Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24879369

 
Khoa học kỹ thuật 28.04.2024 05:27
VN quyết tâm đi đầu trong lãnh vực chế tạo máy bay và khinh tốc đỉnh, chiến binh robot không người lái để xuất khẩu và quốc phòng
25.08.2023 09:21

Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất máy bay không người lái hiện đại

 Một nhóm kỹ sư người Việt đã nghiên cứu, chế tạo thành công một loại máy bay không người lái, với nhiều tính năng, tác dụng hiện đại.

Kết quả hình ảnh cho pilotless airplane fighter group

Các loại máy bay không người lái (drone) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Phổ biến nhất là flycam, được sử dụng để ghi hình trên không, hay hiện đại hơn, thì có các loại máy bay không người lái, được sử dụng để giao hàng, mang vác các phương tiện chữa cháy.

Đặc biệt, trong lĩnh vực quân sự, máy bay không người lái được coi là khí tài không thể thiếu của quân đội tại nhiều quốc gia, khi thể hiện khả năng trinh sát, tấn công vô cùng hiệu quả.

Nằm ở một góc khuất trong Triển lãm quốc phòng quốc tế 2022, nhưng một gian trưng bày tại đây lại thu hút rất đông khách thăm quan cả trong nước và quốc tế bởi sản phẩm đặc biệt. Được thiết kế, chế tạo hoàn toàn bởi các kỹ sư người Việt, chiếc máy bay không người lái được trang bị 4 camera, bay xa 11km và có sức tải 15kg, tương đương 9 quả đạn cối.

Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất máy bay không người lái hiện đại - Ảnh 1.

Các loại máy bay không người lái (drone) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Trong tác chiến hiện đại, các loại UAV (Unmanned Aerial Vehicle - máy bay không người lái) mang theo lượng nổ thả vào vị trí quân địch cho thấy hiệu quả cao và chi phí thấp. 

Ngoài mục đích sử dụng như một UAV tấn công, hệ thống giá treo đa năng trên chiếc máy bay này còn có thể sử dụng để thả túi đựng đồ cấp cứu tại những khu vực xa xôi hẻo lánh hoặc địa bàn bị cô lập, chia cắt mà các phương tiện giao thông không thể tiếp cận được. Trong trường hợp khẩn cấp cần cứu hộ, cứu nạn trên địa hình sông nước, chiêc máy bay này cũng có thể mang theo 4 áo phao cứu sinh để thả chính xác xuống vị trí người gặp nạn.

Mất 8 năm nghiên cứu với rất nhiều phiên bản thử nghiệm, chiếc UAV này có thể gấp gọn trong một chiếc ba lô và chỉ mất 3 phút triển khai để sẵn sàng cất cánh. Dù mang theo được tải trọng lớn nhưng khung thân máy bay lại rất nhẹ bởi được thiết kế hoàn toàn bằng vật liệu carbon. Theo các kỹ sư, việc tự chủ hoàn toàn cả về phần cứng lẫn phần mềm điều khiển là điểm mấu chốt của những sản phẩm phục vụ mục đích quân sự.

Hiện loại phương tiện bay này đã được cấp bằng sáng chế độc quyền. Một nhà máy sản xuất với quy mô lớn cũng đang được triển khai xây dựng tại TP Hồ Chí Minh với công suất dự kiến khoảng 1.000 sản phẩm 1 năm. Đây được coi là bước tiến lớn trong lĩnh vực chế tạo máy bay không người lái tại Việt Nam.

Những máy bay không người lái do Việt Nam chế tạo

VN cần  tuyển chuyên viên và kỹ sư máy bay không người lái tài năng từ khắp thế giới lương cao

UAV - 02, VT Patrol là hai trong số những chiếc máy bay không người lái do Việt Nam chế tạo, nhằm góp phần phục vụ kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

nhung-may-bay-khong-nguoi-lai-do-viet-nam-che-tao

Năm 2013, Viện Kỹ thuật quân sự Phòng không - không quân công bố đã triển khai và chế thứ 5 mẫu máy bay không người lái để phục vụ huấn luyện cho máy bay Su-30MK2. Trong số các mẫu thử nghiệm, UAV-02 thể hiện tính năng tốt hơn. Máy bay được thiết kế với hai động cơ phản lực, sải cánh 2,8m, chiều dài thân 2,5m. Máy bay có thể đạt tốc độ hành trình từ 250 đến 350 km/giờ, bán kính hoạt động 100km, độ cao bay tối đa 8.000m. UAV- 02 nặng 38kg khi nạp đủ nhiên liệu với thời gian hoạt động tối đa là 45 phút. Ảnh: Quân đội nhân dân.

nhung-may-bay-khong-nguoi-lai-do-viet-nam-che-tao-1

Máy bay không người lái hạng nhẹ VT Patrol, do các nhà nghiên cứu của Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel) chế tạo năm 2013, có thể hoạt động trong thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ chỉ 10 độ C và có mây mù. Máy bay được làm bằng composite hàng không chất lượng cao với sải cánh 3,3m, trọng lượng cất cánh 26 kg.  Vận tốc của VT Patrol có thể đạt từ 100 đến 150 km/giờ, cự ly hoạt động 50 km, trinh sát bằng camera quang hồng ngoại full HD có thể nhận dạng và phân biệt mục tiêu người lính trong khoảng cách 600 m. Ảnh: Viettel.

ồi đầu tháng 5/2013, Liên hiệp Khoa học sản xuất công nghệ cao Viễn thông-Tin học (HTI), thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã tuyên bố thử nghiệm thành công UAV made in Vietnam do Viện này nghiên cứu và sản xuất. UAV made in Vietnam được công bố với 5 mẫu với các thông số kỹ thuật và tính năng khác nhau. Trong đó loại lớn nhất có thể bay với bán kính 100 km, trần bay là 3 km, tốc độ tối đa là 180 km/h, thời gian hoạt động trên không 6 giờ và có thể bay cả ban ngày và ban đêm.

Đầu tháng 5/2013,  Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST) đã thử nghiệm thành công 3 trong 5 mẫu máy bay không người lái, trong đó loại lớn nhất có thể bay với bán kính 100 km, trần bay 3 km, tốc độ tối đa là 180 km/h, thời gian hoạt động trên không 6 giờ và có thể bay cả ngày và đêm.  Máy bay được thử nghiệm ở Hà Nội, Tây Nguyên, Khánh Hòa và cho ra những bức ảnh đẹp rõ nét. Ảnh: Vietnam+.

nhung-may-bay-khong-nguoi-lai-do-viet-nam-che-tao-3

Không ảnh cận cảnh điểm cực đông đất liền tọa độ 12 độ 38'52''N, 109 độ 27'44''E được máy bay không người của VAST thực hiện.  Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.

Pelican VB-01 của Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học là máy bay không người lái đáng chú ý nhất tại Hội chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam 2015 (Techmart 2015). Máy bay phục vụ việc quan sát thực địa từ trên không với sải cánh 2.412 mm, dài 1.660 mm, trọng lượng không tải 5 kg và tải thêm được 10 kg.

Tại Techmart 2015, chiếc Pelican VB-01 của Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học thu hút sự quan tâm của nhiều người. Máy bay này phục vụ việc quan sát thực địa từ trên không với sải cánh 2.412 mm, dài 1.660 mm, trọng lượng không tải 5 kg và tải thêm được 10 kg. Động cơ máy bay chạy điện, có thể hoạt động liên tục trong 45 - 90 phút. Tốc độ bay hiệu quả là 75 km/h ở cao độ 200 - 500 m. Ảnh: Quý Đoàn.

Sản phẩm máy bay không người lái đáng chú ý thứ hai tại Techmart 2015 là chiếc Drone của bộ môn Kỹ thuật Hàng không và Vũ trụ (Đại học Bách khoa Hà Nội). Đây là dạng máy bay lên thẳng nhiều cánh quạt tương tự như các loại flycam trên thị trường.

Chiếc Drone của bộ môn Kỹ thuật Hàng không và Vũ trụ (Đại học Bách khoa Hà Nội) là dạng máy bay lên thẳng nhiều cánh quạt tương tự như các loại flycam trên thị trường. Drone có bốn cụm động cơ, mỗi cụm có hai động cơ vận hành hai cánh quạt để nâng và di chuyển tải trọng có thể lên tới 12 kg. Hai cánh quạt ở một cụm động cơ quay ngược chiều nhau giúp cân bằng phản lực tác động lên toàn bộ hệ thống. Trần bay của Drone là 500 m, thời gian bay 15 - 20 phút cho mỗi lần sạc đầy pin. Ảnh: Quý Đoàn.

Mới đây, Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam tiếp tục công bố thử nghiệm thành công máy bay trinh sát điện tử không người lái tầm xa. Máy bay có sải cánh 22m, tải trọng 1.350 kg, cự ly bay trên 4.000 km hành trình 35 giờ liên tục. Sử dụng vệ tinh dẫn đường, máy bay được tích hợp các thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học và trinh sát điện tử cho an ninh, quốc phòng.

Mới đây, Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam tiếp tục công bố thử nghiệm thành công máy bay trinh sat điện tử không người lái tầm xa. Máy bay có sải cánh 22m, tải trọng 1.350 kg, cự ly bay trên 4.000 km hành trình 35 giờ liên tục. Sử dụng vệ tinh dẫn đường, máy bay được tích hợp các thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học và trinh sát điện tử cho an ninh, quốc phòng. Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.

