Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 24895666

 
Góc thư giãn 01.05.2024 13:31
Từ bán biển đến cho thuê rừng cho kẻ thù truỳền kiếp, VC coi giang san chẳng ra gí!
13.02.2010 05:42

Cho Trung Quốc thuê rừng biên giới

Thông tin về việc hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh đã cùng với nhiều tỉnh khác âm thầm cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) để trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 305 nghìn ha, trong đó Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 nghìn ha, ở các tỉnh miền biên giới.

RFA photo from gis.chinhphu.vn

Bản đồ vùng biên giới Lạng Sơn, Quảng Ninh và Trung QuốcMặc Lâm theo dõi câu chuyện qua bài phỏng vấn Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người cùng với Trung Tướng Đồng Sĩ Nguyên vừa gửi kiến nghị lên Ban Bí Thưyêu cầu làm rõ việc này.

Hơn 300 nghìn ha rừng đầu nguồn

Mặc Lâm: Thưa Thiếu Tướng, cám ơn ông đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Thưa ông, mới đây có thông tin cho biết mười tỉnh dọc biên giới và có tỉnh ở đầu nguồn đã âm thầm cho Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê rừng trong thời hạn 50 năm. Thiếu tướng cùng với Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã gửi thư kiến nghị lên thủ tướng chính phủ, xin ông cho biết thêm một ít chi tiết về việc này.

Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Cái này là do các tỉnh họ làm. Tất nhiên trách nhiệm thuộc về Thủ tướng vì thủ tướng không quản lý được nên các tỉnh cứ bán đi.

Cái này là do các tỉnh họ làm. Tất nhiên trách nhiệm thuộc về Thủ tướng vì thủ tướng không quản lý được nên các tỉnh cứ bán đi.
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Mặc Lâm: Vâng thưa Thiếu tướng, theo văn bản mà chúng tôi được biết thì số lượng rừng đầu nguồn cho các nước thuê lên tới 264 ngàn héc ta rừng đầu nguồn. Động thái này quá nguy hiểm và ai cũng thấy rằng khi cho thuê rừng đầu nguồn như vậy thì hạ nguồn sẽ gặp khó khăn nhất là vấn đề chặt cây, phá rừng ô nhiễm môi trường và an ninh quốc phòng. Thông tin mà Thiều tương nhận được thì độ khả tín có cao hay không thưa ông?

Sông Kỳ Cùng chảy qua bản Phạc Giàng, Tỉnh Lạng Sơn
Sông Kỳ Cùng chảy qua bản Phạc Giàng, Tỉnh Lạng Sơn
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Anh hỏi là nó có chính xác hay không ? Cái này là lá thơ đầu tiên của đồng chí Đồng Sỹ Nguyên phát hiện tỉnh Quảng Ninh và Nghệ An bán thôi, thì báo cáo lên Bộ Chính Trị thì bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn mới cử đoàn liên ngành đi kiểm tra các tỉnh thì sau khi về kết luận là như thế. Đây là kết luận của bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chứ không phải tự ai nghĩ ra đâu. Chúng tôi cũng căn cứ vào cái báo cáo này của ông Bộ trưởng

Mặc Lâm: Thưa Thiếu Tướng nếu độ chính xác 100% như vậy thì thiếu tướng đã hội ý với trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và vấn đề này liên quan đến quốc phòng rất là rõ.

Cái này là lá thơ đầu tiên của đồng chí Đồng Sỹ Nguyên phát hiện tỉnh Quảng Ninh và Nghệ An bán thôi, thì báo cáo lên Bộ Chính Trị thì bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn mới cử đoàn liên ngành đi kiểm tra các tỉnh thì sau khi về kết luận là như thế. Đây là kết luận của bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chứ không phải tự ai nghĩ ra đâu.
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Cả quốc phòng cả tai nạn cho nhân dân ở miền hạ du. Cả cạn nước các nguồn thuỷ lợi. Tôi đã nói đầy đủ trong cái thơ của tôi gửi cho trung ương.

Mặc Lâm: Thiếu tướng đã gửi cho trung ương vậy ông đã nhận được phản hồi hay chưa?

Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Chưa có..chúng tôi gửi, đồng chí Nguyên cũng gửi cho trung ương, tôi cũng gửi cho trung ương phân tích lợi hại. Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên cũng như tôi đề nghị dừng ngay lập tức hay là huỷ những hợp đồng ấy đi. Còn nhà cầm quyền người ta giải quyết như thế nào thì tôi chưa biết

Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng, sau khi cái thư gửi đi nếu không nhận được bất cứ một phản hồi nào từ trung ương như xưa nay thường gặp thì bước kế tiếp sẽ là gì?

Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Thì những việc chúng tôi đã làm thì làm được cả rồi. Gửi cho Bộ Chính Trị, mang lên mạng như ông thấy đó. Chúng tôi chỉ biết làm đến thế thôi chứ làm hơn nữa thì không biết thế nào hơn nữa!

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Việt Nam ngày nay: kẻ ăn không hết, người lần không ra

2010-02-11

Chuyện giàu nghèo trong xã hội Việt Nam ngày thường tuy thấy khá rõ nhưng dù sao thì cũng chỉ một phần. Mãi khi Tết đến thì bức tranh này mới lộ hết những góc cạnh tương phản của nó.

AFP Photo

Người gánh hàng rong đi ngang qua một cửa tiệm sang trọng ở Hà Nội. 12">Mặc Lâm mời quý vị theo dõi những chi tiết sau đây về hố cách biệt giữa giai cấp giàu nghèo hiện nay trong những ngày giáp Tết.

