Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Chín 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30            
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 25529935

 
Vietnam News in English 20.09.2024 15:29
Học đạo đức Bác Hồ thời XHCN học trò con đảng viên cán bộ đánh đạp làm nhục cô thầy giáo khăp nước VN
12.12.2023 14:24

Từ  ngày giải phóng miền Nam, Luân thưòng đạo lý phá tan hết rồi!

Học sinh theo gương bác và đảng đứng lên làm cách mạng nhân dân đánh cô thầy giáo
Giáo viên nhói lòng trước sự việc cô giáo bị học sinh hành hung

SKĐS - Từ khi thông tin cô giáo của Trường THCS Văn Phú thuộc huyện Sơn Động, tỉnh Tuyên Quang bị nhóm học sinh ném dép, lăng mạ, hành hung được đăng tải, nhiều giáo viên đã lên tiếng, họ cảm thấy chua xót, đau buồn với nghề nghiệp mà mình đang theo đuổi, được gọi là "nghề trồng người".

Cô Lương Thị Hằng là giáo viên môn Tiếng Anh tại một trường THCS  tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái chia sẻ, hiện tại cô đã về hưu nhưng trong gần 30 năm công tác ở ngành giáo dục, cô Hằng chưa từng chứng kiến vụ việc nào xảy ra giống như sự việc của cô giáo ở Tuyên Quang. 

"Có thời gian tôi được giao chủ nhiệm một lớp thuộc khối 8, có thể nói lớp này nhiều học sinh cá biệt nhất trường. Tôi nhớ có những hôm đến tiết dạy, vào lớp thấy các em học sinh vẫn đang nô đùa ầm ỹ, thậm chí chúng còn đuổi nhau trên bàn học. Tôi vào lớp mà gần như không học sinh nào nhận ra, đến khi tôi phải dùng thước gõ rất mạnh xuống bàn thì các em mới để ý đến….

Rồi liên tục các vụ việc học sinh lớp tôi gây sự, bắt nạt, đánh nhau với các học sinh khối khác, thậm chí với cả học sinh THPT khiến tôi vô cùng đau đầu. Liên tục có những buổi ngồi nói chuyện giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh nhưng rồi đâu lại vào đó….", cô Hằng chia sẻ.

Cô Hằng cho biết thêm, thời gian đó cô suốt ngày bị đau đầu, đi khám cũng không ra bệnh. Về tới nhà không ăn, không ngủ được, cứ nghĩ đến học sinh là lại khóc, lại thêm đau đầu, chỉ muốn bỏ nghề. May mắn được chồng động viên, chăm sóc cô mới dần thoát ra được khỏi tâm trạng tồi tệ.

Cô Phạm Thị Thu Hồng, giáo viên môn Toán - Trường THCS xã Mường Kim (huyện Thân Uyên, tỉnh Lai Châu) cảm thấy tổn thương cho nghề giáo khi xem được video cô giáo bị nhóm học sinh ném dép, bạo hành: "Tôi thấy nhói lòng, không thể ngờ học sinh lại có thể đối xử tồi tệ với giáo viên của mình như vậy. Dù thế nào thì việc học sinh nhốt cô giáo trong phòng rồi ném dép, xúc phạm… là điều không được phép tồn tại trong môi trường giáo dục. Sự việc này chính là một hồi chuông báo động về tình trạng suy thoái đạo đức trong một bộ phận học sinh".

Còn thầy Lương Văn Thắng, giáo viên môn tin học, Trường THPT số 2 TP. Lào Cai (TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai) cho biết, hơn 20 năm công tác chưa bao giờ thấy một sự việc nào đáng lo ngại như sự việc xảy ra với cô giáo ở Tuyên Quang. Tuy nhiên, việc phụ huynh hành hung giáo viên, phụ huynh làm nhục giáo viên, học sinh đánh giáo viên bị thương... đã từng xảy ra khá nhiều. Điều này cho thấy nghề giáo đang phải chịu rất nhiều áp lực.

"Không ít giáo viên đã gặp phải những tình huống bất ngờ, gây tổn thương cả tinh thần lẫn thể xác. Tôi cho rằng, với sự nghiệp "trồng người" nhưng giáo viên lại bị coi thường, đặc biệt từ phía học sinh hay phụ huynh là điều không thể chấp nhận.

Tất nhiên khi để xảy ra sự việc thì giáo viên cũng sẽ phần nào có lỗi, nhưng nếu học sinh vi phạm kỷ luật thì cần phải áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật phù hợp quy định, không nên bênh vực học sinh hư", thầy Lương Văn Thắng nêu quan điểm.

Liên quan đến vụ việc này, chiều 6/12, trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, ngày 5/12, Bộ đã có văn bản gửi UBND tỉnh Tuyên Quang yêu cầu xác minh, làm rõ vụ việc.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng nhấn mạnh: "Vụ việc như vậy là không thể chấp nhận được" và cho rằng, UBND tỉnh Tuyên Quang phải chỉ đạo Sở GD&ĐT và nhà trường làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan, tìm hiểu vấn đề một cách khách quan, thấu đáo, đầy đủ. Từ đó, xem xét trách nhiệm tổng thể từ giáo viên, lãnh đạo nhà trường, học sinh và cả phụ huynh để có biện pháp xử lý cần thiết, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm sâu sắc.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhìn nhận, biện pháp xử lý kỷ luật đối với một vụ việc cụ thể chỉ là giải pháp trước mắt, căn cơ phải là giáo dục và quản lý. Phải xem xét quy trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Trong quá trình tuyển dụng cần đánh giá cả về chuyên môn, phẩm chất và kỹ năng xử lý đối với học sinh.