Tham vọng chế tạo máy bay không người lái “Made in VietNam” của tiến sĩ kinh tế UC BERKELEY

Sản phẩm máy bay không người lái HERA do đội ngũ kỹ sư người Việt phát triển, đang tìm hướng xuất ngoại đến một trong các thị trường khắt khe nhất thế giới là Hoa Kỳ.

Trụ sở của công ty thiết kế, sản xuất máy bay không người lái (UAV) Real–Time Robotics Việt Nam (RtR) là căn nhà cấp bốn, nền nhà thấp hơn mặt đường, nằm lọt thỏm trong con hẻm cụt tại TP. Thủ Đức (TP.HCM). Bên trong, các kỹ sư đang loay hoay kiểm tra lại hai thiết bị bay không người lái HERA trước khi đóng gói xuất sang Hoa Kỳ cho khách hàng trong lĩnh vực điện lực.

Mỗi mét vuông trong căn nhà được thuê với giá 30 triệu đồng/tháng này đều được tận dụng tối đa, đủ nơi làm việc cho bộ phận thiết kế đến cơ khí, điện tử, trí tuệ nhân tạo. Họ không có phòng riêng mà chia nhau không gian chung và ngăn cách bằng tấm rèm nhựa PVC như tại các nhà xưởng sản xuất cho thuận tiện khi bưng bê máy bay ra vào các bộ phận nghiên cứu, chế tạo.

“Bản quyền sáng chế HERA đứng tên người Việt. Phát minh, nắm công nghệ lõi là con đường duy nhất để Việt Nam dịch chuyển từ nước đang phát triển lên phát triển,” ông Lương Việt Quốc, 58 tuổi, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành RtR nói với Forbes Việt Nam về kỳ vọng ghi tên Việt Nam “lên bản đồ sản xuất máy bay không người lái trên thế giới.”

HERA hiện nay là kết quả của rất nhiều phiên bản trong hơn một năm RtR nghiên cứu chế tạo và ra mắt từ cuối năm 2022. Trọng lượng chỉ 9kg nhưng HERA có thể nâng tải trọng 15kg, tầm quan sát 360 độ cho mỗi tải, thời gian bay 56 phút với bán kính tối đa 15km. HERA đang thuyết phục được các khách hàng tiềm năng.

Trao đổi với Forbes Việt Nam qua email, ông J.T. VonLunen, chủ tịch RMUS, công ty chuyên cung cấp dịch vụ máy bay không người lái cho các cơ quan chính phủ, tập đoàn và trường đại học khu vực Bắc Mỹ nhận xét: “RtR đã phát triển một loại máy bay không người lái có một không hai. Nó có sức nâng đáng kinh ngạc, thời gian bay dài và rất nhỏ gọn. Rất khó để thiết kế một máy bay không người lái có tất cả các tính năng này.”

HERA có trọng lượng 9kg có thể nâng tải trọng 15kg gấp gọn vừa ba lô Ảnh DNCC

Sau gần chín năm tham gia lĩnh vực UAV, RtR vừa xuất khẩu những máy bay HERA đầu tiên sang Hoa Kỳ. Toàn bộ quá trình nghiên cứu phát triển, thiết kế đến chế tạo đều ở Việt Nam. Năm điểm khác biệt của HERA so với các sản phẩm cùng loại: nhỏ gọn bỏ vừa balo; sức nâng tới 15kg; không gian rộng và gắn được bốn tải khác nhau; “bộ não” xử lý thông minh với thuật toán trí tuệ nhân tạo cho phép hoạt động đa năng, có thể tùy biến cho nhiều lĩnh vực.

Quay lại thời điểm 10 năm trước, khi còn ở Hoa Kỳ, nhận thấy tiềm năng của UAV, ông Lương Việt Quốc bắt đầu đặt chân vào lĩnh vực này bằng việc trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ UAV, tương tự cách các công ty lớn như Flyability, Aerodyne, Drone Base… đã làm. Ông mở công ty tại Hoa Kỳ rồi nhập thiết bị bay về Việt Nam, cung cấp dịch vụ kiểm tra sâu bệnh ở đồng ruộng, giám sát hạ tầng tại các dự án điện mặt trời, đường điện cao thế.

Nhưng kết quả không đạt kỳ vọng vì “sản phẩm quảng cáo 10 mà tính năng chỉ được 2–3.” Ông cùng đội ngũ ở Việt Nam tháo các bộ phận của thiết bị, chỉnh sửa từ camera đến pin sao cho máy bay xa hơn, thời gian lâu hơn với hình ảnh rõ nét.

Năm 2017, ông Quốc nảy ra ý định thiết kế, chế tạo khi đã có chút kiến thức và kinh nghiệm tích lũy sau ba năm “học việc”.

RtR ra đời và bắt đầu chuyển sang sản xuất UAV, mảng kinh doanh mà các công ty lớn như DJI, Parrot, Autel Robotics… đang thống lĩnh. Đội ngũ RtR bắt tay vào nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm rồi đưa mẫu  thử đến hội chợ ở các nước.

Thành quả bước đầu của họ là khi mẫu thử VIAN ra đời năm 2018, có thể “chẩn đoán sức khỏe” cho cây trồng và phục vụ lĩnh vực cứu nạn, cứu hộ tại Việt Nam. Nhưng mẫu này mới chỉ thu hút được sự quan tâm của truyền thông, chưa thể khai thác thương mại. Phiên bản đầu tiên chỉ có một camera và không khác biệt nhiều so với các sản phẩm khác trên thị trường.

“Tôi không cảm nhận được tầm nhìn của công ty ở những mẫu sản phẩm trước đây,” Phí Duy Quang, kỹ sư cơ điện tử trường đại học Công nghệ Sài Gòn nhắc đến mẫu VIAN và nói về quyết định nghỉ việc ở công ty khi đó.

Năm 2017, RtR đối diện với giai đoạn khó khăn khi nhân sự nòng cốt nghỉ việc, có cổ đông rút vốn, sản phẩm không nổi trội. Ông Quốc đứng trước quyết định nên bỏ cuộc hay tiếp tục khởi nghiệp ở tuổi 52. Ông chọn tiếp tục và hẹn gặp lại Phí Duy Quang, hiện là kỹ sư trưởng phụ trách cơ khí của RtR để cùng tìm lời giải cho sản phẩm mới, với yêu cầu sức tải tốt hơn, nhỏ gọn hơn và đa nhiệm hơn. Họ cùng suy nghĩ về ý tưởng mẫu thiết kế ban đầu của HERA.

Quang nhớ lại: “Trên đường từ quán cà phê ở quận 9 chạy về nhà ở quận 8, tôi nghĩ ra ý tưởng, tấp vào quán cà phê suy nghĩ cho xong rồi về đến nhà vẽ ra bản thảo gửi tin nhắn cho anh Quốc. Anh ấy nhắn lại đúng một từ ‘Excellent’.” Đầu năm 2021, Quang chính thức quay lại làm việc tại RtR.

Đến nay, RtR đã xuất khẩu 15 chiếc HERA (bốn đi EU và 11 đi Hoa Kỳ). Bắt đầu làm việc với ông Quốc từ đầu năm 2022, RMUS đặt mua một số sản phẩm cho khách hàng trong lĩnh vực điện ở Hoa Kỳ thử nghiệm và kỳ vọng, “một ngày nào đó, HERA sẽ chiếm gần một nửa doanh số.”

Giá khởi điểm mỗi chiếc HERA xuất xưởng khoảng 40 ngàn đô la Mỹ (hơn 900 triệu đồng) và RMUS bán với giá khởi điểm 58 ngàn đô la Mỹ (khoảng 1,3 tỉ đồng). Để có thể sử dụng cho các dự án tại Hoa Kỳ, HERA đạt các tiêu chuẩn trong Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA), đặc biệt về vấn đề sử dụng chip, vi mạch và bảo mật dữ liệu.

Ngoài RMUS, ông Quốc cũng đang làm việc với Idan Tessler, cựu phi công quân sự, người điều hành công ty cung cấp dịch vụ máy bay không người lái Prof-Worx tại Hà Lan. Sau khi xem video giới thiệu, Idan đến Việt Nam vào tháng 2.2023 để tìm hiểu. Sau chuyến đi, Idan hỗ trợ RtR đưa HERA thử nghiệm tại Hà Lan. Ông đánh giá HERA có chi phí sản xuất hợp lý, kỹ thuật và thiết kế vượt trội so với các đối thủ khác ở hầu hết mọi khía cạnh.

Sinh ra tại TP.HCM, hoàn cảnh gia đình buộc ông Quốc có lúc phải kiếm sống bằng việc nhặt phế liệu ven kênh Nhiêu Lộc từ khi lên 10. Nghe lời dặn của bà nội, ông không bỏ học, ước mơ kiếm được công việc chỉ để không bị đói. Thi đậu đại học nhưng gia cảnh chỉ cho phép ông theo học hệ trung cấp ngành tài chính trường đại học Tài chính kế toán (nay sáp nhập vào trường đại học Kinh tế TP.HCM).