Mua vui bạc tỷ

Giàu nghèo là chuyện muôn thuở trên trái đất này. Người giàu cảm thấy sức mạnh vô tận của đồng tiền mà họ kiếm được cần phải trưng ra với xã hội để chứng tỏ bản lãnh kinh doanh hay tài năng mà họ trui luyện trong nhiều năm mới đạt được trên thương trường hay trong các lĩnh vực nghề nghiệp. Sự thành công của doanh nhân là các viên gạch đầu tiên cho một tòa kiến trúc phát triển của quốc gia. Sự giàu có và phong phú trong cách sống đáng được đề cao như những gương thành công góp phần cho nước giàu dân mạnh.

Tục ngữ ngày trước có câu, kẻ ăn không hết người lần không ra, thì đấy không phải là đẹp đẽ gì.

GS Tương Lai.

Thế nhưng, tài sản kiếm được bằng trí tuệ luôn song hành với sự tiêu xài cũng trí tuệ không kém. Những trò mua vui bạc tỷ thường chỉ cốt khoe mẽ xuất hiện nơi những người mà báo chí xưng tụng là đại gia, chỉ nói lên được tính bốc đồng ngạo mạn và đôi khi trở thành hợm hĩnh. Đối với các đại gia loại này, xã hội thường có cái nhìn khác, thiếu tôn trọng và nhiều khi đi tiến tới mức lên án, dè bỉu.

Báo chí trong những ngày cận Tết đăng tải hai tin được xem là nổi bật. Tin thứ nhất, “đại gia” Phan Văn Toàn (thường được gọi là Toàn đô la) ở phố Đoàn Kết, thành phố Việt Trì, Phú Thọ vừa mua một cây sanh cổ giá 10 tỷ rưỡi đồng để trưng Tết. Có người bàn rằng: Cây càng cổ càng có giá trị nên người chơi cây phải am hiểu và biết cách chăm nó không thì quả là phí vì thường là "đại gia" thì mới mua nổi những cây sanh có giá vài trăm triệu”.

Cây sanh cổ thụ của “đại gia” Phan Văn Toàn. Photo courtesy of ktdt.com.vn
Cây sanh cổ thụ của “đại gia” Phan Văn Toàn. Photo courtesy of ktdt.com.vn
Cái cây đặc biệt giá trị này khiến cho ông Toàn sung sướng bao nhiêu  thì người đọc báo thấy ngậm ngùi bấy nhiêu. Số tiền quá lớn mà ông Toàn bỏ ra dĩ nhiên không làm mất đi phần nào ngân sách nhà nước, cũng không hao hụt ngân quỹ của cái phường mà ông đang sống nhưng nếu có ai đó hỏi ông rằng ông có tốn đồng thuế nào cho cái cây đáng giá 1 triệu hai trăm ngàn đô la này hay không thì chắc là ông không trả lời thỏa đáng.

Chuyện thứ hai là một đám cưới tại thành phố HCM khiến người bên đường tưởng đang tham dự một cuốn phim tại Hollywood. Tất cả tổng cộng hơn 10 chiếc Roll Royce đưa đón cô dâu. Những gì xa hoa nhất, sang trọng nhất đều thể hiện trên đám cưới này. Hơn 1 triệu đô la cho một đám cưới tại Sài Gòn vào đầu năm 2010 không phải là chuyện dễ gặp và người dân cứ mãi xì xào trước sự hào nhoáng của vị đại gia này.

Khi xe Roll Royce bắt đầu thay thế cho những chiếc mô tô phân khối lớn trên đường phố trong những dịp lễ lạc thì người dân có quyền hy vọng rằng đất nước đã bắt đầu thay da đổi thịt. Nhưng khi những chiếc xe cực kỳ đắt giá này chỉ dùng trong phạm vi gia đình thì hố giàu nghèo đã trở thành hội chứng. Tiêu chuẩn một tháng kiếm được 200.000 đồng được xem là nghèo như nhà nước báo cáo cho các định chế quốc tế về xóa đói giảm nghèo của Việt nam thì rõ ràng xã hội Việt nam không có người nghèo hay người nghèo rất ít. Và cũng tương tự như thế, nếu lấy trị giá số tiền mua một chiếc Roll Royce nhân lên mười như trong đám cưới vừa nhắc tới thì chủ nhân của chúng có quyền hãnh diện cho rằng mình là người giàu không nhất thì cũng về nhì.

Bắt ốc – Đong gạo

Hai trăm ngàn một tháng lương và một cây sanh hơn 10 tỷ thì cái khoảng cách ấy bao lớn? Không mấy ai đo khoảng cách này bằng tiền mà chính xác hơn là phải đo bằng nhãn quan xã hội. Ông Phan Văn Toàn có toàn quyền mua cái cây mà ông thích, nhưng chính phủ và trí thức phải có bổn phận phân tích sự chênh lệch này do đâu mà có. Và bằng cách nào để giảm thiểu hố ngăn cách này qua các nghiên cứu, phân tích thuộc về công việc của nhà nước và trí thức. Ít ra họ phải tìm được biện pháp khả dĩ giảm thiểu hội chứng khoe của từ thành phần giàu có trong xã hội. Nhà giáo Phạm Toàn, một người có nhiều nghiên cứu về hố chênh lệch giàu nghèo cho biết:

“Tôi thấy bất bình ở điều này: Các nhà trí thức không làm một cuộc điều tra nào cả. Họ không để ý người giàu, người nghèo gì nữa đâu. Cái khoảng cách giàu nghèo, sự làm giàu trắng trợn thì các nhà nghiên cứu các sinh viên trẻ tuổi chả có ai buồn để ý cả, đấy mới là cái nguy chứ còn giàu nghèo thì nước nào cũng có. Sự làm giàu bất chính thì nước nào cũng có. Sự hờ hững với người nghèo thì ở đâu cũng có, thế nhưng tầng lớp trí thức thì phải làm cho người ta không hờ hững nữa; đấy là sứ mệnh của anh. Cái đau lòng ở Việt Nam hiện giờ, người có học thì lờ tịt. Tôi chú ý khía cạnh ấy.”

