của Tuyên ngôn nhân Quyền 1948 đối với các tuyên ngôn nhân quyền ra đời trước đó là nó đã vượt ra ngoài biên giới vùng miền, tôn giáo, văn hóa, dân tộc, quốc gia... được văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc định nghĩa cô đọng như sau:

"Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân, các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc, làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự cho phép và tự do cơ bản của con người".

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được bổ sung, hoàn thiện bởi Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự, Chính Trị và Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Kinh Tế, Xã Hội, Văn Hóa do đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16/12/1966 để trở thành tiêu chuẩn nhân quyền chung cho toàn thể nhân loại thời hiện đại, được công nhận trên phạm vi toàn cầu và các quyền dân sự, chính trị được cụ thể hóa chi tiết cho các bên tham gia ký kết tuân thủ:

“Nhóm quyền dân sự bao gồm:

a) Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật.
b) Quyền sống tự do và an ninh cá nhân.
c) Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện.
d) Quyền xét xử công bằng.
e) Quyền tự do đi lại, cư trú.
f) Quyền được bảo vệ đời tư.
g) Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo.
h) Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân.

Nhóm quyền chính trị bao gồm:

a) Quyền tự do biểu đạt.
b) Quyền tự do lập hội.
c) Quyền tự do hội họp một cách hòa bình.
d) Quyền tham gia vào đời sống chính trị.”

Ngoài nhân quyền mang tính hàn lâm học thuật, còn có nhân quyền giản dị dễ hiểu mang tính phổ quát được cộng đồng nhân loại thừa nhận gần như thuộc nằm lòng đến ông Hồ Chí Minh cha đẻ của đảng cộng sản Việt Nam cũng không thể phủ nhận tính đúng đắn của nó nên đã phải đưa vào tuyên ngôn độc lập đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 02/09/1945: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm. Trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...”

Không kể các điều luật khác ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự, Chính Trị, Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội chưa được trích dẫn đưa vào bài viết này, chúng ta cũng đã nhận ra vô số vi phạm về nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. 

Cụ thể cho những vi phạm này là việc nhà cầm quyền cộng sản ngụy biện chống chế trên diễn đàn quốc tế liên quan đến quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện, quyền về xét xử công bằng, quyền tự do biểu đạt, quyền tham gia vào đời sống chính trị... và cộng sản Việt Nam đã vi phạm nhân quyền cơ bản của mọi con người sinh ra đều được hưởng, lại trơ trẽn tuyên bố: “Ở Việt Nam không có tù nhân chính trị, không ai bị bắt vì bất đồng quan điểm chính trị, vì ủng hộ dân chủ...” 

Chúng ta ai cũng thấy trên thực tế trong nước Việt Nam hiện nay, không ít trường hợp người dân bị bắt giam xét xử vì thể hiện quyền tự do biểu đạt chính kiến bị quy kết vào tội danh “tuyên truyền chống phá...” vì trốn thuế, vì hai bao cao su đã qua sử dụng, vì truyền đơn mang nội dung chống giặc tàu xâm lược... và tội danh “âm mưu lật đổ...” vì tổ chức viết bài tố cáo tội ác trên các báo lề dân, trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài phê phán năng lực của đảng, của cá nhân cầm quyền, kêu gọi đa nguyên đa đảng thúc đẩy nhà nước man rợ thay đổi, hội nhập vào thế giới văn minh của cộng đồng nhân loại. 

Tất cả các vụ việc vừa nêu đều bị xét xử “tùy tiện” qua các phiên tòa xét xử rừng rú vi phạm nhân quyền trắng trợn và những cơ quan chức năng thi hành luật pháp, bảo vệ luật pháp còn ngang nhiên đánh đập cưỡng bức bắt giữ cả những người ủng hộ “bị cáo” đến dự khán phiên tòa đứng bên ngoài biển cấm “di động” của tòa án được nhà cầm quyền tuyên bố xét xử công khai, thế thì quyền sống tự do và an ninh cá nhân thuộc chuẩn mực nhân quyền được quốc tế thừa nhận nằm ở đâu trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Những vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ cộng sản lúc siết chặt lúc nới lỏng cả thế giới văn minh đều biết và khi các chính phủ văn minh, các tổ chức phi chính phủ đồng loạt lên tiếng lên án nhà nước rừng rú xã hội chủ nghĩa Việt Nam vi phạm các cam kết với quốc tế thì những cái loa của đảng từ đời Tôn Nữ Thị Ninh, Phan Thúy Thanh, Lê Dũng, Nguyễn Phương Nga, Lương Thanh Nghị cho đến Lê Hải Bình hiện nay đều y như rằng, lên tiếng lu loa lươn lẹo: “...Chính phủ Việt Nam khẳng định luôn quan tâm đến nhân quyền, luôn bảo vệ và phát triển nhân quyền... nhân quyền được luật pháp bảo vệ bảo đảm trong nước Việt Nam...” và mới nhất là lời phản bác báo cáo thường niên của Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền của Việt Nam qua phát ngôn của đại diện bộ ngoại giao VN:

“Trước hết cần khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Mọi người dân được thực thi các quyền của mình trong khuôn khổ luật pháp. 

Mặc dù có những ghi nhận về một số thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người. Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục dựa vào các thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam và đưa ra những nhận xét không khách quan về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam. 

Điều này không có lợi cho việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Việt Nam và Hoa Kỳ đã và đang duy trì thường xuyên cơ chế đối thoại trong lĩnh vực quyền con người. 

Chúng tôi hy vọng rằng thông qua các cuộc đối thoại thẳng thắn và xây dựng, gần đây nhất là cuộc đối thoại ngày 12/4 vừa qua, hai bên có cái nhìn khách quan và thực tế về tình hình thực thi nhân quyền ở mỗi nước, góp phần tăng cường hiểu biết và thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ”.