Ông Quốc sau đó cố gắng tiếp tục học lên bậc đại học, học thêm tiếng Anh và có học bổng Fulbright hệ thạc sĩ tại trường đại học Cornell năm 2002. Sau khi tốt nghiệp với luận văn xuất sắc, ông chọn học tiến sĩ kinh tế tại UC Berkeley. Trong hơn 10 năm ở Hoa Kỳ, ông làm chuyên gia kinh tế tại các công ty tư vấn trước khi khởi nghiệp trong lĩnh vực máy bay không người lái.

37 tuổi mới nhận được học bổng thạc sĩ, với ông Quốc, học tập không có giới hạn về tuổi tác hay địa lý. Chương trình tiến sĩ rèn cho ông thói quen “tư duy sâu, luôn đặt câu hỏi: Điều mình nghe là có lý có thật sự đúng không?.” Ông tự nhận mình luôn nhìn vấn đề từ góc độ người dùng, không phải góc nhìn của dân kỹ thuật; nghĩa là tìm ra điều người dùng cần và xem xét công nghệ nào có thể giải quyết.

Trong thiết kế máy bay không người lái, bài toán khó là cân bằng giữa sức nâng và kích cỡ. RtR tìm ra lời giải cho bài toán này sau gần 10 năm vật lộn. Bộ khung HERA làm từ sợi carbon, chịu lực cao, càng đáp tự động gập gọn khi cất cánh, không che tầm nhìn camera.

HERA có đủ không gian cho bốn camera với các tính năng khác nhau, hệ thống bo mạch điện tử bên trong máy bay đến phần mềm điều khiển đều do đội ngũ kỹ sư RtR xây dựng. Đội ngũ tạo ra các thuật toán giúp HERA nhận diện các vật thể cần thu hình và quay, chụp hình ảnh tự động.

“Thách thức không chỉ tìm tòi học hỏi thêm mà còn nằm ở việc không để kiến thức đã có ngăn cản chúng ta tìm ra phương hướng mới,” ông Quốc nói và tự hào về đội ngũ 50 kỹ sư trẻ, hầu hết dưới 30 tuổi từ các trường đại học như Bách khoa, Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, những người đam mê chinh phục lĩnh vực mới, có kiến thức và tin tưởng vào tầm nhìn xuất khẩu máy bay không người lái từ Việt Nam.

Theo Drone Industry Insights (DRONEII), quy mô thị trường máy bay không người lái toàn cầu dự kiến tăng từ 30,6 tỉ đô la Mỹ vào năm 2022 lên gần 56 tỉ đô la Mỹ đến năm 2030. Trong đó, công ty DJI (Trung Quốc) đang là nhà sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới, chiếm hơn 70% thị trường máy bay không người lái dân dụng.

Những thiết bị bay không người lái được sử dụng cho nhiều mục đích, từ làm phim, gieo hạt đến giám sát công trình, môi trường, cứu hộ. Nhưng các doanh nghiệp đang phải giải quyết nhiều thách thức, từ rào cản pháp lý liên quan đến an ninh mạng, an toàn không phận, độ tin cậy, hiệu quả và dữ liệu.

Công ty khởi nghiệp non trẻ RtR sẽ phải giải quyết những trở ngại nêu trên nếu muốn sản xuất đại trà. “Bây giờ chúng tôi phải giải bài toán xây dựng hệ thống với quy trình sản xuất số lượng nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất và chất lượng đồng bộ,” Phí Duy Quang cho biết.

Trong khi đó, Idan Tessler đánh giá thách thức mà RtR gặp phải chính là giúp thị trường hiểu hơn về sản phẩm, “khiến các nước phương Tây hiểu rằng kỹ thuật tuyệt vời và công nghệ chất lượng cao đang được phát triển và sản xuất tại Việt Nam.”

Quá trình thương mại hóa HERA chỉ mới bắt đầu, với doanh số khiêm tốn, khoảng một triệu đô la Mỹ. RtR đặt mục tiêu tham vọng đến cuối năm 2023 bán ra được một ngàn sản phẩm HERA và tăng gấp đôi vào năm 2024.

Kế hoạch xây nhà máy sản xuất trên diện tích 9.000m2 bao gồm khu nghiên cứu, chế tạo tại khu Công nghệ cao TP.HCM với tổng vốn đầu tư 13,5 triệu đô la Mỹ của RtR vẫn đang trong giai đoạn thiết kế và xin giấy phép xây dựng dự án. Họ đang trong quá trình huy động vốn để mở rộng  nghiên cứu và sản xuất. RtR đã tìm được cách cân bằng phép tính mong manh giữa kích cỡ máy bay với khả năng tải trọng và ngay lập tức đăng ký sáng chế.

Tháng 10.2021, RtR nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho HERA và đang chờ kết quả (quá trình chờ đợi này thường khoảng 1,5 năm để được chấp nhận). Họ cũng đã nộp hồ sơ để được cấp bằng sáng chế cho năm phát minh khác. “Phải dựa trên phát minh để duy trì ưu thế, tạo ra giá trị chứ không thể chỉ cạnh tranh bằng việc ăn may vào một sáng chế,” nhà sáng lập RtR chia sẻ về chiến lược duy trì tốc độ phát minh.

Forbes.vn




Máy bay không người lái VN làm chủ bầu trời

Đó cũng là lí do chúng tôi tìm đến “đại bản doanh” của Công TNHH Realtime Robotics Inc VN (RtR) để tìm gặp "cha đẻ" của những chiếc drone Hera, TS Lương Việt Quốc. Công xưởng với 60 kỹ sư đều là người Việt đang tất bật với những công việc từ thiết kế, chế tạo, viết phần mềm, sản xuất và test sản phẩm để chuẩn bị giao hàng… “Chúng tôi đang xây dựng cơ sở mới trong khu Công nghệ cao, năm sau sẽ hoàn thành”, TS Quốc trong chiếc quần jean và cái áo thun bạc màu nói khi dẫn chúng tôi tham quan nơi sản xuất Hera drone.
 Máy bay không người lái của Việt Nam làm "bá chủ" bầu trời - Ảnh 1.Hera trên kênh phân phối RMUS

Máy bay không người lái của Việt Nam làm "bá chủ" bầu trời - Ảnh 2.* Drone là một sản phẩm công nghệ cao và mới phổ biến trong khoảng 10 năm nay. Thế nên thông tin người Việt sản xuất và xuất khẩu drone vào thị trường Mỹ... là niềm tự hào rất lớn nhưng rất xin lỗi, chúng tôi muốn ông xác thực thông tin này?
TS Lương Việt Quốc: Đây hoàn toàn là sự thật. Hiện tại, chúng tôi cũng đang làm việc và chuẩn bị tiến tới ký hợp đồng để xuất khẩu Hera vào Israel. Khi hợp đồng này thành công, nó sẽ là một cột mốc rất lớn của ngành drone VN vì Israel là một nước đi đầu về công nghệ đặc biệt là về drone. Hợp đồng đang ở giai đoạn hoàn tất.
 Máy bay không người lái của Việt Nam làm "bá chủ" bầu trời - Ảnh 3.TS Quốc giới thiệu Hera với phóng viên Thanh Niên
Nhật Thịnh

* Giả sử tôi làm ra một sản phẩm và tôi có bạn ở Mỹ, họ mua sản phẩm của tôi mang về Mỹ, tôi cũng có thể khoe là sản phẩm của tôi đã xuất khẩu thành công sang Mỹ. Hoặc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nhưng chỉ dành cho người gốc Việt, gốc Á ở Mỹ. Ông có thể vui lòng cho biết khách hàng của RtR ở Mỹ là ai, họ đã mua bao nhiêu chiếc, giá trị thế nào?
Đầu tiên, tôi phải cảm ơn câu hỏi của bạn, rất hay và sát với bản chất vấn đề. Lô hàng đầu tiên tôi ký hợp đồng với người Mỹ là 10 sản phẩm (hệ thống) có giá trị nửa triệu USD vào năm 2022. Thứ hai, tôi cũng đồng ý với cách đặt vấn đề của bạn là nếu chỉ bán cho người quen bạn bè thì là sản phẩm đó nó không có giá trị thật sự. Sản phẩm có giá trị phải được quyết định trên một thị trường minh bạch.

Đối tác đặt mua Hera là RMUS - một nhà phân phối drone chuyên nghiệp của Mỹ. Họ có lịch sử hoạt động hơn 10 năm và phân phối drone khắp thế giới. Tới đây, tôi lại phải làm rõ thêm một chi tiết quan trọng. Đối một nhà phân phối drone có 2 trường hợp xảy ra. Thứ nhất nếu chiếc drone của bạn “OK” - tạm được, bạn có thể ký gửi nhờ họ bán. Bán được họ sẽ lấy hoa hồng tùy theo thỏa thuận. Thứ hai, họ thấy sản phẩm của bạn đủ tốt, họ sẽ mua đứt nó để phân phối. Hera là ngoại lệ, họ cọc tiền cho chúng tôi sản xuất. Năm ngoái họ ký hợp đồng 10 chiếc. Đầu năm 2023 họ nhận 3 chiếc về bay trình diễn để đi tiếp thị với khách hàng. Đầu tháng 7 này họ nhận những sản phẩm thương mại thật sự để giao cho khách. Hiện tại, họ đã chuyển tiền theo tiến độ được 75%. Trên trang web của RMUS, họ chào giá khởi điểm là 58.000 USD.