Cái khoảng cách giàu nghèo, sự làm giàu trắng trợn thì các nhà nghiên cứu các sinh viên trẻ tuổi chả có ai buồn để ý cả, đấy mới là cái nguy chứ còn giàu nghèo thì nước nào cũng có.

Nhà giáo Phạm Toàn.

Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Hà Nội nhận xét:

“Gần đây nhất trong những ngày giáp Tết này, những hình ảnh trái ngược càng lộ rõ hơn trên mặt báo. Đương nhiên nếu người ta làm ăn một cách chính đáng thì người ta giàu lên mà khi giàu thì người ta có quyền hưởng thụ. Nhưng đứng về đạo lý xã hội mà nói, nếu như không có một cái nhìn đúng đắn thì nó gây nên một sự bất ổn trong tâm lý xã hội. Tục ngữ ngày trước có câu, kẻ ăn không hết người lần không ra, thì đấy không phải là đẹp đẽ gì.”

GS Tương Lai kể lại một bài báo mà ông cho là điển hình của người nghèo, ông nói:

“Vừa qua một số trang phóng sự trên các báo, trong đó trang phóng sự ảnh trên báo Tuổi Trẻ có đăng bài và hình tựa đề thân cò 76 tuổi, miêu tả một bà cụ 76 tuổi tên Phạm Thị Đoàn ở tình Khanh Hòa phải dầm mình dưới nước biển từ 1 giờ sáng, mò cua bắt ốc để mà đong gạo. Trên bức ảnh đó bà cụ 76 tuổi lưng còng xuống, rất xúc động. Và không phải chỉ có một phóng sự ấy mà còn nhiều phóng sự khác nữa.”

Kết quả là sau khi đăng, bài báo đã nhận được phản hồi hết sức tích cực. Số lượng người biết đến câu chuyện này lên rất cao và người ta đã gửi tới giúp bà cụ một cái Tết ấm áp. GS Tương Lai kể:

“Sau khi tờ báo đưa tin thì bà cụ gọi là thân cò 76 tuổi đó thì nhận được ngay sự hưởng ứng của xã hội. Nhiều người đã gửi tiền gửi quà và nhờ vậy mà bà cụ Đoàn nhận được sự giúp đỡ và năm nay bà cụ có một cái Tết ấm cúng vui vẻ. Vấn đề đặt ra là phải có một đường lối, một quan điểm cho đúng, và trong cái hoạt động văn hóa văn nghệ làm thế nào để đưa cái này lên để cân bằng trở lại nếu không mà cứ đề cao GDP, đề cao cái việc người giàu thì phải hưởng thụ thì nó sẽ đánh mất cái đạo lý dân tộc.”

Nếu những vụ tương tự như bà lão 76 tuổi này xảy ra trước đây thì cơ may mà bà nhận sẽ là rất hiếm. Nhà giáo Phạm Toàn kể lại:

“Ngày trước thì nhà nước còn quy định thí dụ như tấm lòng vàng tặng quà cho dân thì phải tập trung lại một nơi, không cho các tổ chức, các tờ báo, các cá nhân làm nữa. Gặp chuyện lũ rồi mới bắt đầu nới ra, giờ đây không làm xuể nữa. Trước thì phải đưa về một mối là mặt trân tổ quốc thôi. Tức là ngay cả lòng thương cũng được quốc doanh hóa.”

Xe Rolls Royce DropHead trắng trên đường phố Sài Gòn. Photo courtesy of otosaigon.com
Xe Rolls Royce DropHead trắng trên đường phố Sài Gòn. Photo courtesy of otosaigon.com

Ngày nay việc lòng thương được quốc doanh hóa không còn nữa nhưng nhà nước cũng chưa cho thấy mình có cái nhìn toàn cảnh về những hình ảnh trái ngược quá lớn trong xã hội. Những thân cò cặm cụi lượm bao nylon chung quanh những chiếc Roll Royce không thể là hình ảnh đẹp.  Thế nhưng nếu những cây cảnh trị giá 1 triệu 200 ngàn đô la được đóng thuế sòng phẳng thì số tiền an sinh xã hội có thể tăng dần lên để có thể dùng chăm sóc những mảnh đời bất hạnh. Lúc đó cho dù khoảng cách giàu nghèo chưa thật sự rút ngắn đi chăng nữa thì bất công cũng không còn chỗ để mà lộng hành trong một xã hội vốn dĩ còn quá nhiều người cùng khổ.

Thân nhân các nhà tranh đấu đón Tết ra sao?

2010-02-10

Trong những tháng giáp tết, nhiều phiên tòa liên tiếp mở ra xét xử các nhà bất đồng chính kiến với những bản án nặng nề đã khiến dư luận trong và ngoài nước hết sức bất bình.