Bên cạnh đó, cần đánh giá, theo dõi thường xuyên hiệu quả của việc dạy và học, việc tăng cường giáo dục đạo đức học sinh; việc học sinh đã chấp hành đúng các quy định hay chưa? Đối với nhà trường, cũng cần xem xét đánh giá ở góc độ quản lý. Ngoài ra, vai trò của gia đình, của toàn xã hội trong những vụ việc tương tự cũng là điều hết sức cần thiết.


Quỳnh Mai


Tôi sợ một ngày sẽ bị chính học trò mình hành hung như cô giáo ở Tuyên Quang

DIỄN ĐÀNThứ Ba, 05/12/2023 14:48:00 +07:00
(VTC News) - 

Ngoài việc sợ học sinh quay clip cắt xén để đưa thông tin một chiều lên mạng, tôi lại thêm nỗi sợ bị hành hung bởi chính những học trò ngày ngày mình dạy học.

Giáo viên là công việc mơ ước của tôi từ những ngày thơ bé. Suốt gần 3 thập kỷ gắn bó với nghề giáo, có những thăng trầm, buồn vui nhưng chưa bao giờ tôi lại sợ làm nghề của mình như lúc này.

Tôi cảm giác nghề giáo giờ đây không còn được xem trọng, từ xã hội, phụ huynh đến học sinh đều thi nhau "ném" về phía chúng tôi những hòn đá áp lực nặng nề.

Nỗi ám ảnh của nhà giáo thời 4.0

Sáng nay, khi vừa đến trường, một số đồng nghiệp của tôi truyền tay nhau đoạn video, tin tức nhóm học sinh ở Tuyên Quang có hành vi vô đạo đức, thiếu chuẩn mực với nữ giáo viên. Xem xong, chân tay tôi lạnh toát, trống ngực đánh lên liên hồi. Nếu tôi là cô giáo trong đoạn video chắc cũng chỉ có thể bất lực, đứng nhìn chứ chẳng dám làm điều gì khác.

Học sinh cấp 2 tại Tuyên Quang ném dép vào đầu khiến giáo viên ngất xỉu. (Ảnh cắt từ clip)

Học sinh cấp 2 tại Tuyên Quang ném dép vào đầu khiến giáo viên ngất xỉu. (Ảnh cắt từ clip)

Cũng may video ghi lại đầy đủ câu chuyện, nếu chỉ có cảnh một học sinh nằm lăn ra đất ăn vạ và kêu lên bị đánh thì có khi cô giáo này từ người bị hại lại trở thành đề tài công kích của cả xã hội.

Đoạn video khiến nhiều người phẫn nộ, bình luận “phải là tôi, tôi đạp cho một trận/ học sinh mới nứt mắt mà láo/ cô giáo hiền thế sao không cho chúng một bạt tai…”. Thế nhưng, mấy ai hiểu, giáo viên bây giờ quyền lực không có, không được phê bình, không được dạy dỗ, động vào một sợi tóc của học sinh là phụ huynh sẽ lao ngay đến trường, coi chúng tôi như kẻ tội đồ, hành hạ con họ.

Nhìn thấy nữ đồng nghiệp của chúng tôi bị ép sát vào góc lớp, đứng trong bất lực không dám làm gì cũng là điều dễ hiểu. Những chiếc camera, những lời chửi mắng của phụ huynh và người dùng mạng xã hội khiến chúng tôi từ lâu học cách thu mình như con ốc trong vỏ để được an toàn.

“Muốn sang phải bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, mỗi lần nghe thấy ai đó nhắc về câu ca dao này lòng tôi lại ngậm ngùi chua xót. Xã hội hiện đại hình như người ta quên mất lễ nghĩa với những người dạy chữ, rèn người cho cho con em họ.

Ngoài việc sợ học sinh quay clip cắt xén để đưa thông tin một chiều lên mạng, tôi lại thêm nỗi sợ bị hành hung bởi chính những đứa học trò ngày ngày mình dạy học.

Cô giáo Mỹ Trân

Giờ đây đi dạy chúng tôi không chỉ phải lo chuyện chuyên môn, hồ sơ sổ sách mà còn lo cả phản ứng của học sinh và phụ huynh. Khi bất cứ một vụ việc gì diễn ra mà bị học sinh hoặc ai đó đăng tải lên trang mạng xã hội thì mọi mũi dùi đều hướng về phía chúng tôi.

Giáo viên đi làm đến quyền phê bình học sinh cũng bị tước mất, vì xã hội cho rằng việc làm nhằm bêu giếu, hành vi phi giáo dục và tạo nên sự hằn học, tâm lý chống đối. Tôi chẳng biết nó phi giáo dục ra sao nhưng bao nhiêu thế hệ học trò cũ của tôi từng “bị” như vậy nhưng chúng vẫn lớn lên, thành công và nhớ đến tôi bằng những câu chúc trong những dịp lễ tết.