 Máy bay không người lái của Việt Nam làm
 Máy bay không người lái của Việt Nam làm "bá chủ" bầu trời - Ảnh 4.TS Quốc chụp ảnh với Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ

* Ông có theo dõi được tiến độ bán hàng của RMUS?
Con drone mà tôi giao vào tháng 7 sẽ được chuyển cho Công ty Valmont Industries - sở hữu một phần lưới điện ở Mỹ. Giá trị của họ trên thị trường chứng khoán New York hơn 6 tỉ USD.

* Họ sử dụng Hera để làm gì?
Họ dùng nó kiểm tra đường điện cao thế theo định kỳ để đảm bảo an toàn, đây là quy định bắt buộc. Trước khi có drone họ phải đi bộ và dùng ống nhòm. Nhờ có drone, việc này nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều. Đến thời điểm hiện tại, trên thế giới một con drone chỉ mang được một tải (camera). Trong khi kiểm tra lưới điện có đến 4 tiêu chí và buộc phải sử dụng 4 loại camera chuyên dụng khác nhau, có loại rất nặng.

Như vậy với các drone không phải là Hera, họ phải bay 4 lần và cộng thêm đó là thời gian thay đổi thiết bị. Hera chỉ cần bay 1 lần thu thập được 4 loại dữ liệu. Nhưng nếu hiểu theo logic thông thường là Hera làm việc hiệu quả hơn những drone khác 4 lần thì cũng chưa chính xác. Bạn phải hình dung ngoài thực địa, bay xong một lần có thể điều kiện thời tiết thay đổi chẳng hạn như mưa thì buổi làm việc kết thúc, công việc dở dang.
Hera có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối trong ngành điện. Đó cũng là lý do vì trong email làm việc, công ty điện lực trên cho biết trong năm nay họ cần tới 1.700 chiếc drone.
 Máy bay không người lái của Việt Nam làm "bá chủ" bầu trời - Ảnh 5.Giới thiệu Hera test điện Cần Giờ
Nhật Thịnh
 Máy bay không người lái của Việt Nam làm
* Hera làm việc hiệu quả hơn nhiều lần thì khách hàng của anh cũng sẽ giảm được số lượng drone cần mua, cha đẻ của nó có lo thất thu?
(Cười) Ngành điện trên khắp thế giới này đều cần có một thiết bị giám sát lưới điện hiệu quả chứ không riêng một đơn vị nào cả. Dù thị trường khổng lồ như vậy, nhưng điện chỉ là một lĩnh vực rất nhỏ để drone phục vụ. Nó còn rất nhiều ứng dụng rộng lớn ở nhiều lĩnh vực khác.

 Máy bay không người lái của Việt Nam làm "bá chủ" bầu trời - Ảnh 6.Máy bay không người lái của Việt Nam làm "bá chủ" bầu trời - Ảnh 7. 
* Có đơn vị nào ở VN biết và sử dụng sản phẩm của ông chưa?
Khách hàng đầu tiên ở trong nước của chúng tôi là Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an). Tuần trước chúng tôi mới hoàn thành khóa huấn luyện sử dụng Hera. Đây cũng là một lĩnh vực mà drone đóng vai trò quan trọng và Hera sẽ là công cụ rất hữu dụng nhờ lợi thế cạnh tranh vượt trội.

* Cơ duyên nào đưa ông đến với ngành sản xuất drone?
Cách đây 8 năm, nhận thấy drone có nhiều ứng dụng thực tế, tôi quyết định khởi nghiệp với lĩnh vực dịch vụ drone ở VN. Trong quá trình đó thì toàn bộ những con drone mình mua đều làm việc không như mong muốn và thậm chí có những con drone chỉ đạt hiệu suất 30 - 40% so với những gì mà nhà sản xuất giới thiệu. Có những con lại quá nặng hoặc cồng kềnh, khó lắp ráp, vận hành, pin yếu… rất nhiều vấn đề. Mình phải bắt tay vào hiệu chỉnh, sửa chữa đủ thứ hết. Từ đó tôi nghĩ đến việc sản xuất con drone theo mong muốn và nhu cầu thực tế của mình.


Vậy là tôi bắt đầu nghiên cứu, đọc tất cả các tài liệu về drone để biết thế giới đang làm gì và mình có thể làm được gì trong lĩnh vực này. Chiếc máy bay không người lái cũng như chiếc máy bay thương mại. Đó là một hệ sinh thái mà mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty trên thế giới chỉ làm một bộ phận. Cũng xuất phát từ nhu cầu làm ra một con như ý mình muốn nên tôi bắt đầu nghiên cứu sâu vào thiết kế để làm ra thứ tốt hơn cái tốt nhất trên thị trường. Vì nó mới nên mình phải chế tạo, sản xuất và giờ mình làm hết 100%. Đến năm thứ 6 thì con drone đầu tiên ra đời. Các tính năng của nó tương đương với những con khác cùng thời trên thế giới.
 Máy bay không người lái của Việt Nam làm "bá chủ" bầu trời - Ảnh 8.* Và tại sao lại là Hera?


Thực ra cái đầu tiên tôi đặt là Vian, trong tiếng anh có nghĩa là tràn đầy sức sống. Mình có một con gái 12 tuổi tên tiếng Anh của bé là Vivian, nói gọn lại là Vian. Nếu gọi bằng tiếng Việt là Vi An, với hàm ý sự an lành bé nhỏ của cha. Còn Hera là tên một vị nữ thần trong thần thoại Hy Lạp, bà đóng rất nhiều vai trò mà một trong số đó là Goddess of the Sky - Nữ thần của bầu trời.
* Trong 8 năm tham gia lĩnh vực hoàn toàn mới này, có bao giờ ông gặp khó khăn đến mức muốn bỏ cuộc?


Tôi tin là có đến 99% các “start up” - người khởi nghiệp đều nhiều lần đứng trước những thời khắc như vậy. Khi người ta nghĩ khởi nghiệp với A thì thường thành công (có sản phẩm thương mại hóa) thì không phải là A mà có khi tới D, E hay F. Phải lột xác nhiều lần mới thành công. Mà đầu tư và R&D (nghiên cứu và phát triển) thì như một trò đánh cược vì không ai chắc điều mình tìm kiếm sẽ ra, cũng có trường hợp cái mình tìm chưa ra thì người khác đã tìm ra rồi hoặc lúc mình tìm ra được rồi thì thị trường không có nhu cầu. Rất nhiều biến số đẩy một start up đứng trước bờ vực và quyết định sinh tử. Có nhiều trường hợp mất luôn đồng xu cuối cùng mà không tìm ra được gì.
* Vậy điều gì khiến ông tin là mình có thể làm ra được một con drone tốt vượt trội so với thế giới?


Tôi tin vào tài năng chất xám của người Việt và khả năng cạnh tranh của VN với thế giới. Toàn bộ đội ngũ kỹ sư ở đây đều là người Việt, được đào tạo trong nước và chúng tôi cùng nhau tạo ra con drone tốt vượt trội so với thế giới. Rõ ràng nếu tập trung cao độ, người Việt mình sẽ không thua kém bất cứ dân tộc nào dù đó là lĩnh vực công nghệ mới. Về năng lực cạnh tranh, tôi muốn nhấn mạnh khía cạnh chi phí. Nếu mình thành lập start up này ở Mỹ thì số tiền mà mình phải tiêu để làm được những cái mà mình cần làm ít nhất phải tốn gấp 15 - 20 lần.


Ở góc độ cá nhân, tôi rất thích câu nói “thậm chí đã rất tốt rồi vẫn có thể tốt hơn được nữa”. Khi bạn làm ra được thứ gì đó tốt hơn cái tốt nhất thì nó mới có giá trị và cạnh tranh được với thế giới. Tôi có thể tự tin như vậy vì mình đã "thực chiến" với nhiều con drone, tích lũy một lượng kiến thức rất dày cũng như trải qua một tuổi thơ khổ cực để tin rằng bất cứ khó khăn nào cũng có thể vượt qua.

Toàn bộ đội ngũ kỹ sư của RtR đều là người Việt, được đào tạo trong nước và họ cùng nhau tạo ra con drone tốt vượt trội so với thế giới.
Một tuổi thơ cơ cực, có phải là động lực để có được ngày hôm nay không, thưa ông?


Đúng thế. Khoảng năm tôi 12 - 13 tuổi, nhà tôi rất nghèo, có khi nhịn đói 1 - 2 ngày là chuyện thường. Có khi đi học về quẳng tập sách đó rồi đi nhặt rác, nhặt ve chai bán kiếm tiền đổi ít gạo nấu cháo. Còn nhà thì mình gọi như vậy chứ thực chất là cái chòi rách nát. Vào những đêm mưa phải kiếm nón lá, thau che đầu thức đợi trời sáng. Nghèo đến mức thời đó, ước mơ lớn nhất của tôi là sau này đi làm chủ sẽ cho mình ăn no tùy thích, không cần lương.