Phải công nhận phát ngôn của đại diện chính phủ Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với người tiền nhiệm Lê dũng của nhiều năm trước: “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Right Watch) thường xuyên đưa ra những thông tin sai lệch về Việt Nam. Báo cáo của tổ chức này là thiếu khách quan, không phản ánh đúng tình hình nhân quyền thực tế ở Việt Nam" 

Thật sự nội dung phát biểu của VN gần đây có tiến bộ khi bảo rằng “chưa rõ nguyên nhân” so với lãnh đạo đảng nhà nước cộng sản, là không còn đổ vấy cho hoàn cảnh, cho văn hóa đặc thù, cho lịch sử khác biệt của mỗi quốc gia làm thành nguyên nhân khiến nhân quyền của Việt Nam khác với các nước dân chủ văn minh?

Lý luận của các ông bà phát ngôn viên này rất trẻ con khi cho rằng báo cáo nhân quyền “dựa vào các thông tin sai lệch thiếu khách quan không đúng thực tế tình hình thực thi nhân quyền ở Việt Nam.” Nỏ mồm thôi, chứ các ông bà này không đưa ra nổi một dẫn chứng cụ thể báo cáo ở chỗ nào thiếu khách quan, không đúng thực tế nhân quyền Việt Nam của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ nêu ra nhiều vụ việc vi phạm nhân quyền, có cả bằng chứng lẫn nhân chứng cụ thể?

Lập luận như thế chẳng khác nào trong sân chơi túc cầu, các cầu thủ Việt Nam bỏ bóng đá người vi phạm luật chơi quá rõ lại còn gân cổ cãi bừa luật túc cầu ở nước tôi khác bởi văn hóa, lịch sử đặc thù... nghe khó lọt lỗ tai. Có lẽ nào, các ông bà phát ngôn viên hay ngay cả lãnh đạo đảng cộng sản đều kém cỏi đến độ không biết chuẩn mực nhân quyền đã trở thành luật chung của cộng đồng nhân loại giống như luật giao thông của quốc tế đèn xanh chạy, đèn đỏ phải dừng nếu không “đấu tranh” để thay đổi luật trở thành “đỏ chạy, xanh dừng” lại chủ quan tự ý làm ngược lại, có mà “loạn nhà thương” vì tai nạn không chừng! 

Nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho rằng tiêu chuẩn luật pháp cơ bản của quốc tế khác với luật pháp Việt Nam thì các văn kiện quốc tế như Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, các Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự, Chính Trị, Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội hay các hiệp ước thương mại song phương, đa phương, tổ chức thương mại quốc tế (WTO) hoặc Hiệp Định quốc tế về biển, về thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp tới đây. Mọi người đều tin rằng không tổ chức quốc tế nào ép hoặc kê súng vào đầu bắt các ông bà tham gia, thế thì các ông bà ký kết gia nhập, hứa hẹn tuân thủ làm chi cho nó thêm phiền? 

Mọi người đều biết tổ chức quốc tế là sân chơi của người lớn đôi khi các bên tham gia phải tự tay lột truồng để chứng minh sự thanh sạch của mình trên sân chơi chung. Thiết nghĩ, “Chính phủ Việt Nam” có nhiều thời gian để nghiên cứu các văn kiện “táo bạo” của quốc tế để toàn quyền quyết định có nên hay không nên tham gia. Nếu như sợ người khác thấy ghẻ lở thối tha trên thân thể xanh xao vàng vọt bởi thiếu ánh sáng của loài người văn minh soi rọi thì đừng tham dự cuộc chơi và khi đã quyết định đặt bút ký thì phải tuân thủ thi hành, không nên có hành động như em bé ký kết, cam kết lại cố tình vi phạm bị bắt tại trận với bằng chứng hẳn hoi lại còn cố rống họng cãi chày cãi cối chả ăn nhập gì với đồng thuận nhân quyền của quốc tế: 

“...Thực dân, đế quốc... gây ra nhiều tội ác, nhiều vụ thảm sát, rải chất độc hóa học để lại nhiều hội chứng tai hại cho con người và môi trường Việt Nam, vì vậy không có tư cách phê phán nhân quyền Việt Nam..” Lý luận trẻ con như thế, không ai ép cứ con đường xã hội chủ nghĩa siêu việt của ta ta cứ đi gia nhập sân chơi “người lớn” làm gì, có phải lành hơn không chứ?

Nói tóm lại, nhân quyền trên nền tảng nhân bản với nhận thức “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm. Trong những quyền đó có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc...” là sự mặc nhiên khẳng định quyền tự nhiên, quyền bẩm sinh của con người, không phân biệt nguồn gốc sang hèn, tín ngưỡng, màu da... 

Nhân quyền không phải là quyền xin - cho hay quyền do ai đó ban phát và nhân quyền cũng khác với quyền công dân, quyền pháp lý để mặc cho các băng đảng lưu manh chính trị, sử dụng chiêu trò bịp bợm chính trị hạn chế, triệt tiêu trong cái khung gian trá “theo luật pháp quy định...” và mọi người đều hiểu “nhân quyền... theo luật pháp quy định...” là trò tiểu nhân bỉ ổi chỉ có kẻ làm ra “cố tình” không hiểu cứ hiu hiu tự đắc với mưu mẹo lưu manh lại cho rằng đó là thắng lợi to lớn của băng đảng tự xưng là đỉnh cao trí tuệ loài người!



Đưa Việt Nam vào tầm ngắm của các luật trừng phạt của Hoa Kỳ

Đây là thời điểm để hành động, đúng việc và đúng cách

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 25 tháng 12, 2016

http://machsongmedia.com

Trong những tuần cuối năm, Quốc Hội Hoa Kỳ lần lượt thông qua 2 đạo luật về nhân quyền có tiềm năng tạo lợi thế cho người dân để đòi nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam.