AFP Photo

Phiên toà xử 6 nhà dân chủ tại HN, người mặc áo vàng là ông Nguyễn Xuân Nghĩa

Trong khi mọi người chuẩn bị Tết một cách rộn ràng thì gia đình của những nhà tranh đấu này đón Tết như thế nào? Mặc Lâm trao đổi với một số thân nhân của họ để biết thêm hoàn cảnh đằng sau những bản án khó quên làm thay đổi những cuộc đời…

Tết Nguyên Đán có lẽ là ngày quan trọng nhất trong năm của toàn thể người Việt. Không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo hay giai cấp, tất cả mọi người cùng hòa vào dòng chảy của niềm hân hoan, chào mừng một mùa xuân mới với hy vọng thay da đổi thịt cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Mùa Xuân với mầm sống mới, đồng nghĩa với hạnh phúc và sum vầy. Cộng đồng quây quần bên nhau, sẵn sàng tha thứ lỗi lầm cũng như chia sẻ những phiền muộn của láng giềng là đặc điểm của tinh thần Việt tộc.

Tâm sự của những người vợ

Thế nhưng, đối với gia đình của các nhà tranh đấu như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Tính, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Kim Nhạc, Vũ Hùng, Phạm Văn Trội, Phạm Thanh Nghiên thì hoàn cảnh có khác. Thân nhân của họ đón tết trong tâm trạng gần như giống nhau: Cô đơn và cảm thấy mệt mỏi trong không khí chung của xã hội.

Có một nỗi buồn giống nhau trong các gia đình này khi người thân của họ hiện đang ngồi trong các trại giam khắc nghiệt và bản thân những người vợ, người mẹ đang thay chồng gánh trọng trách của người chủ gia đình. Tết đối với hầu hết thân nhân của các nhà tranh đấu này đang trở thành thử thách hơn là niềm vui.

dissidents-3-250
Một phiên toà xử 3 nhà bất đồng chính kiến ở HN. AFP photo/Hoang Dinh Nam
Hai năm rồi, chị Nguyễn Thị Huyền Trang, vợ của kỹ sư Phạm Văn Trội chưa được một lần hạnh phúc ngồi chung mâm cơm với chồng. Trong nỗi buồn trên từng lời nói chị cho chúng tôi biết hoàn cảnh gia đình trước ba ngày tết:

"Năm nay là năm thứ hai rồi anh ạ, gia đình em rất là buồn và khó khăn. Phong tục Việt Nam mình thì ngày Tết hàng xóm đến hỏi thăm nhau. Ngày hôm qua thì anh Trội đã chuyển xuống trại giam Ba Sao rồi và chiều hôm qua thì em cũng đã gặp anh ấy.

Các cháu ở nhà thì cũng còn nhỏ lắm nên chưa biết gì nhiều về vấn đề này. Em đi làm, công việc không nặng nhọc gì nhưng đồng lương ít lắm, mẹ con nói chung thì cũng đủ vừa vừa thôi ạ."

Vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, từ Hải Phòng cho biết nhà văn vừa bị chuyển về trại giam Ba Sao, chung một trại giam với linh mục Nguyễn Văn Lý. Bà nói về hoàn cảnh hiện nay của gia đình trong những ngày giáp Tết như sau:

"Gia đình tôi đón Tết rất là buồn. Có một cháu đi làm rất xa một năm mới về nhà một lần. Cháu nhỏ đi học ở Hà Nội, hôm qua cháu có về nhà. Hôm qua tôi có đi thăm anh Nghĩa anh mới chuyển về trại Ba Sao chung với trại cha Lý. Gia đình có người trụ cột mà vắng mặt nên ăn tết không được vui."

Bà Dương Thị Tân

Thầy giáo Vũ Hùng bị bắt vào tháng 9 năm 2008 vì đã kẻ những khẩu hiệu treo ở cầu Thăng Long với những nội dung mà nhà nước cho là khích động quần chúng.

Ông cũng bị kết án vì đã viết thư cho nhiều tổ chức quốc tế tố cáo những hành động đàn áp, bắt giữ, đánh đập, khủng bố tinh thần, và xâm phạm quyền con người của nhà nước Việt nam đối với những người tham gia cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vào cuối tháng Tư năm 2008.

Vợ của nhà giáo Vũ Hùng là chị Lý Thị Tuyết Mai cho biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị hiện nay:

"Nhà em năm nay chưa nghĩ gì tới Tết cả vì bố mẹ em về quê và nhà thì có mấy mẹ con thôi. Em cũng dự định là ngày mai sẽ đi thăm anh ấy. Nói chung là nhà em ở cũng không gần với mọi người lắm nên không có gì. Bạn bè thì cũng chia sẻ và động viên."

Cũng giống như trường hợp của nhà giáo Vũ Hùng nhưng nhà báo tự do Nguyễn Hoàng Hải, còn được biết dưới tên Điếu Cày, tham gia biểu tình chống Trung Quốc nhưng lại bị xử là trốn thuế.

Bà Dương Thị Tân, vợ của nhà báo Điếu Cày cho biết tình trạng hiện nay chính quyền vẫn chưa hoàn toàn để yên cho gia đình bà:

"Về mặt chính quyền thì nếu có cơ hội họ vẫn làm việc với tôi thôi, nhưng về mặt bà con trong khu tôi ở, họ cũng rất quan tâm họ động viên hỏi thăm và họ khuyên mình ráng chịu đựng. Sự bất công luôn luôn có. Tôi cũng xin chuyển lời chúc Tết đến ông Hải. Ông Hải gửi lời thăm anh em bạn bè và nhất là những người quan tâm đến gia đình tôi."

Vì Trung còn ở trong trại giam nên không khí không thể vui vẻ được. Cả bốn người đều kháng án nhưng không biết họ sẽ giải quyết như thế nào.

Bà Lê Minh Tâm

Và tết năm nay, bà và các con sẽ tiếp tục buồn như hai năm qua, bà nói:

"Tôi cũng cố để các con có một cái Tết bình thường nhưng tôi nghĩ sẽ không có điều gì vui cả anh ạ. Các cháu nó buồn lắm. Cuộc sống bây giờ thì họ không gò bó như hồi xưa, cái thời kỳ đến trại theo như lời anh Hải nói. Sức khỏe thì có khá hơn lên chút."