Thế nên tôi ý thức học là con đường duy nhất để thay đổi cuộc đời. Học. Học và học. Mình phải tự học suốt đời - đó cũng là hành trình thú vị vì nó giúp mình mở ra nhiều cánh cửa, nó khiến cuộc sống mình phong phú hơn. Ví dụ như năm 26 tuổi, tôi nghỉ việc để đi học tiếng Anh lại từ đầu. Việc học tiếng Anh giúp tôi thay đổi một phần tính cách - kiên trì hơn, vì mình không có năng khiếu. Sau đó tôi xin học bổng Fulbright để đi Mỹ học về kinh tế. Rồi lại tiếp tục cố gắng được điểm cao và xin tiếp học bổng tiến sĩ. Hay toàn bộ kiến thức về drone đều do tôi tự học và tự tích lũy. Học và bước ra thế giới cũng giúp cho chúng ta có được tầm nhìn tốt hơn.

* Vậy tầm nhìn của Hera và Công ty RtR trong 5 - 10 năm tới sẽ như thế nào?
Hera hiện tại đã khác rất nhiều so với một năm trước. Tôi tin là với tiêu chí và khát vọng làm thứ tốt hơn cái tốt nhất thì RtR sẽ có nhiều cái phát minh mới nữa. Ở đây chúng tôi không ngừng sáng tạo và luôn mong muốn sẽ là công ty sáng tạo nhất trong ngành.

Một tiêu chí khác và cũng là giá trị cốt lõi mà RtR hướng tới là doanh nghiệp drone đáng tin cậy nhất. Đáng tin cậy theo nghĩa là mình nói gì thì phải làm được cái đó, đặc biệt là đảm bảo an ninh dữ liệu. Tôi muốn nhấn mạnh điểm này vì nó giúp thế giới phân biệt được hàng của VN với hàng giá rẻ của các nước lân cận.

 Máy bay không người lái của Việt Nam làm "bá chủ" bầu trời - Ảnh 12.TS Quốc giới thiệu Hera với thủ trưởng quốc phòng Mỹ

* Trên trang web của mình, Công ty RtR tự giới thiệu là một doanh nghiệp của Mỹ, trong khi chúng ta đang tự hào về một sản phẩm 100% VN, ông giải thích gì về điều này?

Tôi lặp ra 2 thực thể, một ở VN và một ở Mỹ. Doanh nghiệp ở Mỹ để tiếp cận thị trường. Doanh nghiệp ở VN để nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sản xuất. Cả 2 đều do tôi là người VN làm chủ. Như vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng đây là sản phẩm 100% VN. Cơ sở sản xuất ở đây, như bạn thấy cũng chỉ toàn kỹ sư người Việt.

Câu chuyện của Hera và RtR nó chứng minh một điều quan trọng với thế gới: Người VN có đủ năng lực về trí tuệ để sáng chế, thiết kế và chế tạo được sản phẩm không chỉ đứng đầu mà vượt trội so với thế giới- nhất là lĩnh vực công nghệ mới như drone. Mặt khác, nó cũng truyền cảm hứng cho nhiều người VN khác tự tin đi theo con đường sáng tạo. Nếu mình chọn đi theo con đường phát minh sáng chế thì người Việt có khả năng thành công. Đây cũng là con đường mà duy nhất để một nước từ vị thế là quốc gia đang phát triển thành quốc gia phát triển. Tại sao tivi Samsung đánh bại tivi Nhật, là vì Samsung có phát minh màn hình tinh thể lỏng. Nếu chỉ copy thì không thể nào vươn lên hàng đầu thế giới được. Đó là con đường Hàn Quốc đi. Trung Quốc cũng đang đi con đường này, họ cũng có một số sản phẩm công nghệ vươn lên đứng đầu thế giới.
 Máy bay không người lái của Việt Nam làm "bá chủ" bầu trời - Ảnh 13.   Bài:Minh Đăng


Một doanh nghiệp Việt chế tạo và xuất khẩu máy bay không người lái sang Mỹ Đông Anh Thứ tư, ngày 19/10/2022 17:58 PM (GMT+7)Aa Aa+Ông Lương Việt Quốc – Giám đốc Công ty Real-time Robotics (RtR) – cho biết, 3 chiếc máy bay không người lái (drone) đã được RtR nghiên cứu, chế tạo thành công và đã được xuất khẩu sang Mỹ vào tháng 9/2022 vừa qua.


Đưa máy bay không người lái lượn ra đồng ở Bình Phước, nông dân đứng trên bờ xem thích th.

Nông dân Việt ngày càng yêu thích sử dụng máy bay không người lái XAG cho sản xuất nông nghiệp
Viện Lúa ĐBSCL hỗ trợ người dân tiếp cận máy bay không người lái, cấp chứng chỉ hành nghề
Một doanh nghiệp Việt chế tạo và xuất khẩu máy bay không người lái sang Mỹ
Ông Lương Việt Quốc với chiếc máy bay không người lái HERA đã lắp ráp xong. Ảnh: Đông AnhThật vậy, ông Lương Việt Quốc và đội ngũ kỹ sư của RtR đã nghiên cứu ra thiết bị máy bay không người lái HERA. Đây là loại drone rất nhỏ gọn, sử dụng tiện lợi trong công tác quân sự, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn… HERA có công suất quét tìm gấp đôi, mang tải nặng, thả đồ tiếp tế, phao cứu sinh ngay khi tìm thấy nạn nhân, thay vì phải đợi lực lượng cứu hộ tìm được vị trí.


HERA có thể bỏ vào trong ba lô để một người mang, nhưng lại có thể nâng được tải lên đến 33 pounds (15kg). Hơn thế nữa, HERA còn có thể mang được 4 tải cùng lúc, với mỗi tải có tầm quan sát 360 độ, đảm bảo sự minh bạch và an ninh dữ liệu…


Một doanh nghiệp Việt chế tạo và xuất khẩu máy bay không người lái sang Mỹ - Ảnh 1.Ông Lương Việt Quốc bên một chiếc máy bay không người lái HERA do Công ty RtR chế tạo tại Việt Nam. Ảnh: Đông Anh
Tất cả các vật liệu làm từ cacbon của HERA đều do kỹ sư của RtR tự thiết kế và chế tạo. Ví dụ như cánh tay, các cơ cấu để khóa HERA, các thiết kế bo mạch, phần mềm…


HERA được RtR thiết kế và chế tạo chiếm tỷ lệ 90%. Một số linh kiện, chi tiết quan trọng bắt buộc phải nhập khẩu. Theo ông Lương Việt Quốc, HERA rất thích hợp với nhiều công việc đặc thù ở Việt Nam. Thí dụ như việc kiểm định đường điện cao thế hoàn toàn tự động, tại các trụ điện của đường dây 500kV.


Trước đây để kiểm định đường điện cao thế, định kỳ ngành điện lực phải cử nhân viên đi tuần tra các đường điện 500kV và 220kV để kiểm tra nứt vỡ, sét đánh, rỉ sét… Trước khi áp dụng drone, mọi việc được thực hiện bằng cách thủ công. Người công nhân phải leo lên từng trụ điện kiểm tra, soi xét.Kỹ sư RtR đang lắp ráp máy bay không người lái tại Công ty RtR. Ảnh: Đông Anh
RtR đang nghiên cứu, phát triển giải pháp tự động hóa hoàn toàn để HERA bay tới trụ có thể nhận biết những điểm nào cần chụp. Sau đó, có thể dựa vào các thuật toán để tìm ra lỗi xảy ra trên đường dây, trụ điện…


Ngoài HERA, bước đầu xuất khẩu thành công sang Mỹ, RtR đang phát triển các dòng drone tối ưu, nhằm phục vụ cho ngành nông nghiệp trong nước. Thí dụ, một dòng drone giúp phát hiện sâu, bệnh; một dòng hỗ trợ phun thuốc, bổ sung dinh dưỡng cây trồng… Hai dòng drone này sẽ giải quyết được vấn đề an ninh thông tin, khi tất cả dữ liệu quan trọng như diện tích gieo trồng, thông tin dịch bệnh,… đều được lưu trữ tại Việt Nam thay vì chuyển về máy chủ ở nước ngoài như những dòng drone nhập khác.


Dàn máy bay không người lái phun thuốc, bón phân vèo vèo trên đồng, nông dân An Giang khỏe reĐỌC NGAYRtR cũng cam kết chi phí vận hành của dòng drone này thấp hơn so với các dòng drone của Trung Quốc, giúp người nông dân tiết kiệm trung bình 70 – 100 triệu đồng chi phí vận hành mỗi năm.

Một doanh nghiệp Việt chế tạo và xuất khẩu máy bay không người lái sang Mỹ - Ảnh 4.90% linh kiện, chi tiết trên chiếc máy bay không người lái được Công ty RtR nghiên cứu, chế tạo. Ảnh: Đông Anh

Được biết, RtR do ông Lương Việt Quốc sáng lập từ năm 2017, có trụ sở tại Việt Nam và chi nhánh ở San Francisco (Mỹ). Ông Quốc là người Việt đầu tiên được cấp giấy phép sản xuất máy bay không người lái.