Trước đây, người dân luôn luôn thất thế và bị động vì chế độ độc tài bày sân chơi, đặt luật chơi và làm trọng tài. Hai luật nhân quyền vừa được ban hành cho phép chúng ta chuyển sân chơi ra khỏi Việt Nam, nơi các biện pháp trừng phạt của luật Hoa Kỳ định luật chơi và nơi chúng ta là công dân Hoa Kỳ nắm phần chủ động. Các nhân vật của chế độ, nếu vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng, nay phải đối mặt với các hệ luỵ ngoài tầm kiểm soát của họ.

Nhưng sự chuyển thế ấy mới chỉ là tiềm năng, và tiềm năng chỉ biến thành hiện thực nếu chúng ta bắt tay vào việc, và hành động một cách có kế hoạch và đồng bộ với nhau giữa trong và ngoài nước.

Những biện pháp trừng phạt

Tổng hợp 2 đạo luật mới được ban hành với luật hiện hành, Hoa Kỳ có những biện pháp trừng phạt sau đây:


(1)    Cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản của thủ phạm đàn áp nghiêm trọng các nhân quyền được quốc tế công nhận, hay can dự vào việc cưỡng đoạt tài sản của dân, hay dính líu đến các vụ tham nhũng lớn.

(2)    Nếu vụ đàn áp liên quan đến quyền tự do tôn giáo, thân nhân trực hệ của thủ phạm cũng bị cấm nhập cảnh, và nếu đang ở Hoa Kỳ thì bị trục xuất; tổ chức ngoài chính phủ can dự vào vụ đàn áp bị chỉ định là “thực thể phải quan tâm đặc biệt”, cùng danh sách với các tổ chức khủng bố ở Trung Đông.

(3)    Nếu sự đàn áp tự do tôn giáo mang tính cách nghiêm trọng và phổ biến thì cả chế độ bị đưa vào “danh sách cần theo dõi đặc biệt”, sau 2 năm không cải thiện thì tự động rơi xuống danh sách “quốc gia phải quan tâm đặc biệt” (CPC) và phải đối mặt với một hay nhiều trong số 15 biện pháp chế tài tập thể.

Cá trên thớt

Ngày càng nhiều nhân vật quyền thế ở Việt Nam đưa con cái hay vợ, chồng sang Hoa Kỳ để làm đầu cầu cho “sự nghiệp” chuyển của. Những ai trong số này mà bị đưa vào sổ đen chế tài thì có cơ nguy bị đóng băng toàn bộ tài sản nổi và chìm, đích thân mình sẽ bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ, và vợ, chồng, con cũng có thể bị trục xuất. Thủ phạm có thể bất chấp biện pháp trừng phạt tập thể vì ít ảnh hưởng đến họ, nhưng chắc chắn sẽ lo lắng cho tài sản cá nhân và triển vọng “hạ cánh an toàn” khi có biến động. Đấy chính là sợi dây thòng lọng mà các nhà lập pháp Hoa Kỳ cố tình giăng ra trong luật trừng phạt vừa được ban hành ngày 23 tháng 12 vừa qua.

Khi nói về thủ phạm thì không chỉ là những công an viên thi hành lệnh ở cấp phường cấp xã mà còn bao hàm những người ra lệnh hay điều động ở đằng sau, các người ban hành luật mang tính cách đàn áp nhân quyền, các điều tra viên ép cung, các quan tòa xử án tuỳ tiện và kể cả những cá nhân hay tổ chức ngoài chính phủ cam phận làm công cụ đàn áp cho chính quyền (như là một số chức sắc và tổ chức tôn giáo quốc doanh). Việc nhận diện đầy đủ thủ phạm đòi hỏi rất nhiều công phu.

Chúng ta phải làm gì?

Muốn khai dụng các biện pháp trừng phạt trong luật Hoa Kỳ, chúng ta phải thực hiện 3 công đoạn sau đây cho mỗi vụ vi phạm nhân quyền:

(1)    Lập hồ sơ theo tiêu chuẩn quốc tế, với đủ thông tin về mức nghiêm trọng và về các thủ phạm;

(2)    Bảo đảm rằng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xác nhận hồ sơ vi phạm khi phúc trình với Quốc Hội;

(3)    Thúc đẩy biện pháp trừng phạt thích đáng đối với hồ sơ đã được xác nhận.

Riêng trong lĩnh vực tự do tôn giáo hay niềm tin, luật tăng cường bảo vệ tự do tôn giáo quốc tế (HR 1150) làm nhẹ gánh nặng cho chúng ta ở công đoạn (2). Luật này đòi hỏi Bộ Ngoại Giao hàng năm nộp cho Quốc Hội danh sách các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo kèm với danh sách các thủ phạm. Hiện nay chưa có luật nào tương tự cho những lĩnh vực nhân quyền khác. Luật Nhân Quyền Việt Nam có công dụng ấy và sẽ được chúng tôi vận động trong 2 năm 2017-2018. Trong khi chờ đợi, chúng ta phải theo dõi sát sao và vận động cho từng hồ sơ trong công đoạn (2) và (3), nếu không liên quan đến tự do tôn giáo.

Nói tóm lại, để khai dụng các biện pháp trừng phạt trong luật Hoa Kỳ, người ở trong lẫn ngoài nước phải phát triển năng lực cần thiết để thu thập và phối kiểm thông tin về từng trường hợp vi phạm, phải đổ công thực hiện các hồ sơ vi phạm theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, và phải phối hợp nhịp nhàng với nhau để bảo đảm rằng các hồ sơ vi phạm được đặt lên bàn của các dân cử Quốc Hội và giới chức Bộ Ngoại Giao. Để tạo thuận lợi cho những việc này, chúng tôi đã thử nghiệm công thức “kết nghĩa” với nhiều thành quả cụ thể.