Ngày xưa tôi phạt học sinh nhiều lắm, chúng rất sợ nhưng tuyệt nhiên chẳng ai ghét bỏ cô giáo của mình và tất nhiên không bao giờ có chuyện vô lễ với giáo viên như ngày nay. Phải chăng hành vi được cho là “phi giáo dục” không thực sự “phi giáo dục” và chiều ngược lại cũng đúng với một vài hành vi được xem là chuẩn giáo dục.

Phụ huynh thì bênh vực con cái vô điều kiện, từ vết xước ngoài da đến việc bị điểm thấp cũng là lỗi của giáo viên, là do giáo viên “trù”, giáo viên không sát sao, quan tâm… Tôi may mắn trong quá trình giảng dạy chưa gặp những trường hợp phụ huynh gây khó dễ nhưng đồng nghiệp của tôi không ít người dính phải.

Một thầy giáo cùng trường cũ của tôi trong lúc nóng giận đã không kiềm chế được mà có lẽ quá lời với một em học sinh. Phụ huynh của em ấy biết được lên trường làm ầm ĩ nơi phòng hiệu trưởng, kêu thầy chèn ép làm ảnh hưởng tâm lý con họ.

Cuối cùng thầy giáo bị viết bản kiểm điểm bởi hành vi thiếu chuẩn mực của nhà giáo với học sinh. Ngoài thầy thì nhiều trường hợp khác tôi biết đã phải hạ thi đua, luân chuyển công tác, thậm chí là buộc thôi việc bởi những lỗi lầm tương tự.

Ai sẽ bảo vệ chúng tôi?

Hình ảnh nhóm học sinh dồn nữ giáo viên vào góc tường, liên tục xúc phạm. (Ảnh cắt từ clip)

Hình ảnh nhóm học sinh dồn nữ giáo viên vào góc tường, liên tục xúc phạm. (Ảnh cắt từ clip)

Trong tâm thế của một nhà giáo, chúng tôi luôn tự rèn bản thân phải điều chỉnh hành vi cho chuẩn mực, thế nhưng càng rèn thì xã hội càng ép chúng tôi vào bước đường cùng. Có lẽ hình ảnh người giáo viên ở Tuyên Quang bị học sinh ép vào góc lớp kia sẽ trở thành nỗi ám ảnh mãi về sau.

Giáo viên chúng tôi cũng chỉ là con người, cũng nhọc nhằn những gánh nặng mưu sinh với áp lực cơm áo gạo tiền, áp lực công việc chẳng thể tránh đôi khi nặng lời, trách móc học sinh hư. Sự nóng giận nhất thời này sẽ hứng hậu quả bị xã hội lến án, khắt khe hơn. Còn với học sinh sai phạm thì những hành vi dù có khó chấp nhận ra sao vẫn luôn được tha thứ dễ dàng bởi lý do còn trẻ, chưa trưởng thành.

Như trong vụ việc những học sinh cấp hai ở Sơn Dương (Tuyên Quang) ai sẽ là người đứng ra bảo vệ giáo viên và chúng tôi được phép làm gì để tự vệ cho chính bản thân mình. Sau vụ việc này ngoài việc sợ học sinh quay clip cắt xén để đưa thông tin một chiều lên mạng, tôi lại thêm nỗi sợ bị hành hung bởi chính những đứa học trò ngày ngày mình dạy học.

“Tôn sư trọng đạo giờ đây xa vời lắm, cố gắng an phận chờ đến ngày về hưu thôi”, câu nói của người đồng nghiệp trước ngày bị luân chuyển công tác khi một lần không kiềm chế được trước hành vi hỗn hào của học sinh khiến tôi ngậm ngùi. Nghề giáo của chúng tôi giờ đáng sợ thế sao?

MỸ TRÂN (Giáo viên)

Toàn cảnh vụ việc cô giáo ở Tuyên Quang bị học sinh lăng mạ, ném dép vào đầu đến mức ngất xỉu

Đông | SH   SohaVụ việc cô giáo Tuyên Quang hiện nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Đoạn clip cô giáo bị học sinh bạo hành được lan truyền

Chiều 4/12, mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại hình ảnh một nhóm học sinh dồn cô giáo vào góc lớp, kèm theo đó là những tiếng chửi bới. Trước hành vi thiếu giáo dục của nhóm nam sinh, nữ giáo viên này không dám chống cự mà chỉ dùng điện thoại để ghi lại.

Thậm chí một học sinh trong lớp còn nằm lăn ra đất nhằm "vu oan" cho giáo viên, kèm với đó là những tiếng chửi tục, cười đùa phản cảm của nhiều học sinh.

Tối 4/12, ông Giang Tuấn Anh - Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) xác nhận thông tin nhóm học sinh dồn cô giáo vào trong góc tường xúc phạm diễn ra tại trường THCS Văn Phú.

Toàn cảnh vụ việc cô giáo ở Tuyên Quang bị học sinh lăng mạ, ném dép vào đầu đến mức ngất xỉu - Ảnh 1.