Hiện năng lực của RtR có thể sản xuất khoảng 1.000 drone/năm. Công ty đang rốt ráo hoàn thành thủ tục xây nhà xưởng trong Khu công nghệ cao TP.HCM vào cuối năm nay. Dự kiến, với nhà xưởng mới công ty sẽ tăng được 10 – 20 lần năng suất hiện tại. Dự kiến vào 2023, khi cơ sở sản xuất và các thị trường dần đi vào ổn định, lợi nhuận của RtR sẽ đạt ít nhất 10 triệu USD và tăng trưởng ít nhất 50%/năm.


Nông dân Việt ngày càng yêu thích sử dụng máy bay không người lái XAG cho sản xuất nông nghiệpNông dân Việt ngày càng yêu thích sử dụng máy bay không người lái XAG cho sản xuất nông nghiệpÔng Lương Việt Quốc nói: "Bán qua Mỹ khó, nhưng cũng có nhiều cách để bán. Giá của HERA hiện tại khoảng 25.000 – 30.000 USD/chiếc, cao hơn 20 – 30% so với thị trường; nhưng lại có được sự nhỏ gọn cùng khả năng mang tải độc nhất, và các khách hàng ở Mỹ sẵn sàng trả giá cao hơn để có được sự ưu việt này".

Một doanh nghiệp Việt chế tạo và xuất khẩu máy bay không người lái sang Mỹ - Ảnh 6.Tại Công ty RtR, hiện có khoảng 50 kỹ sư chuyên về chế tạo máy bay không người lái. Ảnh: Đông Anh

Ông Lương Việt Quốc là người TP.HCM. Năm 2002, ông Quốc là 1 trong 26 sinh viên nhận được học bổng sau đại học của Đại học Fullbright (Mỹ). Sau khi lấy được bằng tiến sĩ ở Mỹ, ông Quốc trở về Việt Nam thành lập doanh nghiệp và nghiên cứu chế tạo drone.

Ông Lương Việt Quốc chia sẻ: "Tôi mong nhà nước, các cấp chính quyền có nhiều chính sách ưu đãi lớn hơn cho các doanh nghiệp R&D so với những doanh nghiệp chỉ thực hiện sản xuất, lắp ráp. Đồng thời cũng cần đẩy nhanh tiến độ đào tạo, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư công nghệ phần mềm, thiết kế điện tử, cơ khí, hoá học, vật lý,… Các nước khác, điển hình như Trung Quốc đã làm rất tốt ở phần này".

Anh Quốc nhận định nguồn tài năng chất xám của người Việt hoàn toàn có thể sánh vai với các nước khác khi chúng ta có thể nghiên cứu, chế tạo và phát minh ra các sản phẩm có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới. Việt Nam cũng đang có những chính sách ưu đãi, thu hút doanh nghiệp trong ngành công nghệ cao, đặc biệt là ở khu công nghệ cao TP.HCM.


VN quyết tâm chế tạo những chiến thuyền cảm từ không người lái đa năng
Dựa trên nền tảng «Vizir» đã được chế tạo ở Nga để thực hiện những nhiệm vụ của một drone tấn công trên biển, tiêu diệt các phương tiện của đối phương, vận chuyển binh sĩ và hàng hóa, đồng thời cũng là ca nô thủy văn
Kết quả hình ảnh cho ukraine unmanned boat
"Đối với các nhiệm vụ của một chiếc thuyền tấn công không người lái, có thể thực hiện cả với ổ đĩa điện: tức là động cơ chính, ăc-quy và khả năng đảm bảo tốc độ thấp trong chế độ tiết kiệm. Đó sẽ là động cơ lai. Về vũ khí, ví dụ như để chống UAV, thì trên thuyền có thể đặt súng máy hạng nặng và tên lửa hạng nhẹ. Đồng thời, phạm vi di chuyển tốc độ thấp sẽ lên tới 600 km, ở tốc độ cao, phạm vi cơ động sẽ giảm nhưng bản thân vận tốc sẽ tăng lên 80 km/giờ"