Chung một nỗi buồn

Tâm trạng của những người vợ thì như vậy, còn các bà mẹ thì sao? Vụ án mới nhất gây chấn động cho nhiều tổ chức nhân quyền là vụ án của bốn người bị kết án âm mưu lật đổ chính quyền. Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Duy Thức.

Bản án nặng nề đang ám ảnh lương tâm thế giới. Người trẻ nhất trong vụ này là anh Nguyễn Tiến Trung, sinh năm 1983 bị kêu án 7 năm tù và 3 năm quản chế cho hoạt động kêu gọi tự do dân chủ là điều mà gia đình anh khó lòng chấp nhận. Bà Lê Minh Tâm, mẹ của anh cho biết tâm trạng gia đình bà trong những ngày cận tết:

HCM-Court-01202010-305.jpg
Các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Lê Công Định (từ trái sang), tại phiên tòa ở TP.HCM hôm 20-1-2010.
"Vì Trung còn ở trong trại giam nên không khí không thể vui vẻ được. Cả bốn người đều kháng án nhưng không biết họ sẽ giải quyết như thế nào. Tôi có lên trên tòa hỏi thì người ta bảo là không biết. Vừa rồi trên tờ báo công an thì nói là gia đình bao che, cổ vũ khuyến khích đẩy con cái vào những việc như thế chúng tôi rất lấy làm uất ức nhưng cũng không biết làm thế nào cả."

Có lẽ khác biệt nhất là trường hợp của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, thay vì một bản án cho tội danh tranh đấu vì tự do dân chủ cho Việt Nam bà bị ghép tội cố ý gây thương tích với 42 tháng tù giam.

Ông Đỗ Bá Tân, chồng bà cho chúng tôi biết gia đình ông chuẩn bị đón tết như thế nào khi vợ ông bị tuyên án chỉ vài ngày trước đó:

"Sau buổi xử án tôi bị suy sụp hoàn toàn cho đến hôm nay tôi vẫn còn ám ảnh và làm tôi buồn nhất. Bởi vì vậy còn đâu là không khí Tết nữa hở anh? Còn đâu cái không khí của ngày tết Nguyên Đán mà truyền thống trong những ngày này thì người dân hồ hởi chuẩn bị đón xuân mua cái này cái khác nhưng gia đình tôi thì không được như vậy, tôi rất là đau lòng."

Tất cả những người mà chúng tôi vừa tiếp xúc đều có lời cám ơn đồng bào đã theo dõi và động viên gia đình họ.

Vì thời gian giới hạn nên chúng tôi chỉ xin được gửi đến thính giả lời chia sẻ của chị Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sau đây: Sau buổi xử án tôi bị suy sụp hoàn toàn cho đến hôm nay tôi vẫn còn ám ảnh và làm tôi buồn nhất. Bởi vì vậy còn đâu là không khí Tết nữa hở anh?

Ô. Đỗ Bá Tân

"Qua đài Á Châu Tự Dotôi cũng chẳng biết nói gì hơn tôi cũng cám ơn bà con cũng thương về đất nước, đã chia sẻ nhiều với gia đình chúng tôi về mặt tinh thần. Tôi xin gửi lời cám ơn đồng bào, các cơ quan truyền thông đã quan tâm đến anh Nghĩa cũng như các anh em khác."

Hy vọng rằng sự chịu đựng của gia đình các nhà tranh đấu sẽ là tiếng chuông đánh động xã hội để từ đó cảm thông hơn cho cho sự hy sinh của gia đình họ trong hoàn cảnh nghiệt ngã hiện nay.

Và chúng tôi cũng mong rằng những gia đình này tuy buồn đau nhưng sẽ được bù đắp bởi niềm tin vào một chân lý không thể thay đổi mà người thân của họ đã và đang đeo đuổi.



Tết Hà Nội

2010-02-12

Không giống những nơi khác, Hà Nội vào Xuân thường mang các sắc thái rất riêng cả về thời tiết, phong tục cổ truyền lẫn những sinh hoạt vui Xuân. Những nét riêng ấy bây giờ vẫn còn hay đã phôi pha?

AFP PHOTO/HOANG DINH NAM

Người dân Hà Nội lựa chọn những cây Đào đẹp nhất trong những ngày cận Tết Canh Dần.

Khánh An trò chuyện cùng hai nhà nghiên cứu về Hà Nội để tìm đôi nét phác họa của mùa Xuân Hà Nội bây giờ.

Sắc Xuân

Nói đến Tết, người Hà Nội sẽ nghĩ ngay đến cái không khí se lạnh rất riêng của miền Bắc, những ông đồ ngồi cho chữ, những cành đào mà người miền Nam thường bảo “cành nhiều hơn bông”… Cái đẹp của mùa Xuân Hà Nội là sự kết hợp của cả đất trời, cảnh vật và con người. Nói riêng về sắc Xuân, nhà “Hà Nội học” Nguyễn Vinh Phúc cho rằng đó là một trong những cái còn lại, chưa thay đổi của Hà Nội bây giờ:

Cái còn lại là sắc trời, sắc Xuân, hoa lá, cây cỏ… Nó vẫn có những lăn tăn mưa phùn, heo heo lành lạnh, vẫn là cái sắc Xuân muôn thuở, thành ra vẫn rất gợi cảm.

Ô. Nguyễn Vinh Phúc.