Công thức kết nghĩa

Kết nghĩa là công thức giúp cho người Việt ở ngoài nước và đồng bào ở trong nước tổng hợp lực và thế một cách nhanh chóng và hiệu quả để khai dụng các biện pháp trừng phạt trong luật của Hoa Kỳ. Công thức ấy như sau:

(1)    Cứ dăm người thân quen ở hải ngoại hiệp lại thành “nhóm kết nghĩa” để yểm trợ kỹ thuật và tài chính cho một cộng đồng tôn giáo hay sắc tộc, hay một tổ chức xã hội dân sự, ở trong nước, giúp họ phương tiện và sự an tâm để phát triển năng lực;

(2)    Cộng đồng hay tổ chức ở trong nước tạo ý thức cho thành viên về các nhân quyền được quốc tế công nhận, tạo cơ hợi cho họ thực thi các nhân quyền ấy, và cử người theo học các khóa huấn luyện ngắn và dài hạn của chúng tôi về lập hồ sơ báo cáo vi phạm nhân quyền;

(3)    Các nhóm kết nghĩa có nhân sự ở Hoa Kỳ cùng nhau vận động dân biểu và thượng nghị sĩ chuyển hồ sơ vi phạm cho Bộ Ngoại Giao và theo dõi cho đến khi có câu trả lời cho từng hồ sơ.

Công thức kết nghĩa trên đây nối liền từng cộng đồng đang bị đàn áp ở trong nước trực tiếp với các cơ quan lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ, để mỗi vụ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam đều được theo dõi và có biện pháp xử lý thích đáng.

Chúng tôi đã thực hiện một video giải thích công thức kết nghĩa: https://youtu.be/OXE5o_QTtQc.

Thay lời kết

Công cuộc vận động Quốc Hội Hoa Kỳ, một phần của chương trình quốc tế vận do BPSOS đề xướng từ năm 2010, đã có những thành quả rõ rệt: 2 trong 3 dự luật trong mục tiêu vận động đã thành luật và cung cấp cho chúng ta các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với những thủ phạm đàn áp nhân quyền. Tuy nhiên các luật này không tự động đẩy lùi sự đàn áp ở Việt Nam. Chúng chỉ là những khí cụ lợi hại mà chính chúng ta phải học cách sử dụng và rồi sử dụng.

Cách để sử dụng ngay các khí cụ này là tạo thế liên hoàn trong-ngoài, qua đó người Việt ở hải ngoại bổ khuyết cho các cộng đồng đang bị đàn áp ở trong nước trong 2 lĩnh vực: báo cáo vi phạm và vận động áp dụng biện pháp trừng phạt. Với thế liên hoàn ấy, mỗi khi chế độ đàn áp cộng đồng  được kết nghĩa ở trong nước, thì lập tức nhóm kết nghĩa ở ngoài nước dùng thế công dân Hoà Kỳ để đưa các thủ phạm đàn áp nhân quyền vào tầm ngắm của luật pháp Hoa Kỳ. Tôi sẽ trình bày kế hoạch nới rộng chiến lược này đến các quốc gia khác.

Chúng ta đang có cơ hội để giành thế chủ động bằng cách đưa vấn đề nhân quyền vào sân chơi mới -- sân chơi của luật pháp Hoa Kỳ, nơi mà luật chơi do chính chúng ta vận động trong 6 năm qua và giờ đây đã thành công; trọng tài chính là chúng ta, những người thổi còi các vụ vi phạm và chỉ ra những thủ phạm để bị trừng phạt.

Tôi kêu gọi người Việt ở hải ngoại nhanh chóng lập ra các nhóm kết nghĩa để cùng nhau giành lấy thời cơ và thế chủ động. Nếu cần hướng dẫn, xin liên lạc với chúng tôi tại: bpsos@bpsos.org

Đồng thời, tôi kêu gọi các cộng đồng đang bị đàn áp ở Việt Nam hãy tập trung phát triển khả năng tự vệ và báo cáo vi phạm. Nếu cần hướng dẫn hay tìm nhóm kết nghĩa, xin liên lạc với chúng tôi tại: bpsos@bpsos.org

Đó là những việc mà chúng ta, những người ở trong và ngoài nước, phải làm, và làm càng sớm càng tốt, trong những tháng ngày tới đây.

Có kỳ vọng dân chủ với luật Magnitsky?

Cát Linh, RFA
Chiều thứ Năm 8/12, Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos của Quốc hội Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi hội thảo về tình hình nhân quyền thế giới, xoay quanh chủ đề - Nhân quyền: Ghi nhận hiện tại và Hướng tới tương lai.
Chiều thứ Năm 8/12, Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos của Quốc hội Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi hội thảo về tình hình nhân quyền thế giới, xoay quanh chủ đề - Nhân quyền: Ghi nhận hiện tại và Hướng tới tương lai.
Luật Magnitsky được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ký ban hành thành luật và mở rộng phạm vi áp dụng với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.


Với tình hình đàn áp, bắt bớ ngày càng tăng ở Việt Nam, luật Magnitsky có thể được xem là hy vọng cho những người đấu tranh dân chủ nói riêng và nhân quyền Việt Nam nói chung hay không?

Hoan nghênh

Nhà hoạt động Lê Dũng từ Hà Nội cho chúng tôi biết qua email rằng không chỉ riêng ông, mà cả những nhà hoạt động khác đều mong muốn điều này từ năm 2011, khi Hà Nội diễn ra những cuộc biểu tình kéo dài.

Trong những cuộc biểu tình đó, hàng loạt những cá nhân “xuống đường” đã bị đàn áp, sách nhiễu vì lên tiếng bày tỏ, kêu gọi tự do dân chủ, nhân quyền, tôn giáo hoặc đòi hỏi môi trường sạch. Không chỉ xảy ra ở các cuộc biểu tình, những nhà hoạt động khác khi lên tiếng bằng những trang blog cá nhân cũng bị bắt vì tội “chống phá nhà nước”.

Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha cho biết bà rất hoan nghênh khi luật Nhân quyền được áp dụng ở Việt Nam:

“Tổng thống Mỹ ký điều luật đó thành luật áp dụng với các ông cộng sản như vậy thì tôi rất thích. Như vậy mới xứng đáng với những gì họ đã gây ra cho người dân Việt Nam, trong đó có gia đình của tôi.”

Nhà hoạt động Nguyễn Tường Thuỵ, từ Hà Nội cho biết: “Tuy chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ về điều luật này nhưng cá nhân ông rất hoan nghênh”.

Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Tiến Trung cho rằng chính chế tài của Luật Magnitsky, là cấm xuất cảnh cho dù là công vụ hoặc đóng băng tài sản ở Hoa Kỳ sẽ làm cho nhà cầm quyền Việt Nam thận trọng hơn:

“Cá nhân Trung thì Trung nghĩ là những người lãnh đạo trong Bộ chính trị sẽ thận trọng hơn khi ra quyết định bắt giam, đàn áp hay bỏ tù phong trào đấu tranh dân chủ.”

Nhưng không nhiều kỳ vọng

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Ủy ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS) cho biết có ba đối tượng được xem là tội phạm phải chịu chế tài của luật này:

Thứ nhất là những giới chức chính quyền và những thuộc hạ của họ hoặc những người ngoài chính phủ hợp tác với giới chức chính quyền vi phạm nghiêm trọng quyền con người mà được quốc tế ghi nhận.

Thứ hai là những giới chức quyền cướp đoạt tài sản của người dân.

Và thứ ba là những giới chức chính quyền can dự vào những vụ tham nhũng lớn và đàn áp những người lên tiếng vạch trần những sự việc ấy.

Cả ba đối tượng được mà Tiến sĩ Thắng nêu lên đều là những quan chức trong bộ máy nhà nước, những người có ảnh hưởng nhiều đến các chính sách phát triển của quốc gia, cả kinh tế lẫn chính trị.

Luật sư Ngô Ngọc Trai từng đưa ra lo ngại về luật Magnitsky sẽ tạo ra những khó khăn nhất định cho bước tiến của Việt Nam và hơn hết, là khó khăn cho người dân Việt Nam. Đối với ông, trong bất kỳ chính sách hay ký kết nào, nhân dân cũng sẽ là người gánh chịu hậu quả:

“Hãy nghĩ nhiều hơn nữa tới người dân Việt Nam, những người thấp cổ bé họng, những người dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi. Hãy nghĩ nhiều đến họ. Hãy quan tâm đến họ trong bất kỳ kế hoạch hay chính sách nào.”

Chính những người dân ấy, những người trực tiếp chịu sự đàn áp, bắt bớ tù đày, tuy vui mừng khi Quốc hội và Tổng thống Hoa Kỳ đã tặng cho người Việt Nam một món quà nhân quyền, nhưng họ vẫn không khỏi băn khoăn để có thể hy vọng về một tương lai nhân quyền của Việt Nam, như người mẹ của tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha bày tỏ:

“Tôi thấy họ (nhà cầm quyền Việt Nam) chẳng có sợ gì về những luật áp đặt họ đâu.

Tôi hy vọng, hy vọng thôi, chứ còn mà tin họ (nhà cầm quyền Việt Nam)  thay đổi thì…không bao giờ.”

Bà cho biết càng ngày họ càng đàn áp nhiều hơn, vì lo sợ:

“Năm nay họ bắt biết bao nhiều người vô tù vì điều 79, 88. Họ càng sợ thì họ càng bắt vì những cái tội rất…vu vơ”

Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Tiến Trung, người vẫn còn đang trong thời gian quản chế thì nói rằng đó là “phản ứng đương nhiên” của một chế độ độc đảng cầm quyền:

“Độc tài trên một đất nước hơn 90 triệu dân như Việt Nam rất khó khăn. Lúc nào họ cũng nơm nớp lo sợ bị lật đổ. Lúc nào họ cũng sợ hết quyền lực vì quyền lực của họ không chính danh. Cho nên lúc nào họ cũng đàn áp.”

Người Việt Nam quyết định

Do đó, cá nhân Nguyễn Tiến Trung nghĩ rằng luật Magntisky hay bất cứ luật nào trên thế giới cũng sẽ khó mà thay đổi được tình trạng nhân quyền hiện tại ở Việt Nam:

“Ở Việt Nam có dân chủ hay không thì phải do chính người dân Việt Nam tự quyết định lấy. Nếu người VIệt Nam không bắt tay vào hành động thì đạo luật như vậy ở Mỹ dù có một sự giúp đỡ nhất định vẫn không giúp Việt Nam dân chủ hoá được, không thể có chuyện tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam hoàn toàn được.”

Mẹ của tù nhân Đinh Nguyên Kha cũng khẳng định:

“Tự thân mình đứng lên phản đối những gì họ sai trái thôi chứ để nói là ra luật để họ làm tốt hơn thì tôi thấy là không có đâu.”

Phương cách hành động

Một trong những hình thức “bắt tay vào hành động” như cách nói của Nguyễn Tiến Trung hay “đứng lên phản đối” của bà Nguyễn Thị Kim Liên là cách mà Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng từng cho biết khi nói về Luật Magnitsky.

Theo ông, nếu người Việt Nam muốn khai dụng những biện pháp trừng phạt này đối với những giới chức là đối tượng bị trừng phạt trong nước thì cần phải thực hiện hồ sơ đầy đủ và chuyên nghiệp:

“Trong nước cần phải học ngay cách thức làm một bản báo cáo đúng với tiêu chuẩn Liên hiệp quốc, chứ không phải quay video, rồi tri hô thôi thì không được. Thủ tục phải rất chi li và đúng tiêu chuẩn quốc tế.”

