34 sĩ quan tướng tá tư lệnh Nga của Hạm đội Hắc Hải, gồm cả một đô đốc 'bị Ucraine giết 'tan tành
25.09.2023 13:08
34 sĩ quan tướng tá tư lệnh Nga của Hạm đội Hắc Hải, gồm cả một đô đốc 'bị giết'
Ukraine nói trận bắn phá tuần trước vào Sebastopol "giết chết đô đốc tư lệnh hạm đội Nga' nhưng các nguồn độc lập chưa xác nhận tin này.
Trong ngày thứ Hai, 25/09/2023, lực lượng đặc nhiệm Ukraine nói 34 sĩ quan Nga bị giết sau trận bắn phá vào Đại bản doanh Hạm đội Hắc Hải của Nga ở Sebastopol, Crimea thứ Sáu tuần trước.
CNN, Reuters và các báo Anh đồng loạt trích lời phía Ukraine nói "tư lệnh Hạm đội, đô đốc Viktor Sokolov đã bị giết" trong vụ bắn hỏa tiễn.
Ông Solokov là một trong số 34 sĩ quan bị giết và 100 quân nhân Nga khác bị thương, theo nguồn Ukraine.
Ông Solokov mới được phong đô đốc và về nắm Hạm đội Hắc Hải tháng 8/2022 ở tuổi 59.
Trước đó, ông là phó đô đốc, phụ trách Học viện Hải quân Nga tại St Petersburg, theo trang Moscow Times.
Tuy thế, các đài Anh và Mỹ đều nói đây là tin "chưa thể kiểm chứng độc lập" dù các bên đều thừa nhận vụ tấn công này gây thiệt hại nặng cho Nga ở bán đảo Crimea.
Hôm qua, trang tin của BBC News tại Anh trích Giám đốc Tình báo quân đội Ukraine, tướng Kyrylo Budanov nói rằng "hai chỉ huy cao cấp của Nga bị thương nặng sau cuộc bắn phá tuần trước".
Nhưng BBC cũng nói không thể kiểm chứng độc lập tin ở Ukraine khi chỉ một bên nêu ra.
Điều chắc chắn là vụ tấn công gây choáng cho chính quyền của ông Putin.
Hình vệ tinh chụp Đại bản doanh Hạm đội Hắc Hải của Nga ở Sebastopol, Crimea, bán đảo Nga chiếm của Ukraine năm 2014 sau cuộc tấn công cho thấy hiện trường chỉ còn là một hố trống vô cùng lớn giữa các căn nhà.
Các báo châu Âu nói Bộ tư lệnh Hạm đội Nga đang họp thì tên lửa rơi vào toà nhà chính.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên án Phương Tây "dùng bàn tay Ukraine để tấn công chúng tôi".
Một nguồn tin của quân đội Ukraine nói với BBC rằng họ dùng hỏa tiễn Storm Shadow do Anh và Pháp cung cấp để bắn vào đại bản doanh Hạm đội Hắc Hải của Nga.
Điều chắc chắn, được Nga xác nhận là một phó tư lệnh Hạm đội Biển Bắc, đại tá hải quân Ivan Kovgan đã bị quân Azerbaijan bắn chết ở Nagorno-Karabakh tuần trước.
Ông được điều động tới khu vực này để làm chỉ huy phó của Quân gìn giữ Hoà bình Nga.
Lực lượng này đã phải rút khỏi vùng tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan sau cuộc tổng tấn công thành công nhanh chóng của Azerbaijan đầu tuần trước.
Cuộc chiến Ukraine: Zelensky đối phó với tâm lý mệt mỏi chiến tranh ở phương Tây thế nào?
James Waterhouse
Phóng viên Ukraine ở Kyiv
Quan hệ của họ có thể gần gũi, cái bắt tay có thể chặt, nhưng Tổng thống Volodymyr Zelensky phải xắn tay áo lên làm việc trong chuyến đi Mỹ và Canada tuần này.
Chuyến thăm Canada là cái kết thuận lợi của chuyến đi. Thủ tướng Justin Trudeau hứa hẹn sẽ ủng hộ Ukraine "chừng nào còn cần thiết" để chống lại cuộc xâm lược của Nga, và ông được sự ủng hộ của tất cả các đảng trong động thái đó.
Còn Mỹ có túi tiền sâu hơn, nhưng chính trị nước này lại phức tạp hơn rất nhiều. Tổng thống Zelensky giành được một gói viện trợ quân sự 325 triệu USD từ Nhà Trắng, nhưng nó không phải là khoản 24 tỷ USD mà ông từng hy vọng.
Đề xuất của ông bị nhấn chìm trong Thượng viện Mỹ giữa những bất đồng về ngân sách.
Ngoài ông Biden, nhà lãnh đạo Ukraine cũng có cuộc gặp với các chính trị gia đảng Cộng Hòa đang chật vật khống chế sự hoài nghi ngày càng tăng trong đảng.
"Chúng tôi bảo vệ thế giới tự do, điều đó hẳn là dễ lấy được sự đồng cảm với các đảng viên Cộng Hòa," một cố vấn chính phủ ở Kyiv nói với tôi.
"Khi cuộc chiến mới bắt đầu, mọi chuyện khó khăn hơn vì tất cả đều hỗn loạn," ông nói.