Cái còn lại là sắc trời, sắc Xuân, hoa lá, cây cỏ… Nó vẫn có những lăn tăn mưa phùn, heo heo lành lạnh, vẫn là cái sắc Xuân muôn thuở, thành ra vẫn rất gợi cảm. “Chỉ thấy mưa Xuân phơi phới bay, hoa Xuân lớp lớp rụng rơi đầy”… kiểu như thế đấy.

Bên cạnh sắc Xuân, Hà Nội vẫn còn sót lại những dấu ấn khác của mùa Xuân cũ nhưng theo PGS. TS. Vương Thừa Hỷ, đó giống như những kỷ niệm của quá khứ đang bị lấn chiếm dần bởi những nếp sinh hoạt mới, không còn mang nguyên vẹn ý nghĩa ban đầu. PGS. TS. Vương Thừa Hỷ nhận xét:

Tết Hà Nội bây giờ, những nét cổ kính còn sót lại như một hồi quan của quá khứ. Ví dụ như ra Văn Miếu, vẫn có những cụ đồ ngồi viết thư pháp. Đấy chỉ là những kỷ niệm thôi, còn hiện tại xô bồ đang lấn chiếm đi, ví dụ như những cuộc vui chơi của thanh niên, ca nhạc mới, những mốt mới… Đó là hai mặt của Hà Nội. Tôi cũng không biết đó là tốt hay xấu. Có những cái mất đi, có những cái nảy sinh và tốt xấu lẫn lộn, rất khó để đánh giá vì nó tùy thuộc vào tâm thức, góc nhìn của từng người.

Phố Ông Đồ ở Hà Nội trong những ngày cận Tết Canh Dần. AFP Photo.
Phố Ông Đồ ở Hà Nội trong những ngày cận Tết Canh Dần. AFP Photo.

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cũng có cùng cảm nhận trên khi ông nhận xét về cái còn và cái mất của mùa Xuân Hà Nội xưa. Đối với ông, có những điều nho nhỏ nhưng rất thiêng liêng, đã đi vào trong ký ức tuổi thơ của nhiều người Hà Nội. Bây giờ, những điều đẹp đẽ đó không còn nữa hoặc chỉ còn như một hình thức do nhịp sống mới và những điều kiện của một xã hội hiện đại không cho phép hoặc đã biến đổi chúng.

Trời Xuân thì vẫn thế. Cái biến đổi đó là xã hội và con người. Hà Nội đổi mới nhiều, người ta giàu lên nhiêu cho nên phố phường chật chội, đi lại đâm ra lộn xộn. Nó làm mất phần thơ mộng của cái Tết ngày xưa. Trong khi đó, những phong tục tập quán cũ không còn nữa. Ví dụ trước kia nhà nào cũng đều gói bánh chưng cả và việc ngồi canh nồi bánh chưng ban đêm rất thú vị. Buổi sáng, khi còn ở tuổi thiếu niên, được bóc cái bánh chưng nhỏ đầu tiên ăn thì rất sung sướng.

< meta name=ProgId content=Word.Document>< meta name=Generator content="Microsoft Word 12">< meta name=Originator content="Microsoft Word 12">

Những nét cổ kính nhưng không cổ lỗ thì mình nên giữ lại, trong đó tinh thần hòa giải, quan tâm đến người khác, chúc những điều tốt lành cho người khác và chính mình… thì những cái đó nên giữ.

TS Vương Thừa Hỷ.

Bây giờ thì không ai nấu bánh chưng nữa. Bánh chưng được mua ở các cửa hàng rồi. Trước đây có tục đi sắm Tết, bây giờ không còn tục ấy nữa bởi bây giờ quanh năm ăn uống đầy đủ, quanh năm ăn mặc đẹp đẽ, lộng lẫy rồi. Thành ra, chuyện mua sắm ngày Tết không còn rôm rả như ngày xưa, không có không khí Tết ngày xưa. Ngược lại, ở Hà Nội bây giờ giàu lên cho nên lại có phong tục mới là đi du lịch. Người Hà Nội bây giờ Tết đi du lịch các tỉnh, các nước trong khu vực châu Á. Đó cũng là một nét mới trong phong tục Tết của người Hà Nội.

Xuân xưa và nay

PGS. TS. Vương Thừa Hỷ gọi Tết giống như một cái “gene văn hóa”, dù thời thế có thay đổi thế nào thì nó cũng sẽ không phai mờ. Tuy nhiên, sở dĩ có sự tồn tại song song hai mặt đối lập của mùa Xuân Hà Nội là do Hà Nội đang trong giai đoạn đứng trước các chọn lựa, chưa được định hình nên nó sẽ là một tổng thể của các những nét cổ kính lẫn cách tân và nhố nhăng (theo cách nói của một số người).

Ngoài ra, theo TS. Vương Thừa Hỷ, Tết cũng là dịp mà để nhìn thấy rõ nhất khoảng cách giàu và nghèo trong xã hội. Ông nói:

Bây giờ, có những người sắm Tết, vào siêu thị, một lúc tiêu mấy chục triệu như không. Cũng có những người gần Tết còn phải chạy vạy để kiếm ăn từng bữa. Cho nên, những vấn đề của đời sống nó bộc lộ, thể hiện qua dịp Tết. Có những người khoe của, có những người tủi phận… Đó là bức tranh đa sắc và đầy nghịch lý của Hà Nội bây giờ. Nó phản ánh tinh thần của thời đại, thực tế của cuộc sống.

Một gian hàng bán đồ trang trí Tết và bao lì xì tại Hà Nội hôm 9-2-2010. AFP Photo.
Một gian hàng bán đồ trang trí Tết và bao lì xì tại Hà Nội hôm 9-2-2010. AFP Photo.