Những hồ sơ và danh sách ấy sẽ được chuyển đến các dân biểu, Thượng nghị sĩ để yêu cầu trình lên Tổng thống.

Cô Kim Vân, thành viên của Hội Phụ nữ nhân quyền Việt Nam, thành viên của Khối Nhân sanh hội Cao Đài cho biết những điều kiện cần thiết để thiết lập một bộ hồ sơ đúng tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc:

“Có một tiêu chuẩn nhất định mà trước đây đã làm báo cáo về những trường hợp vi phạm đó. Đồng thời theo đúng tiêu chuẩn quốc tế và Liên hiệp quốc của các quốc gia đã ký, trong đó có Hoa Kỳ đã công nhận. Sau đó sẽ viết thành một bản tường trình, cùng với chế tài và đính kèm vào những danh sách mình biết chính xác, đó là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh”.

Cũng theo cô Kim Vân, ngoài trang mạng BPSOS, những tổ chức xã hội dân sự như Hội phụ nữ nhân quyền, các tôn giáo như Phật giáo Hoà Hảo, Khối nhân sanh hội Cao Đài…đều có các buổi học về cách thiết lập bộ hồ sơ theo tiêu Liên hiệp quốc nhằm đề nghị áp dụng chế tài của Luật Magnitsky đối với các đối tượng vi phạm.

Luật Magnitsky, như mọi người cho biết, cho dù họ vui mừng và hoan nghênh đón nhận vì tình trạng đàn áp ngày càng gia tăng trong nước, tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng,  dân chủ cho Việt Nam; nhân quyền cho Việt Nam, chỉ có người Việt Nam quyết định.

Bài liên quan:

Thủ phạm đàn áp nhân quyền tại Việt Nam có thể bị Mỹ chế tài
http://www.voatiengviet.com/a/thu-pham-dan-ap-nhan-quyen-tai-viet-nam-co-the-bi-my-che-tai/3637084.html

TT Obama ký ban hành luật tăng cường bảo vệ tự do tôn giáo quốc tế
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1167-2016-12-17-19-04-16.html

Tại sao vận động cùng lúc cho 3 dự luật nhân quyền?
http://machsongmedia.com/vietnam/danchu/1169-2016-12-18-19-50-13.html

Kêu gọi vận động luật Magnitsky ở Canada

Kính gửi: Các hội đoàn người Việt, các tổ chức tranh đấu, các cơ quan truyền thông, và các vị quan tâm đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam

Kính thưa quí vị,

Tổ Chức Thanh Niên Canada Tranh Ðấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam (Canadian Youth for Human Rights in Vietnam, CYHRV) xin bắt đầu năm mới 2017 bằng bản thông cáo báo chí đính kèm kính gửi đến quí vị để xin cùng hợp sức vận động Quốc Hội Canada thông qua Dự Luật C-267, Justice for Victims of Corrupt Foreign Officials Act, nhằm mục đích trừng phạt những nguời ngoại quốc vi phạm nhân quyền.

Truớc thềm năm mới, Thanh Niên Canada Tranh Ðấu Cho Nhân Quyền tại Việt Nam xin kính chúc quí vị và gia quyến một nãm đầy an khang, thịnh vượng, cũng như sẽ cùng nhau đạt đuợc thành công trong công cuộc vận động này.

Trân trọng,
Nguyễn Khuê-Tú
Chủ Tịch
CYHRV
Canadian Youth for Human Rights in Vietnam

Suite 1 – 885 Somerset St. West Ottawa, o­n  K1R 6R6

Thông cáo báo chí

Dự Luật C-267 - Biện pháp chế tài đối với những nguời vi phạm nhân quyền quốc tế

Quốc Hội Hoa Kỳ vừa thông qua dự luật Global Magnitsky Human Rights Accountability Act nhằm chế tài những người ngọai quốc vi phạm trầm trọng các nhân quyền được quốc tế công nhận.  Dự luật này mới được Tổng Thống Barack Obama phê chuẩn ngày 23-12-2016.

Tại Canada, Dân Biểu James Bezan (Selkirk - Interlake - Eastman, MB) hồi tháng 5, 2016 cũng đệ trình một Dự Luật tương tự, có tên là C-267, Justice for Victims of Corrupt Foreign Officials Act (Sergei Magnitsky Law, an Act to provide for the taking of restrictive measures in respect of foreign nationals responsible for gross violations of internationally recognized human rights and to make related amendments to the Special Economic Measures Act and the Immigration and Refugee Protection Act).  Dự luật này nhằm mục đích ban hành các biện pháp chế tài đối với những người ngoại quốc vi phạm trầm trọng các nhân quyền được quốc tế công nhận, và các tu chính liên hệ của Đạo Luật về Các Biện Pháp Kinh Tế Đặc Biệt và Đạo Luật về Di Trú và Bảo Vệ Tị Nạn.

Canada, một trong các quốc gia hàng đầu trên thế giới cổ động việc tôn trọng nhân quyền toàn cầu, không thể để các giới chức ngoại quốc nói trên dùng làm nơi ẩn trốn an toàn cho chính bản thân họ, hoặc cho gia đình họ, hoặc làm chỗ để giấu tài sản mà họ thâu lượm được qua những việc làm bất chính.

Tổ Chức Thanh Niên Canada Tranh Đấu cho Nhân Quyền tại Việt Nam (Canadian Youth for Human Rights in Vietnam, CYHRV) sẽ cộng tác với ông James Bezan để vận động Quốc Hội Canada chấp thuận Dự Luật C-267.   Đây là một phương tiện rất hữu hiệu để trừng phạt hoặc ngăn cản các viên chức trong các chế độ độc tài, như chế độ Cộng Sản tại Việt Nam, đã hoặc có ý định vi phạm nhân quyền của đồng bào họ.