Cô giáo bị học sinh ép vào góc tường, chửi bới

Sau đó, mạng xã hội lại tiếp tục lan truyền clip hơn 4 phút liên quan tới vụ việc này. Clip mới này tiếp tục ghi lại cảnh nữ giáo viên bị nhiều học sinh bao vây, tấn công. Vì cửa bị khóa nên cô không thể đi ra ngoài. Một nhóm khác còn ngang nhiên ném giấy lên mặt cô giáo và nhét rác vào cặp khiến nữ giáo viên khó chịu. Đỉnh điểm, một chiếc dép ném trúng trán khiến cô choáng váng vài giây rồi lăn ra ngất xỉu.

Thấy vậy một nhóm học sinh hốt hoảng bỏ chạy, còn một nhóm đứng đó quan sát và quay lại clip. Suốt clip, nữ giáo viên này chỉ "đứng yên chịu trận".

Ngay sau clip nữ giáo viên ngất xỉu vì bị học sinh chốt cửa, ném dép vào người, mạng xã hội lại tiếp tục lan truyền đoạn clip thứ 3 ghi lại cảnh cô giáo này cầm dép đuổi đánh lại học sinh. Học sinh cả nam lẫn nữ chạy từ góc này sang góc khác. Thậm chí, một học sinh bị đuổi đánh đã cầm chiếc ghế ném vào người cô giáo.

Không biết đoạn clip xảy ra trước hay sau 2 clip cô bị học sinh dồn vào góc lớp, rồi ném dép trúng đầu đến mức ngất xỉu. Kết thúc clip, đa số học sinh chạy ra ngoài và chốt cửa lại, nhốt cô và hai bạn khác trong lớp.

Toàn cảnh vụ việc cô giáo ở Tuyên Quang bị học sinh lăng mạ, ném dép vào đầu đến mức ngất xỉu - Ảnh 2.

Cô giáo cầm dép đuổi đánh lại học sinh

Cô giáo trong clip từng bị phạt vì phát ngôn "chợ búa"

VTC News đưa tin, ông Bùi Xuân Lượng - Chủ tịch UBND xã Văn Phú, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) thông tin sự việc giáo viên bị nhóm học sinh dồn đến góc lớp, ném dép vào mặt khiến cô giáo ngất xỉu xảy ra tại lớp 7C, trường THCS Văn Phú. Nữ giáo viên trong video dạy môn Âm nhạc tại trường.

"Chuyện xuất phát từ hai phía. Cô giáo dạy Âm nhạc từng nhiều lần có phát ngôn 'chợ búa', không chuẩn mực khi giao tiếp với học sinh. Cô cũng mới bị trường cảnh cáo vì hành vi này", ông Lượng chia sẻ thêm.

Ông thừa nhận, nhóm học sinh trường THCS Văn Phú có thái độ không tôn trọng cô từ trước. Đến hôm vụ việc xảy ra, cô có hành vi và phát ngôn chưa phù hợp, dẫn đến các em phản kháng thiếu chuẩn mực.

Xã đã mời cơ quan chức năng, công an huyện Sơn Dương cùng phụ huynh những học sinh liên quan tới trường làm việc vào ngày 2/12. Vào thời điểm đó, nhà trường phạt các em học sinh bằng cách viết bản kiểm điểm.

Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo "nóng"

Liên quan đến vụ việc này, sáng 5/12, đại diện lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang đã yêu cầu cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý vụ việc. UBND tỉnh đã giao cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh và xử lý vụ việc theo đúng quy định.

Đại diện Sở GD&ĐT Tuyên Quang cũng đã nắm được thông tin, nhưng nói vụ việc không thuộc thẩm quyền phân cấp quản lý. Vậy nên, sở đã đề nghị UBND huyện Sơn Dương, công an xác minh làm rõ nguyên nhân sự việc.

UBND huyện Sơn Dương báo cáo về vụ việc

Theo báo cáo của UBND huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), nguyên nhân của vụ việc xuất phát từ khúc mắc giữa cô và trò trong giờ học. Sự được xảy ra vào 10h30 ngày 29/11 tại trường THCS Văn Phú, vào giờ học tiết 3 môn Âm nhạc ở lớp 7C do giáo viên P.T.H. (SN 1985) giảng dạy. Tuy nhiên, phải tận đến chiều 4/12 mới "vỡ lở".

Thời điểm trên, thấy một số học sinh vẫn ở ngoài chưa vào lớp học, cô H. nhắc nhở thì một vài học sinh phản ứng. Trong giờ học, một vài học sinh xin ra ngoài nhưng cô H. không đồng ý. Sau đó giữa giáo viên và học sinh có khúc mắc trong giờ học.

Sau giờ dạy tiết 3 của lớp 7C, cô H. sang dạy tiết 4 tại lớp 6A. Sau tiết học, một số học sinh lớp 7C sang lớp 6A tiếp tục có phát ngôn và hành vi thiếu chuẩn mực đối với cô H.

Ngay khi nắm được thông tin, UBND huyện đã yêu cầu đơn vị liên quan kiểm tra xác minh, giải quyết thông tin sự việc và báo cáo. Trước đó vào ngày 30/11, Phòng GD&ĐT, Công an huyện và các cơ quan chức năng làm việc và yêu cầu trường THCS Văn Phú họp, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của giáo viên, học sinh và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định.