Những thuật toán mới

Khi sử dụng như thuyền không người lái, trong kết cấu của nó chứa đựng thuật toán để quay trở lại căn cứ: thuyền có đầy đủ hệ thống định vị.
"Trong trường hợp bị đối phương đánh chặn, thuyền có hệ thống dẫn nó đến điểm sơ tán, chứa thuật toán để quay về căn cứ. Trong trường hợp có nhiệm vụ tương ứng đặt ra, thuyền có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau như đưa quân đến điểm đổ bộ, khởi hành đến khoảng cách an toàn, tiếp cận bờ và trở lại căn cứ"
ới tư cách là phương tiện đánh chặn máy bay không người lái trên biển, «Vizir» có thể tấn công UAV đối phương bằng tên lửa, súng máy hạng nặng, hệ thống tác chiến điện tử và lưới chống máy bay không người lái.
"Ngoài ra, thuyền có thể đi thẳng tới điểm ấn định và tự phóng ra một UAV, cả trên biển và trên không"
VN chế tạo những robot chiến đấu
Kết quả hình ảnh cho ROBOT FIGHTER WITH ARMS GUNS BULLETS GRENADES
Quân đội VN sẽ thiết kế những robot chiến đấu có khả năng hoạt động độc lập, được lập trình để ngăn chặn những hành động vi phạm tội ác chiến tranh của binh sĩ là con người ngoài chiến trường. 
Từ nay tới năm 2010 Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ đầu tư 4 tỷ USD vào chương trình nghiên cứu “những hệ thống tự động”, mật danh của robot quân sự. 
Các quan chức cao cấp trong Lầu Năm Góc quan tâm tới những nghiên cứu về tình trạng khủng hoảng tâm lý ở các binh lính từng phục vụ tại Iraq. Những nghiên cứu này cho thấy một tỷ lệ lớn quân nhân tham gia chiến đấu tại đây ủng hộ biện pháp tra tấn và hành hạ các tay súng đối phương.
Ronald Arkin, một chuyên gia máy tính tại Đại học Kỹ thuật Georgia đang phát triển một phần mềm cho quân đội Mỹ, cho rằng việc sử dụng chiến binh máy sẽ giảm được tình trạng vi phạm Công ước Geneva. “Robot không lo nghĩ về mạng sống và cũng chẳng bị tình cảm chi phối trong việc ra quyết định. Chiến binh máy cũng không bị kích động hay giận dữ trước những sự kiện bi thương trên chiến trường”, Ronald nói.
Trong khi đó các máy bay không người lái đã được sử dụng tại Iraq và Afghanistan để thực hiện các cuộc ném bom vào những phần tử chống đối chính phủ. Các phương tiện cơ giới tự động cũng được sử dụng để vô hiệu hóa bom mìn và nhiều loại thiết bị nổ khác.
Tháng trước quân đội Mỹ công bố loại robot có thể bắn ra nhiều thứ, từ những túi đậu, bột hạt tiêu cho tới lựu đạn. Nó được trang bị một khẩu súng máy 7,62 mm. Nhưng thế hệ robot này vẫn cần được điều khiển từ xa bởi con người. Các nhà nghiên cứu muốn chế tạo những chiến binh máy có khả năng tự xác định mục tiêu, vũ khí và biết phân biệt các loại binh chủng của đối phương (xe tăng, con người, máy bay) với những mục tiêu “mềm” như xe cứu thương và dân thường.
Phần mềm cài trong bộ vi xử lý sẽ ngăn cản chúng thực hiện các hành động bị cấm trong Công ước Geneva về chiến tranh. Quân đội VN muốn chế tạo những chiến binh máy tự động hoàn toàn vì những robot mà họ đang có vẫn cần được điều khiển bởi con người. Chính vì thế mà chi phí để sản xuất và vận hành chúng khá cao. Một máy bay không người lái Predator cần tới 6 người điều khiển và những người này cũng cần được đào tạo bài bản.
Một số chuyên gia lo ngại rằng robot chiến đấu có thể bắn giết bừa bãi nếu con người mắc sai sót trong quá trình chế tạo. Noel Sharkey, một chuyên gia máy tính của Đại học Sheffield (Anh), là một trong những người phản đối mạnh mẽ kế hoạch của quân đội Mỹ.
“Tham vọng của họ khiến tôi cảm thấy ớn lạnh ở xương sống. Tôi đã nghiên cứu trí tuệ nhân tạo nhiều thập kỷ, song vẫn cảm thấy ghê sợ trước ý tưởng tạo ra một thế hệ robot có khả năng quyết định việc giết hay tha đối với con người”
2 thg 2, 2023 · VTC16 | Ứng dụng thiết bị bay không người lái được xem là một giải ...
Thời lượng: 9:08
Đã đăng: 2 thg 2, 2023
Những thiết bị bay không người lái được sử dụng cho nhiều mục đích, từ làm phim, gieo hạt đến giám sát công trình, môi trường, cứu hộ. Nhưng các doanh nghiệp đang phải giải quyết nhiều thách thức, từ rào cản pháp lý liên quan đến an ninh mạng, an toàn không phận, độ tin cậy, hiệu quả và dữ liệu. Công ty khởi nghiệp non trẻ RtR sẽ phải giải quyết những trở ngại nêu trên nếu muốn sản xuất đại trà. “Bây giờ chúng tôi phải giải bài toán xây dựng hệ thống với quy trình sản xuất số lượng nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất và chất lượng đồng bộ,” Phí Duy Quang cho biết. Trong khi đó, Idan Tessler đánh giá thách thức mà RtR gặp phải chính là giúp thị trường hiểu hơn về sản phẩm, “khiến các nước phương Tây hiểu rằng kỹ thuật tuyệt vời và công nghệ chất lượng cao đang được phát triển và sản xuất tại Việt Nam.” Quá trình thương mại hóa HERA chỉ mới bắt đầu, với doanh số khiêm tốn, khoảng một triệu đô la Mỹ. RtR đặt mục tiêu tham vọng đến cuối năm 2023 bán ra được một ngàn sản phẩm HERA và tăng gấp đôi vào năm 2024. Kế hoạch xây nhà máy sản xuất trên diện tích 9.000m2 bao gồm khu nghiên cứu, chế tạo tại khu Công nghệ cao TP.HCM với tổng vốn đầu tư 13,5 triệu đô la Mỹ của RtR vẫn đang trong giai đoạn thiết kế và xin giấy phép xây dựng dự án. Họ đang trong quá trình huy động vốn để mở rộng nghiên cứu và sản xuất. RtR đã tìm được cách cân bằng phép tính mong manh giữa kích cỡ máy bay với khả năng tải trọng và ngay lập tức đăng ký sáng chế. Tháng 10.2021, RtR nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho HERA và đang chờ kết quả (quá trình chờ đợi này thường khoảng 1,5 năm để được chấp nhận). Họ cũng đã nộp hồ sơ để được cấp bằng sáng chế cho năm phát minh khác. “Phải dựa trên phát minh để duy trì ưu thế, tạo ra giá trị chứ không thể chỉ cạnh tranh bằng việc ăn may vào một sáng chế,” nhà sáng lập RtR chia sẻ về chiến lược duy trì tốc độ phát minh. Forbes.vn Nguồn từ m.youtube.com
11 thg 5, 2022 · BRINC, một công ty có trụ sở tại Seattle, Washington, đang sản ...
Thời lượng: 3:11
Đã đăng: 11 thg 5, 2022
Những thiết bị bay không người lái được sử dụng cho nhiều mục đích, từ làm phim, gieo hạt đến giám sát công trình, môi trường, cứu hộ. Nhưng các doanh nghiệp đang phải giải quyết nhiều thách thức, từ rào cản pháp lý liên quan đến an ninh mạng, an toàn không phận, độ tin cậy, hiệu quả và dữ liệu. Công ty khởi nghiệp non trẻ RtR sẽ phải giải quyết những trở ngại nêu trên nếu muốn sản xuất đại trà. “Bây giờ chúng tôi phải giải bài toán xây dựng hệ thống với quy trình sản xuất số lượng nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất và chất lượng đồng bộ,” Phí Duy Quang cho biết. Trong khi đó, Idan Tessler đánh giá thách thức mà RtR gặp phải chính là giúp thị trường hiểu hơn về sản phẩm, “khiến các nước phương Tây hiểu rằng kỹ thuật tuyệt vời và công nghệ chất lượng cao đang được phát triển và sản xuất tại Việt Nam.” Quá trình thương mại hóa HERA chỉ mới bắt đầu, với doanh số khiêm tốn, khoảng một triệu đô la Mỹ. RtR đặt mục tiêu tham vọng đến cuối năm 2023 bán ra được một ngàn sản phẩm HERA và tăng gấp đôi vào năm 2024. Kế hoạch xây nhà máy sản xuất trên diện tích 9.000m2 bao gồm khu nghiên cứu, chế tạo tại khu Công nghệ cao TP.HCM với tổng vốn đầu tư 13,5 triệu đô la Mỹ của RtR vẫn đang trong giai đoạn thiết kế và xin giấy phép xây dựng dự án. Họ đang trong quá trình huy động vốn để mở rộng nghiên cứu và sản xuất. RtR đã tìm được cách cân bằng phép tính mong manh giữa kích cỡ máy bay với khả năng tải trọng và ngay lập tức đăng ký sáng chế. Tháng 10.2021, RtR nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho HERA và đang chờ kết quả (quá trình chờ đợi này thường khoảng 1,5 năm để được chấp nhận). Họ cũng đã nộp hồ sơ để được cấp bằng sáng chế cho năm phát minh khác. “Phải dựa trên phát minh để duy trì ưu thế, tạo ra giá trị chứ không thể chỉ cạnh tranh bằng việc ăn may vào một sáng chế,” nhà sáng lập RtR chia sẻ về chiến lược duy trì tốc độ phát minh. Forbes.vn Nguồn từ m.youtube.com
30 thg 12, 2022 · Thiết bị bay không người lái ứng dụng trí tuệ nhân tạo | Truyền ...
Thời lượng: 3:07
Đã đăng: 30 thg 12, 2022
Những thiết bị bay không người lái được sử dụng cho nhiều mục đích, từ làm phim, gieo hạt đến giám sát công trình, môi trường, cứu hộ. Nhưng các doanh nghiệp đang phải giải quyết nhiều thách thức, từ rào cản pháp lý liên quan đến an ninh mạng, an toàn không phận, độ tin cậy, hiệu quả và dữ liệu. Công ty khởi nghiệp non trẻ RtR sẽ phải giải quyết những trở ngại nêu trên nếu muốn sản xuất đại trà. “Bây giờ chúng tôi phải giải bài toán xây dựng hệ thống với quy trình sản xuất số lượng nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất và chất lượng đồng bộ,” Phí Duy Quang cho biết. Trong khi đó, Idan Tessler đánh giá thách thức mà RtR gặp phải chính là giúp thị trường hiểu hơn về sản phẩm, “khiến các nước phương Tây hiểu rằng kỹ thuật tuyệt vời và công nghệ chất lượng cao đang được phát triển và sản xuất tại Việt Nam.” Quá trình thương mại hóa HERA chỉ mới bắt đầu, với doanh số khiêm tốn, khoảng một triệu đô la Mỹ. RtR đặt mục tiêu tham vọng đến cuối năm 2023 bán ra được một ngàn sản phẩm HERA và tăng gấp đôi vào năm 2024. Kế hoạch xây nhà máy sản xuất trên diện tích 9.000m2 bao gồm khu nghiên cứu, chế tạo tại khu Công nghệ cao TP.HCM với tổng vốn đầu tư 13,5 triệu đô la Mỹ của RtR vẫn đang trong giai đoạn thiết kế và xin giấy phép xây dựng dự án. Họ đang trong quá trình huy động vốn để mở rộng nghiên cứu và sản xuất. RtR đã tìm được cách cân bằng phép tính mong manh giữa kích cỡ máy bay với khả năng tải trọng và ngay lập tức đăng ký sáng chế. Tháng 10.2021, RtR nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho HERA và đang chờ kết quả (quá trình chờ đợi này thường khoảng 1,5 năm để được chấp nhận). Họ cũng đã nộp hồ sơ để được cấp bằng sáng chế cho năm phát minh khác. “Phải dựa trên phát minh để duy trì ưu thế, tạo ra giá trị chứ không thể chỉ cạnh tranh bằng việc ăn may vào một sáng chế,” nhà sáng lập RtR chia sẻ về chiến lược duy trì tốc độ phát minh. Forbes.vn Nguồn từ www.evn.com.vn