Để đạt được kết quả mong muốn, công việc này cần sự hỗ trợ của các hội đoàn cũng như các đồng bào khắp nơi trong cộng đồng người Việt tại Canada.  CYHRV sẽ phổ biến một lá thư mẫu để đồng bào có thể đích thân mang đến vận động hoặc gửi cho quý vị Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ trong vùng của mình, yêu cầu họ ủng hộ dự luật này.

Ngày phổ biến: 01-01-2017


Press Release

Bill C-267 - Restrictive measures towards those who violated internationally recognized human rights

The U.S. Congress has recently approved a bill called the Global Magnitsky Human Rights Accountability Act aiming at establishing restrictive measures towards those who violated internationally recognized human rights.  This bill was then signed by President Barack Obama o­n December 23, 2016.

In Canada, Member of Parliament James Bezan (Selkirk - Interlake - Eastman, MB) presented in May 2016 a similar bill, called Bill C-267, Justice for Victims of Corrupt Foreign Officials Act (Sergei Magnitsky Law, an Act to provide for the taking of restrictive measures in respect of foreign nationals responsible for gross violations of internationally recognized human rights and to make related amendments to the Special Economic Measures Act and the Immigration and Refugee Protection Act).

Canada, as o­ne of the world leaders in promoting respect of global human rights, should not be used by these foreign nationals as a safe heaven for themselves and their families, or to hide away the proceeds from their illicit activities.

Canadian Youth for Human Rights in Vietnam (CYHRV) will collaborate with Mr. Bezan to urge Parliament to approve this bill, which is an effective means of punishing officials in oppressive regimes, including that of Vietnam, from violating the human rights of their fellow citizens, or deterring them from doing so.

To achieve the desired result, this task requires the collaboration of organizations as well as individual members of the Vietnamese community in Canada everywhere.  CYHRV will publish a sample letter that people can present to their Members of Parliament and Senators to discuss it with them, or to send it to them, to urge them to approve this bill.

Date of release: January 1, 2017

Bản lên tiếng ủng hộ Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky

Võ Văn Tạo

8-1-2017

TT Obama ký một dự luật nhân quyền. Nguồn:

TT Obama ký ban hành một dự luật nhân quyền trước đây. Nguồn: AFP/ Getty Images

Trước khi rời chức vụ, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã làm một việc có ý nghĩa, mang ảnh hưởng lâu dài và rộng khắp. Đó là hôm thứ Sáu 23 – 12- 2016, ông đã biến Dự luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky do Quốc hội Mỹ thông qua năm 2012 thành Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act). Đạo luật này cho phép Tổng thống Hoa Kỳ trừng phạt bằng cách cấm nhập cảnh hay đóng băng tài sản trên đất Mỹ của bất cứ cá nhân hay pháp nhân nào khắp thế giới vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng theo cách như sau:

* Giết hoặc tra tấn ngoài vòng pháp luật hoặc vi phạm trầm trọng các quyền con người đã được quốc tế công nhận chống lại cá nhân ở bất cứ một nước nào chỉ vì cá nhân ấy tố cáo những hành vi bất chính của các viên chức chính quyền, hay thực thi hoặc khuyến khích những quyền con người và những quyền tự do.

* Thi hành những vi phạm nhân quyền kể trên theo lệnh của một người khác.

* Chịu trách nhiệm hay a tòng -với tư cách viên chức chính quyền hay phụ tá cao cấp của đương sự- trong việc ra lệnh hay trực tiếp có những hành động tham nhũng đáng kể, kể cả việc tịch thu tài sản tư nhân hay công cộng để làm lợi cho cá nhân, tham nhũng liên quan đến những hợp đồng của chính phủ hay khai thác tài nguyên thiên nhiên, hối lộ, hoặc giúp đỡ hay chuyển giao tiền hối lộ cho một giới thẩm quyền nước ngoài.

* Trợ giúp đáng kể hay cung cấp tài chánh, vật liệu, hoặc yểm trợ kỹ thuật, hiện vật hay dịch vụ cho những hành động kể trên.

Trước sự kiện quan trọng này, chúng tôi, những tổ chức và cá nhân ký tên dưới đây đồng nhận định:

1- Việc Đạo luật Magnitsky liên kết vấn đề đàn áp con người với tham nhũng bóc lột như thế là điều hết sức đúng đắn. Vì trước hết, cả hai cũng chỉ là chuyện vi phạm nhân quyền; thứ đến, các chế độ độc tài, nhất là độc tài cộng sản, đều chủ trương bạo hành với công dân, với đồng bào để giữ vững quyền lực và tham nhũng công sản, bóc lột tư sản để duy trì quyền lực. Ngoài ra, việc Đạo luật Magnitsky chỉ nhắm thẳng vào cá nhân tội phạm (kẻ chỉ đạo lẫn kẻ thừa hành) mà không trừng phạt nguyên cả một quốc gia, trong đó có những người dân vô tội, là một biện pháp bảo vệ nhân quyền khôn khéo, vì trong các chế tài trước đây của quốc tế nhắm vào cả một chế độ, tuy có lúc rất cần thiết, nhưng thường chính Nhân dân phải chịu trước tiên và trực tiếp mọi hậu quả nặng nề.