Ngày 1/12 và 2/12, trường THCS Văn Phú yêu cầu giáo viên, học sinh liên quan tường trình sự việc, xác định mức độ của hành vi để đưa ra phương án xử lý theo quy định.

Ngày 5/12, UBND huyện chỉ đạo nhà trường xem xét giải quyết sự việc, chỉ đạo các đơn vị liên tiếp tục xác minh, giải quyết, xem xét xử lý đối với cá nhân, tập thể liên quan tới vụ việc. Sau khi có kết quả giải quyết, UBND huyện sẽ có báo cáo gửi lên UBND tỉnh và các cơ quan theo quy định.

Lời kể của nữ giáo viên

Cũng trong ngày 5/12, trao đổi với Tiền Phong , cô giáo P.T.H. kể lại rằng, ngày 29/11 vào tiết dạy môn Nghệ thuật tại lớp 7C, cô nhắc nhở hai học sinh đang ngồi ghế đá vào lớp nhưng các em không nghe, thậm chí có nói lời lẽ ngỗ ngược. Một số học sinh khác còn chạy ra ngoài khi chưa có sự đồng ý của cô.

Khi cô H viết trên bảng, một số học sinh xóa, không cho cô dạy. Sau đó, học sinh bao vây cô, có em vứt khăn lau bảng vào mặt cô H… Sau khi hết giờ, học sinh chốt cửa, nhốt cô H. vào trong lớp. Một nam sinh nhảy lên đạp vào bụng cô, một số em khác liên tiếp đấm vào người. Phát hiện vụ việc, bảo vệ đến yêu cầu học sinh mở cửa, sau đó lớp giải tán.

Toàn cảnh vụ việc cô giáo ở Tuyên Quang bị học sinh lăng mạ, ném dép vào đầu đến mức ngất xỉu - Ảnh 3.

Nữ giáo viên tường thuật lại vụ việc

"Đến hết tiết 4 cùng ngày, khi vừa dạy ở lớp 6A xong, các em lớp 7C lại kéo sang, chửi bới, đóng cửa không cho tôi ra ngoài. Do dồn nén nên tôi đã có lời lẽ và phản ứng lại đối với các học sinh. Sau đó, một số học sinh lấy quả tạ cát trong ngăn bàn, lấy dép ném trúng đầu khiến tôi ngất đi" , cô H nói.

Bộ GD&ĐT chỉ đạo khẩn

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh đã ký công văn gửi UBND tỉnh Tuyên Quang ngay trong đêm 5/12 về vụ việc này. Bộ đánh giá đây là hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận nên đề nghị tỉnh Tuyên Quang xác minh, xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm của các cá nhân và tập thể liên quan.

Bộ đề nghị UBND tỉnh Tuyên Quang tiếp tục chỉ đạo, xác minh, làm rõ vụ việc. Trên cơ sở đó, có hình thức xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm với các cá nhân và tập thể liên quan (giáo viên, học sinh, lãnh đạo trường, đơn vị quản lý giáo dục huyện và các cá nhân, đơn vị liên quan khác).

Bộ GD&ĐT yêu cầu Sở GD&ĐT rút kinh nghiệm sâu sắc từ vụ việc, đồng thời tập trung tăng cường công tác quản lý và đánh giá giáo viên; xây dựng đội ngũ nhà giáo; tăng cường kỷ cương trường học, xây dựng văn hóa học đường.

"Yêu cầu Sở GD&ĐT Tuyên Quang thông báo kết quả về Bộ GD&ĐT trước ngày 29/12", Bộ GD&ĐT nêu rõ.

Công an đến trường làm việc

Theo Tiền Phong , chiều 6/12, tại trường THCS Văn Phú, công an huyện Sơn Dương xuất hiện và có buổi làm việc với nhà trường liên quan đến vụ cô giáo P.T.H. bị nhóm học sinh dồn vào góc tường, xúc phạm.

Lấy lý do làm việc với cơ quan chức năng, Hiệu trường trường THCS Văn Phú "khất" chưa thể cung cấp thông tin, liên quan vụ việc cô giáo P.T.H. bị nhóm học sinh dồn vào góc tường, lăng mạ, xảy ra vào ngày 29/11.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn: Học sinh nhốt cô giáo là "không thể chấp nhận được"

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/12, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ đã đề nghị UBND tỉnh Tuyên Quang tiếp tục chỉ đạo, xác minh, làm rõ vụ việc nhóm học sinh có hành vi dồn cô giáo vào góc tường và buông lời xúc phạm.

Thứ trưởng đánh giá đây là việc rất nghiêm trọng, không thể chấp nhận được. ần làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ việc, do giáo viên hay học sinh, hay thuộc trách nhiệm của nhà trường, để chấn chỉnh, xử lý nghiêm, rút kinh nghiệm sâu sắc.

Theo ông, các biện pháp kỷ luật học sinh chỉ áp dụng với vụ việc cụ thể. Do đó, ngành giáo dục, địa phương, phụ huynh, thầy cô cần tìm giải pháp căn cơ, lâu dài.