"Giờ đây chúng tôi có thể nói chi tiết hơn về các yêu cầu [vũ khí] của mình, vì chúng tôi biết các đồng minh có gì và họ giữ chúng ở đâu. Tổng thống của chúng tôi có thể làm bộ trưởng quốc phòng ở một số quốc gia!"
Nhưng thử thách chính trị đang ngày một gia tăng.
"Tại sao Ukraine tiếp tục nhận được tiền viện trợ? Chiến thắng sẽ trông như thế nào?"
Đây là những câu hỏi mà nhà lãnh đạo Ukraine đang cố gắng trả lời trên trường quốc tế.
Và vì sao giờ đây ông Zelensky lại đàm phán nhiều hơn là vận động - chỉ để tiếp tục nhận được hỗ trợ của phương Tây.
Tất cả diễn ra trong tuần lễ khi Kyiv có mâu thuẫn với một trong những đồng minh trung thành nhất ở Ba Lan do tranh cãi về ngũ cốc Ukraine.
Lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine khiến Tổng thống Zelensky cáo buộc gián tiếp rằng Warsaw "giúp đỡ Nga".
Động thái này gây phản ứng mạnh ở Ba Lan, và Tổng thống Andrzej Duda mô tả Ukraine như một "người đang chết đuối lại kéo bạn xuống theo".
Từ đó tình hình càng tệ hơn.
Ngay cả với một nhà lãnh đạo thời chiến kinh nghiệm đầy mình, đây là giai đoạn khó khăn cho các nỗ lực ngoại giao.
Các cuộc bầu cử sắp tới ở các nước đồng minh như Ba Lan, Slovakia và Mỹ làm bức tranh càng nhòe hơn.
Một số ứng viên ưu tiên các vấn đề quốc nội hơn là ủng hộ quân sự cho Ukraine.
"Nhu cầu cân bằng viện trợ quân sự với việc làm hài lòng cử tri khiến mọi chuyện hết sức phức tạp," Serhiy Gerasymchuk từ viện nghiên cứu chính sách đối ngoại Ukraine giải thích.
"Ukraine phải cân nhắc việc đẩy mạnh lợi ích của mình, dùng tất cả các công cụ có thể, trong khi xem xét tình hình ở các nước đồng minh và EU. Đây là một thách thức."
Chu kỳ bầu cử dân chủ là điều mà vị lãnh đạo Nga Vladimir Putin không phải lo lắng.
Đó là lý do vì sao Kyiv tìm cách mô tả cuộc chiến này là cuộc đấu tranh không chỉ cho chủ quyền lãnh thổ, mà cho cả nền dân chủ.
"Khía cạnh đạo đức của cuộc chiến này là rất lớn," vị cố vấn nói.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine, Nga, Mỹ và Anh đồng ý Bản ghi nhớ Budapest 1994.
Ukraine trao trả vũ khí hạt nhân mà Liên Xô để lại trên đất Ukraine cho Nga. Đổi lại Ukraine có một cam kết rằng sự toàn vẹn lãnh thổ của họ sẽ được tôn trọng và bảo vệ bởi các quốc gia ký thỏa thuận khác.
Chín năm qua, nước Nga xâm lược Ukraine khiến thỏa thuận này chỉ như một lời hứa không được thực hiện.
Kyiv cũng nỗ lực với cuộc chơi dài hơi, bằng cách có quan hệ tốt hơn với các nước như Brazil và Nam Phi, tới giờ không phản đối cuộc xâm lược của Nga.
Đây là một chiến lược chưa mang lại kết quả ngay lập tức.
"Đúng là chúng tôi phụ thuộc vào chiến thắng ở tiền tuyến," cố vấn chính phủ Ukraine nói.
Ông cho rằng truyền thông đã đơn giản hóa cuộc phản công của Ukraine qua việc tập trung quá nhiều vào diễn biến ở tiền tuyến, nơi Ukraine chỉ giành thắng lợi hạn chế, và chưa nói đủ về các thành công đáng kể của các vụ tấn công tên lửa ở Crimea và nhắm vào tàu chiến Nga.
Ukraine luôn tuyên bố họ sẽ "không vội" trong chiến dịch phản công.
Với các khía cạnh chính trị của cuộc chiến ngày càng gắn với những gì diễn ra trên chiến trường, điều này là một thử thách hơn bao giờ hết.
* Bài được Hanna Chornous, Insaf Abbas và Anna Tsyba cung cấp thêm thông tin.
Cựu trợ lý Tổng thống Ukraine: Xung đột với Nga có thể kéo dài đến năm 2035
Thứ Hai, 05:47, 25/09/2023
VOV.VN - Cựu cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, ông Aleksey Arestovich, cho rằng, xung đột giữa Nga và Ukraine có thể tiếp tục kéo dài hơn một thập kỷ, đồng thời dự đoán 2 nước láng giềng khó có thể giải quyết những khác biệt trong tương lai gần.
“Cuộc xung đột chắc chắn sẽ kéo dài đến năm 2035”, cựu cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Aleksey Arestovich nói trong một cuộc phỏng vấn đăng trên kênh YouTube cá nhân.
Theo ông Arestovich, “giai đoạn căng thẳng gay gắt sẽ tiếp tục cho đến năm 2035”. Cuộc đối đầu không nhất thiết phải mang tính chất quân sự. Hai bên có thể đạt được lệnh ngừng bắn hoặc chấm dứt hoàn toàn các hành động thù địch, nhưng xung đột sau đó sẽ tiếp tục “trên các mặt trận ngoại giao, tình báo, kinh tế và thông tin”.