2- Với Đạo luật Magnitsky là một trong những công cụ ngoại giao của Hoa Kỳ, những kẻ vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng trên thế giới từ đây hiểu rằng họ không thể thoát khỏi các hậu quả do những hành động họ gây ra ngay cả khi quốc gia của họ bất động. Bởi lẽ từ trước tới nay, viên chức chính quyền tham nhũng ở những nước độc tài thường mua tài sản và cất giấu tiền bạc ở những nước giàu có và tân tiến, nơi có hệ thống kinh tế tài chánh ổn định và thị trường đầu tư tốt, bảo đảm giá trị tài sản của họ. Chứ họ không để tại quốc gia, trong chế độ của mình, nơi mà “luật kẻ mạnh” đã giúp họ tham nhũng, bóc lột, bạo hành và đàn áp, nhưng cũng là nơi tiềm ẩn mối đe dọa cho bản thân và tài sản của họ cũng như cho chế độ họ đã góp sức tạo thành.

3- Và đó chính là tình trạng tại Việt Nam hôm nay. Đảng và nhà cầm quyền đã và đang vận hành theo 3 nguyên tắc của chế độ cộng sản: chiếm đoạt vật chất (tài nguyên quốc gia) và chiếm đoạt tinh thần (ý thức dân chúng) để chiếm lĩnh quyền lực (độc tài độc đảng) và ngược lại. Chính vì thế, từ mấy mươi năm nay, nhà cầm quyền không ngừng đàn áp nhân dân bằng bạo lực hành chánh (hiến pháp và luật lệ) cũng như bằng bạo lực vũ khí (tra tấn và bỏ tù), thông qua những chính sách lẫn chỉ thị từ giới lãnh đạo và những hành vi đê hèn lẫn bạo ngược từ giới thừa hành đủ mọi loại, đặc biệt đối với những công dân cổ vũ hay đòi hỏi các nhân quyền. Và tất cả chỉ nhằm tạo điều kiện cho đảng viên cán bộ các cấp tham nhũng bóc lột, bòn rút tài nguyên quốc gia và chiếm đoạt tài sản quốc dân; rồi sau khi vơ vét thì chuyển tiền bạc và gởi thân nhân ra nước ngoài hoặc bản thân liệu đường sang ngoại quốc. Bằng chứng cho những việc này quá rõ ràng và nhiều vô kể.

4- Chúng tôi rất vui mừng vì sau khi Dự luật Nhân quyền Magnitsky được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, nhiều quốc gia ở châu Âu (như Anh quốc, Na Uy, Estonia…) và châu Mỹ (như Canada…) cũng đã cứu xét các dự luật tương tự, nhằm trừng phạt những kẻ vi phạm nghiêm trọng nhân quyền hoặc tham nhũng bóc lột tại bất cứ nơi đâu mà đang có tài sản hoặc muốn nhập cảnh vào các quốc gia ấy. Một khi những nước văn minh dân chủ đều có luật tương tự luật Magnitsky, các kẻ tội phạm sẽ chẳng còn nơi an toàn để dung thân vui sống hoặc cất giấu của cải bất chính của mình.

5- Trong tâm tình cảm ơn Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ về món quà nhân quyền nói trên, chúng tôi cũng ý thức mình có nhiều bổn phận liên hệ. Một là khai dụng Đạo luật Magnitsky để hoàn thành những hồ sơ tố cáo tội ác đàn áp và bóc lột từ hệ thống quyền lực và bộ máy cai trị của cộng sản VN để gởi ra quốc tế (những hồ sơ này sẽ trở thành bản cáo trạng vào ngày toàn dân chiếm lại quyền lực). Hai là khai dụng những biến động hiện thời tại VN: thảm họa môi trường, áp bức chính trị, suy sụp kinh tế, nguy cơ quốc phòng, băng hoại xã hội… bằng những hành động đấu tranh ôn hòa nhưng quyết liệt, tập thể và kiên trì, để Đất nước không còn cái chế độ và những con người nhân danh quyền lực để tước đoạt mọi giá trị tinh thần và tài sản vật chất của Nhân dân.

6- Chúng tôi cũng nhân cơ hội này thiết tha kêu gọi toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cũng như các cán bộ đảng viên thức tỉnh trong guồng máy chính quyền và quân đội hãy tham gia vào việc nhận diện và cung cấp thông tin về các đối tượng của luật Magnitsky, bởi lẽ tất cả chúng ta và cả Đất nước đều là những nạn nhân của chính họ.

Làm tại Việt Nam ngày … tháng 01 năm 2017

Hai tổ chức khởi xướng:

Khối Tự do Dân chủ 8406 và Hội Cựu tù nhân Lương tâm.

Các tổ chức đồng ký tên:

Hội thánh Mennonite Dân lập. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hồng Quang

Các cá nhân đồng ký tên:

Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn.
Lê Anh Hùng, Nhà báo, Hà Nội

——

Kính mong các tổ chức, cá nhân ký tham gia ủng hộ Bản Lên tiếng.
Xin email về: phanvanloi@fvpoc.org

Trân trọng cảm ơn


VI PHẠM NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM AI SẼ BỊ CHẾ TÀI - YouTube

https://www.youtube.com/watch?v=59FbVrVE27s
Jul 17, 2015 - Uploaded by NƯỚC CẦN MINH BẠCH
VI PHẠM NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM AI SẼ BỊ CHẾ TÀI ... Thủ phạm đàn ápnhân quyền tại Việt Nam có thể bị Mỹ chế tài ...

"họp" lấy biểu quyết tố cáo CSVN vi phạm nhân quyền - YouTube

https://www.youtube.com/watch?v=MlBHrr8B7R4
Jun 12, 2016 - Uploaded by The luc thu dich nao
Quốc hội Châu Âu tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền Read more ... Quốc Hội Châu Âu "họp" lấy biểu quyết tố cáo CSVN vi ...



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Việt Nam thuộc nhóm 3 nước giam giữ nhiều người viết nhất thế giới
VN gia nhập BRICS trong năm nay
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến

     Đọc nhiều nhất 
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 819 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 767 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 754 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 731 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 648 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 630 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 613 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 591 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 580 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 568 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.