Ngày Tết, cũng là dịp “tống cựu, nghinh tân”. Người Hà Nội cũng không ngoại lệ. Xã hội thay đổi kéo theo những hệ quả tất yếu. Tuy nhiên, theo TS. Vương Thừa Hỷ, dù với quan niệm nào, giữ lại truyền thống hay cách tân, đổi mới thì vẫn nên hướng về chân, thiện, mỹ. Ông nói:

Những nét cổ kính nhưng không cổ lỗ thì mình nên giữ lại, trong đó tinh thần hòa giải, quan tâm đến người khác, chúc những điều tốt lành cho người khác và chính mình… thì những cái đó nên giữ. Còn tất cả những cái bị biến thái đi như thói hình thức, phô trương, giả dối… thì nhân dịp Tết này, ta nên bỏ. Tôi nói chung thôi, chứ còn mỗi người ở mỗi thế hệ, góc cạnh sẽ có những cái nhìn, sở thích khác nhau nhưng có một cái chung mà ngàn đời vẫn thế thôi, đó là cái chân thiện mỹ, mà cái chân lại là ngọn nguồn của cái thiện và mỹ.

Chính những yếu tố trên sẽ giữ cho Hà Nội và đặc biệt là ngày Xuân Hà Nội vẫn đẹp và ngày càng đẹp hơn

Tư do báo chí tại Việt Nam theo nhận định của RSF

2010-02-12

Trong những ngày cuối năm Kỷ Sửu, Đài Á Châu Tự Do chúng tôi hân hạnh đón tiếp ông Jean-Francois Julliard, Tổng Thư Ký của Tổ Chức Các Nhà Báo Không Biên Giới (RFS) từ Paris sang thăm.

RFA PHOTO

Ông Jean-Francois Julliard đang trả lời phỏng vấn của Biên tập viên Nguyễn Khanh tại trụ sở RFA, Washington DC.

Nhân dịp này, ông Julliard đã dành cho Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ buổi nói chuyện ngắn sau đây.

Đàn áp người cầm bút

Nguyễn Khanh: Một cách tổng quát, ông đánh giá thế nào về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam?

Ông Jean-Francois Julliard: Đương nhiên là chúng tôi quan tâm sâu xa đến tình trạng đang xảy ra tại Việt Nam, hầu như mỗi ngày chúng tôi đều nhận được tin tức liên quan đến việc những cầm bút bị đàn áp, và rất lo âu cho những nhà báo đang sinh sống ở Việt Nam. Điều chúng tôi đang làm là phổ biến những tin tức này cho cả thế giới biết, tìm cách liên hệ với những nhà lãnh đạo của Việt Nam, nhưng làm việc với chính quyền Việt Nam rất khó.

Mỗi ngày chúng tôi đều nhận được tin tức liên quan đến việc những cầm bút bị đàn áp, và rất lo âu cho những nhà báo đang sinh sống ở Việt Nam.

Ô. Jean-Francois Julliard.

Nguyễn Khanh: Ông mới nói là rất khó. Điều này làm tối nhớ lại tối hôm trước khi nói chuyện với một trong những blogger đang gặp khó khăn, người bạn ở Việt Nam này bảo rằng hy vọng ông và Tổ Chức Các Nhà Báo Không Biên Giới giúp đỡ, làm thế nào để thay đổi tình trạng khó khăn hiên giờ. Theo ông thì phải làm gì?

Ông Jean-Francois Julliard: Đương nhiên là có. Tôi không biết ở Mỹ thì thế nào, nhưng hầu hết người dân các nước EU đều xem Việt Nam là thiên đàng để đi du lịch và không biết gì về tình trạng nhân quyền tồi tệ ở đó. Trách nhiệm của chúng tôi là cho họ biết chuyện gì xảy ra, và điều đó cũng không phải là dễ làm. Việt Nam không phải là nước mà tin tức được báo chí nước ngoài loan tải ngay trên trang nhất, nên chúng tôi phải tìm đủ mọi cách để lên tiếng cảnh báo cho mọi người biết về tình trạng nhân quyền ở đó.

Nguyễn Khanh: Một blogger khác nhờ nhắn với ông là “xin ông đến Việt Nam, xin Tổ Chức của quý ông đừng ngừng làm việc”. Dường như là phía chính phủ Việt Nam chẳng ngó ngàng gì đến việc làm của các ông, như thế thì thưa ông, làm sao giải quyết được vấn đề?

Ông Jean-Francois Julliard: Đúng như ông nói, chính phủ Việt Nam không muốn nghe lời kêu gọi của chúng tôi, không muốn thấy chúng tôi lên tiếng về tình trạng đang xảy ra ở Việt Nam. Ông cũng biết là đã nhiều lần chúng tôi không chỉ lên tiếng, mà còn tổ chức biểu tình ngay trước Đại Sứ Quán Việt Nam ở Paris. Chúng tôi luôn luôn xem Việt Nam là trọng tâm của vấn đề cần phải giải quyết và chúng tôi sẽ không ngừng làm việc này. Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng báo động về tình trạng xảy ra ở Việt Nam.

Đương nhiên chuyện chúng tôi đang làm không phải là chuyện dễ. Tổ Chức chúng tôi không được sang Việt Nam, ít nhất là về mặt chính thức, chúng tôi không được visa để vào Việt Nam, thành ra không đễ để làm việc ở một nước mà chúng tôi không được quyền đặt chân đến. Nhưng độc giả của Đài có thể an tâm, chúng tôi sẽ tiếp tục việc phải làm, tiếp tục lên tiếng cho mọi người biết về những gì xảy ra ở Việt Nam

RFS kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà tranh đấu trên website RFS.
RFS kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà tranh đấu trên website RFS.