Toàn cảnh vụ việc cô giáo ở Tuyên Quang bị học sinh lăng mạ, ném dép vào đầu đến mức ngất xỉu - Ảnh 4.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu chiều nay

Thông tin đang được tiếp tục cập nhật...

Tổng hợp



Bắt nạt giáo viên

Khanh Huỳnh

Luật sư

Mọi mâu thuẫn giữa mối quan hệ giáo viên - học sinh - phụ huynh đang được giải quyết bằng lệ, chứ không phải luật.

Trước những hình ảnh cả nhóm học sinh lớp 7 tấn công bạo lực cô giáo và cả những hình ảnh cô giáo cầm dép ném vào học sinh, dư luận cả nước đã sục sôi. Ngay cả những bài báo đưa tin về sự việc này cũng tràn đầy những lời bình luận, mà trong đó cả trăm lời bình luận là của các bạn đọc phản bác quan điểm của nhau.

Đại khái có ba luồng ý kiến: học sinh nổi loạn cần cho vào trường giáo dưỡng, gia đình hở tí là đòi giáo viên phải trả giá, cô giáo có lỗi khi bạo lực với học sinh. Ai cũng tìm ra kẻ có lỗi, và ai cũng kiên quyết kêu gọi thực hiện những biện pháp mình đưa ra. Học sinh phải vào trường giáo dưỡng, cô giáo nên nghỉ việc, cha mẹ cần để yên cho giáo viên dạy dỗ con mình.

Việc này phản ánh tư duy "trắng đen", "báo thù" của nhiều người. Hễ có kẻ sai thì những người còn lại sẽ đúng. Hễ có kẻ sai thì phải trừng phạt. Không ai chấp nhận thực tế là một sự việc có thể có nhiều bên có lỗi, và xử phạt không phải là "báo thù", mà là sự cải tạo hành vi.

Những sự việc gây choáng váng kiểu này không chỉ diễn ra ở Việt Nam. Ai cũng nhanh chóng chỉ về phía Hàn Quốc đã có một bộ luật bảo vệ giáo viên. Cụ thể bộ luật đó gồm những gì?

Trước đây, tại Hàn Quốc, giáo viên nào bị cha mẹ học sinh phàn nàn là lạm dụng con họ thì sẽ bị nghỉ dạy. Cha mẹ học sinh sử dụng điều luật này để hoang báo, vu oan cho các giáo viên mà họ không thích.

Luật mới yêu cầu giáo viên không bị nghỉ dạy ngay lập tức mà phải có một cuộc điều tra kỹ lưỡng. Giáo viên bây giờ được phép đuổi học sinh gây gián đoạn giờ học ra khỏi lớp mà không bị cho là lạm dụng học sinh. Các cuộc gọi của cha mẹ tới giáo viên đều được ghi âm, thậm chí bot máy tính còn được dùng để xét duyệt các nội dung phàn nàn của cha mẹ học sinh. Đại khái là cha mẹ học sinh mà dọa rằng họ sẽ đánh, hay làm cho lãnh đạo sa thải giáo viên, thì phần mềm sẽ lọc lại phần đó để giáo viên khỏi phải nghe khi trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh.

Tôi thấy quy định mới chỉ đưa ra một thứ mà nhẽ ra phải được làm từ lâu, là có cáo buộc lạm dụng thì phải điều tra trước cái đã. Ai hoang báo thì phải nhận hậu quả của cái sự hoang báo của mình. Đó là những thứ cơ bản nhất trong luật pháp.

Ở nước ta, vấn đề nằm ở chỗ chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết những mâu thuẫn trong mối quan hệ giáo viên - học sinh - cha mẹ học sinh. Ngày xưa, lúc mà tôi còn đi học hồi thế kỷ trước, mối quan hệ hành xử theo lệ. Cái lệ đó là giáo viên được dùng vũ lực, giáo viên luôn đúng, con bị giáo viên đánh mà mách cha mẹ thì cha mẹ sẽ đánh thêm.

Hơn nữa, lúc đó chẳng có ghi âm, quay phim, mạng xã hội. Giáo viên là to, nói gì cũng sẽ đúng, học sinh bị đánh mà giáo viên nói là không có thì sẽ là không có.

Bây giờ thì những chiếc điện thoại và camera tạo điều kiện để các sự kiện được phô bày rõ rệt. Các hành động của cả giáo viên lẫn học sinh đều bị quay lại, nhưng một số người không thích nghi nổi với thực tế phũ phàng. Ai ai cũng phải tìm ra được người cái lỗi, và không thể chấp nhận sự thực là lỗi thuộc về nhiều người. Quan trọng hơn, rất nhiều người không xuất hiện trong thước phim đó cũng có lỗi, thậm chí rất nhiều là khác.

Đó có thể là cách hành xử của nhà trường khi có đơn khiếu nại cô giáo. Đó có thể là các cấp quản lý đã không giúp nhà trường nhanh chóng điều tra, điều chuyển, hay kỷ luật cô giáo, nếu phù hợp.