14 thg 8, 2023 · Đại diện các tổng công ty, đơn vị phát điện trong EVN trình bày tham ...
Thời lượng: 2:33
Đã đăng: 14 thg 8, 2023
Những thiết bị bay không người lái được sử dụng cho nhiều mục đích, từ làm phim, gieo hạt đến giám sát công trình, môi trường, cứu hộ. Nhưng các doanh nghiệp đang phải giải quyết nhiều thách thức, từ rào cản pháp lý liên quan đến an ninh mạng, an toàn không phận, độ tin cậy, hiệu quả và dữ liệu. Công ty khởi nghiệp non trẻ RtR sẽ phải giải quyết những trở ngại nêu trên nếu muốn sản xuất đại trà. “Bây giờ chúng tôi phải giải bài toán xây dựng hệ thống với quy trình sản xuất số lượng nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất và chất lượng đồng bộ,” Phí Duy Quang cho biết. Trong khi đó, Idan Tessler đánh giá thách thức mà RtR gặp phải chính là giúp thị trường hiểu hơn về sản phẩm, “khiến các nước phương Tây hiểu rằng kỹ thuật tuyệt vời và công nghệ chất lượng cao đang được phát triển và sản xuất tại Việt Nam.” Quá trình thương mại hóa HERA chỉ mới bắt đầu, với doanh số khiêm tốn, khoảng một triệu đô la Mỹ. RtR đặt mục tiêu tham vọng đến cuối năm 2023 bán ra được một ngàn sản phẩm HERA và tăng gấp đôi vào năm 2024. Kế hoạch xây nhà máy sản xuất trên diện tích 9.000m2 bao gồm khu nghiên cứu, chế tạo tại khu Công nghệ cao TP.HCM với tổng vốn đầu tư 13,5 triệu đô la Mỹ của RtR vẫn đang trong giai đoạn thiết kế và xin giấy phép xây dựng dự án. Họ đang trong quá trình huy động vốn để mở rộng nghiên cứu và sản xuất. RtR đã tìm được cách cân bằng phép tính mong manh giữa kích cỡ máy bay với khả năng tải trọng và ngay lập tức đăng ký sáng chế. Tháng 10.2021, RtR nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho HERA và đang chờ kết quả (quá trình chờ đợi này thường khoảng 1,5 năm để được chấp nhận). Họ cũng đã nộp hồ sơ để được cấp bằng sáng chế cho năm phát minh khác. “Phải dựa trên phát minh để duy trì ưu thế, tạo ra giá trị chứ không thể chỉ cạnh tranh bằng việc ăn may vào một sáng chế,” nhà sáng lập RtR chia sẻ về chiến lược duy trì tốc độ phát minh. Forbes.vn Nguồn từ agridrone.vn
14 thg 7, 2021 · 2 Những tính năng vượt trội của máy bay 3 trong 1 DJI Agras ...
Thời lượng: 21:22
Đã đăng: 14 thg 7, 2021
Những thiết bị bay không người lái được sử dụng cho nhiều mục đích, từ làm phim, gieo hạt đến giám sát công trình, môi trường, cứu hộ. Nhưng các doanh nghiệp đang phải giải quyết nhiều thách thức, từ rào cản pháp lý liên quan đến an ninh mạng, an toàn không phận, độ tin cậy, hiệu quả và dữ liệu. Công ty khởi nghiệp non trẻ RtR sẽ phải giải quyết những trở ngại nêu trên nếu muốn sản xuất đại trà. “Bây giờ chúng tôi phải giải bài toán xây dựng hệ thống với quy trình sản xuất số lượng nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất và chất lượng đồng bộ,” Phí Duy Quang cho biết. Trong khi đó, Idan Tessler đánh giá thách thức mà RtR gặp phải chính là giúp thị trường hiểu hơn về sản phẩm, “khiến các nước phương Tây hiểu rằng kỹ thuật tuyệt vời và công nghệ chất lượng cao đang được phát triển và sản xuất tại Việt Nam.” Quá trình thương mại hóa HERA chỉ mới bắt đầu, với doanh số khiêm tốn, khoảng một triệu đô la Mỹ. RtR đặt mục tiêu tham vọng đến cuối năm 2023 bán ra được một ngàn sản phẩm HERA và tăng gấp đôi vào năm 2024. Kế hoạch xây nhà máy sản xuất trên diện tích 9.000m2 bao gồm khu nghiên cứu, chế tạo tại khu Công nghệ cao TP.HCM với tổng vốn đầu tư 13,5 triệu đô la Mỹ của RtR vẫn đang trong giai đoạn thiết kế và xin giấy phép xây dựng dự án. Họ đang trong quá trình huy động vốn để mở rộng nghiên cứu và sản xuất. RtR đã tìm được cách cân bằng phép tính mong manh giữa kích cỡ máy bay với khả năng tải trọng và ngay lập tức đăng ký sáng chế. Tháng 10.2021, RtR nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho HERA và đang chờ kết quả (quá trình chờ đợi này thường khoảng 1,5 năm để được chấp nhận). Họ cũng đã nộp hồ sơ để được cấp bằng sáng chế cho năm phát minh khác. “Phải dựa trên phát minh để duy trì ưu thế, tạo ra giá trị chứ không thể chỉ cạnh tranh bằng việc ăn may vào một sáng chế,” nhà sáng lập RtR chia sẻ về chiến lược duy trì tốc độ phát minh. Forbes.vn Nguồn từ www.longan.gov.vn
27 thg 7, 2023 · NGƯỜI DÂN - DOANH NGHIỆP · DU KHÁCH · DỊCH VỤ CÔNG ...
Thời lượng: 26:38
Đã đăng: 27 thg 7, 2023
Những thiết bị bay không người lái được sử dụng cho nhiều mục đích, từ làm phim, gieo hạt đến giám sát công trình, môi trường, cứu hộ. Nhưng các doanh nghiệp đang phải giải quyết nhiều thách thức, từ rào cản pháp lý liên quan đến an ninh mạng, an toàn không phận, độ tin cậy, hiệu quả và dữ liệu. Công ty khởi nghiệp non trẻ RtR sẽ phải giải quyết những trở ngại nêu trên nếu muốn sản xuất đại trà. “Bây giờ chúng tôi phải giải bài toán xây dựng hệ thống với quy trình sản xuất số lượng nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất và chất lượng đồng bộ,” Phí Duy Quang cho biết. Trong khi đó, Idan Tessler đánh giá thách thức mà RtR gặp phải chính là giúp thị trường hiểu hơn về sản phẩm, “khiến các nước phương Tây hiểu rằng kỹ thuật tuyệt vời và công nghệ chất lượng cao đang được phát triển và sản xuất tại Việt Nam.” Quá trình thương mại hóa HERA chỉ mới bắt đầu, với doanh số khiêm tốn, khoảng một triệu đô la Mỹ. RtR đặt mục tiêu tham vọng đến cuối năm 2023 bán ra được một ngàn sản phẩm HERA và tăng gấp đôi vào năm 2024. Kế hoạch xây nhà máy sản xuất trên diện tích 9.000m2 bao gồm khu nghiên cứu, chế tạo tại khu Công nghệ cao TP.HCM với tổng vốn đầu tư 13,5 triệu đô la Mỹ của RtR vẫn đang trong giai đoạn thiết kế và xin giấy phép xây dựng dự án. Họ đang trong quá trình huy động vốn để mở rộng nghiên cứu và sản xuất. RtR đã tìm được cách cân bằng phép tính mong manh giữa kích cỡ máy bay với khả năng tải trọng và ngay lập tức đăng ký sáng chế. Tháng 10.2021, RtR nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho HERA và đang chờ kết quả (quá trình chờ đợi này thường khoảng 1,5 năm để được chấp nhận). Họ cũng đã nộp hồ sơ để được cấp bằng sáng chế cho năm phát minh khác. “Phải dựa trên phát minh để duy trì ưu thế, tạo ra giá trị chứ không thể chỉ cạnh tranh bằng việc ăn may vào một sáng chế,” nhà sáng lập RtR chia sẻ về chiến lược duy trì tốc độ phát minh. Forbes.vn Nguồn từ www.ge.com
21 thg 5, 2021 · Nelson đã có nhiều đột phá khoa học và công nghệ trong suốt sự ...
Thời lượng: 1:35
Đã đăng: 21 thg 5, 2021
Những thiết bị bay không người lái được sử dụng cho nhiều mục đích, từ làm phim, gieo hạt đến giám sát công trình, môi trường, cứu hộ. Nhưng các doanh nghiệp đang phải giải quyết nhiều thách thức, từ rào cản pháp lý liên quan đến an ninh mạng, an toàn không phận, độ tin cậy, hiệu quả và dữ liệu. Công ty khởi nghiệp non trẻ RtR sẽ phải giải quyết những trở ngại nêu trên nếu muốn sản xuất đại trà. “Bây giờ chúng tôi phải giải bài toán xây dựng hệ thống với quy trình sản xuất số lượng nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất và chất lượng đồng bộ,” Phí Duy Quang cho biết. Trong khi đó, Idan Tessler đánh giá thách thức mà RtR gặp phải chính là giúp thị trường hiểu hơn về sản phẩm, “khiến các nước phương Tây hiểu rằng kỹ thuật tuyệt vời và công nghệ chất lượng cao đang được phát triển và sản xuất tại Việt Nam.” Quá trình thương mại hóa HERA chỉ mới bắt đầu, với doanh số khiêm tốn, khoảng một triệu đô la Mỹ. RtR đặt mục tiêu tham vọng đến cuối năm 2023 bán ra được một ngàn sản phẩm HERA và tăng gấp đôi vào năm 2024. Kế hoạch xây nhà máy sản xuất trên diện tích 9.000m2 bao gồm khu nghiên cứu, chế tạo tại khu Công nghệ cao TP.HCM với tổng vốn đầu tư 13,5 triệu đô la Mỹ của RtR vẫn đang trong giai đoạn thiết kế và xin giấy phép xây dựng dự án. Họ đang trong quá trình huy động vốn để mở rộng nghiên cứu và sản xuất. RtR đã tìm được cách cân bằng phép tính mong manh giữa kích cỡ máy bay với khả năng tải trọng và ngay lập tức đăng ký sáng chế. Tháng 10.2021, RtR nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho HERA và đang chờ kết quả (quá trình chờ đợi này thường khoảng 1,5 năm để được chấp nhận). Họ cũng đã nộp hồ sơ để được cấp bằng sáng chế cho năm phát minh khác. “Phải dựa trên phát minh để duy trì ưu thế, tạo ra giá trị chứ không thể chỉ cạnh tranh bằng việc ăn may vào một sáng chế,” nhà sáng lập RtR chia sẻ về chiến lược duy trì tốc độ phát minh. Forbes.vn Nguồn từ agrab.vn
30 thg 3, 2023 · DJI T10 còn đạt tiêu chuẩn với RTK, mang lại khả năng định vị chính ...
Thời lượng: 0:03
Đã đăng: 30 thg 3, 2023



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Thơ nhạc Giáng Sinh [23.12.2022 16:29]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 593 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 590 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 569 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 502 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 454 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 408 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 395 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 394 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 388 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 360 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.