Mong muốn đến Việt Nam

Nguyễn Khanh: Một blogger khác nói với chúng tôi như thế này và tôi xin đọc cho ông nghe “xin các ông đến, chúng tôi sẽ nói cho quý ông nhiều chuyện khác nữa”. Ông có ý định sang Việt Nam chứ?

Ông Jean-Francois Julliard: Có chứ. Như tôi đã trình bày, Tổ Chức Các Nhà Báo Không Biên Giới không được cấp visa vào Việt Nam, thành ra chúng tôi phải tìm những cách khác. Đương nhiên chúng tôi muốn hoạt động rộng hơn nữa ở Việt Nam, chúng tôi mong muốn gặp nhiều người hơn nữa ở Việt Nam, chúng tôi muốn thực hiện những buổi điều trần với sự tham dự của các nhà báo, của các blogger, của thân nhân những nhà báo, những blogger đang bị giam cầm. Chúng tôi luôn luôn tìm cách để sang Việt Nam, và tìm cách để liên hệ với những người cần phải liên hệ.

Chúng tôi luôn luôn yêu cầu được tiếp xúc với các quan chức Việt Nam, yêu cầu được gặp họ ngay ở Việt Nam hay tại Paris hoặc bất kỳ nơi nào cũng được.

< meta name=ProgId content=Word.Document>< meta name=Generator content="Microsoft Word 12">< meta name=Originator content="Microsoft Word 12">

Tổ Chức Các Nhà Báo Không Biên Giới không được cấp visa vào Việt Nam, thành ra chúng tôi phải tìm những cách khác.

Ô. Jean-Francois Julliard.

Nguyễn Khanh: Với tất cả lòng kính trọng, muốn hỏi ông là có khi nào nửa đêm thức giấc, ông tự nghĩ rằng việc làm của mình là việc làm của những người đơn độc, chẳng ai nghe mình nói, mình làm việc với những người điếc. Có khi nào như thế không?

Ông Jean-Francois Julliard: Không, câu trả lời là không. Chắc là ông cũng biết việc chúng tôi đã làm tại Trung Quốc. Trước ngày Olympic Bắc Kinh chúng tôi từng có cảm nghĩ như ông mới hỏi, chúng tôi có cảm nghĩ là nhà nước Trung Quốc sẽ chẳng để ý đến hoạt động của chúng tôi hết, nhưng cuối cùng thì chính hoạt động của Tổ Chức Các Nhà Báo Không Biên Giới đã buộc nhà nước Trung Quốc phài để ý tới, phải thay đổi. Trường hợp Việt Nam, tôi tin rằng chính phủ Việt Nam cũng để ý đến những gì chúng tôi đang làm, và đọc những bản phúc trình của chúng tôi về tình hình Việt Nam. Chúng tôi rất bất bình về những chuyện đang xảy ra ở Việt Nam, nhưng chúng tôi cũng tin rằng chính phủ Việt Nam theo dõi những gì Tổ Chức đang làm và những gì được phổ biến trên website của chúng tôi.

Nguyễn Tiến Trung tại phiên xử ngày 20-01-2010. RFA Photo from YouTube.
Nguyễn Tiến Trung tại phiên xử ngày 20-01-2010. RFA Photo from YouTube.
Nguyễn Khanh: Hiện mới giữa tháng Hai, liệu ông có thể cho biết kế hoạch hành động trong nằm 2010 được không?

Ông Jean-Francois Julliard: Ở Việt Nam?

Nguyễn Khanh: Vâng, ở Việt Nam.

Ông Jean-Francois Julliard: Tôi không thể trình bày rõ với ông những gì chúng tôi làm, vì hiện chúng tôi đang lên kế hoạch và khi nào chưa thực hiện được thì chúng tôi không muốn báo trước. Nhưng chúng tôi muốn mở một cuộc vận động mới, vì chúng tôi có cảm nghĩ là mọi người vẫn chưa biết rõ những gì xảy ra bên trong Việt Nam và trách nhiệm của chúng tôi là cung cấp thông tin cho mọi người biết rõ hơn về tình trạng ở Việt Nam. Chúng tôi cũng muốn đặc biệt chú tâm đến trường hợp của một số nhà báo, blogger đang bị giam giữ tại Việt Nam, như trường hợp của một người đã từng sang Pháp du học và mới bị kêu án tù. Chúng tôi muốn nêu trường hợp của ông này cũng như trường hợp của những nhà báo, những blogger khác đang bị cầm tù ở Việt Nam.

Nguyễn Khanh: Nếu trong năm nay nhà nước Việt Nam đồng ý gặp ông, ông đã sẵn sàng để gặp họ chưa, và ông sẽ nói gì với đại diện chính quyền Việt Nam?

Ông Jean-Francois Julliard: Tôi luôn luôn sẵn sàng. Nếu ngày mai mà có tin bảo là tôi được phép vào Việt Nam gặp đại diện chính phủ, tôi sẽ lên đường ngay. Tôi sẽ nói gì với họ? Tôi sẽ bảo là họ phải thay đổi tư duy, phải mở cửa, phải cho người dân quyền tự do bày tỏ tư tưởng, bây giờ là năm 2010 rồi, chính quyền không thể tiếp tục bỏ tù những người lên tiếng bày tỏ quan điểm được nữa. Đã đến lúc chính phủ Việt Nam phải để các nhà báo làm nghiệp vụ của họ, và đừng xem hoạt động của các nhà báo là những hoạt động phạm pháp.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông và mong ngày đó sẽ tới



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 644 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 637 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 621 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 553 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 523 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 515 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 505 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 492 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 476 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 439 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.