Đó có thể là nhà trường đã không tìm hiểu xem liệu học sinh đã có hành động bạo lực với cô giáo trước khi những thước phim đó được quay lại. Đó có thể là cơ quan chức năng đã nhận được đơn khiếu nại của cha mẹ học sinh nhưng không điều tra. Đó có thể là cha mẹ đã không nói chuyện, không cho con hay rằng không thể dùng bạo lực với cô giáo.

Mỗi một bộ phim được làm ra không phải bởi những diễn viên xuất hiện trên màn hình, mà nó được làm ra bởi rất nhiều người khác nhau. Đoạn video này, tuy không được đạo diễn và chỉ là hình ảnh của đời thực, nhưng vẫn là kết quả của rất nhiều người tham gia "sản xuất". Nếu như các bộ phim được đem ra công chiếu có cả một phần "ghi công" dài dằng dặc, thì đoạn video kinh khủng này cũng có sự "đóng góp" của rất nhiều người.

Cái thực sự cần là một bộ quy định hợp tình hợp lý để quản lý mối quan hệ giáo viên - học sinh - cha mẹ học sinh. Giáo viên không được dùng bạo lực, nhưng phải được phép yêu cầu học sinh ra khỏi lớp khi gây ồn.

Các loại hình phạt dành cho học sinh vi phạm kỷ luật phải nghiêm túc hơn, như là cấm túc, lao động công ích, học thuộc lòng các đọan luật pháp hay bài giảng nói về cách hành xử đúng mực của học sinh.

Cha mẹ học sinh phải được phép khiếu nại, nhưng phải có bằng chứng rõ ràng, và nếu cơ quan luật pháp xác định là hoang báo thì phải bị xử phạt.

Quan trọng hơn là cần phải có cơ cấu để thực hiện các quy định này. Cơ quan giáo dục có cần một bộ phận chuyên điều tra các khiếu nại? Các cơ quan luật pháp phải vào cuộc khi được yêu cầu. Cha mẹ học sinh cũng phải nhận được thông báo cụ thể về hậu quả nếu họ hoang báo, và nếu con họ vi phạm kỷ luật.

Còn những ai không "tham gia sản xuất" các bộ phim nói trên thì nên xem xét lại bản thân mình để làm đúng trách nhiệm của mình. Nếu bạn là giáo viên thì nên học hỏi cách không sử dụng bạo lực. Nếu bạn là cha mẹ học sinh thì nên dành thời gian dạy dỗ con. Nếu bạn là học sinh thì bạn nên học cách giải quyết mâu thuẫn mà không dùng bạo lực.

Cái khó nhất là vế cuối, bởi các em học sinh còn nhỏ nên khó có thể chấn chỉnh bản thân. Đây chính là cái mà mỗi chúng ta có thể giúp các em, bằng cách làm tấm gương sáng, đừng mỗi thứ lại giành phần lợi về bản thân, nuông chiều cảm xúc nóng vội của mình.

Khanh Huỳnh

Độc giả Khanh Huỳnh hiện là luật sư nhiều năm kinh nghiệm, đang sinh sống và làm việc tại Mỹ

Kẻ sát hại 3 người ở Cà Mau khai lý do gây án

CÀ MAUBùi Vũ Khoa, 23 tuổi, khai giết vợ hờ đang mang thai và cha mẹ của chị này để "giải thoát cho hai vợ chồng".

Ngày 12/12, Khoa bị Công an tỉnh Cà Mau khởi tố về tội Giết người và Cướp tài sản.

Bị can khai vợ chồng không có nghề nghiệp ổn định, sống nhờ vào gia đình chị này ở ấp Láng Cùng, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, nên "cảm thấy không được tôn trọng". Khoa nói anh ta thường bị gia đình nhà vợ "nói nặng nói nhẹ" nên uất ức

Bị can cũng khai vợ từng có ý định tự tử, nhưng anh ta khuyên chờ sinh con rồi đi kiếm việc làm. Ngày qua ngày, nỗi uất trong lòng càng lớn, bị can có ý định giết vợ rồi tự tử để giải thoát cho cả hai nhưng sau khi gây án anh ta lại không có can đảm tự tử.

Bùi Vũ Khoa tại cơ quan điều tra. Ảnh:Công an cung cấp

Bùi Vũ Khoa tại cơ quan điều tra. Ảnh:Công an cung cấp

Nhà ông Thanh, 69 tuổi, cha vợ của Khoa, làm vuông tôm, cách nhà hàng xóm gần nhất khoảng 40 m, cách nhà em ruột chừng 80 m, xung quanh um tùm, nhiều cây cối. Vợ chồng ông Thanh có 5 người con, đã sống riêng.

Khoảng 7h ngày 26/11, Khoa siết cổ vợ trong phòng riêng, lấy mền đắp lên thi thể. Anh ta định giết cha mẹ vợ nhưng không thành do cả nhà tổ chức ăn uống trưa hôm đó. Mọi người hỏi vợ đâu, Khoa nói mệt cần nghỉ ngơi nên không ai nghi ngờ.

Đến 16h, sau khoảng hai tiếng mọi người đã về hết, Khoa thấy mẹ vợ đang dọn dẹp sau nhà, còn ông Thanh nằm trong phòng ngủ nên sát hại cả hai. Một trong hai nạn nhân bị hắn kéo xác ra vườn, gần vuông tôm.

Khoa lục lấy điện thoại, 55 triệu đồng rồi lái xe máy của ông Thanh rời nhà. Hắn bắn tin với hàng xóm rằng gia đình ông Thanh đi vắng nên nhà đóng cửa.

Những ngày sau đó, con gái ông Thanh gọi điện thoại tìm nhưng Khoa bắt máy nói cha mẹ vợ đã đi du lịch.

Trưa 4/12, con gái và hàng xóm đến nhà tìm nhưng không ai trả lời. Mọi người phá cửa xông vào phát hiện sự việc.

Công an tỉnh Cà Mau sau đó đã bắt Khoa khi anh ta đang lái xe lẩn trốn tại xã Định Bình, TP Cà Mau.

Ba thi thể trong nhà

Thi thể ông Thanh, 69 tuổi cùng vợ và con gái mang thai được phát hiện tại nhà riêng sau gần một tuần mất liên lạc, con rể hờ của ông này hiện không thể 


Hơn 1.000 học sinh Gia Lai bị cong vẹo cột sống do thieu an

Khám sàng lọc hơn 1.900 học sinh 5 trường tiểu học, THCS tại huyện Chư Păh, Chư Prông và Ia Pa, các bác sĩ ghi nhận 1.139 cháu có dấu hiệu cong vẹo cột sống.

Ngày 13/12, ông Hồ Ngọc Gia, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Gia Lai, cho biết thông tin trên, thêm rằng các cháu được bác sĩ khám sàng lọc bệnh học đường gồm dinh dưỡng, tật khúc xạ, răng hàm mặt, gù vẹo cột sống.

"Cong vẹo cột sống là bệnh tật gặp nhiều nhất trong số các bệnh học đường, đáng báo động và cần phòng ngừa, can thiệp kịp thời", ông Gia nói.Thiee

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do tư thế ngồi học không đúng, mang vác quá nặng hoặc kích thước bàn ghế học không phù hợp với lứa tuổi, bệnh còi, suy dinh dưỡng... Ngoài ra, ánh sáng phòng học không đủ, quy cách và kích thước bàn ghế không còn phù hợp với sự phát triển thể lực của học sinh còn dẫn đến tật khúc xạ.

Bệnh tật học đường ảnh hưởng đến hoạt động và ngoại hình của học sinh, gây biến dạng lồng ngực, suy giảm chức năng tim, phổi, khung chậu... Do đó ông Gia đề nghị nhà trường và cha mẹ học sinh quan tâm, nhắc nhở, điều chỉnh tư thế ngồi học cho các con.

Đây là lần đầu tiên Gia Lai khảo sát và ghi nhận tình trạng cong vẹo cột sống của học sinh trên địa bàn.

Hơn một nửa học sinh ở Gia Lai được khám có dấu hiệu cong, vẹo cột sống. Ảnh: Ngọc Oanh

Nhiều học sinh ở Gia Lai có dấu hiệu cong, vẹo cột sống khi được bác sĩ khám sàng lọc tại trường. Ảnh: Ngọc Oanh

Ông Trần Bá Công, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai, cho biết hiện nay nhiều trường trên địa bàn vẫn còn sử dụng bộ bàn học được đóng bằng gỗ từ 20 năm trước. Trong khi đó, đời sống thay đổi, thể chất, chiều cao của học sinh cải thiện nên không còn phù hợp. Một số trường chủ động cải tạo bàn ghế bằng cách đóng thêm vào chân bàn, chân ghế một số khúc gỗ ngắn để các em có thể ngồi học thoải mái hơn.

Để khắc phục tình trạng bệnh học đường gia tăng, theo ông Công, ngành giáo dục Gia Lai thay thế dần trang thiết bị cho các trường trong thời gian tới. Giáo viên, nhân viên y tế trường học được tập huấn để hướng dẫn học sinh về cách ngồi, đứng, nâng vác đồ vật, bài tập thể dục phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khi bị cong, vẹo cột sống.

Theo Bộ Y tế, cong vẹo cột sống là bệnh nặng nhất trong lĩnh vực cột sống, tỷ lệ mắc 0,5-1% dân số. Bệnh thường gặp ở người dưới 18 tuổi, trong đó nhóm 4-10 tuổi mắc nhiều nhất. 80-85% trường hợp bị vẹo cột sống không rõ nguyên nhân, một số bị bệnh bẩm sinh, hoặc mắc bệnh khác liên quan tới thần kinh - cơ. Nhiều trường hợp bị vẹo cột sống do ngồi sai tư thế lâu ngày.

An Min



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Đưa nàng lên đỉnh [15.08.2022 19:48]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ
5 người Việt bị bạn hùn hạp gốc Mỹ gốc Hoa đầu độc cyanure rồi tự sát trên quê hương hải tặc để xóa nợ

     Đọc nhiều nhất 
[Đã đọc: 346 lần]
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ [Đã đọc: 321 lần]
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư [Đã đọc: 306 lần]
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên. [Đã đọc: 287 lần]
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui [Đã đọc: 249 lần]
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80 [Đã đọc: 244 lần]
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm [Đã đọc: 188 lần]
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng! [Đã đọc: 187 lần]
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi [Đã đọc: 143 lần]
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 78 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.